Quy tắc FAST và cách sơ cứu người bị đột quỵ tại chỗ
#1
Quy tắc FAST và cách sơ cứu người bị đột quỵ tại chỗ

Đột quỵ đứng thứ 2 trong số các nguyên nhân gây tử vong, đứng đầu về tỷ lệ tàn tật. Đối với người bị đột quỵ, thời gian là vàng, quyết định sự sống cũng như khả năng phục hồi của bệnh nhân. Quan trọng nữa là cần phải nắm rõ dấu hiệu để nhận biết được đột quỵ và cách sơ cứu.


[Image: 9c59caf4-fe70-49dc-8b63-afd1c7a08552.png]
Sơ cứu đúng cách sẽ đảm bảo an toàn cho người bệnh trước khi nhận được sự can thiệp y tế từ bác sỹ.


Quy tắc FAST - Dấu hiệu nhận biết sớm về đột quỵ



Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ khuyến cáo người dân nên nhớ quy tắc F.A.S.T để phát hiện và xử lý đúng tình huống khi có người thân bị đột quỵ. Theo đó, F.A.S.T là cụm từ bao gồm 4 chữ cái, mỗi chữ mô tả một dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ:




Dấu hiệu nhận biết nhanh đột quỵ.


[Image: quy-tac-fast-15275284-221228152752.jpg]
[img=0x0]https://media.suckhoecong.vn/Images/2022/12/28/quy-tac-fast-15275284-221228152752.jpg[/img]


F (FACE): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.



A (ARM):  Bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay, tê liệt 1 bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại cùng 1 lúc.



S (SPEECH): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản bạn vừa nói.



T (TIME): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên hãy nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.



Ngoài ra có những triệu chứng ở người bị đột quỵ có thể kể đến như:



- Lẫn lộn, sảng, hôn mê



- Thị lực giảm sút, hoa mắt



- Chóng mặt, người mất thăng bằng, không thể đứng vững



- Đau đầu



- Buồn nôn, nôn ói,….



Vì vậy khi nhận thấy người bệnh có các triệu chứng trên, bạn nên lập tức gọi xe cấp cứu và di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. Không nên để người bị nghi ngờ đột quỵ tự lái xe hoặc chờ người nhà đưa đi vì điều đó có thể làm mất thời gian vàng của bệnh nhân.



Cách sơ cứu người bị đột quỵ



Bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu càng sớm sẽ càng giúp giảm thiểu tỷ lệ tổn thương não bộ, đặc biệt với những trường hợp bị đột quỵ do huyết khối thì việc điều trị cần phải được thực hiện trong vòng 1 giờ đầu tiên. Trong quá trình chờ cấp cứu đến thì việc sơ cứu đột quỵ tại nhà đúng cách rất quan trọng. Ngay khi phát hiện có người bị đột quỵ, hãy tiến hành sơ cứu bằng cách:



- Kiểm tra xem người bệnh còn đang thở không. Nếu không thấy nhịp thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo. 



- Nếu người bệnh cảm thấy khó thở, hãy nới lỏng quần áo, phụ kiện bó sát như cà vạt, khăn cổ, thắt lưng… để người bệnh dễ thở hơn.



- Nếu bệnh nhân ngừng tim, thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Dùng khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh. 



- Tháo răng giả cho bệnh nhân (nếu có) tránh bị hóc, sặc. Tuyệt đối không đưa bất cứ gì vật gì vào miệng người bệnh.



- Bình tĩnh khuyên nhủ và trấn an người bệnh.



- Đắp chăn giữ ấm cơ thể người bệnh.



- Nếu người bệnh có biểu hiện yếu ở tay chân, cần nhờ nhiều người hỗ trợ di chuyển người bệnh.



- Quan sát để nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào ở người bệnh. 



- Ghi chú lại thời điểm người bệnh khởi phát biểu hiện đột quỵ bất thường;


- Ghi chú lại những loại thuốc mà người bệnh đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đang có.

Việt An - Theo suckhoecong



Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Reply
#2
Cách xử trí người ngất xỉu do đột quỵ

Khi thấy một người ngất xỉu với các dấu hiệu đột quỵ, cần đỡ người bệnh đặt nằm nghiêng, theo dõi phản ứng và lập tức gọi cấp cứu đưa đến bệnh viện.

Bác sĩ Đào Mỹ Dung - Chuyên gia Nội Tim Mạch, Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark Đồng Nai, cho biết đột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do mạch máu não bị tắc nghẽn, bị vỡ, gây gián đoạn việc vận chuyển máu để nuôi dưỡng não. Điều này dẫn đến các tế bào thiếu hụt dinh dưỡng, oxy. Sau vài phút nếu không được khắc phục, các tế bào sẽ chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.



Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả khi đang làm việc hay nghỉ ngơi. Bệnh nhân cần được đưa vào bệnh viện càng nhanh càng tốt trong "thời gian vàng", để kịp thời cứu các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu oxy và dinh dưỡng.



Theo bác sĩ Dung, khi thấy một người có dấu hiệu đột quỵ cần nhanh chóng đỡ người bệnh, không để người bệnh té, va đập chấn thương đồng thời gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Khi đặt bệnh nhân xuống nên để bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng tránh hít phải các chất nôn vào khí quản. Người nhà theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu, phản ứng của bệnh nhân như suy giảm ý thức, nôn mửa...



Bác sĩ Dung lưu ý: "Thời gian vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong cấp cứu các ca đột quỵ, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu, nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác "



Ngoài ra, cũng không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể gây hít sặc chất nôn vào đường hô hấp, tắc đường thở, rất nguy hiểm.


[Image: a32658df-add2-4ad3-b0f3-03e58d8069f3.jpg]
Bác sĩ thăm khám và thực hiện can thiệp mạch vành để cấp cứu cho một bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Đại học Shing Mark . Ảnh: Duy Anh.




Đột quỵ được chia thành hai loại là nhồi máu não và xuất huyết não. Nhồi máu não là hiện tượng giảm lưu lượng máu đến não một cách đột ngột, khiến cho động mạch não bị thuyên tắc một phần hoặc toàn phần. Tình trạng nhồi máu não chiếm đại đa số những ca đột quỵ, tỉ lệ khoảng 80%.



"Mặc dù xuất huyết não chỉ chiếm 20% nhưng diễn biến nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Để cứu sống bệnh nhân cần phải chạy đua với thời gian, tính bằng phút giây", bác sĩ nhấn mạnh.



Theo bác sĩ Dung có 6 dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ, như cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, cười méo mó.


Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. "Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc", bác sĩ Dung nói.



Ngoài ra sẽ khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.



Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động. Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.



Bên cạnh đó, mọi người có thể ghi nhớ quy tắc F.A.S.T để nhận biết một người có dấu hiệu đột quỵ.



Face (Khuôn mặt): Gương mặt có dấu hiệu mất cân đối khi cười, nhe răng hay nói chuyện. Nếp mũi và một bên mặt bị xệ xuống.



Arm (Tay): Tay yếu và có dấu hiệu bị liệt, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được.



Speech (Lời nói): Nói lắp, nói không rõ lời, lời nói khó hiểu hoặc không nói được.



Time (Thời gian): Nếu xuất hiệu 3 dấu hiệu trên, cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao, cần khẩn trương gọi xe cấp cứu, đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế sớm nhất.



Lê Cầm - Theo vnexpress.net



Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Reply