"Trôn biển"
#1
Drone biển USV và những thay đổi về chiến lược hải quân

[Image: 2014-02-27T135737Z_1113594312_GM1EA2R1OW...RIMEA.webp]

Tàu chiến Nga thả neo tại cảng Sebastopol, Crimée, Ukraina. Ảnh chụp ngày 27/02/2014. REUTERS 

Trận chiến drone đã khai mào không chỉ trên bộ mà cả trên biển trong cuộc chiến tranh Ukraina từ tháng 2/2022. Trên biển, drone USV đã giúp Ukraina đương đầu với Hải Quân Nga, một trong những lực lượng hùng mạnh và dày dặn kinh nghiệm nhất thế giới. Trong tương lai, các trận chiến trên biển sẽ diễn ra như thế nào khi có thể sử dụng drone ? RFI xin giới thiệu bài viết của chuyên gia người Bỉ, Joseph Henrotin đăng trên trang mạng chuyên về quân sự Areion24News, ngày 07/02/2022.

Bài viết mang tựa đề « Phải chăng chiến tranh Ukraina đang định hình lại việc sử dụng drone trên biển ? ». Tác giả là một cây bút thường xuyên cộng tác với báo mạng Areion24News. Ông cũng là tổng biên tập tạp chí DSI (Défense & Sécurité Internationale) chuyên về Quốc Phòng và An Ninh Quốc Tế và là thành viên của viện Nghiên Cứu các Chiến Lược So Sánh ISC (Institut de Stratégie Comparée), của trung tâm nghiên cứu về những rủi ro quân sự CAPRI của Pháp.

Mở đầu bài viết, Joseph Henrotin ghi nhận : Tháng 9/2022 một phần hạm đội của Nga đóng ở Biển Đen đã rời khỏi thành phố cảng Sebastopol, tây nam bán đảo Crimée, để dời về hải cảng Novorossiysk của Nga. Lý do là căn cứ tại Sebastopol dễ bị tấn công bằng « drone trên biển và trên không ».

Các loại drone trên biển hay còn được gọi là USV - Uncrewed surface Vehicle, có thể được sử dụng như một loại ngư lôi, được điều khiển từ xa nhờ kết nối với vệ tinh Starlink. Hôm 20/09/2022 hải quân Nga đã tìm thấy xác một chiếc drone biển dạt vào bờ gần Sebastopol. Đây là một vật thể dài 3-4 mét, rada khó bị phát hiện và được trang bị ăng-ten liên lạc qua vệ tinh …Drone biển này có mang theo ước chừng từ 30-50 kg chất nổ.

Hải Quân Nga đau đầu vì những vật thể thô sơ

Khi phát hiện drone biển của Ukraina, quân đội Nga thực sự đau đầu, vì « từ những phụ tùng thô sơ có thể mua được ở ngoài chợ », đối phương đã tạo ra một vật thể khá phức tạp và tinh vi. Cụ thể là ở Ukraina, không khó để kết nối với vệ tinh của Starlink, cũng không khó để trang bị động cơ thủy phản lực waterjet tựa như một kiểu do Canada chế tạo. Tốc độ tối đa của những vật thể này có khi đạt tới 110 cây số/giờ. Joseph Henrotin cho rằng Nga có thể đã xem thường đối phương về điểm này.

Một điểm lợi hại khác của các loại drone biển USV là radar khó phát hiện. USV không có người lái, có thể được điều khiển từ xa, miễn là được kết nối với vệ tinh. Câu hỏi còn lại là những « quả ngư lôi tự hành đó có thể mang được bao nhiêu nhiên liệu, vì đây là một yếu tố then chốt để xác định mục tiêu nhắm tới có thể nằm cách bao xa ».

Thế nhưng loại vũ khí này tới nay vẫn còn nhiều nhược điểm về kỹ thuật, và theo giải thích của tác giả bài viết trên Areion24News, « có nhiều khả năng USV phát hiện trên bãi biển là một sự cố ngoài ý muốn » của các nhà sản xuất. Nói cách khác, công cụ mới này tuy có thể lợi hại, nhưng còn nhiều nghi vấn về mức độ chính xác và đáng tin cậy.

