2024-11-02, 10:39 PM
[51] Hai phận sự trong giáo pháp (Dhura):
1. Phận sự pháp học (Ganthadhura), là học hỏi nghiên cứu giáo lý phật ngôn, thông suốt cả về pháp về nghĩa.
2. Phận sự pháp hành (Vipassanādhura), là chuyên thực hành thiền định, áp dụng giáo lý để tu luyện thân, khẩu, ý nhằm mục đích đạt đến giải thoát.
[52] Hai sự tiếp đãi (Paṭisanthāra):
1. Tiếp đãi vật chất (Āmisapaṭisanthāra), là đối đãi với người bằng cách cho, biếu, tặng những vật phẩm như thức ăn, nước uống v.v...
2. Tiếp đãi pháp (Dhammapaṭisanthāra), cũng gọi là tiếp đãi tinh thần, tức là đối đãi với người bằng cách san sẻ niềm vui tinh thần, đặc biệt là san sẻ những tri kiến Phật pháp.
[53] Hai sự bố thí (Dāna):
1. Tài thí (Āmisadāna), là sự cho, biếu, tặng phẩm vật như thức ăn, thức uống, tài sản vật chất v.v..
2. Pháp thí (Dhammadāna), là sự cho kiến thức, như thuyết pháp, dạy đạo, nói cho nghe lời hữu ích v.v..
1. Cá nhân thí (Pāṭipuggalikadāna), sự bố thí chọn mặt, bố thí riêng biệt đối tượng. Cũng gọi là Pāṭipuggalikā dakkhinā.
2. Tập thể thí, hay tăng thí (Saṅghadāna), sự bố thí đến hội chúng, tăng chúng không chọn mặt. Cũng gọi là Saṅghagatā dakkhinā.
[55] Hai sự sung mãn (Vepulla):
1. Sung mãn tài vật (Āmisavepulla), tức là dồi dào về tài sản của cải.
2. Sung mãn pháp (Dhammavepulla), tức là dồi dào kiến thức, học nhiều hiểu rộng, nhất là đa văn giáo pháp.
[56] Hai pháp nhiếp, pháp thu phục, pháp tế độ (Saṅgaha):
1. Tài vật nhiếp (Āmisasaṅgaha), sự nhiếp phục bằng vật chất, giúp đỡ vật chất, cho, biếu, tặng v.v...
1. Nhờ nghe pháp âm của người khác (Paratoghosa), là do nghe các vị Sa môn hiền trí chỉ dạy nên phát sanh chánh kiến. Ngược lại, nếu nghe học từ nơi các vị tri kiến sai lệch, nói pháp sai lệch, do duyên đó nên mình sanh khởi tà kiến.
2. Nhờ khéo tác ý (Yonisomanasikāra), tức là dùng trí tuệ suy xét, nhận định theo lý nhân quả... nên sanh chánh kiến. Ngược lại, duyên sanh tà kiến là không khéo tác ý (Ayonisomanasikāra), không dùng trí tuệ suy xét.
[58] Hai sự thanh tịnh (Suddhi):
1. Sự thanh tịnh nhờ phương tiện (Pariyāyasuddhi), hạng phàm phu nhờ tu tập giữ giới, tạo phước nên được thanh tịnh, hạng thánh hữu học nhờ tu học, nhờ thánh trí đoạn trừ hạ phần kiết sử nên được thanh tịnh. Sự thanh tịnh thứ nhất này chỉ là tương đối, chưa hoàn hảo, còn giới hạn.
2. Sự thanh tịnh không nhờ phương tiện (Nippariyāyasuddhi), vị thánh A-la-hán đã đoạn tận hoàn toàn các lậu hoặc phiền não là nhân sanh cấu uế, do vậy vị ấy tự nhiên thanh tịnh. Sự thanh tịnh này là tuyệt đối, hoàn hảo.
[59] Hai pháp làm xinh đẹp (Sobhaṇakaranadhamma):
1. Tính kham nhẫn (Khanti), tức là đức tính nhẫn nại, chịu đựng với mọi nghịch cảnh.
2. Hạnh nghiêm tịnh (Soracca), tức là tư cách hành vi đoan trang hòa nhã.
[60] Hai hạng người khó kiếm (Dullabhapuggala):
1. Người thi ân (Pubbakārī), người làm lợi ích cho kẻ khác mà không vụ lợi, làm ơn mà không cần báo đáp.
2. Người tri ân đáp ân (Kataññūkatavedī), là hạng người có tâm nhớ ơn của người đã giúp mình và tìm dịp đáp trả.
[61] Hai cách thuyết giảng (Desanā):
1. Thuyết chủ ý đến người nghe (Puggalādhiṭṭhānadesanā), là thuyết giảng tùy theo đối tượng, tùy duyên người nghe mà trình bày, dễ dẫn dắt.
2. Thuyết chủ ý đến pháp (Dhammādhiṭṭhānadesanā), là thuyết giảng theo đề tài pháp, thuyết tuần tự pháp môn.
[62] Hai cách thuyết giảng khác (Desanā kathā):
1. Thuyết theo khái niệm (Sammatidesanā hay sammatikathā), là giảng thuyết theo lý pháp chế định, lấy pháp tục đế mà thuyết cho dễ nghe hiểu.
2. Thuyết theo siêu lý (Paramatthadesanā hay Paramatthakathā), là thuyết theo lý pháp thực tính, lấy pháp chân đế mà thuyết.
Đức Phật thuyết pháp, Ngài dùng cả hai cách thuyết này tùy duyên của người nghe và tùy trường hợp.
[63] Hai sự tinh cần (Padhāna):
1. Sự tinh cần của người tại gia (Gihipadhāna), tức là sự nỗ lực tinh tấn theo cương vị người cư sĩ, như siêng năng bố thí, siêng năng trì giới, siêng năng làm nghề nghiệp v.v...
2. Sự tinh cần của bậc xuất gia (Pabbajitapadhāna), tức là sự nỗ lực tinh tấn theo cương vị người ly gia cắt ái, như nhiệt tâm thiền định, tinh tấn hành pháp đầu đà v.v...
Tùy lĩnh vực mà có pháp tinh cần đáng khen hay đáng trách. Thí dụ: người cư sĩ siêng năng làm nghề nghiệp để mưu sinh thì đáng khen, nhưng vị xuất gia mà siêng năng làm nghề nghiệp thì đáng trách.
[64] Hai sự tầm cầu (Pariyesanā):
1. Phi thánh cầu (Anariyapariyesanā), là sự tìm kiếm, mong cầu thấp hèn không cao thượng. Như là tìm cầu tài sản của cải, tìm cầu vợ con, tìm cầu gia súc... thân giả tạm lại tầm cầu cái giả tạm khác …
2. Thánh cầu (Ariyapariyesanā), sự tìm kiếm mong cầu cao thượng, hướng đến thoát ly đau khổ. Như tầm cầu sự giải thoát, tầm cầu mục đích Níp-bàn.
[65] Hai loại kinh điển (Pāvacana), giáo lý Phật ngôn:
1. Pháp (Dhamma), Phật ngôn dạy về điều nên biết, dạy về nghĩa lý pháp, dạy về các pháp môn tu hành. Đây ám chỉ giáo lý thuộc Kinh tạng (Sutta-piṭaka), và Vi Diệu Pháp tạng (Abhidhammapiṭaka).
2. Luật (Vinaya), Phật ngôn chế định về những phép tắc, những qui củ, những luật lệ học giới để ổn định sinh hoạt tăng chúng. Đây ám chỉ giáo lý thuộc Luật tạng (Vinayapiṭaka).
D.II.154
1. Phận sự pháp học (Ganthadhura), là học hỏi nghiên cứu giáo lý phật ngôn, thông suốt cả về pháp về nghĩa.
2. Phận sự pháp hành (Vipassanādhura), là chuyên thực hành thiền định, áp dụng giáo lý để tu luyện thân, khẩu, ý nhằm mục đích đạt đến giải thoát.
