2023-04-10, 09:27 AM
Thứ hai, 10/4/2023, 15:21 (GMT+7)
Những thói quen gây bệnh tuyến giáp
Ngủ kém, ăn uống không lành mạnh, ít vận động, hút thuốc hay nghiện caffein, căng thẳng quá mức là những thói quen dễ gây ra các bệnh suy giáp, cường giáp hoặc ung thư tuyến giáp.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết nhỏ nằm ở trước cổ, có hình bướm và đóng vai trò chính trong cơ thể con người. Tuyến giáp kết nối và kiểm soát hầu hết các hormone mà cơ thể chúng ta cần để hoạt động tốt.
Tuyến giáp đảm nhận nhiều chức năng như điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và sự trao đổi chất, duy trì nhịp tim ổn định, quản lý tâm trạng, tạo điều kiện cho chức năng nhận thức, điều chỉnh lượng cholesterol trong máu, cải thiện sức khỏe của xương và quản lý khả năng sinh sản.
Theo thời gian, tuyến giáp có thể trở nên mất cân bằng do chế độ ăn uống và lối sống có hại. Khi điều này xảy ra, quá trình sản xuất hormone bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kết quả là bạn có nguy cơ cao mắc các chứng rối loạn khác nhau. Một số triệu chứng của sự mất cân bằng hormone tuyến giáp là thiếu năng lượng, cáu gắt, mệt mỏi, giảm cân hay tăng cân.
Vậy những thói quen sống nào gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp?
1. Ngủ kém
Ngủ ngon có tác động trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Nếu không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ gặp ảnh hưởng tiêu cực đến năng lượng, năng suất, sự cân bằng cảm xúc và thậm chí cả cân nặng. Giấc ngủ và các thành phần sinh học là nền tảng để đạt được các chức năng tuyến giáp tối ưu. Dó đó, thói quen ngủ có khả năng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp.
Theo một nghiên cứu, những người ngủ ít hơn - ít hơn 7 tiếng - có nhiều khả năng mắc bệnh cường giáp. Những người ngủ hơn 8 tiếng có nguy cơ bị rối loạn chức năng tuyến giáp hoạt động quá mức và kém hoạt động.
Giấc ngủ cũng giúp kiểm soát cortisol, hormone gây căng thẳng. Ngoài ra, ngủ đủ giấc giúp duy trì một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Rối loạn chức năng tuyến giáp có nhiều khả năng xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Để ngủ ngon hơn, hãy tránh xa màn hình sáng từ một đến hai giờ trước khi đi ngủ. Tập thể dục thường xuyên, tránh caffein và hít thở sâu có thể giúp bạn thư giãn hơn. Thiết lập một môi trường ngủ lành mạnh, thoải mái, ngủ ở nơi mát và tối cũng sẽ khiến não tiết ra nhiều melatonin, giúp chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và ngon hơn.
2. Ăn uống kém lành mạnh
Tuyến giáp phụ thuộc vào chất dinh dưỡng, do đó lựa chọn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn tuyến giáp. Thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
Một chế độ ăn uống cân bằng là điều cần thiết để có tuyến giáp khỏe mạnh suốt đời. Bạn có thể đạt được điều này bằng cách tăng ăn các trái cây giàu chất chống oxy hóa, rau, thịt nạc, các loại ngũ cốc, thực phẩm lợi khuẩn, cá béo giàu omega-3, dầu ô liu, bơ và dầu dừa nguyên chất.
Ngoài ra, cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn. Những loại có nhiều chất béo chuyển hóa, đường, chất bảo quản và thậm chí cả những loại có chất thay thế đường chỉ có thể gây hại cho sức khỏe.
Theo Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ, thiếu i-ốt là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về tuyến giáp. I-ốt phải được tiêu thụ như một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày vì cơ thể cần nó để sản xuất hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Do cơ thể không thể tạo ra i-ốt nên cần bổ sung thông qua chế độ ăn uống của bạn. Các loại thực phẩm là nguồn cung cấp i-ốt bao gồm muối, hải sản, cá nước mặn, động vật có vỏ, rong biển, sản phẩm từ sữa.
Vitamin D cũng là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh. Thiếu vitamin D có thể tiến triển thành bệnh Hashimoto, một chứng rối loạn tự miễn dịch gây suy giáp. Thiếu vitamin D cũng rất nguy hiểm với người cường giáp, khiến họ dễ bị loãng xương. Các sản phẩm từ sữa, trứng, nấm và cá béo đều là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời. Ngoài ra, có thể phơi nắng thường xuyên để nhận đủ vitamin D một cách tự nhiên.
Một khoáng chất khác chịu trách nhiệm duy trì hormone tuyến giáp và quá trình trao đổi chất là selen. Tuy nhiên, do cơ thể bạn không sản xuất selen, nên ăn thêm cua, tôm, cá ngừ, hạt hướng dương để nhận được khoáng chất này.
Ngoài ra, thiếu vitamin B12 cũng ảnh hưởng đến 40% bệnh nhân suy giáp. Bạn có thể tìm đến các sản phẩm từ động vật để bổ sung loại vitamin này, chẳng hạn cá, gia cầm, trứng và nhuyễn thể.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xây dựng kế hoạch ăn uống để bảo vệ cho sức khỏe tuyến giáp.
3. Lối sống ít vận động
Một lối sống ít vận động, ít hoạt động thể chất dẫn đến giảm lượng thyroxine (hormone tuyến giáp -T4). Cần biết rằng đây là hormone chịu trách nhiệm cho các chức năng thiết yếu của cơ thể như nhịp tim và mức năng lượng. Thiếu hoạt động thể chất có nguy cơ khiến tuyến giáp của bạn hoạt động kém.
Tập thể dục thường xuyên có nhiều lợi ích như tăng cường các chức năng tuyến giáp khác nhau, giảm các triệu chứng bệnh tuyến giáp như mất cơ và năng lượng thấp, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng sức mạnh và khối lượng cơ bắp, điều chỉnh sự trao đổi chất, cải thiện tâm trạng và giúp giảm cân.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tập luyện quá sức cũng có thể làm giảm khả năng của cơ thể trong việc biến đổi hormone tuyến giáp không hoạt động (T4), thành hormone tuyến giáp hoạt động (T3). Quá trình này không diễn ra hiệu quả có thể tạo ra các triệu chứng suy giáp.
Các bài tập cường độ thấp được xem là phù hợp với những người đang hoặc có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp. Ngoài ra, đi bộ và yoga đều là lựa chọn tốt để ngăn ngừa sự khó chịu của khớp. Đau khớp và viêm khớp là tác dụng phụ thường gặp nếu bạn có vấn đề về tuyến giáp.
4. Hút thuốc
Mọi cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng bởi hậu quả của việc hút thuốc lá. Ngoài ảnh hưởng đến phổi và tim, thuốc lá cũng tác động đến tuyến giáp.
Thuốc lá có chứa xyanua, khi hút sẽ chuyển hóa thành thiocyanate hóa học. Thiocyanate cản trở quá trình hấp thụ i-ốt, làm giảm quá trình sản xuất hormone T4 và T3, gây ra sự gia tăng bài tiết iốt từ thận. Điều này làm tăng nguy cơ viêm tuyến giáp, gây ra các triệu chứng viêm toàn thân bao gồm sốt, buồn nôn và khó chịu ở dạ dày.
Hút thuốc thường chỉ làm trầm trọng thêm các triệu chứng tuyến giáp, đẩy nhanh tiến trình của bệnh tuyến giáp và làm giảm hiệu quả điều trị.
5. Giảm cân cấp tốc
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người không có thời gian để tập thể dục nên chọn ăn kiêng cấp tốc để giảm cân. (Chế độ ăn kiêng cấp tốc là khi bạn giảm đáng kể lượng calo nạp vào trong vài ngày).
Nếu bạn đang cố gắng giảm cân cấp tốc trong thời gian ngắn, cần lưu ý rằng bỏ đói bản thân không phải là một ý tưởng khôn ngoan. Một trong nhiều vấn đề với chế độ ăn kiêng và nhịn ăn là chúng đặc biệt gây hại cho tuyến giáp của bạn.
Khi bạn hạn chế đáng kể lượng calo nạp vào hoặc không cho cơ thể ăn trong thời gian dài, bạn đã báo hiệu cho cơ thể, cụ thể hơn là tuyến giáp, rằng bạn đang cảm thấy đói. Sau đó, cơ thể sẽ làm mọi thứ có thể để giúp bạn tiếp tục.
Một trong những chiến thuật sinh tồn lúc này là để tuyến giáp sản xuất T3 đảo ngược, một loại hormone chịu trách nhiệm làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn. Điều này có thể dẫn đến tăng cân ngay cả khi bạn không ăn nhiều như bình thường. Do đó, nếu bạn đang cố gắng giảm cân, chế độ ăn kiêng hà khắc sẽ chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn về lâu dài.
Chìa khóa để có sức khỏe tốt là tiêu thụ nhiều thực phẩm bổ dưỡng như rau, trái cây tươi, thịt nạc và uống nhiều nước. Nên hạn chế ăn đường tinh chế, chất làm ngọt và đồ ăn vặt khác. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng giảm cân sẽ không xảy ra trừ khi hormone được cân bằng.
Không kiểm soát được căng thẳng
Thuật ngữ "căng thẳng" dường như đã quá phổ biến trong môi trường sống hiện đại. Căng thẳng mãn tính là khi bạn cảm thấy bị áp lực nặng nề dai dẳng và kéo dài. Một lý do khác là bạn hoàn toàn bị quá tải với trách nhiệm, công việc.
Xử lý căng thẳng kém có thể không chỉ gây hại cho sức khỏe và hạnh phúc chung mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến giáp của bạn. Khi căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng hormone cortisol. Do đó, tuyến giáp của bạn sẽ khó tạo ra các hormone cần thiết hơn. Căng thẳng cũng có thể khiến bạn dễ bị viêm tuyến giáp Hashimoto và làm chậm chức năng tuyến giáp.
Căng thẳng ảnh hưởng đến tuyến giáp bằng cách làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đây là lý do khác giải thích tại sao căng thẳng và tăng cân lại có mối tương quan với nhau. Khi chúng ta căng thẳng, nồng độ hormone giảm xuống do hoạt động của tuyến giáp chậm lại. Căng thẳng cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Bạn nên đưa các chiến lược quản lý căng thẳng và chánh niệm vào thói quen hàng ngày. Dành thời gian để suy ngẫm, làm dịu tâm trí và thiền định có thể giúp thư giãn cơ thể, từ đó giảm căng thẳng và giảm tác động tiêu cực của nó đối với tuyến giáp.
Bạn có thể đạt được sự thư giãn thông qua nhiều phương tiện. Một số người nhận thấy việc tham gia vào các hoạt động thủ công giúp họ đạt được trạng thái bình yên về tinh thần.Trong khi đó, số khác nhận thấy tập yoga, phương pháp hít thở sâu và viết ra những suy nghĩ của họ giúp đạt được sự bình yên trong tâm hồn.
Đối với một số người, thậm chí chỉ cần đi dạo hoặc ở bên ngoài cũng cải thiện đáng kể sức khỏe tinh thần.
7. Nghiện caffein
Sự mở rộng và phát triển của thị trường cà phê hàng năm khiến ngày càng nhiều người lựa chọn thức uống này trong cuộc sống hiện đại. Nhiều người có lịch trình làm việc dày đặc thường chọn cà phê để giữ tỉnh táo và thấy đủ năng lượng để có một ngày làm việc hiệu quả. Đây cũng là lý do khiến trung bình một người Mỹ uống 3,1 tách cà phê mỗi ngày.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cà phê làm tăng lượng đường trong máu. Điều này có thể gây khó khăn cho tuyến giáp và làm cạn kiệt tuyến thượng thận. Uống nhiều cà phê dẫn đến việc sản xuất quá mức các hormone căng thẳng cortisol và epinephrine, từ đó khiến cơ thể rơi vào trạng thái lo lắng kéo dài.
Nhiều người đã chuyển sang uống cà phê decaf (cà phê đã loại caffein) để tránh những hậu quả tiêu cực. Tuiy nhiên, cà phê decaf phải trải qua quá trình xử lý hóa học rộng rãi để loại bỏ caffein nên không có lợi cho sức khỏe như bạn nghĩ.
Tiêu thụ quá nhiều caffein có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bao gồm bồn chồn, cáu gắt, nhức đầu, mất ngủ, mất nước và lo lắng.
Các dấu hiệu ban đầu của bệnh tuyến giáp
Bạn có thể đang gặp vấn đề về tuyến giáp nếu cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu dù đã có giấc ngủ đêm dài. Một số dấu hiệu khác bao gồm thay đổi cân nặng đột ngột, thờ ơ, trầm cảm, lo lắng hay khó sinh con.
Hoặc nếu bạn đang gặp phải những căn bệnh nêu trên dù vẫn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục đều đặn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc nên hẹn khám tuyến giáp. Các triệu chứng không được chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến các tình trạng như bệnh tim mãn tính, các vấn đề về thị lực và thậm chí là ung thư tuyến giáp.[/size]
https://ngoisao.vnexpress.net/nhung-thoi...91485.html
Những thói quen gây bệnh tuyến giáp
Ngủ kém, ăn uống không lành mạnh, ít vận động, hút thuốc hay nghiện caffein, căng thẳng quá mức là những thói quen dễ gây ra các bệnh suy giáp, cường giáp hoặc ung thư tuyến giáp.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết nhỏ nằm ở trước cổ, có hình bướm và đóng vai trò chính trong cơ thể con người. Tuyến giáp kết nối và kiểm soát hầu hết các hormone mà cơ thể chúng ta cần để hoạt động tốt.
Tuyến giáp đảm nhận nhiều chức năng như điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và sự trao đổi chất, duy trì nhịp tim ổn định, quản lý tâm trạng, tạo điều kiện cho chức năng nhận thức, điều chỉnh lượng cholesterol trong máu, cải thiện sức khỏe của xương và quản lý khả năng sinh sản.
Theo thời gian, tuyến giáp có thể trở nên mất cân bằng do chế độ ăn uống và lối sống có hại. Khi điều này xảy ra, quá trình sản xuất hormone bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kết quả là bạn có nguy cơ cao mắc các chứng rối loạn khác nhau. Một số triệu chứng của sự mất cân bằng hormone tuyến giáp là thiếu năng lượng, cáu gắt, mệt mỏi, giảm cân hay tăng cân.
Vậy những thói quen sống nào gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp?
1. Ngủ kém
Ngủ ngon có tác động trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Nếu không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ gặp ảnh hưởng tiêu cực đến năng lượng, năng suất, sự cân bằng cảm xúc và thậm chí cả cân nặng. Giấc ngủ và các thành phần sinh học là nền tảng để đạt được các chức năng tuyến giáp tối ưu. Dó đó, thói quen ngủ có khả năng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp.
Theo một nghiên cứu, những người ngủ ít hơn - ít hơn 7 tiếng - có nhiều khả năng mắc bệnh cường giáp. Những người ngủ hơn 8 tiếng có nguy cơ bị rối loạn chức năng tuyến giáp hoạt động quá mức và kém hoạt động.
Giấc ngủ cũng giúp kiểm soát cortisol, hormone gây căng thẳng. Ngoài ra, ngủ đủ giấc giúp duy trì một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Rối loạn chức năng tuyến giáp có nhiều khả năng xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Để ngủ ngon hơn, hãy tránh xa màn hình sáng từ một đến hai giờ trước khi đi ngủ. Tập thể dục thường xuyên, tránh caffein và hít thở sâu có thể giúp bạn thư giãn hơn. Thiết lập một môi trường ngủ lành mạnh, thoải mái, ngủ ở nơi mát và tối cũng sẽ khiến não tiết ra nhiều melatonin, giúp chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và ngon hơn.
Các bệnh về tuyến giáp gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh con.
[size=undefined]2. Ăn uống kém lành mạnh
Tuyến giáp phụ thuộc vào chất dinh dưỡng, do đó lựa chọn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn tuyến giáp. Thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
Một chế độ ăn uống cân bằng là điều cần thiết để có tuyến giáp khỏe mạnh suốt đời. Bạn có thể đạt được điều này bằng cách tăng ăn các trái cây giàu chất chống oxy hóa, rau, thịt nạc, các loại ngũ cốc, thực phẩm lợi khuẩn, cá béo giàu omega-3, dầu ô liu, bơ và dầu dừa nguyên chất.
Ngoài ra, cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn. Những loại có nhiều chất béo chuyển hóa, đường, chất bảo quản và thậm chí cả những loại có chất thay thế đường chỉ có thể gây hại cho sức khỏe.
Theo Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ, thiếu i-ốt là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về tuyến giáp. I-ốt phải được tiêu thụ như một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày vì cơ thể cần nó để sản xuất hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Do cơ thể không thể tạo ra i-ốt nên cần bổ sung thông qua chế độ ăn uống của bạn. Các loại thực phẩm là nguồn cung cấp i-ốt bao gồm muối, hải sản, cá nước mặn, động vật có vỏ, rong biển, sản phẩm từ sữa.
Vitamin D cũng là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh. Thiếu vitamin D có thể tiến triển thành bệnh Hashimoto, một chứng rối loạn tự miễn dịch gây suy giáp. Thiếu vitamin D cũng rất nguy hiểm với người cường giáp, khiến họ dễ bị loãng xương. Các sản phẩm từ sữa, trứng, nấm và cá béo đều là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời. Ngoài ra, có thể phơi nắng thường xuyên để nhận đủ vitamin D một cách tự nhiên.
Một khoáng chất khác chịu trách nhiệm duy trì hormone tuyến giáp và quá trình trao đổi chất là selen. Tuy nhiên, do cơ thể bạn không sản xuất selen, nên ăn thêm cua, tôm, cá ngừ, hạt hướng dương để nhận được khoáng chất này.
Ngoài ra, thiếu vitamin B12 cũng ảnh hưởng đến 40% bệnh nhân suy giáp. Bạn có thể tìm đến các sản phẩm từ động vật để bổ sung loại vitamin này, chẳng hạn cá, gia cầm, trứng và nhuyễn thể.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xây dựng kế hoạch ăn uống để bảo vệ cho sức khỏe tuyến giáp.
3. Lối sống ít vận động
Một lối sống ít vận động, ít hoạt động thể chất dẫn đến giảm lượng thyroxine (hormone tuyến giáp -T4). Cần biết rằng đây là hormone chịu trách nhiệm cho các chức năng thiết yếu của cơ thể như nhịp tim và mức năng lượng. Thiếu hoạt động thể chất có nguy cơ khiến tuyến giáp của bạn hoạt động kém.
Tập thể dục thường xuyên có nhiều lợi ích như tăng cường các chức năng tuyến giáp khác nhau, giảm các triệu chứng bệnh tuyến giáp như mất cơ và năng lượng thấp, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng sức mạnh và khối lượng cơ bắp, điều chỉnh sự trao đổi chất, cải thiện tâm trạng và giúp giảm cân.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tập luyện quá sức cũng có thể làm giảm khả năng của cơ thể trong việc biến đổi hormone tuyến giáp không hoạt động (T4), thành hormone tuyến giáp hoạt động (T3). Quá trình này không diễn ra hiệu quả có thể tạo ra các triệu chứng suy giáp.
Các bài tập cường độ thấp được xem là phù hợp với những người đang hoặc có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp. Ngoài ra, đi bộ và yoga đều là lựa chọn tốt để ngăn ngừa sự khó chịu của khớp. Đau khớp và viêm khớp là tác dụng phụ thường gặp nếu bạn có vấn đề về tuyến giáp.
4. Hút thuốc
Mọi cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng bởi hậu quả của việc hút thuốc lá. Ngoài ảnh hưởng đến phổi và tim, thuốc lá cũng tác động đến tuyến giáp.
Thuốc lá có chứa xyanua, khi hút sẽ chuyển hóa thành thiocyanate hóa học. Thiocyanate cản trở quá trình hấp thụ i-ốt, làm giảm quá trình sản xuất hormone T4 và T3, gây ra sự gia tăng bài tiết iốt từ thận. Điều này làm tăng nguy cơ viêm tuyến giáp, gây ra các triệu chứng viêm toàn thân bao gồm sốt, buồn nôn và khó chịu ở dạ dày.
Hút thuốc thường chỉ làm trầm trọng thêm các triệu chứng tuyến giáp, đẩy nhanh tiến trình của bệnh tuyến giáp và làm giảm hiệu quả điều trị.
5. Giảm cân cấp tốc
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người không có thời gian để tập thể dục nên chọn ăn kiêng cấp tốc để giảm cân. (Chế độ ăn kiêng cấp tốc là khi bạn giảm đáng kể lượng calo nạp vào trong vài ngày).
Nếu bạn đang cố gắng giảm cân cấp tốc trong thời gian ngắn, cần lưu ý rằng bỏ đói bản thân không phải là một ý tưởng khôn ngoan. Một trong nhiều vấn đề với chế độ ăn kiêng và nhịn ăn là chúng đặc biệt gây hại cho tuyến giáp của bạn.
Khi bạn hạn chế đáng kể lượng calo nạp vào hoặc không cho cơ thể ăn trong thời gian dài, bạn đã báo hiệu cho cơ thể, cụ thể hơn là tuyến giáp, rằng bạn đang cảm thấy đói. Sau đó, cơ thể sẽ làm mọi thứ có thể để giúp bạn tiếp tục.
Một trong những chiến thuật sinh tồn lúc này là để tuyến giáp sản xuất T3 đảo ngược, một loại hormone chịu trách nhiệm làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn. Điều này có thể dẫn đến tăng cân ngay cả khi bạn không ăn nhiều như bình thường. Do đó, nếu bạn đang cố gắng giảm cân, chế độ ăn kiêng hà khắc sẽ chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn về lâu dài.
Chìa khóa để có sức khỏe tốt là tiêu thụ nhiều thực phẩm bổ dưỡng như rau, trái cây tươi, thịt nạc và uống nhiều nước. Nên hạn chế ăn đường tinh chế, chất làm ngọt và đồ ăn vặt khác. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng giảm cân sẽ không xảy ra trừ khi hormone được cân bằng.
Không kiểm soát được căng thẳng
Thuật ngữ "căng thẳng" dường như đã quá phổ biến trong môi trường sống hiện đại. Căng thẳng mãn tính là khi bạn cảm thấy bị áp lực nặng nề dai dẳng và kéo dài. Một lý do khác là bạn hoàn toàn bị quá tải với trách nhiệm, công việc.
Xử lý căng thẳng kém có thể không chỉ gây hại cho sức khỏe và hạnh phúc chung mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến giáp của bạn. Khi căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng hormone cortisol. Do đó, tuyến giáp của bạn sẽ khó tạo ra các hormone cần thiết hơn. Căng thẳng cũng có thể khiến bạn dễ bị viêm tuyến giáp Hashimoto và làm chậm chức năng tuyến giáp.
Căng thẳng ảnh hưởng đến tuyến giáp bằng cách làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đây là lý do khác giải thích tại sao căng thẳng và tăng cân lại có mối tương quan với nhau. Khi chúng ta căng thẳng, nồng độ hormone giảm xuống do hoạt động của tuyến giáp chậm lại. Căng thẳng cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Bạn nên đưa các chiến lược quản lý căng thẳng và chánh niệm vào thói quen hàng ngày. Dành thời gian để suy ngẫm, làm dịu tâm trí và thiền định có thể giúp thư giãn cơ thể, từ đó giảm căng thẳng và giảm tác động tiêu cực của nó đối với tuyến giáp.
Bạn có thể đạt được sự thư giãn thông qua nhiều phương tiện. Một số người nhận thấy việc tham gia vào các hoạt động thủ công giúp họ đạt được trạng thái bình yên về tinh thần.Trong khi đó, số khác nhận thấy tập yoga, phương pháp hít thở sâu và viết ra những suy nghĩ của họ giúp đạt được sự bình yên trong tâm hồn.
Đối với một số người, thậm chí chỉ cần đi dạo hoặc ở bên ngoài cũng cải thiện đáng kể sức khỏe tinh thần.
7. Nghiện caffein
Sự mở rộng và phát triển của thị trường cà phê hàng năm khiến ngày càng nhiều người lựa chọn thức uống này trong cuộc sống hiện đại. Nhiều người có lịch trình làm việc dày đặc thường chọn cà phê để giữ tỉnh táo và thấy đủ năng lượng để có một ngày làm việc hiệu quả. Đây cũng là lý do khiến trung bình một người Mỹ uống 3,1 tách cà phê mỗi ngày.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cà phê làm tăng lượng đường trong máu. Điều này có thể gây khó khăn cho tuyến giáp và làm cạn kiệt tuyến thượng thận. Uống nhiều cà phê dẫn đến việc sản xuất quá mức các hormone căng thẳng cortisol và epinephrine, từ đó khiến cơ thể rơi vào trạng thái lo lắng kéo dài.
Nhiều người đã chuyển sang uống cà phê decaf (cà phê đã loại caffein) để tránh những hậu quả tiêu cực. Tuiy nhiên, cà phê decaf phải trải qua quá trình xử lý hóa học rộng rãi để loại bỏ caffein nên không có lợi cho sức khỏe như bạn nghĩ.
Tiêu thụ quá nhiều caffein có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bao gồm bồn chồn, cáu gắt, nhức đầu, mất ngủ, mất nước và lo lắng.
Các dấu hiệu ban đầu của bệnh tuyến giáp
Bạn có thể đang gặp vấn đề về tuyến giáp nếu cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu dù đã có giấc ngủ đêm dài. Một số dấu hiệu khác bao gồm thay đổi cân nặng đột ngột, thờ ơ, trầm cảm, lo lắng hay khó sinh con.
Hoặc nếu bạn đang gặp phải những căn bệnh nêu trên dù vẫn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục đều đặn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc nên hẹn khám tuyến giáp. Các triệu chứng không được chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến các tình trạng như bệnh tim mãn tính, các vấn đề về thị lực và thậm chí là ung thư tuyến giáp.[/size]
Hướng Dương (Theo Eghealthcare)
https://ngoisao.vnexpress.net/nhung-thoi...91485.html
Be Vegan, make peace.