Thử thách trên hiện trường

Tới nay drone biển đã ghi được những thành tích nào trên các mặt trận? Joseph Henrotin trả lời : « Rất có thể là các loại USV này, với kích cỡ lớn và nặng hơn (so với vật thể đã tìm thấy trên bãi biển ở Sebastopol hồi tháng 9/2022), đã được sử dụng trong vụ tấn công vào cây cầu ở Crimée hôm 08/10/2022 ». Cầu Kertch nối liền báo đảo Crimée với lãnh thổ Nga đã bốc cháy và sập mất một đoạn, 7 toa trên một chuyến xe lửa đang chạy từ lãnh thổ Nga đến bán đảo Crimée bị cháy, ít nhất ba người chết. Không biết rõ nguyên nhân, nhưng hình ảnh qua video quan sát cho thấy một vật thể đã trôi qua dưới một khúc hầm cầu, nơi mà tàu bè không qua lại.

Lợi thế trong việc sử dụng drone biển ở đây là vật thể này đã đến được rất gần cây cầu, mà không bị phát hiện, nên đã có thể « đợi đúng lúc đoàn tàu hỏa có chở xăng, dầu đi qua » để được kích nổ.

Thêm một « thành tích » khác của USV : Cho dù cả phía Ukraina lẫn Nga cùng không chính thức xác nhận, nhưng theo tác giả bài viết trên Areion24News, có giả thuyết cho rằng « nhiều drone biển đã được sử dụng trong đợt tấn công ngày 29/10/2022 cũng tại Sebastopol ». Ba đoạn video do phía Ukraina cung cấp cho thấy drone biển đã « phối hợp với drone trên không » trong vụ tấn công nói trên. Video thứ nhất cho thấy một USV áp sát tàu khu trục Grigorovitch của Hải Quân Nga, ở « khoảng cách vừa đủ để khi kích nổ, vật thể này gây thương tích cho vỏ tàu của Nga ».

Ở đoạn video thứ nhì, qua vô tuyến, người ta trông thấy nhiều mũi tàu, được cho là ở trong khu vực căn cứ Sebastopol. Đoạn video cuối cùng là hình ảnh một drone tiến đến sát gần tàu chiến của Nga trước khi bị tiêu diệt và bị trực thăng quân sự MI-17 của Nga truy đuổi. Joseph Henrotin không loại trừ khả năng chính hình ảnh này cho phép « quân đội Nga xác nhận là đã tiêu diệt được drone biển của Ukraina ».

Hải quân Nga ghi nhận thiệt hại : « Một tàu dò mìn bị hỏng và một số sự cố trên một cột buồm ». Không biết đích xác đó có phải là cột buồm của chiếc Grigorovitch hay không. Chuyên gia về quân sự của Pháp lưu ý các thông báo của Nga về những thiệt hại thường mơ hồ, nhưng có một điều chắc chắn là tại căn cứ ở Sebastopol « nhiều vụ nổ đã xảy ra ».

Sau cùng kim nghiệm từ vụ tấn công hôm 29/10 đặt ra câu hỏi : Phải chăng lực lượng của Nga đã « thiếu một sự chuẩn bị » trước khả năng đối phương trả đũa bằng drone biển ? 

Rõ ràng là Hạm đội Biển Đen của Nga đang chịu « áp lực rất lớn ». Tình thế lại càng khó khăn hơn từ khi mất hai điểm tựa là các căn cứ quân sự Saky và Hvardiiske của Nga trên bán đảo Crimée. 50 % khả năng hoạt động của cả hai căn cứ này đã bị « vô hiệu hóa » từ tháng 8/2022.

Hệ quả về mặt chiến lược

Những thí dụ vừa nêu cho thấy mức lợi hại của drone biển, và kèm theo đó là câu hỏi: Hải quân của Nga nói riêng và của thế giới nói chung rút được những bài học nào về một trang thiết bị mới đó ?

Sử dụng tàu để tiến hành một vụ tấn công tự sát đã nhiều lần được ghi nhận trong lịch sử Hải Quân quốc tế. Nhưng lần đầu tiên, xuất hiện « vật thể không người lái và được điều khiển từ xa », kết nối với vệ tinh. Thay đổi lớn ở đây là khả năng kết nối với vệ tinh đó « không còn là độc quyền của bên quân đội : Ai cũng có thể kết nối vào các vệ tinh viễn thông này ». Theo ông Joseph Henrotin, « đây là một thay đổi triệt để » trong chiến lược phòng thủ của các quốc gia do khả năng USV « lỡ hẹn » với các mục tiêu càng lúc càng bị thu hẹp lại. Nói cách khác, USV cho thấy giờ đây « có rất nhiều giải pháp, thường là không quá tốn kém, để tiến hành một vụ tấn công ».
Về phía Ukraina, bài học rút ra từ những kinh nghiệm vừa qua có thể là cần sử dụng drone biển/USV với kích cỡ lớn hơn, có thể mang theo nhiều chất nổ hơn, có khả năng mang theo nhiều năng lượng hơn, để nhắm tới những mục tiêu xa hơn. Về phía Nga, đấy cũng sẽ là những bài học quý giá để « vừa tự vệ, vừa phản công ». Bước ra ngoài khuôn khổ chiến tranh Ukraina thì giới chuyên gia nhận thấy USV đang đặt lại vấn đề về khả năng chống hạm, cũng như về các phương tiện và phương pháp phòng thủ, bảo vệ các vùng ven biển. 