Dh A I.7.
[52] Hai sự tiếp đãi (Paṭisanthāra):
1. Tiếp đãi vật chất (Āmisapaṭisanthāra), là đối đãi với người bằng cách cho, biếu, tặng những vật phẩm như thức ăn, nước uống v.v...
2. Tiếp đãi pháp (Dhammapaṭisanthāra), cũng gọi là tiếp đãi tinh thần, tức là đối đãi với người bằng cách san sẻ niềm vui tinh thần, đặc biệt là san sẻ những tri kiến Phật pháp.
A. I.93; Vbh.360.
[53] Hai sự bố thí (Dāna):
1. Tài thí (Āmisadāna), là sự cho, biếu, tặng phẩm vật như thức ăn, thức uống, tài sản vật chất v.v..
2. Pháp thí (Dhammadāna), là sự cho kiến thức, như thuyết pháp, dạy đạo, nói cho nghe lời hữu ích v.v..
A .I. 90.
[54] Hai sự bố thí khác (Dāna):
1. Cá nhân thí (Pāṭipuggalikadāna), sự bố thí chọn mặt, bố thí riêng biệt đối tượng. Cũng gọi là Pāṭipuggalikā dakkhinā.
2. Tập thể thí, hay tăng thí (Saṅghadāna), sự bố thí đến hội chúng, tăng chúng không chọn mặt. Cũng gọi là Saṅghagatā dakkhinā.
M.III.254 ; A.III.392.
[55] Hai sự sung mãn (Vepulla):
1. Sung mãn tài vật (Āmisavepulla), tức là dồi dào về tài sản của cải.
2. Sung mãn pháp (Dhammavepulla), tức là dồi dào kiến thức, học nhiều hiểu rộng, nhất là đa văn giáo pháp.
A.I.93
[56] Hai pháp nhiếp, pháp thu phục, pháp tế độ (Saṅgaha):
1. Tài vật nhiếp (Āmisasaṅgaha), sự nhiếp phục bằng vật chất, giúp đỡ vật chất, cho, biếu, tặng v.v...
2. Pháp nhiếp (Dhammasaṅgaha), sự nhiếp phục bằng pháp, giảng dạy, thuyết giáo, giáo huấn v.v...
A.I.91.
[57] Hai duyên sanh chánh kiến (Sammā diṭṭhipaccaya) và duyên sanh tà kiến (Micchā diṭṭhipaccaya):
1. Nhờ nghe pháp âm của người khác (Paratoghosa), là do nghe các vị Sa môn hiền trí chỉ dạy nên phát sanh chánh kiến. Ngược lại, nếu nghe học từ nơi các vị tri kiến sai lệch, nói pháp sai lệch, do duyên đó nên mình sanh khởi tà kiến.
2. Nhờ khéo tác ý (Yonisomanasikāra), tức là dùng trí tuệ suy xét, nhận định theo lý nhân quả... nên sanh chánh kiến. Ngược lại, duyên sanh tà kiến là không khéo tác ý (Ayonisomanasikāra), không dùng trí tuệ suy xét.
M.I.294, A.I.87.
[58] Hai sự thanh tịnh (Suddhi):
1. Sự thanh tịnh nhờ phương tiện (Pariyāyasuddhi), hạng phàm phu nhờ tu tập giữ giới, tạo phước nên được thanh tịnh, hạng thánh hữu học nhờ tu học, nhờ thánh trí đoạn trừ hạ phần kiết sử nên được thanh tịnh. Sự thanh tịnh thứ nhất này chỉ là tương đối, chưa hoàn hảo, còn giới hạn.
2. Sự thanh tịnh không nhờ phương tiện (Nippariyāyasuddhi), vị thánh A-la-hán đã đoạn tận hoàn toàn các lậu hoặc phiền não là nhân sanh cấu uế, do vậy vị ấy tự nhiên thanh tịnh. Sự thanh tịnh này là tuyệt đối, hoàn hảo.
