Sếp TikTok mất điểm trước Quốc hội Mỹ
#1
Sếp TikTok mất điểm trước Quốc hội Mỹ
  • Thúy Liên
CEO TikTok đã trình diện trước giới chức Mỹ, giải trình về nền tảng và đưa ra lý do không nên cấm TikTok ở Mỹ.

TikTok cho rằng thoái vốn không phải giải pháp hiệu quả nếu chính phủ Mỹ muốn đảm bảo an ninh quốc gia. Ảnh: AP.



[Image: 800_4_8051.jpg]



Ngày 23/3 (giờ Mỹ), CEO Shou Chew của TikTok đã điều trần trước Ủy ban Năng lượng và Thương mại Mỹ sau loạt đề xuất cấm TikTok của Quốc hội và Chính phủ Tổng thống Biden. Trước đó, chính phủ Mỹ đã yêu cầu công ty mẹ của TikTok tại Trung Quốc thoái vốn cổ phần. Nếu không, ứng dụng này có nguy cơ bị cấm hoạt động tại Mỹ.

“Ông ở đây vì người Mỹ cần được nghe sự thật về những rủi ro TikTok mang lại đối với sức khỏe tinh thần và an ninh quốc gia chúng tôi. Nền tảng của các ông sẽ bị chặn tại Mỹ. Tôi hy vọng các ông sẽ có biện pháp tránh khỏi hậu quả xấu nhất này”, Chủ tịch Ủy ban Cathy McMorris-Rodgers phát biểu mở đầu tại buổi cuộc họp.


TikTok phân trần
Xuất hiện tại buổi họp hôm 23/3 còn có những TikToker là các hộ kinh doanh nhỏ, buôn bán nhờ nền tảng video ngắn này. Tuy nhiên, bà Rodgers cho rằng sự phổ biến rộng rãi với hơn 150 triệu người Mỹ chính là lý do khiến TikTok bị cho là mối nguy hiểm.


Chủ tịch Ủy ban Năng lượng và Thương mại của Hạ viện Mỹ yêu cầu CEO Shou Chew giải trình sự thật về TikTok trước Ủy ban và đưa ra lý do không nên cấm TikTok ở nước Mỹ. “Chúng tôi sẽ không mua lại TikTok”, nữ nghị sĩ khẳng định.


Về phía TikTok, CEO Shou Chew dường như đã có sự chuẩn bị trước mọi cáo buộc từ phía chính phủ Mỹ. Trong phát biểu mở đầu, ông khẳng định rằng TikTok hoạt động hoàn toàn độc lập với ByteDance. “Chúng tôi là công ty duy nhất minh bạch về dữ liệu đến mức độ này”, vị CEO nói.


CEO Shou Chew trong phiên điều trần. Ảnh: Bloomberg.
[Image: 075e8f28a9dba2a0eb1eedf6caa31a5808cb9840.jpg]


CEO Shou Chew trong phiên điều trần. Ảnh: Bloomberg.


Ông Chew còn gọi những cáo buộc chính phủ Mỹ đưa ra không phải là sự thật, và TikTok vẫn trong quá trình thảo luận, hợp tác với chính phủ. “Tôi chưa nhìn thấy bằng chứng nào chứng minh được cáo buộc này. Tôi đang chờ phiên thảo luận để họ đưa ra bằng chứng và chúng tôi có thể giải quyết các lo ngại xung quanh”, Sou Chew nói.


Ông nhấn mạnh những nỗ lực bảo vệ dữ liệu của nền tảng mạng xã hội vẫn sẽ được tiếp tục. “TikTok chưa bao giờ chia sẻ hoặc nhận được yêu cầu chia sẻ dữ liệu người dùng Mỹ từ chính phủ Trung Quốc. Chúng tôi cũng sẽ không bao giờ đồng ý nếu yêu cầu đó được đưa ra”, Shou Chew nói tại phiên điều trần.


CEO TikTok cho biết có đến 60% cổ phần của ByteDance là thuộc sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, 20% thuộc nhân viên và 20% còn lại là của chủ tịch Zhang Yiming. Đồng thời, ông cho rằng TikTok đang đẩy mạnh biện pháp bảo vệ an toàn trẻ em, những người dùng trẻ bằng cách xác minh độ tuổi, siết luật quản lý đối với trẻ em.


Thế khó của TikTok khi bị kẹp giữa hai đầu Mỹ - Trung
Theo The Verge, chỉ có một số ít thành viên thuộc Quốc hội Mỹ tỏ ra đồng tình trước lời phản bác của CEO TikTok. “Những công cụ này rất mạnh mẽ. Tôi không nói rằng bọn họ sẽ làm những điều có hại ngay bây giờ. Nhưng chẳng lẽ chúng ta đợi đến khi Trung Quốc có động thái mới đi giải quyết”, Nghị sĩ Mark Warner nhận định.

Mặc dù không có bằng chứng quyết định về việc TikTok đang gây nguy hại đến an ninh quốc gia, tiếng xấu của mạng xã hội này vẫn còn tiếp diễn. Hàng loạt báo cáo đã chỉ ra các nhân viên công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc có quyền truy cập trái phép dữ liệu người dùng Mỹ bao gồm địa chỉ IP của các nhà báo. TikTok thừa nhận về vụ việc này và xin lỗi khi các nhân viên đã lợi dụng quyền hạn.


Tuy nhiên, tại phiên điều trần 23/3, Shou Chew nói rằng có rất nhiều công ty Mỹ từng mắc phải lỗi tương tự như không tôn trọng quyền riêng tư và bảo mật của người dùng. “Cứ nhìn vào Facebook và bê bối Cambridge Analytica làm ví dụ mà xem”, CEO TikTok nói.



[Image: bertumbuh_bersama_tiktok.jpg]
Chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump từng tìm cách cấm mạng xã hội vào năm 2020 nhưng đã thất bại. Ảnh: Alinea.

Về phía Trung Quốc, quốc gia này kịch liệt phản đối yêu cầu ByteDance thoái vốn cổ phần TikTok mà Mỹ đưa ra. “Ép buộc TikTok tách khỏi công ty mẹ tại Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin của các nhà đầu tư trên toàn thế giới, kể cả Trung Quốc và Mỹ. Do đó, Trung Quốc mạnh mẽ phản đối yêu cầu này”, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc chia sẻ.

Ông cho rằng động thái mua bán hay thoái vốn TikTok sẽ liên quan đến quy định “chuyển giao công nghệ” của Trung Quốc, cho đó chính phủ sẽ nhúng tay vào.

Trước đó, khi lệnh hành pháp ép TikTok bán mình của cựu Tổng thống Donald Trump được thu hồi, Trung Quốc đã phản ứng lại bằng việc cập nhật danh mục công nghệ bị cấm hoặc hạn chế xuất khẩu khỏi nước này, bao gồm “công nghệ đề xuất được cá nhân hóa” và “tương tác trí tuệ nhân tạo”.

Trong đó, TikTok cũng không phải ngoại lệ và phải gửi dữ liệu thuật toán cho cơ quan giám sát Internet tại Trung Quốc.

Theo Financial Times, suốt nhiều năm qua TikTok luôn khẳng định mình là tập đoàn quốc tế, ít có dính líu đến Trung Quốc. “Trung Quốc không thể nào chấp thuận yêu cầu Mỹ đưa ra, ngay cả với công ty mẹ ByteDance đó cũng là một quyết định rất khó khăn. Nếu không hòa giải được, hai bên sẽ lưỡng bại câu thương, giống với cuộc chiến thương mại của Mỹ - Trung đang leo thang”, Li Chengdong, Giám đốc công nghệ tại Viện nghiên cứu Haitun, nhận định.


Zing
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#2
TikTok sẽ ra sao nếu bị Mỹ tẩy chay

Lệnh cấm của Mỹ là đòn đánh hiểm hóc mang lại nhiều hệ lụy khó lường cho TikTok bởi nền tảng video ngắn sở hữu hơn 100 triệu người dùng tại quốc gia này.

[Image: z4189511145519_b5e312e285d2be6e4c0cf26c506950b4.jpg]
Suốt nhiều năm, các chuyên gia bảo mật và giới chức Mỹ cảnh báo rủi ro dữ liệu người dùng TikTok tại nước này được chia sẻ cho chính phủ Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.



