Nghệ Thuật & Chính Trị
#1
Vừa qua chuyện nam danh ca Tuấn Ngọc bị dư luận ném đá và chỉ trích tơi bời về việc ông sửa lời bài hát Tình Bơ Vơ của cố nhạc sĩ Lam Phương, từ "Việt Nam" thành "chiều nay".  Điều này cho thấy dù thích hay kg thích nhìn nhận thì tất cả những gì xảy ra trong cuộc sống chúng ta đều liên quan đến chính trị, vì nó là một cơ cấu trong nền tảng xã hội chúng ta đang sống.

Trong nghệ thuật film ảnh cũng thế.  Điện ảnh Hồng Kông có nhiều diễn viên rất nổi tiếng và nhất là những diễn viên võ thuật với những màn đánh đấm bằng chiêu thức võ thật khiến người xem mát mắt như Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt, Thành Long và Chân Tử Đan, etc...

Trong bài này tôi muốn nói đến một diễn viên tôi rất thích đó là Chân Tử Đan aka Donnie Yen, tôi xem vì những màn đánh đấm của anh, những bài quyền bộ cước rất đẹp mắt trong võ thuật.  

Là một diễn viên sống ở Mỹ và tạo dựng sự nghiệp trở thành ngôi sao sáng của điện ảnh Hồng Kông, nhiều người biết đến anh trong các bộ film như Hồng Hy Quang, Anh Hùng Tinh Võ Môn, etc... và mới đây nhất là bộ film Kiều Phong truyện.  

Tuy nhiên trong lập trường và chính kiến chính trị, tôi kg ủng hộ diễn viên này.  

Khi phong trào Dù Vàng của các sinh viên Hồng Kông bùng nổ, đã dẫn đến hai triệu người Hồng Kông xuống đuờng đòi quyền dân chủ.  Trong đó có kg ít những ngôi sao đình đám tham gia điển hình như vợ chồng Lâm Văn Long - Quách Khả Doanh, Mông Gia Tuệ, Tần Bái và hai người con, Trương Khả Di, Lương Tiểu Băng, Denise Hồ (Hà Vận Thi), etc... và rất nhiều ngôi sao hạng A khác như Lưu Đức Hoa aka Andy Lau, Châu Nhuận Phát, etc...  Họ xuống đường, họ yểm trợ tài chính, họ lên tiếng cùng thế giởi ủng hộ cùng người dân Hồng Kông.  

Nhưng ngược lại, Chân Tử Đan trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo của Anh quốc đã lên tiếng chỉ trích phong trào Dù Vàng là một cuộc bạo loạn, anh ta gọi là "a riot" và anh ta đã ngang nhiên ủng hộ chính quyền Trung Quốc cai trị người dân Hồng Kông. 

Cũng như Thành Long, Chân Tử Đan là một con cờ chính trị của chính quyền Trung Quốc, mà đối với người dân Hồng Kông là những kẻ ăn cháo đá bát, làm tôi mọi cho csTQ.  Vì vậy một bản kiến nghị đã được khởi xướng yêu cầu giải Oscar của Mỹ hủy bỏ lời mời Chân Tử Đan làm người trao giải, vì Chân Tử Đan ủng hộ chính quyền đcsTQ vi phạm nhân quyền.

Chúng ta ai cũng có quyền, có lý tưởng và lập trường chính trị của riêng mình.  Tôi và các bạn cũng thế, là một người luôn theo đuổi lý tưởng Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, tôi đã ký để bày tỏ lập trường của mình cùng đồng hành với Hồng Kông, còn các bạn thì sao?   Tulip4

Link để tham gia ký tên. 

https://www.change.org/p/cancel-inviting...rect=false

References:  

Phong trào Dù Vàng Hong Kong
https://www.hrw.org/blog-feed/hong-kong-protests
https://www.bbc.com/vietnamese/48605241
https://edition.cnn.com/specials/asia/ho...s-intl-hnk
https://www.cfr.org/backgrounder/hong-ko...-crackdown

Bài phỏng vấn của Chân Tử Đan aka Donnie Yen
https://www.gq.com/story/gq-hype-donnie-yen

Các bài báo về thư kiến nghị
https://www.cbr.com/donnie-yens-oscar-pe...ignatures/
https://www.bbc.co.uk/news/world-asia-china-64898077
https://www.independent.co.uk/arts-enter...97122.html
https://www.nme.com/news/film/petition-r...es-3410993
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 3 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • phai, TanThu, vô_danh
Reply
#2
Xin lỗi mọi người, khi nãy tôi post nhầm tiểu sử, những tranh khắc của hoạ sĩ Nguyễn Thái Tuấn ở Đà Lạt vừa qua đời ở tuổi 58, kg phải hoạ sĩ Nguyễn Thái Tuấn aka Nguyễn Công Huân.  

[Image: 009192-BE-502-F-4327-85-F2-DEC407734-B23.jpg]

[Image: 05-BA559-C-8-A3-A-4199-97-D4-67059868-BC5-C.jpg]

[Image: 480-CF362-451-D-414-C-A78-B-5-E4-B8-F641-BEE.jpg]


Ám ảnh đen trong tranh Nguyễn Thái Tuấn
By: Nguyễn Từ Huy

Có những họa sĩ tập trung vào việc vẽ những mảng đen tối, xám xịt, có tính hủy diệt, tội lỗi hay cái ác của con người và đời sống. Họ nhắc nhở rằng nhân loại chúng ta rất phức tạp và tồn tại trong tất cả các phương diện đầy nghịch lý của mình.

Francisco de Goya, họa sĩ Tây Ban Nha, điển hình cho trào lưu này. Ông có loạt Tranh Đen gồm 14 tác phẩm, thực hiện trong khoảng 1819-1823. Nổi tiếng nhất trong số đó là bức « Thần Saturne ăn thịt con trai của mình”, có thể được xem như là đại diện cho hội họa lột tả cái ác, với tất cả tính chất hung bạo, máu me của nó.

Nguyễn Thái Tuấn là họa sĩ Việt Nam vẽ theo khuynh hướng này. Dù không chọn phong cách trần trụi và thô bạo như Goya, nhưng các suy tư hội họa của Nguyễn Thái Tuấn thuộc dòng chiêm nghiệm về phần tăm tối và tội lỗi của con người. Những suy tưởng loại này được bộc lộ càng rõ nét hơn trong loạt tranh vừa mới được triển lãm tại Primo Marella Gallery năm nay, 2021. Loạt tranh có chủ đề Interior & Black Souls.

Interior có thể được hiểu theo hai nghĩa: nội thất và nội tâm. Souls cũng có thể được hiểu theo hai nghĩa: tâm hồn và linh hồn. Ta có thể tìm thấy tất cả các nghĩa này trong tranh Nguyễn Thái Tuấn. Do tiếng Việt thiên về nghĩa cụ thể nên trong nhiều trường hợp, muốn diễn đạt một ý khái quát hoặc muốn diễn đạt cùng một lúc nhiều ý khác nhau thì quả thật là không dễ dàng.

Những linh hồn/tâm hồn đen được thể hiện bằng màu đen trên tấm toan vẽ. Họa sĩ nhấn mạnh rằng cần phải hiểu đúng theo nghĩa đen của nó, trước khi trí tưởng tượng đưa ta tới mọi nghĩa bóng tiềm tàng mà tranh của ông mang chứa. Nghĩa là các suy tưởng của chúng ta sẽ được khởi đi từ màu đen dùng để vẽ các hình người trong phòng ngủ. Những hình thể màu đen, dù trong tư thế yêu đương hay được định vị cách nhau một khoảng không gian nhỏ, trên giường hay trước bàn trang điểm, quả thật đã mang lại những ám ảnh khôn tả cho người xem.

Các hình thể đen trở thành những ám ảnh đen mà chỉ có hội họa mới diễn tả nổi, không có ngôn từ nào nói lên được ấn tượng mà màu sắc và hình dạng trong các bức tranh đã gợi lên trong xúc cảm của chúng ta.

