2018-02-08, 04:55 PM
Nghệ An: trâu bò chết hàng loạt vì rét đậm tại miền núi Nghệ An
Thứ Năm, 8/2/2018 08:59 GMT+7
- Ngày 7/2, ông Nguyễn Xuân Trường, Quyền Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ thì đến thời điểm hiện tại có hơn 60 con trâu, bò chết do bị đói ảnh hưởng rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn.
Theo đó, do không khí lạnh tăng cường, trên địa bàn Nghệ An vừa qua xảy ra hai đợt rét đậm, rét hại kéo dài đến ngày 7/2, trên địa bàn xã Huồi Tụ đã có 22 con trâu, bò chết. Số trâu bò này chết chủ yếu nằm trong rừng, bị đói và rét.
Theo ông Trường thì tập quán người dân địa phương thường thả rông trâu bò trong rừng nên khi trâu bò chết chủ cũng không biết được ngay mà có khi vài ngày sau mới phát hiện được. Một mặt là khi phát hiện trâu bò chết người dân không báo cáo địa phương mà có thể xẻ thịt bán hoặc làm thịt chia nhau nên cũng không thể nắm hết được con số chính xác.
Tại các xã xảy ra trâu bò chết nhiều như Huồi Tụ, Na Ngoi, Nậm Càn, Mường Típ, Keng Đu… nhiệt độ ban ngày có khi xuống 4 độ C (39F) , ban đêm xuống thấp có khi 0 độ C (32F), đây là khu vực núi cao sát biên giới Việt Lào. “Chính quyền địa cũng tuyên truyền khuyến cáo người dân đưa trâu bò về nhốt trong chuồng trại, che chắn chuồng trại, đốt lửa sưởi ấm nhưng khi đưa trâu bò về thì không có thức ăn”, ông Trường cho biết thêm.
Ông Vừ Giã Lồng (trú bản Ngã Ba, xã Huồi Tụ cho biết, “Do trời lạnh, chuồng trại không có nên bò chết một ngày mới biết, nếu thời tiết tiếp tục rét đậm, rét hại, khả năng số trâu, bò chết sẽ nhiều hơn, tết nhất đến nơi rồi không biết làm sao…”.
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, cán bộ Nông nghiệp xã Huồi Tụ cho biết thêm: “Trước mỗi đợt rét đậm, rét hại, xã kết hợp với Ban quản lý bản hướng dẫn cho người dân cách phòng chống rét như: đốt lửa sưởi ấm, vệ sinh chuồng trại, cung cấp thức ăn và nước uống tại chỗ. Tuy nhiên, do thời tiết quá rét, hơn nữa bò lại ở trên núi nên việc phòng chống rất khó khăn”.
Những mùa đông các năm trước, xã Phà Đánh có số lượng trâu bò chết nhiều nhất cả huyện, năm nay số trâu bò bị chết do đói rét đã giảm rất nhiều. Đây chính là hiệu quả của việc chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc ngay từ đầu mùa đông mà Phà Đánh đã triển khai thực hiện.
Chia sẻ của ông Cụt Văn Bình ở bản Phà Khốm, xã Phà Đánh cho biết: “Năm ngoái nhà có hơn chục con bò chết, rút kinh nghiệm, năm nay, gia đình đã bảo vệ được bò ấm hơn”.
Thứ Năm, 8/2/2018 08:59 GMT+7
- Ngày 7/2, ông Nguyễn Xuân Trường, Quyền Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ thì đến thời điểm hiện tại có hơn 60 con trâu, bò chết do bị đói ảnh hưởng rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn.
Thời tiết rét đậm, rét hại khiến trâu bò trong rừng chết.
Theo đó, do không khí lạnh tăng cường, trên địa bàn Nghệ An vừa qua xảy ra hai đợt rét đậm, rét hại kéo dài đến ngày 7/2, trên địa bàn xã Huồi Tụ đã có 22 con trâu, bò chết. Số trâu bò này chết chủ yếu nằm trong rừng, bị đói và rét.
Theo ông Trường thì tập quán người dân địa phương thường thả rông trâu bò trong rừng nên khi trâu bò chết chủ cũng không biết được ngay mà có khi vài ngày sau mới phát hiện được. Một mặt là khi phát hiện trâu bò chết người dân không báo cáo địa phương mà có thể xẻ thịt bán hoặc làm thịt chia nhau nên cũng không thể nắm hết được con số chính xác.
Tại các xã xảy ra trâu bò chết nhiều như Huồi Tụ, Na Ngoi, Nậm Càn, Mường Típ, Keng Đu… nhiệt độ ban ngày có khi xuống 4 độ C (39F) , ban đêm xuống thấp có khi 0 độ C (32F), đây là khu vực núi cao sát biên giới Việt Lào. “Chính quyền địa cũng tuyên truyền khuyến cáo người dân đưa trâu bò về nhốt trong chuồng trại, che chắn chuồng trại, đốt lửa sưởi ấm nhưng khi đưa trâu bò về thì không có thức ăn”, ông Trường cho biết thêm.
Ông Vừ Giã Lồng (trú bản Ngã Ba, xã Huồi Tụ cho biết, “Do trời lạnh, chuồng trại không có nên bò chết một ngày mới biết, nếu thời tiết tiếp tục rét đậm, rét hại, khả năng số trâu, bò chết sẽ nhiều hơn, tết nhất đến nơi rồi không biết làm sao…”.
Nhiệt độ ban ngày tại Kỳ Sơn có lúc thấp còn 4 độ C
Người dân xót xa khi bò chết rét gây thiệt hại kinh tế
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, cán bộ Nông nghiệp xã Huồi Tụ cho biết thêm: “Trước mỗi đợt rét đậm, rét hại, xã kết hợp với Ban quản lý bản hướng dẫn cho người dân cách phòng chống rét như: đốt lửa sưởi ấm, vệ sinh chuồng trại, cung cấp thức ăn và nước uống tại chỗ. Tuy nhiên, do thời tiết quá rét, hơn nữa bò lại ở trên núi nên việc phòng chống rất khó khăn”.
Những mùa đông các năm trước, xã Phà Đánh có số lượng trâu bò chết nhiều nhất cả huyện, năm nay số trâu bò bị chết do đói rét đã giảm rất nhiều. Đây chính là hiệu quả của việc chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc ngay từ đầu mùa đông mà Phà Đánh đã triển khai thực hiện.
Chia sẻ của ông Cụt Văn Bình ở bản Phà Khốm, xã Phà Đánh cho biết: “Năm ngoái nhà có hơn chục con bò chết, rút kinh nghiệm, năm nay, gia đình đã bảo vệ được bò ấm hơn”.