Ā.I.293, 294
[59] Hai pháp làm xinh đẹp (Sobhaṇakaranadhamma):
1. Tính kham nhẫn (Khanti), tức là đức tính nhẫn nại, chịu đựng với mọi nghịch cảnh.
2. Hạnh nghiêm tịnh (Soracca), tức là tư cách hành vi đoan trang hòa nhã.
Vin.I.349; AI.94.
[60] Hai hạng người khó kiếm (Dullabhapuggala):
1. Người thi ân (Pubbakārī), người làm lợi ích cho kẻ khác mà không vụ lợi, làm ơn mà không cần báo đáp.
2. Người tri ân đáp ân (Kataññūkatavedī), là hạng người có tâm nhớ ơn của người đã giúp mình và tìm dịp đáp trả.
A.I.87.
[61] Hai cách thuyết giảng (Desanā):
1. Thuyết chủ ý đến người nghe (Puggalādhiṭṭhānadesanā), là thuyết giảng tùy theo đối tượng, tùy duyên người nghe mà trình bày, dễ dẫn dắt.
2. Thuyết chủ ý đến pháp (Dhammādhiṭṭhānadesanā), là thuyết giảng theo đề tài pháp, thuyết tuần tự pháp môn.
Ps A.449.
[62] Hai cách thuyết giảng khác (Desanā kathā):
1. Thuyết theo khái niệm (Sammatidesanā hay sammatikathā), là giảng thuyết theo lý pháp chế định, lấy pháp tục đế mà thuyết cho dễ nghe hiểu.
2. Thuyết theo siêu lý (Paramatthadesanā hay Paramatthakathā), là thuyết theo lý pháp thực tính, lấy pháp chân đế mà thuyết.
Đức Phật thuyết pháp, Ngài dùng cả hai cách thuyết này tùy duyên của người nghe và tùy trường hợp.
Ā.194
[63] Hai sự tinh cần (Padhāna):
1. Sự tinh cần của người tại gia (Gihipadhāna), tức là sự nỗ lực tinh tấn theo cương vị người cư sĩ, như siêng năng bố thí, siêng năng trì giới, siêng năng làm nghề nghiệp v.v...
2. Sự tinh cần của bậc xuất gia (Pabbajitapadhāna), tức là sự nỗ lực tinh tấn theo cương vị người ly gia cắt ái, như nhiệt tâm thiền định, tinh tấn hành pháp đầu đà v.v...
Tùy lĩnh vực mà có pháp tinh cần đáng khen hay đáng trách. Thí dụ: người cư sĩ siêng năng làm nghề nghiệp để mưu sinh thì đáng khen, nhưng vị xuất gia mà siêng năng làm nghề nghiệp thì đáng trách.
A.I.119, Netti.159.
[64] Hai sự tầm cầu (Pariyesanā):
1. Phi thánh cầu (Anariyapariyesanā), là sự tìm kiếm, mong cầu thấp hèn không cao thượng. Như là tìm cầu tài sản của cải, tìm cầu vợ con, tìm cầu gia súc... thân giả tạm lại tầm cầu cái giả tạm khác …
2. Thánh cầu (Ariyapariyesanā), sự tìm kiếm mong cầu cao thượng, hướng đến thoát ly đau khổ. Như tầm cầu sự giải thoát, tầm cầu mục đích Níp-bàn.
M.I.161; A.I.93; A.II.247.
[65] Hai loại kinh điển (Pāvacana), giáo lý Phật ngôn:
1. Pháp (Dhamma), Phật ngôn dạy về điều nên biết, dạy về nghĩa lý pháp, dạy về các pháp môn tu hành. Đây ám chỉ giáo lý thuộc Kinh tạng (Sutta-piṭaka), và Vi Diệu Pháp tạng (Abhidhammapiṭaka).
2. Luật (Vinaya), Phật ngôn chế định về những phép tắc, những qui củ, những luật lệ học giới để ổn định sinh hoạt tăng chúng. Đây ám chỉ giáo lý thuộc Luật tạng (Vinayapiṭaka).
D.II.154