Thời gian gần đây, TikTok liên tục đối mặt với hàng loạt lệnh cấm đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Mỹ, Canada, khu vực EU… Ban đầu chỉ là những văn bản dự luật được nộp lên Quốc hội và chờ duyệt, những lệnh cấm này đã bắt đầu được đưa vào các đạo luật và có hiệu quả ở một số khu vực, đặc biệt là Mỹ.

Theo tuyên bố của giới lập pháp nước này, lý do ban hành lệnh cấm là lo ngại nguy cơ gián điệp và thu thập dữ liệu cá nhân từ ứng dụng Trung Quốc. Lệnh cấm của Mỹ là đòn đánh hiểm hóc mang lại nhiều hệ lụy khó lường cho TikTok bởi nền tảng video ngắn sở hữu hơn 100 triệu người dùng tại quốc gia này.


Bức tường vô hình chặn đứng TikTok

Các chuyên gia cho rằng lệnh cấm TikTok sẽ biểu hiện qua nhiều cách thức khác nhau như buộc xóa khỏi kho ứng dụng của Apple, Google hay can thiệp vào các nhà mạng để chặn truy cập người dùng. Điều này sẽ khiến độ phủ sóng của TikTok sụt giảm nặng nề, thậm chí là bị xóa sổ hoàn toàn.


“Lệnh cấm của Mỹ không chỉ đơn giản là chặn trang web mà còn tạo ra một bức tường vô hình cho ứng dụng”, Giáo sư khoa học máy tính Timothy Edgar tại Đại học Brown nhận định.





[Image: tiktok_legislation_rt_jef_230317_1679084...x2_992.jpg]

Thượng nghị sĩ Michael Bennet yêu cầu Apple và Google xóa TikTok khỏi kho ứng dụng. Ảnh: Reuters.

[size=undefined]
Theo ABC News, cách đơn giản nhất để chặn truy cập vào TikTok là xóa app khỏi kho ứng dụng App Stores của Apple hay Play Stores của Google. Cách làm này sẽ khiến ứng dụng không có người dùng mới, đồng thời hạn chế truy cập của những người dùng đã có.[/size]

“Người dùng mới sẽ không thể cài đặt TikTok, trong khi những người đang sử dụng cũng không thể tải những bản cập nhật”, Qi Liao, Giáo sư tại Đại học Central Michigan nói.

Tháng 2, Thượng nghị sĩ Michael Bennet gửi thư yêu cầu Google và Apple xóa TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng do rủi ro về an ninh quốc gia. Lá thư đã được gửi cho CEO Apple Tim Cook và CEO Google Sundar Pichai nhưng hiện vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía hai tập đoàn.


Mặc dù nhiều người dùng trung thành sẵn sàng tìm cách “lách luật” để tải lậu TikTok hay qua mặt các kho ứng dụng, giáo sư Qi Liao vẫn tin rằng đạo luật xóa app sẽ hạn chế lượng khán giả của ứng dụng này. “Ngay khi TikTok bị gỡ khỏi kho ứng dụng, những hậu quả nặng nề sẽ ập tới”, chuyên gia khẳng định.


Mỹ đánh vào chỗ hiểm của TikTok
Bên cạnh đó, lệnh cấm sẽ tạo ra một bức tường vô hình chặn mọi truy cập đến máy chủ hay địa chỉ IP của TikTok. Chính phủ Mỹ có thể sẽ sử dụng DNS sinkhole, hình thức chặn yêu cầu kết nối với các tên miền độc hại và trả về một địa chỉ IP sai hoặc không liên quan.


Điều này khiến người dùng không thể vào ứng dụng hay tiếp nhận bất cứ nội dung số nào từ TikTok, Giáo sư khoa học máy tính Timothy Edgar nói. “Người dùng có thể sẽ nhìn thấy một trang trống viết rằng ‘TikTok đã bị chính phủ Mỹ cấm và trang này thuộc sở hữu của Bộ Tư pháp Mỹ'”, chuyên gia cho biết thêm.


Nhưng cũng như các cách làm khác, người dùng cũng có thể lách luật bằng cách sử dụng VPN, làm giả địa chỉ truy cập từ nước ngoài để dùng TikTok. Trong khi đó, ở Trung Quốc, tình hình lại hoàn toàn ngược lại. Người Trung Quốc dùng VPN để truy cập những trang web của Mỹ vì lệnh cấm từ chính phủ.


