Tin tức chính trị, quân sự, kinh tế trên Thế giới
Sức công phá của vũ khí hạt nhân Nga định đưa tới Belarus


Vũ khí hạt nhân chiến thuật mà Nga định triển khai ở Belarus có sức công phá nhỏ, có thể dùng để đạt lợi ích cục bộ trên chiến trường.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 25/3 thông báo sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus, tương tự hoạt động của Mỹ trên lãnh thổ đồng minh trong nhiều thập kỷ qua. Đây là lần đầu tiên kể từ những năm 1990, Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật bên ngoài lãnh thổ.
Nhiều nước từ năm ngoái đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong xung đột với Ukraine. Tuyên bố của ông Putin khiến nỗi lo này càng tăng thêm, trong bối cảnh Tổng thống Nga từng nói rằng nước này "không ngần ngại sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật" nếu chủ quyền và lợi ích quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa.


Vũ khí hạt nhân chiến thuật là gì?


Giới chuyên gia định nghĩa vũ khí hạt nhân chiến thuật là loại đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ, được sử dụng để đạt được lợi ích chiến thuật cụ thể trên chiến trường, thay vì gây tàn phá trên diện rộng như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hay bom hạt nhân.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật thường có sức công phá nhỏ, được thiết kế để tấn công các sở chỉ huy, căn cứ, điểm tập trung quân của đối phương ở tiền tuyến. Chúng không được dùng để phá hủy các thành phố, cơ sở công nghiệp quốc phòng cách xa chiến trường.


[Image: 5563187178137267694a-Nga-7942-1679889003...ALzsc0rg7A]

Xe phóng của tổ hợp Iskander với tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân của Nga. Ảnh: BQP Nga.

Những đầu đạn này chủ yếu có sức công phá trên dưới 1 kiloton, tương đương 1.000 tấn thuốc nổ TNT. Trong khi đó, đầu đạn hạt nhân chiến lược lớn nhất của Mỹ có sức nổ 1,2 megaton (1200 kiloton), bom nguyên tử Liên Xô thử nghiệm năm 1961 có sức công phá 58 megaton.
Nhưng với vũ khí hạt nhân, yếu tố "nhỏ" và "hạn chế" chỉ mang tính chất tương đối. Quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945 có sức nổ chỉ 15 kiloton, nhưng gần như hủy diệt cả thành phố này.


Vũ khí hạt nhân chiến thuật được phát triển từ thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh nhằm răn đe đối phương, song chưa nước nào từng sử dụng chúng trong thực tế. Mỹ và một số nước châu Âu cho biết họ phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật để "phản ứng linh hoạt trước bất cứ mối đe dọa nào từ đối phương".


[Image: 2-2017-1679904526.jpg?w=680&h=0&q=100&dp...19AioykGaQ]

So sánh quy mô các vụ nổ hạt nhân trong lịch sử. Đồ họa: RealLifeLore

Tình báo Mỹ ước tính quân đội Nga đang biên chế khoảng 2.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật. Quân đội Nga không công bố thông tin về loại vũ khí này, do không có thỏa thuận quốc tế nào điều chỉnh đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ.
Mỹ có khoảng 200 vũ khí hạt nhân chiến thuật, một nửa số này được bố trí tại các căn cứ của họ ở châu Âu. Trong số này có bom hạt nhân B61 với sức công phá 0,3-170 kiloton, được bố trí tại 6 căn cứ không quân ở Italy, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan.


Vũ khí hạt nhân chiến thuật được sử dụng thế nào?


Vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể được gắn trên tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm, ngư lôi, phóng từ máy bay hoặc bắn từ pháo. Mỹ gần đây nhận định Nga đầu tư mạnh vào các loại vũ khí này để cải thiện tầm bắn và độ chính xác của chúng.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô cũng bố trí nhiều đầu đạn hạt nhân chiến thuật ở Belarus, Ukraine và Kazakhstan, nhằm răn đe NATO. Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã nỗ lực thuyết phục Nga đưa những đầu đạn này về nước. Nga từ đó không triển khai bất cứ vũ khí hạt nhân nào bên ngoài lãnh thổ của mình.


[Image: 5563187178137267694c-Nga-6607-1679889003...6yFcoUZKGw]

Pháo tự hành 2S7M Malka có khả năng bắn đạn pháo hạt nhân chiến thuật của Nga tháng 9/2022. Ảnh: BQP Nga.

Theo Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân có hiệu lực từ tháng 3/1970, không một cường quốc hạt nhân nào được chuyển giao vũ khí hoặc công nghệ hạt nhân cho quốc gia phi hạt nhân.
Hiệp ước cho phép các nước triển khai vũ khí hạt nhân bên ngoài lãnh thổ, nhưng chúng phải được đặt dưới sự kiểm soát của quốc gia đó. Đây là căn cứ pháp lý để Mỹ bố trí đầu đạn hạt nhân chiến thuật tại các căn cứ của họ ở châu Âu.


Dù vũ khí hạt nhân chiến thuật có sức hủy diệt nhỏ hơn nhiều so với bom hạt nhân hay tên lửa chiến lược, chúng vẫn tiềm ẩn nguy cơ rất lớn nếu được sử dụng trên chiến trường.
Bởi vậy, chỉ có người đứng đầu các cường quốc hạt nhân mới có quyền ra quyết định cuối cùng về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Theo học thuyết quân sự của Nga, Tổng thống Putin đang là người có quyền ra lệnh sử dụng cả đầu đạn hạt nhân chiến lược và chiến thuật.


Để mở cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến lược, Tổng thống Putin phải tham khảo ý kiến từ thành viên Hội đồng An ninh Liên bang Nga trước khi ra lệnh trang bị đầu đạn cho phương tiện phóng, đồng thời chuẩn bị lệnh khai hỏa. Hiện chưa rõ quy trình khai hỏa đầu đạn hạt nhân chiến thuật của Nga, đặc biệt là khi chúng được triển khai trên lãnh thổ Belarus.


Theo Mark Cancian, chuyên gia quân sự tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), trụ sở ở Washington, Mỹ, đầu đạn hạt nhân khi được kích nổ có thể xóa sổ một cụm cứ điểm hay lực lượng đối phương cố thủ trong một thành phố, nhưng nó cũng sẽ gây ra đám mây bụi phóng xạ có khả năng theo gió lan tới lãnh thổ Nga, gây ra hậu quả nặng nề và lâu dài.
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
Trước thông tin Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, Mỹ đã phản ứng theo một cách rất lạ lùng.

Theo các nhà quan sát, trước thông tin trên, Mỹ phản ứng một cách vô cùng bình tĩnh và thậm chí hơi kiêu ngạo, điều này khiến Nga cảm thấy rất ngạc nhiên.
"Tuy nhiên như bạn đã biết, có những kẻ săn mồi âm thầm trong vùng nước tĩnh lặng", lưu ý trên được đưa ra bởi ấn phẩm Baijiahao của Trung Quốc.
Như tờ báo tiếng Trung lưu ý, trong tương lai gần ở Belarus, nơi giáp với các nước thành viên NATO, vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ được triển khai.


"Washington cho rằng động thái mới của Moskva sẽ không khiến Lầu Năm Góc phải đưa ra phản ứng, vì Mỹ sẽ không cần điều chỉnh tình trạng lực lượng hạt nhân chiến lược".
“Phản ứng quá bình tĩnh, kỳ lạ này của Mỹ là do Nhà Trắng hiểu rằng chính Washington phải chịu trách nhiệm về việc Nga chuẩn bị triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus”, bài báo viết.


[Image: photo-1-16799157767612006211883.jpg]
Mỹ sẽ không đáp trả việc Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus.


Tờ Baijiahao nhớ lại rằng Hoa Kỳ đã triển khai vũ khí hạt nhân tại châu Âu trong nhiều thập kỷ.
Kể từ giữa những năm 1950, rất nhiều quả bom nguyên tử của nước này đã được bố trí trên lãnh thổ những quốc gia đồng minh, vì vậy việc gửi thêm đầu đạn hay bom nguyên tử đến "Cựu lục địa" đơn giản là việc làm hoàn toàn vô nghĩa.

“Việc triển khai bom nguyên tử của Nga trên lãnh thổ Belarus hoàn toàn không vi phạm các quy tắc quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân. Đây là những gì Hoa Kỳ đã và đang làm, kể cả sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc".
"Đổi lại, Nga chưa bao giờ triển khai vũ khí hủy diệt hàng loạt ở các quốc gia khác, nhưng trong điều kiện địa chính trị hiện tại, rõ ràng nước này đã quyết định đáp trả Mỹ theo cách tương xứng”, ấn phẩm tiếng Trung nhấn mạnh.

Theo Baijiahao

...........................
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
Theo tờ Đô thị Phương Nam của Trung Quốc, ông Mã Anh Cửu sẽ đáp chuyến bay từ Sân bay Đào Viên Đài Loan đến Thượng Hải vào ngày 27/3. Tờ này cũng dẫn truyền thông Đài Loan (Trung Quốc) cho hay, ông dự kiến sẽ hạ cánh xuống Sân bay Phố Đông Thượng Hải vào chiều cùng ngày.