Tranh Nguyễn Thái Tuấn gợi nhắc ý tưởng của Nietzsche:

Phải chăng chúng ta đã không lang thang như thể xuyên thấu một hư vô bất tận? Phải chăng chúng ta không cảm thấy làn hơi trống rỗng thổi vào mặt mình? Trời không còn lạnh nữa hay sao? Đêm không còn tới thường xuyên nữa, và càng ngày đêm càng không tới nữa? Lẽ nào chúng ta sẽ phải châm đèn lên ngay từ buổi sáng? [1]

Trong đoạn văn này, Nietzsche diễn tả cảm giác hư vô ngự trị trong tồn tại của mỗi bản thể của con người hiện đại. Trong cõi hư vô đó, trong trạng thái trống rỗng đó, gần như không còn phân biệt ấm lạnh, gần như không còn ánh sáng và bóng tối. Và càng ngày bóng tối càng xâm lấn và bao phủ, đêm không đến nữa, bởi vì không còn phân biệt đêm ngày. Không còn mặt trời, đến mức ban ngày cũng phải đốt đèn, phải lấy ánh sáng nhân tạo thay cho ánh sáng tự nhiên.

Ta ngập trong cảm giác này khi đối diện với những bức tranh trong loạt Interior & Black Souls của Nguyễn Thái Tuấn. Khi tương tác với chuỗi tranh này ta rơi vào một trạng thái đầy mâu thuẫn, trạng thái của nghịch lý mà Nietzsche đã nói đến trong đoạn văn trích trên đây. Nghịch lý của những xúc cảm mạnh mẽ, tới mức nghẹt thở, do các tác phẩm khơi gợi trong nội tâm, đồng thời lại thấy nó, cái cõi nội tâm ấy, là một trống rỗng đến kinh hoàng.

Lúc nào thì hành vi yêu đương biến màu thành đen tối? Khi nào thì dục vọng của con người làm thành một phần của bóng đêm? Khi nào thì sự thỏa mãn bản năng khiến cho con người trở thành những bóng ma đáng sợ ngay trong nội tâm của chính mình? Khi nào thì sự lấp đầy các loại dục vọng lại trở thành nguồn gốc của tội lỗi và đau khổ, gây ra cho mình và cho đồng loại?

Và liệu con người còn có khả năng nhìn xuyên qua những hình nhân màu đen này để thấy được tâm hồn của chính mình?

Hội họa đặt ra câu hỏi cho những ai muốn tìm câu trả lời. Hành trình tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi đó rất có thể sẽ khiến cho các ám ảnh đen trở thành ám ảnh cứu rỗi.

Hội họa cũng khơi gợi những xung động khi những tần sóng nội tâm vẫn còn lan tỏa trong một đời sống càng ngày càng bị bao phủ bởi các vật dụng của chủ nghĩa tiêu thụ. Đó là lý do tồn tại của hội họa, cũng là ý nghĩa và giá trị của hội họa.

Sài Gòn, 6/7/2021

Chú thích

[1] Nietzsche, Le gai savoir, tiết 125, bản dịch tiếng Pháp của Alexandre Vialatte, Gallimard, 1950, tr.170.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • TanThu
Reply
#3
(2023-03-11, 10:06 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Vừa qua chuyện nam danh ca Tuấn Ngọc bị dư luận ném đá và chỉ trích tơi bời về việc ông sửa lời bài hát Tình Bơ Vơ của cố nhạc sĩ Lam Phương, từ "Việt Nam" thành "chiều nay".  Điều này cho thấy dù thích hay kg thích nhìn nhận thì tất cả những gì xảy ra trong cuộc sống chúng ta đều liên quan đến chính trị, vì nó là một cơ cấu trong nền tảng xã hội chúng ta đang sống.

Trong nghệ thuật film ảnh cũng thế.  Điện ảnh Hồng Kông có nhiều diễn viên rất nổi tiếng và nhất là những diễn viên võ thuật với những màn đánh đấm bằng chiêu thức võ thật khiến người xem mát mắt như Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt, Thành Long và Chân Tử Đan, etc...

Trong bài này tôi muốn nói đến một diễn viên tôi rất thích đó là Chân Tử Đan aka Donnie Yen, tôi xem vì những màn đánh đấm của anh, những bài quyền bộ cước rất đẹp mắt trong võ thuật.  