[Image: 16316032023.jpg]
TikTok có nguy cơ cao bị cấm hoạt động tại Mỹ. Ảnh: Bloomberg.
[size=undefined]
Tuy vậy, với quá trình đổi VPN rườm rà, một lượng người dùng lớn có thể sẽ quyết định rời khỏi TikTok. “Một khi lệnh cấm chính thức áp dụng, người dùng bình thường sẽ không muốn mạo hiểm hay trải qua quá trình rườm rà như vậy. Các KOL trên TikTok vì thế cũng sẽ mất một lượng lớn người theo dõi”, Giáo sư Edgar nhận định.
[/size]

Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng có thể áp lệnh cấm TikTok lên các nhà mạng lớn như Verizon hoặc AT&T để người dùng không thể truy cập vào website tại nhà, ở nơi làm việc hay ở viện, trường học… Trước đó, năm 2020, TikTok từng bị các nhà cung cấp Internet Ấn Độ cấm. Họ từ chối mọi truy cập của người dùng vào ứng dụng này.

Theo Giáo sư Liao, cách làm của Ấn Độ cũng bao gồm yêu cầu gỡ TikTok khỏi kho ứng dụng. Cách làm này nếu áp dụng ở Mỹ sẽ giúp mở rộng quy tắc cấm người dùng sử dụng một số website nhất định. Mặc dù không thể chặn hoàn toàn truy cập, việc hợp tác với các nhà mạng để chặn TikTok sẽ giúp giảm lượng người dùng.
`````````
“Chúng ta không thể cấm tất cả khách hàng truy cập TikTok nhưng sẽ khiến việc sử dụng app này trở nên khó khăn hơn”, Sarah Kreps, Giám đốc Viện Chính sách công nghệ ở Đại học Cornell chia sẻ.

Zing
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#3
Lý do quan hệ Mỹ - Trung Quốc căng thẳng vì TikTok

Mỹ lo sợ ByteDance - công ty mẹ của TikTok - sẽ chia sẻ dữ liệu người dùng Mỹ với chính phủ Trung Quốc, đồng thời lợi dụng nền tảng này để truyền bá thông tin sai lệch.


Hôm 15/3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Mỹ lan truyền thông tin sai lệch về các rủi ro bảo mật tiềm ẩn của TikTok. Động thái này đến sau khi cơ quan chức năng Mỹ liên tục áp dụng những biện pháp cứng rắn với nền tảng này vì an ninh thông tin.


Dù ra sức bác bỏ những cáo buộc từ Mỹ, TikTok vẫn bị ảnh hưởng không nhẹ khi làn sóng tẩy chay ứng dụng này đã lan rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới. Điều gì đã khiến Mỹ “dè chừng” TikTok đến vậy?


Mối lo thất thoát dữ liệu

Mối lo của Mỹ về TikTok bắt nguồn từ một điều luật do Trung Quốc ban hành vào năm 2017, yêu cầu các công ty cung cấp cho chính phủ mọi dữ liệu cá nhân liên quan đến an ninh quốc gia.


Đặc biệt, tháng 12/2022, ByteDance đã sa thải 4 nhân viên vì truy cập trái phép dữ liệu người dùng của 2 nhà báo để phục vụ cuộc điều tra nội bộ về nguy cơ rò rỉ thông tin. Điều này càng khiến cho chính phủ Mỹ nảy sinh nghi ngờ.



[Image: 2.jpg]





ByteDance từng sa thải 4 nhân viên truy cập trái phép dữ liệu của nhà báo. Ảnh: Reuters


Phát biểu trước Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ, ông Christopher Wray - giám đốc FBI - cho rằng TikTok đe dọa an ninh quốc gia và Trung Quốc có thể thao túng thuật toán để truyền bá thông tin sai lệch.


“TikTok có thể là công cụ quan trọng mà chính phủ Trung Quốc đang nắm giữ, và đối với tôi, nó gây lo ngại về an ninh quốc gia”, ông Wray nói.


Động thái của chính phủ Mỹ
Trước sự phổ biến và sức ảnh hưởng mạnh mẽ của TikTok tại Mỹ, chính phủ nước này đã có nhiều động thái nhằm hạn chế nền tảng.