Trước khi khởi hành, ông sẽ có một bài phát biểu ngắn, giới thiệu về mục đích chuyến đi, gồm thăm mộ tổ tiên và trao đổi sinh viên, hy vọng thông qua chuyến thăm góp phần vào giao lưu nhân dân giữa hai bên, cũng như nối lại đối thoại và khôi phục thiện chí giữa hai bờ eo biển Đài Loan.
Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo Đài Loan đến Trung Quốc đại lục kể từ năm 1949. Ông Mã Anh Cửu là thành viên Quốc Dân Đảng và từng gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Singapore hồi cuối năm 2015.

Theo lịch trình do truyền thông Đài Loan công bố, chuyến thăm này của cựu lãnh đạo Đài Loan dự kiến sẽ bắt đầu ở Thượng Hải, sau đó đến Nam Kinh, Vũ Hán, tiếp đó trở về quê hương ở Tương Đàm, Hồ Nam để thăm mộ tổ tiên, rồi đến Trùng Khánh và cuối cùng quay trở lại Thượng Hải, mà không gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hồi tháng 2/2023, Phó Chủ tịch Quốc Dân Đảng Hạ Lập Ngôn (Andrew Hsia) cũng từng thăm Bắc Kinh và gặp ông Vương Hộ Ninh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, người vừa được bầu làm Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc (tương đương Mặt trận) hồi đầu tháng 3 vừa qua.

........................

40% dân Đài Loan muốn thống nhất với TQ qua hòa bình, không qua chiến tranh vì đã nhìn thấy rõ hậu quả của cuộc chiến tại Ukraine. Nếu TQ muốn thống nhất Đài Loan bằng vũ lực thì 40% dân Đài sẽ giúp TQ, khác hẳn với tình cảnh của Ukraine, chỉ có 10% dân Ukraine hướng về Nga và những người chủ chốt đã bị tiêu diệt, cầm tù từ năm 2014 cho đến tận bây giờ.

thanh niên Đài rất sợ đánh nhau , không giống như những người "vẫn còn hơi hám máu nóng của CS" ở ........
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
Ông Lý Hiển Long thăm Trung Quốc giữa thay đổi lớn trong hệ thống toàn cầu
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hy vọng củng cố quan hệ với Singapore qua chuyến thăm của Thủ tướng Lý Hiển Long, giữa lúc các nước đang lưỡng lự giữa cuộc cạnh tranh của hai "ông lớn" Mỹ và Trung Quốc.

[Image: 473b5fa5-f44b-4034-9c07-633682d56a8dd16d...756402.jpg]

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (giữa) đến Trung Quốc ngày 27-3 - Ảnh: SCMP

Báo South China Morning Post đưa tin ông Lý Hiển Long đáp xuống thành phố Quảng Châu ở miền nam Trung Quốc chiều ngày 27-3, bắt đầu chuyến thăm đại lục kéo dài 6 ngày. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông Lý kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19.


Theo thông báo của Văn phòng thủ tướng Singapore, ông Lý sẽ thăm thành phố Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông, thành phố Bác Ngao thuộc tỉnh Hải Nam và thủ đô Bắc Kinh. Tại Hải Nam, ông sẽ tham dự phiên khai mạc và có bài phát biểu tại hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA).


Tại Bắc Kinh, ông Lý sẽ có các cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Cường, Chủ tịch Quốc hội Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Chính Hiệp Vương Hỗ Ninh, cùng một số quan chức cấp cao khác của Trung Quốc.


.............................

Sao có sự trùng hợp lạ lùng vậy, cùng ngày 27 tháng 3 với ông Mả Anh Cửu.
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
vũ khí thông thường của Nga không đấu lại với Mỹ, chắc chắn là như vậy, cho nên Nga mới tính đến phương án dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật để lấy lại thế thượng phong trên chiến trường.

Nga mất rất nhiều xe tăng cùng các kho vũ khí bị phá huỷ là do thứ này ........ đây

đạn pháo M982 Excalibur






.........................


Hồi tháng 1, Mỹ công bố viện trợ cho Ukraine hơn 500 quả đạn pháo M982 Excalibur.
Dòng đạn pháo được trang bị tính năng định vị toàn cầu (GPS) này có thể tấn công mục tiêu đối thủ trong rừng và những địa hình hiểm trở. Theo giới quan sát, Excalibur có thể giúp Ukraine khắc chế thế áp đảo về hỏa lực của Nga trong thời gian qua.

Mặc dù giá thành cao (100.000 USD cho mỗi quả đạn), nhưng Excalibur được đánh giá là phù hợp với quân đội Ukraine khi Kiev đang chuyển sang sử dụng pháo theo chuẩn phương Tây.
Các hoạt động phản công của quân đội Ukraine trong thời gian qua chủ yếu dựa vào các vũ khí chính xác cao như Excalibur. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần một quả đạn Excalibur, Ukraine có thể phá hủy mục tiêu có giá trị của Nga như xe tăng, boongke hoặc kho tiếp liệu.


Excalibur là loại đạn thông minh, có thể sử dụng tọa độ GPS được các UAV trinh thám của Ukraine cung cấp để bắn vào mục tiêu quân sự quan trọng của Nga.
Thông thường, với đạn pháo không dẫn đường, các quân nhân phải chấp nhận bắn một vài phát không chính xác, sau đó căn chỉnh lại đường bắn để dò ra tọa độ chuẩn của mục tiêu.


Ukraine sẽ khó có thể có đủ hỏa lực để cân bằng với Nga. Nhưng trên lý thuyết, họ có thể đạt được hiệu quả tác chiến cao lên rất nhiều khi sử dụng một lượng đạn hạn chế nhưng chính xác và mạnh mẽ hơn nhằm vào các mục tiêu quan trọng của Moscow trên chiến trường.


Mặt khác, theo chuyên gia quân sự Nga Viktor Murakhovsky, Moscow dường như đã bắt đầu nâng cấp tính năng trên hệ thống phòng không để có thể đánh chặn đạn pháo M982 Excalibur. Nga nâng cấp phần mềm và phần cứng cho hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2U/M2 nhằm nâng cao khả năng chống lại các mối đe dọa đường không hiện đại nhất. 

Theo 19fortyfive
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
"Phòng thủ Bakhmut là yêu cầu cần thiết về mặt quân sự. Chúng tôi đang tính toán tất cả các phương án khả thi cho mọi diễn biến và sẽ phản ứng phù hợp với tình hình thực tế", tư lệnh lục quân Ukraine nhấn mạnh.

[Image: bakhmut-donat-1679961961799.jpeg]
Cảnh đổ nát ở Bakhmut hôm 26/3 (Ảnh: AP).

Bình luận của tướng Syrskyi cho thấy Ukraine sẽ tiếp tục bám trụ ở Bakhmut, bất chấp thương vong nặng nề tại mặt trận này. 
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
[Image: photo1679989941299-1679989941383131728757.jpg]

Theo TASS, căn cứ phục vụ tàu ngầm hạt nhân Belgorod tại Thái Bình Dương của Nga sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 2024.

Tuyên bố được thông tấn Nga dẫn nguồn tin từ Hạm đội Thái Bình Dương của nước này cho biết: "Công việc xây dựng cơ sở hạ tầng ven biển để đặt căn cứ hai tàu ngầm đặc biệt mang theo siêu ngư lôi hạt nhân Poseidon ở bán đảo Kamchatka sẽ hoàn thành vào đầu năm 2024".

Kamchatka nằm ở khu vực viễn đông Nga, giáp với Thái Bình Dương và biển Okhotsk. Nguồn tin cho biết các tàu ngầm mới sẽ tham gia thực hiện nhiệm vụ "răn đe chiến lược".


Cũng theo nguồn tin này, sau khi trải qua giai đoạn thử nghiệm cấp nhà nước và được biên chế, tàu ngầm Belgorod sẽ phục vụ ở Thái Bình Dương và có thể được điều động đến bất kỳ vùng biển nào trên thế giới khi cần.
Belgorod là tàu ngầm đặc biệt được nhà máy Sevmash chế tạo chuyên để mang siêu ngư lôi hạt nhân Poseidon (Thần biển), được coi là một trong những siêu vũ khí uy lực nhất của Nga.
Tổng cộng, Hải quân Nga sẽ đưa vào trang bị 4 chiếc tàu ngầm mang theo Poseidon.


Trong đó, hai chiếc sẽ được trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương và hai chiếc còn lại trang bị cho Hạm đội Phương Bắc. Với khả năng mang tới 8 quả Poseidon trên mỗi tàu, Hải quân Nga sẽ có 32 siêu ngư lôi thần biển trực chiến.

Phản ứng với việc Nga triển khai tàu ngầm Belgorod và ngư lôi hạt nhân đến Thái Bình Dương, chuyên gia Mike Green thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) cho rằng, kế hoạch của Moscow gợi lại tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Nga trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Bởi cùng với triển khai Belgorod, tướng Mike Green cho biết thêm rằng, Không quân Nga liên tục điều máy bay quân sự tới bờ biển bang California và quanh đảo Guam trên Thái Bình Dương thực hiện nhiệm vụ bí mật. Số lượng máy bay tuần tra Nga hoạt động gần các đảo Nhật và Hàn Quốc cũng tăng đột biến.
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
[Image: photo1679989379204-1679989379292594634483.jpg]

Tổng thống Joe Biden cho biết, Mỹ đang chiếm ưu thế trước Trung Quốc, trong khi Lầu Năm Góc tập trung tối đa cho phát triển công nghệ vũ khí mới.
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply