2023-08-15, 12:05 AM
Đọc bài này nhớ một người luôn thưởng thức và nâng niu hoa đẹp cưng ơi là cưng.
…
NHA MÂN - "MIỀN GÁI ĐẸP" BẬC NHẤT MIỆT CỬU LONG.
Hàng trăm năm nay, trong dân gian lưu truyền nhiều huyền thoại về một vùng đất toàn sinh ra con gái đẹp.
Ở đó hễ con gái sinh ra thì ai cũng “mắt phượng mày ngài”, khiến người ta nhìn không chán mắt.
Ðó là vùng Nha Mân, một ngôi làng nhỏ nằm nép bên dòng sông Tiền thơ mộng.
•Nhắc đến nét đẹp con gái Nha Mân ai cũng nhớ câu:
“Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh,
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân”.
Con gái Nha Mân đẹp nhờ sống ở vùng đất trái ngọt cây lành hay đẹp vì là hậu duệ của lớp cung tần mỹ nữ khắp vùng miền hội tụ lại nơi đây, tuy nhiên vẫn chưa có giải đáp thỏa đáng.
•Trận thủy chiến trên sông Tiền và huyền thoại cung tần
Theo những bậc cao niên ở Nha Mân và một số tài liệu ghi lại, khoảng giữa năm 1784 mượn cớ giúp Chúa Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn, khoảng 2 vạn quân Xiêm đã theo hai đường thủy tiến vào địa phận Kiên Giang.
Liên quân này có thêm 4.000 lính của Chúa Nguyễn Ánh.
Đến cuối năm 1784, liên quân Xiêm – Nguyễn chiếm được một số vùng đất ở phía Tây thành Gia Định.
Họ cho đóng quân ở vùng Trà Tân(nay thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) để dự trữ lương thực, khí tài chuẩn bị đánh thành Mỹ Tho và Gia Định.
Lúc này, Chúa Nguyễn Ánh cùng bầu đoàn thê tử hàng trăm người cũng trú tại đây.
Cuối năm 1784, khi liên quân Xiêm – Nguyễn uy hiếp cả thành Mỹ Tho và Gia Định thì Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ liền đưa 2 vạn quân từ Quy Nhơn xuôi xuống thành Mỹ Tho quyết chiến với quân Xiêm.
Sau khi nghiên cứu địa hình, Nguyễn Huệ quyết định chọn đoạn sông Tiền từ rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6-7 km (nay thuộc địa phận huyện Châu Thành, Tiền Giang) làm chiến trường quyết chiến với liên quân Xiêm – Nguyễn.
Đêm 18/1/1785 (ngày 8 tháng Chạp năm Giáp Thìn), lợi dụng con nước đang xuôi, cả hai đạo thủy bộ quân Xiêm cùng rầm rộ tấn công Mỹ Tho.
Khi liên quân Xiêm – Nguyễn vừa lọt vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn, từ hai bờ sông Tiền và dọc bờ cù lao Thới Sơn, đại bác và pháo hỏa hổ của bộ binh Tây Sơn bắn ra uy hiếp dữ dội.
Những chiến thuyền Tây Sơn từ các nhánh rạch nhỏ kéo ra chặn đánh đầu, số khác xông ra đánh vỗ hông nhằm chia cắt đội hình và đánh chặn đường lui, dồn đoàn thuyền của đối phương vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Cùng lúc ấy những thuyền nhẹ chở đầy những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào những chiến thuyền đang rối loạn làm cho số bị chìm, số bị cháy…
Trời vừa rạng sáng, thì chiến cuộc cũng vừa dứt.
Kết quả là 300 chiến thuyền và gần 3 vạn quân Xiêm – Nguyễn bị phá tan.
Chúa Nguyễn Ánh cùng bầu đoàn thê tử và một ít tùy tùng đang đóng quân ở Trà Tân nghe tàn quân báo hung tin thất trận vội quay thuyền chạy theo sông Tiền tìm đường thoát thân.
Khi đến Nha Mân, do quân của Nguyễn Huệ truy đuổi ác liệt, Chúa Nguyễn Ánh quyết định bỏ hàng trăm cung tần, mỹ nữ ở lại để “nhẹ gánh chinh phu” cùng lời hứa, sau này làm nên sự nghiệp sẽ quay lại đón rước.
Theo lời kể của các bô lão, những nhan sắc khuynh nước khuynh thành này nói đủ các giọng ở nhiều vùng miền, nhưng lại hiếm người miền Tây Nam Bộ.
Ông Tám Khai – một người sống gần cả thế kỷ bên bờ Nha Mân cho rằng, chính nhờ nguồn “gene” cung phi mỹ nữ lưu truyền mà xứ Nha Mân mới có nhiều thiếu nữ đẹp như hôm nay. Tương truyền, những mỹ nhân bị “bỏ rơi” đều lấy chồng là người địa phương, trở thành nông dân nhưng con cái do họ sinh ra đều đẹp như tiên đồng ngọc nữ.
Theo nhận xét của nhiều người, nhóm mỹ nữ dạt vào cù lao Ông Chưởng cũng lấy chồng, cũng tạo được một “miền gái đẹp” nhưng không nổi tiếng bằng con gái Nha Mân.
“Hồi nhỏ, tôi nghe ông bà kể lại người đẹp xứ Nha Mân đếm không kể xiết. Khoảng đầu thế kỷ thứ 20, các vua xứ Cao Miên mang vàng bạc châu báu xuôi dòng sông Tiền sang tận “miền gái đẹp” Nha Mân để tìm ý trung nhân”
– ông Tám Khai quả quyết.
Cho đến nay, người Nha Mân vẫn tự hào vì đàn bà xứ này đẻ 10 đứa con gái thì hết 9 đứa là người đẹp, đứa còn lại cũng trên trung bình.
Trong những ngày Xuân, trên những con đường dọc theo các bờ kênh, bờ rạch đi dọc hai bờ rạch lúc nào cũng nườm nượp đàn bà con gái đẹp quần là áo lượt muôn màu sắc ngược xuôi, kẻ vào trong ngọn, người ra ngoài vàm thăm viếng thân nhân, bạn bè, nhìn không chán mắt.
Truân chuyên kiếp phận hồng nhan
Đâu rồi những cô gái Nha Mân xưa?
Ngày nay khi mà cuộc sống đang có những thay đổi, hòa chung trong dòng chảy xã hội, những người con gái Nha Mân cũng theo nhau lên thành phố, ra ngoại quốc theo tiếng gọi của cuộc sống mưu sinh.
Họ có thể là một cô dâu xứ Hàn, một công nhân chăm chỉ trên đất Saigon hoa lệ hay một trong hàng ngàn số phận phụ nữ bình thường khác.
Chính điều này đã làm thất vọng không ít những khách đường xa và cả chính những chàng trai nơi đây nếu có ý định chiêm ngưỡng nhan sắc con gái Nha Mân.
Có lẽ, như anh Tâm, chủ quán cà phê cóc chúng tôi ngồi lúc nãy nói, giờ, muốn ngắm con gái Nha Mân có lẽ phải ra cổng trường trung học ngoài ngã ba kia may ra mới có chứ không thì . . .
Source: Tinh Hoa
Ảnh cô gái Nha Mân
…
NHA MÂN - "MIỀN GÁI ĐẸP" BẬC NHẤT MIỆT CỬU LONG.
Hàng trăm năm nay, trong dân gian lưu truyền nhiều huyền thoại về một vùng đất toàn sinh ra con gái đẹp.
Ở đó hễ con gái sinh ra thì ai cũng “mắt phượng mày ngài”, khiến người ta nhìn không chán mắt.
Ðó là vùng Nha Mân, một ngôi làng nhỏ nằm nép bên dòng sông Tiền thơ mộng.
•Nhắc đến nét đẹp con gái Nha Mân ai cũng nhớ câu:
“Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh,
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân”.
Con gái Nha Mân đẹp nhờ sống ở vùng đất trái ngọt cây lành hay đẹp vì là hậu duệ của lớp cung tần mỹ nữ khắp vùng miền hội tụ lại nơi đây, tuy nhiên vẫn chưa có giải đáp thỏa đáng.
•Trận thủy chiến trên sông Tiền và huyền thoại cung tần
Theo những bậc cao niên ở Nha Mân và một số tài liệu ghi lại, khoảng giữa năm 1784 mượn cớ giúp Chúa Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn, khoảng 2 vạn quân Xiêm đã theo hai đường thủy tiến vào địa phận Kiên Giang.
Liên quân này có thêm 4.000 lính của Chúa Nguyễn Ánh.
Đến cuối năm 1784, liên quân Xiêm – Nguyễn chiếm được một số vùng đất ở phía Tây thành Gia Định.
Họ cho đóng quân ở vùng Trà Tân(nay thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) để dự trữ lương thực, khí tài chuẩn bị đánh thành Mỹ Tho và Gia Định.
Lúc này, Chúa Nguyễn Ánh cùng bầu đoàn thê tử hàng trăm người cũng trú tại đây.
Cuối năm 1784, khi liên quân Xiêm – Nguyễn uy hiếp cả thành Mỹ Tho và Gia Định thì Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ liền đưa 2 vạn quân từ Quy Nhơn xuôi xuống thành Mỹ Tho quyết chiến với quân Xiêm.
Sau khi nghiên cứu địa hình, Nguyễn Huệ quyết định chọn đoạn sông Tiền từ rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6-7 km (nay thuộc địa phận huyện Châu Thành, Tiền Giang) làm chiến trường quyết chiến với liên quân Xiêm – Nguyễn.
Đêm 18/1/1785 (ngày 8 tháng Chạp năm Giáp Thìn), lợi dụng con nước đang xuôi, cả hai đạo thủy bộ quân Xiêm cùng rầm rộ tấn công Mỹ Tho.
Khi liên quân Xiêm – Nguyễn vừa lọt vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn, từ hai bờ sông Tiền và dọc bờ cù lao Thới Sơn, đại bác và pháo hỏa hổ của bộ binh Tây Sơn bắn ra uy hiếp dữ dội.
Những chiến thuyền Tây Sơn từ các nhánh rạch nhỏ kéo ra chặn đánh đầu, số khác xông ra đánh vỗ hông nhằm chia cắt đội hình và đánh chặn đường lui, dồn đoàn thuyền của đối phương vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Cùng lúc ấy những thuyền nhẹ chở đầy những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào những chiến thuyền đang rối loạn làm cho số bị chìm, số bị cháy…
Trời vừa rạng sáng, thì chiến cuộc cũng vừa dứt.
Kết quả là 300 chiến thuyền và gần 3 vạn quân Xiêm – Nguyễn bị phá tan.
Chúa Nguyễn Ánh cùng bầu đoàn thê tử và một ít tùy tùng đang đóng quân ở Trà Tân nghe tàn quân báo hung tin thất trận vội quay thuyền chạy theo sông Tiền tìm đường thoát thân.
Khi đến Nha Mân, do quân của Nguyễn Huệ truy đuổi ác liệt, Chúa Nguyễn Ánh quyết định bỏ hàng trăm cung tần, mỹ nữ ở lại để “nhẹ gánh chinh phu” cùng lời hứa, sau này làm nên sự nghiệp sẽ quay lại đón rước.
Theo lời kể của các bô lão, những nhan sắc khuynh nước khuynh thành này nói đủ các giọng ở nhiều vùng miền, nhưng lại hiếm người miền Tây Nam Bộ.
Ông Tám Khai – một người sống gần cả thế kỷ bên bờ Nha Mân cho rằng, chính nhờ nguồn “gene” cung phi mỹ nữ lưu truyền mà xứ Nha Mân mới có nhiều thiếu nữ đẹp như hôm nay. Tương truyền, những mỹ nhân bị “bỏ rơi” đều lấy chồng là người địa phương, trở thành nông dân nhưng con cái do họ sinh ra đều đẹp như tiên đồng ngọc nữ.
Theo nhận xét của nhiều người, nhóm mỹ nữ dạt vào cù lao Ông Chưởng cũng lấy chồng, cũng tạo được một “miền gái đẹp” nhưng không nổi tiếng bằng con gái Nha Mân.
“Hồi nhỏ, tôi nghe ông bà kể lại người đẹp xứ Nha Mân đếm không kể xiết. Khoảng đầu thế kỷ thứ 20, các vua xứ Cao Miên mang vàng bạc châu báu xuôi dòng sông Tiền sang tận “miền gái đẹp” Nha Mân để tìm ý trung nhân”
– ông Tám Khai quả quyết.
Cho đến nay, người Nha Mân vẫn tự hào vì đàn bà xứ này đẻ 10 đứa con gái thì hết 9 đứa là người đẹp, đứa còn lại cũng trên trung bình.
Trong những ngày Xuân, trên những con đường dọc theo các bờ kênh, bờ rạch đi dọc hai bờ rạch lúc nào cũng nườm nượp đàn bà con gái đẹp quần là áo lượt muôn màu sắc ngược xuôi, kẻ vào trong ngọn, người ra ngoài vàm thăm viếng thân nhân, bạn bè, nhìn không chán mắt.
Truân chuyên kiếp phận hồng nhan
Đâu rồi những cô gái Nha Mân xưa?
Ngày nay khi mà cuộc sống đang có những thay đổi, hòa chung trong dòng chảy xã hội, những người con gái Nha Mân cũng theo nhau lên thành phố, ra ngoại quốc theo tiếng gọi của cuộc sống mưu sinh.
Họ có thể là một cô dâu xứ Hàn, một công nhân chăm chỉ trên đất Saigon hoa lệ hay một trong hàng ngàn số phận phụ nữ bình thường khác.
Chính điều này đã làm thất vọng không ít những khách đường xa và cả chính những chàng trai nơi đây nếu có ý định chiêm ngưỡng nhan sắc con gái Nha Mân.
Có lẽ, như anh Tâm, chủ quán cà phê cóc chúng tôi ngồi lúc nãy nói, giờ, muốn ngắm con gái Nha Mân có lẽ phải ra cổng trường trung học ngoài ngã ba kia may ra mới có chứ không thì . . .
Source: Tinh Hoa
Ảnh cô gái Nha Mân
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.