Là một diễn viên sống ở Mỹ và tạo dựng sự nghiệp trở thành ngôi sao sáng của điện ảnh Hồng Kông, nhiều người biết đến anh trong các bộ film như Hồng Hy Quang, Anh Hùng Tinh Võ Môn, etc... và mới đây nhất là bộ film Kiều Phong truyện.  

Tuy nhiên trong lập trường và chính kiến chính trị, tôi kg ủng hộ diễn viên này.  

Khi phong trào Dù Vàng của các sinh viên Hồng Kông bùng nổ, đã dẫn đến hai triệu người Hồng Kông xuống đuờng đòi quyền dân chủ.  Trong đó có kg ít những ngôi sao đình đám tham gia điển hình như vợ chồng Lâm Văn Long - Quách Khả Doanh, Mông Gia Tuệ, Tần Bái và hai người con, Trương Khả Di, Lương Tiểu Băng, Denise Hồ (Hà Vận Thi), etc... và rất nhiều ngôi sao hạng A khác như Lưu Đức Hoa aka Andy Lau, Châu Nhuận Phát, etc...  Họ xuống đường, họ yểm trợ tài chính, họ lên tiếng cùng thế giởi ủng hộ cùng người dân Hồng Kông.  

Nhưng ngược lại, Chân Tử Đan trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo của Anh quốc đã lên tiếng chỉ trích phong trào Dù Vàng là một cuộc bạo loạn, anh ta gọi là "a riot" và anh ta đã ngang nhiên ủng hộ chính quyền Trung Quốc cai trị người dân Hồng Kông. 

Cũng như Thành Long, Chân Tử Đan là một con cờ chính trị của chính quyền Trung Quốc, mà đối với người dân Hồng Kông là những kẻ ăn cháo đá bát, làm tôi mọi cho csTQ.  Vì vậy một bản kiến nghị đã được khởi xướng yêu cầu giải Oscar của Mỹ hủy bỏ lời mời Chân Tử Đan làm người trao giải, vì Chân Tử Đan ủng hộ chính quyền đcsTQ vi phạm nhân quyền.

Chúng ta ai cũng có quyền, có lý tưởng và lập trường chính trị của riêng mình.  Tôi và các bạn cũng thế, là một người luôn theo đuổi lý tưởng Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, tôi đã ký để bày tỏ lập trường của mình cùng đồng hành với Hồng Kông, còn các bạn thì sao?   Tulip4

Link để tham gia ký tên. 

https://www.change.org/p/cancel-inviting...rect=false

References:  

Phong trào Dù Vàng Hong Kong
https://www.hrw.org/blog-feed/hong-kong-protests
https://www.bbc.com/vietnamese/48605241
https://edition.cnn.com/specials/asia/ho...s-intl-hnk
https://www.cfr.org/backgrounder/hong-ko...-crackdown

Bài phỏng vấn của Chân Tử Đan aka Donnie Yen
https://www.gq.com/story/gq-hype-donnie-yen

Các bài báo về thư kiến nghị
https://www.cbr.com/donnie-yens-oscar-pe...ignatures/
https://www.bbc.co.uk/news/world-asia-china-64898077
https://www.independent.co.uk/arts-enter...97122.html
https://www.nme.com/news/film/petition-r...es-3410993

 Tốt nhất là tẩy chay phim tên này như tên Thành Long. Đừng xem nữa. Những người này là cánh tay nối dài của lũ cộng sản đốn mạt.
 Còn ký tên thì tôi không ký, vì các phong trào ký tên chẳng làm được gì. Ba cái thỉnh nguyện thư này không ăn thua. Nếu có ở gần chỗ phát cái thỏi vàng ấy thì đến đứng la hét coi bộ có lý hơn. Đó là lý do ngày nay bọn trẻ Châu Âu dán người luôn xuống đường sá khi cần biểu tình, cực đoan chút nhưng gây chú ý.
[Image: K6bu1Jw.png]
[-] The following 1 user Likes 005's post:
  • TanThu
Reply