2023-09-09, 10:04 PM
Tôi có version pdf nhưng chưa có thời gian làm ebook, nếu ai muốn tôi có thể đưa link để download. Còn kg thì vào link này để đọc bản scan từ quyển phát hành năm 1933.
Luân Lý Giáo Khoa Thư
Nguyên bản Quốc văn giáo khoa thư và Luân lý giáo khoa thư là 2 bộ sách lâu đời dạy trẻ tiểu học ở VN của cụ Trần Trọng Kim và các đồng nghiệp biên soạn.
Đây là sách giáo khoa có thể dạy con trẻ học tiếng Việt đàng hoàng, không sai ngữ pháp và chính tả, đọc thông viết thạo. Đồng thời dạy con cháu chúng ta trở thành người tử tế, biết hiếu thuận với cha mẹ, thương yêu anh em, kính trọng thày cô, ra đường nên biết chọn bạn mà chơi, giúp đỡ người già yếu, tàn tật; lớn lên phải cố gắng làm người trung hậu, liêm chính.
Bài Đi học để làm gì?
"Bác hỏi tôi đi học để làm gì. Tôi xin nói bác nghe.
Tôi đi học để biết đọc những thư từ người ta gửi cho tôi và viết những thư từ tôi gửi cho người ta. Tôi đi học để biết đọc sách, đọc nhật báo, thấy điều gì hay thì bắt chước.
Tôi đi học để biết tính toán, biết mọi sự vật và biết phép vệ sinh mà giữ thân thể cho khoẻ mạnh.
Nhưng tôi đi học cốt nhất là biết luân lý, cho hiểu cách ăn ở để thành người con hiếu thảo và người dân lương thiện."
(Quốc văn giáo khoa thư)
Bài Một nhà hòa hợp.
"Một người mẹ cho con một quả cam. Con cầm lấy, nhưng không ăn, chạy ngay ra sân đưa cho em bé. Thằng bé cầm lấy rồi nói rằng: "Tôi không ăn, để đem cho cha ăn cho mát ruột". Nói rồi, nó chạy ngay ra đồng đưa cam cho cha nó. Người cha cầm lấy, nhưng cũng không ăn, lại đem về cho vợ.
Thành ra quả cam tự tay người mẹ cho, rồi lại về tay người mẹ. Cái cảnh một nhà âu yếm nhau như vậy, thật đáng quí.
Một nhà hòa hợp: Người một nhà phải âu yếm hòa thuận với nhau. Có âu yếm hòa thuận, thì mới có sức mạnh và làm ăn mới được thịnh vượng."
Luân Lý Giáo Khoa Thư
Nguyên bản Quốc văn giáo khoa thư và Luân lý giáo khoa thư là 2 bộ sách lâu đời dạy trẻ tiểu học ở VN của cụ Trần Trọng Kim và các đồng nghiệp biên soạn.
Đây là sách giáo khoa có thể dạy con trẻ học tiếng Việt đàng hoàng, không sai ngữ pháp và chính tả, đọc thông viết thạo. Đồng thời dạy con cháu chúng ta trở thành người tử tế, biết hiếu thuận với cha mẹ, thương yêu anh em, kính trọng thày cô, ra đường nên biết chọn bạn mà chơi, giúp đỡ người già yếu, tàn tật; lớn lên phải cố gắng làm người trung hậu, liêm chính.
Bài Đi học để làm gì?
"Bác hỏi tôi đi học để làm gì. Tôi xin nói bác nghe.
Tôi đi học để biết đọc những thư từ người ta gửi cho tôi và viết những thư từ tôi gửi cho người ta. Tôi đi học để biết đọc sách, đọc nhật báo, thấy điều gì hay thì bắt chước.
Tôi đi học để biết tính toán, biết mọi sự vật và biết phép vệ sinh mà giữ thân thể cho khoẻ mạnh.
Nhưng tôi đi học cốt nhất là biết luân lý, cho hiểu cách ăn ở để thành người con hiếu thảo và người dân lương thiện."
(Quốc văn giáo khoa thư)
Bài Một nhà hòa hợp.
"Một người mẹ cho con một quả cam. Con cầm lấy, nhưng không ăn, chạy ngay ra sân đưa cho em bé. Thằng bé cầm lấy rồi nói rằng: "Tôi không ăn, để đem cho cha ăn cho mát ruột". Nói rồi, nó chạy ngay ra đồng đưa cam cho cha nó. Người cha cầm lấy, nhưng cũng không ăn, lại đem về cho vợ.
Thành ra quả cam tự tay người mẹ cho, rồi lại về tay người mẹ. Cái cảnh một nhà âu yếm nhau như vậy, thật đáng quí.
Một nhà hòa hợp: Người một nhà phải âu yếm hòa thuận với nhau. Có âu yếm hòa thuận, thì mới có sức mạnh và làm ăn mới được thịnh vượng."
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.