/* nguồn: https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%...-qu%C3%A2n
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#2
World’s Largest Submarine Drone Being Built In Germany
[Image: MUM-Submarine-Drone-TKMS-770x410.jpg]
The MUM (Modifiable Underwater Mothership) will be the latest uncrewed underwater vehicle (UUV) when it hits the water. A unique concept, it is longer and twice as wide as any publicly known designs. Image TKMS

As the last Typhoon class submarine is retired, another underwater giant is starting construction. The German MUM (Modifiable Underwater Mothership) will be the largest autonomous underwater vehicle in the world.

Uncrewed underwater vehicles (UUVs) are getting bigger. The latest designs, being introduced in the United States, Britain, China and elsewhere, are several times bigger than most mainstream models already in service. With size, comes greater capability and flexibility. But it also adds complexity. So much more that the evolution of UUVs can be said to be slower so far than their cousins in the air. Yet the seas are changing.

Now German shipbuilder TKMS (Thyssenkrupp Marine Systems) is preparing to start construction of their MUM underwater drone. This drone is much larger than any known type.

Assembly of the prototype MUM (Modifiable Underwater Mothership) is expected to start in the summer. Overall length of the prototype will be around 25 Meters (82 feet).

Size Matters: The Typhoon Of UUVs

At face value this length is arounds the same as the U.S. Navy’s Orca XLUUV (extra-large uncrewed underwater vehicle) with that design’s extended payload section included. But in the same way that the famous Russian Typhoon Class submarine was much larger than the similar-length U.S. Navy’s Ohio class submarine, the MUM is twice as wide. TKMS term this a ‘flat fish’ type design.

One advantage of the wide layout is increased stability when surfaced. In its civilian role it is not intended to spend time at periscope depth, instead being either deep and fully submerged, or on the surface. The width also allows the sail, which is itself modular, to be mounted on one side. Other XLUUVs do not have sails, but the MUM is of course, in a different league in terms of scale.

The inner hull is constructed out of sections which are sized off 10 foot or 20 foot shipping containers. Other XLUUVs, notably British and Australian designs, are also designed around the size of shipping containers. But those are sized to fit inside them, whereas MUM is built around them. This is a unique concept in the submarine world which also makes it easier to transport when broken into sections.

Potential Roles

TKMS have conceived this as a civilian design. In essence it is a large flexible “work horse” UUV able to incorporate user-defined payloads. Because of its size and power system it excels with comparably heavy, power-hungry, payloads which cannot be carried by smaller craft. Potential roles include offshore services such as inspection, maintenance and repair. It can also aid exploration offshore oil and gas fields, or marine minerals. In these roles it could take core samples via a drill, or support seismic surveying. Roles could also include law enforcement such as inspection of strategic national infrastructure.

Although civilian in nature, no doubt Navy’s will be watching its development closely.

[Image: TKMS-Presents-New-Modular-XLUUV-1-1024x774.jpg] MUM in its military variants: Mine-laying, hunter killer and scout/intelligence. First unveiled at NEDS 2019.

The payload space is larger than other designs. It is approximately 10 tons in-water weight and the size of a 20 foot shipping container. This allows multiple smaller UUVs, remote operated vehicles (ROVs) or objects which can be placed on the sea floor.

The prototype will be powered by hydrogen fuel cell AIP (air independent power) propulsion. This will generate around 80 kW nominal power and will be supplemented by lithium-ion batteries for peak loads. The power is enough for sensors and mechanical payloads as well as the two counter-rotating screws (propellers).

The MUM is an interesting design which has been talked about for some time. But as it nears prototype phase it will become a prominent project worthy of attention.

/* src.: https://www.navalnews.com/naval-news/202...rettyPhoto
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply