2018-02-11, 09:27 PM
Cẩn thận khi mua đồ chơi nhựa cho trẻ em
Khi mua đồ chơi nhựa cho trẻ em, các phụ huynh có thể vô tình gây hại cho con bởi các thành phần hóa chất nguy hiểm mà không hề biết.
Trẻ em dễ bị thu hút bởi những món đồ mới lạ, nhiều màu sắc nhưng lại hay cả thèm chóng chán. Chính vì thế các bậc phụ huynh thường mua cho con nhiều món đồ chơi nhựa rẻ tiền và có thể sử dụng nhiều lần.
Thế nhưng những món đồ chơi được làm từ nhựa như lego, khủng long, búp bê đã qua sử dụng có thể do chứa các chất hóa học độc hại và nguy hiểm.
Hơn 10% đồ chơi nhựa cũ chứa hóa chất độc hại
Một nghiên cứu được thực hiện ở miền tây nam nước Anh khảo sát các loại đồ chơi được làm từ nhựa. Các món đồ chơi này đủ nhỏ để trẻ có thể bỏ vào miệng, hay được tạo thành từ các bộ phận có thể tháo rời được. Các nhà nghiên cứu đã chụp phim X quang để phát hiện các thành phần độc hại trong các loại đồ chơi đó.
Trong khoảng 200 món nữ trang giả được tìm thấy ở nhà, trường mẫu giáo, trường học và các cửa hàng, có hơn 10% món đồ chứa chất độc hại cao có thể gây nguy hiểm dù với hàm lượng nhỏ và không được cấp phép an toàn hiện nay.
Từ năm 1995, các món đồ chơi cần được chấp thuận của cơ quan quản lý an toàn đồ chơi (Toy Safety Directive), xem xét mức độ của các thành phần độc hại trước khi được bán tại châu Âu. Nhưng lại không có sự điều chỉnh nào liên quan đến đồ chơi đã qua sử dụng.
Trẻ con dễ nhiễm độc chất từ đồ chơi nhựa
Các món đồ chơi giá rẻ, tiện lợi và có thể tái sử dụng nhiều lần lại mang nhiều nguy cơ lây nhiễm các chất độc hại tiềm ẩn trong đó cho trẻ em.
Bác sĩ Andrew Turner từ trường đại học Plymouth cho biết các món đồ chơi đã qua sử dụng thường được các gia đình mượn lại từ người quen hay họ hàng xung quanh. Hơn nữa, các món đồ này giá khá rẻ và mọi người có thể mua lại từ các cửa hàng đồ cũ, trôi nổi ở các khu chợ hay trên internet.
Trẻ em được xem là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm các loại độc chất này nhất vì cơ thể trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó, trẻ con còn dễ bỏ vào miệng các món đồ không thể ăn được này, thậm chí các món đồ nhựa có thể đều đã cũ và biến chất.
Những hóa chất độc hại tiềm tàng từ món đồ chơi nhựa tưởng chừng như quen thuộc và rẻ tiền này có thể rất nguy hiểm với con trẻ của bạn. Vì thế đừng bạn đừng tiết kiệm quá mà tái sử dụng các món đồ nhựa này nhé! Bạn cũng có thể lựa chọn đồ chơi an toàn từ vật liệu khác như giấy, gỗ để thay thế để giúp con trẻ phát triển tốt nhất.
Theo Thanh Thảo
http://www.bbc.com/news/health-42832978
https://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/acs...04685?af=R
____________________________________
Khi mua đồ chơi nhựa cho trẻ em, các phụ huynh có thể vô tình gây hại cho con bởi các thành phần hóa chất nguy hiểm mà không hề biết.
Trẻ em dễ bị thu hút bởi những món đồ mới lạ, nhiều màu sắc nhưng lại hay cả thèm chóng chán. Chính vì thế các bậc phụ huynh thường mua cho con nhiều món đồ chơi nhựa rẻ tiền và có thể sử dụng nhiều lần.
Thế nhưng những món đồ chơi được làm từ nhựa như lego, khủng long, búp bê đã qua sử dụng có thể do chứa các chất hóa học độc hại và nguy hiểm.
Hơn 10% đồ chơi nhựa cũ chứa hóa chất độc hại
Một nghiên cứu được thực hiện ở miền tây nam nước Anh khảo sát các loại đồ chơi được làm từ nhựa. Các món đồ chơi này đủ nhỏ để trẻ có thể bỏ vào miệng, hay được tạo thành từ các bộ phận có thể tháo rời được. Các nhà nghiên cứu đã chụp phim X quang để phát hiện các thành phần độc hại trong các loại đồ chơi đó.
Trong khoảng 200 món nữ trang giả được tìm thấy ở nhà, trường mẫu giáo, trường học và các cửa hàng, có hơn 10% món đồ chứa chất độc hại cao có thể gây nguy hiểm dù với hàm lượng nhỏ và không được cấp phép an toàn hiện nay.
Từ năm 1995, các món đồ chơi cần được chấp thuận của cơ quan quản lý an toàn đồ chơi (Toy Safety Directive), xem xét mức độ của các thành phần độc hại trước khi được bán tại châu Âu. Nhưng lại không có sự điều chỉnh nào liên quan đến đồ chơi đã qua sử dụng.
Trẻ con dễ nhiễm độc chất từ đồ chơi nhựa
Các món đồ chơi giá rẻ, tiện lợi và có thể tái sử dụng nhiều lần lại mang nhiều nguy cơ lây nhiễm các chất độc hại tiềm ẩn trong đó cho trẻ em.
Bác sĩ Andrew Turner từ trường đại học Plymouth cho biết các món đồ chơi đã qua sử dụng thường được các gia đình mượn lại từ người quen hay họ hàng xung quanh. Hơn nữa, các món đồ này giá khá rẻ và mọi người có thể mua lại từ các cửa hàng đồ cũ, trôi nổi ở các khu chợ hay trên internet.
Trẻ em được xem là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm các loại độc chất này nhất vì cơ thể trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó, trẻ con còn dễ bỏ vào miệng các món đồ không thể ăn được này, thậm chí các món đồ nhựa có thể đều đã cũ và biến chất.
Những hóa chất độc hại tiềm tàng từ món đồ chơi nhựa tưởng chừng như quen thuộc và rẻ tiền này có thể rất nguy hiểm với con trẻ của bạn. Vì thế đừng bạn đừng tiết kiệm quá mà tái sử dụng các món đồ nhựa này nhé! Bạn cũng có thể lựa chọn đồ chơi an toàn từ vật liệu khác như giấy, gỗ để thay thế để giúp con trẻ phát triển tốt nhất.
Theo Thanh Thảo
http://www.bbc.com/news/health-42832978
https://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/acs...04685?af=R
____________________________________