Vào năm 2020, cựu tổng thống Donald Trump và chính quyền của ông đã tìm cách buộc ByteDance bán bớt tài sản ở Mỹ và cấm TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng. Tuy nhiên, sau khi ByteDance đâm đơn kiện, nỗ lực của ông Trump không thành công.


Sau khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, ông đã hủy bỏ các lệnh của người tiền nhiệm nhưng chỉ đạo một cuộc nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Kế hoạch bán tài sản của TikTok cũng bị hoãn lại khi chính quyền Biden đàm phán một thỏa thuận với ứng dụng nhằm giải quyết một số lo ngại về an ninh quốc gia.


Bên cạnh đó, vào đầu năm nay, 2 thượng nghị sĩ Richard Blumenthal và Jerry Moran đã hối thúc ủy ban đầu tư nước ngoài “kết thúc điều tra và áp đặt các lệnh hạn chế nghiêm ngặt” với hoạt động của TikTok tại Mỹ.



[Image: 3.jpg]




TikTok đang đứng trước sức ép từ giới lập pháp Mỹ về việc bảo vệ dữ liệu người dùng. Ảnh: Reuters.


Nhà Trắng gần đây đã yêu cầu các cơ quan chính phủ xoá TikTok khỏi mọi thiết bị trong vòng 30 ngày. Quốc hội, lực lượng vũ trang và hơn một nửa số bang của Mỹ đã cấm ứng dụng này trên các thiết bị chính thức.


Nối gót Mỹ, hôm 16/3, Anh đã cấm các nhân viên chính phủ sử dụng TikTok. Đan Mạch và Canada cũng có động thái tương tự.


Phản ứng của TikTok
Trước những lo ngại về bảo mật từ Mỹ, người phát ngôn của TikTok, Maureen Shanahan, cho biết công ty đã áp dụng “sự bảo vệ minh bạch dựa trên yêu cầu của Mỹ đối với dữ liệu người dùng, dưới sự giám sát nghiêm ngặt của bên thứ ba”.


Bên cạnh đó, để tránh bị cấm trên toàn nước Mỹ, vào tháng 6/2022, TikTok cho biết sẽ gửi tất cả dữ liệu từ người dùng nước này đến các máy chủ của công ty Oracle, đối tác của TikTok có trụ sở tại Thung lũng Silicon.


Tuy nhiên, ứng dụng video ngắn thuộc sở hữu của ByteDance vẫn đang giữ lại các bản sao lưu dữ liệu trong các máy chủ của họ. TikTok hứa hẹn sẽ xóa dữ liệu người dùng Mỹ khỏi máy chủ, nhưng chưa cung cấp thời điểm cụ thể.


Vào tuần tới, Châu Thụ Tư - Giám đốc điều hành TikTok - sẽ trình bày trước Ủy ban thương mại và năng lượng Hạ viện Mỹ về các hoạt động bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư, cũng như làm rõ mối quan hệ của công ty với chính phủ Trung Quốc. Theo The Guardian, trước phiên điều trần, ông Châu đã gặp mặt riêng một số nhà lập pháp, những người có xu hướng khó bị lay chuyển.



[Image: 5.jpg]




Châu Thụ Tư - Giám đốc điều hành TikTok - sẽ phải trình bày về việc bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư trên TikTok với Hạ viện Mỹ. Ảnh: Bloomberg

Sau khi triệu tập ông Châu vào tháng 2, Thượng nghị sĩ Michael Bennet cho biết ông vẫn “lo ngại rằng TikTok có thể bị chính quyền Trung Quốc thao túng”. Trước đó, Bennet từng kêu gọi Apple và Google loại bỏ TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng.

Trong khi đó, ByteDance đang cố gắng chứng minh mình là một công ty quốc tế, thay vì một công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc.

Theo Bertram, phó chủ tịch phụ trách chính sách của TikTok tại Châu Âu, ByteDance “không phải là một công ty Trung Quốc” với quyền sở hữu gồm 60% nhà đầu tư toàn cầu, 20% nhân viên và 20% người sáng lập. Các nhà lãnh đạo của TikTok có ở khắp nơi, gồm Singapore, New York, Bắc Kinh và các khu vực đô thị khác.

Zing
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply