TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM CỘNG HOÀ
#1
TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM CỘNG HOÀ

[Image: 309376165_466472758840479_88214220481395...e=63A1807B]
Không ảnh từ cổng Nam Quan

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam


  • Nguyên bản Anh ngữ của Dorsey Edward Rowe
  • Lê Bá Thông phiên dịch     
  •               
Tọa lạc một cách kiêu hãnh trên vùng đồi núi có cao độ hơn 5000 bộ, giữa một rừng thông sầm uất thơ mộng gần thành phố Ðà Lạt, tại miền Cao nguyên thuộc Quân khu II với khí hậu điều hòa quanh năm là ngôi trường uy nghiêm đào tạo những anh tài của nước Việt Nam Cộng Hòa, đó là trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, một biểu tượng sống của niềm hy vọng tương lai dân tộc. Nơi đây gần 1000 Sinh Viên Sĩ Quan đang thụ huấn một chương trình huấn luyện 4 năm gồm vừa quân sự vừa văn hóa. Khóa huấn luyện này được soạn thảo để chuẩn bị cho các Sĩ Quan tốt nghiệp từ trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, có đủ khả năng phục vụ đất nước trong giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng và xây dựng quê hương trong hoàn cảnh khó khăn nhất mà không bất cứ một Quốc gia nào khác phải đương đầu.

Nhiệm vụ của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam là dạy và huấn luyện Sinh Viên Sĩ Quan để mỗi người có một khả năng cần thiết cho sự tiến triển và tăng trưởng cuộc đời binh nghiệp của một Sĩ Quan thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, được chứng tỏ qua những tác phong như sau:
. Ðức tính toàn năng và khả năng lãnh đạo của cấp chỉ huy.
. Một căn bản quân sự thật vững vàng.
. Một văn hóa bao quát gồm sự thông hiểu kỹ thuật tương đương trình độ kỹ sư tốt nghiệp tại các trường đại học dân sự, được tăng cường với việc huấn luyện về các môn khoa học xã hội, nhân chủng học.


Bao gồm trong nhiệm vụ này là các mục tiêu kể sau:

.Tinh thần: Cung cấp một chương trình huấn luyện ngang hàng trình độ đại học về nghệ thuật và khoa học; phát triển khả năng phân tích để trí óc có thể nhận định được căn nguyên và đi đến những kết luận hợp lý thực tiễn.

. Ðạo đức: Phát triển lý tưởng cao độ về nhiệm vụ và có tiềm năng tuyệt vời về đức tính, kỷ luật, lòng nhiệt huyết cần thiết cho một binh nghiệp của Sĩ quan hiện dịch.


.Thể chất: Ðào tạo và huấn luyện cho mỗi Sinh Viên một thân thể tráng kiện và một sức chịu đựng dẻo dai, bền bĩ của Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng hòa.


Ðể có thể hoàn thành sứ mạng huấn luyện nói trên, trường Võ Bị Quốc Gia đã tổ chức thành một Bộ Chỉ huy và 3 thành phần chính yếu sau đây:

Văn Hóa Vụ

Quân Sự Vụ


Bộ Tham Mưu và Các đơn vị Yểm trợ.


Văn Hóa Vụ: Trách nhiệm phụ trách dạy các lớp học và các môn học. Mặc dù trường Võ Bị đã thuê nhiều giáo sư dân sự, tuy nhiên phần đông các giáo sư huấn luyện viên là Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tốt nghiệp từ các trường đại học trong nước hoặc ngoại quốc, với cấp bằng ít nhất là cử nhân. Trường Võ Bị Quốc Gia cũng giúp phương tiện cho những giáo sư nào muốn theo học để lấy bằng cao học và tiến sĩ tại các đại học
trong quốc nội hay ở ngoại quốc.

[Image: congtruong.jpg]

Khối Quân Sự Vụ dạy Sinh viên tất cả các môn học về quân sự và thể dục và chịu trách nhiệm về chỉ huy, kỷ luật và tinh thần của Trung đoàn Sinh viên Sĩ quan. Hầu hết các Sĩ quan được chỉ định phục vụ tại Khối Quân Sự Vụ là Sĩ quan tác chiến và đã xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.

Bộ Tham Mưu phối hợp tất cả vấn đề hành chánh, tiếp liệu và các dịch vụ khác, phần nhiều được cung cấp bởi Tiểu đoàn Yểm trợ.

Ðương kim Chỉ huy trưởng của trường Võ Bị Quốc Gia là Thiếu tướng Lâm Quang Thơ, đang giữ chức vụ trong nhiệm kỳ thứ hai, người đã quan tâm và đóng góp nhiều trong việc phát triển và lớn mạnh của trường. Thiếu tướng Thơ đã giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng trong năm 1965-1966, thời gian khẩn thiết trong việc bành trướng để biến chuyển chương trình huấn luyện qua 4 năm trình độ đại học. Thiếu tướng Chỉ Huy Trưởng còn là cựu Sinh viên Sĩ quan, tốt nghiệp khóa 3 vào ngày 1 tháng 7 năm 1951. Ông đã theo học trường Sĩ Quan Thiết Giáp tại Fort Knox năm 1956 và tốt nghiệp khóa ChỉHuy và Tham Mưu cao cấp tại Ft. Leavenworth năm 1964 tại Hoa kỳ.

Trường Võ Bị gồm tất cả những căn nhà được kiến trúc bắt đầu từ năm 1961. Các Sinh viên Sĩ quan cư ngụ hai hoặc ba người trong một phòng ngủ của 4 doanh trại, mỗi doanh trại gồm 100 phòng ngủ. Một phạn xá rộng lớn có khả năng dọn ăn cho 1200 người một lúc. Sinh viên Sĩ quan được tổ chức thành Trung Đoàn SVSQ gồm hai Tiểu Đoàn, mỗi tiểu đoàn có 5 đại đội. Ngoài ra còn có Hệ Thống Chỉ Huy và chương trình huấn nhục cho tân Sinh viên giống như chương trình tương tự tại West Point.

Sinh viên của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam liên lạc mật thiết với West Point qua một sinh viên lớp niên trưởng. Khóa 25 rất hãnh diện vì có người bạn cùng khóa là SVSQ Phạm Minh Tâm đang thụ huấn tại trường West Point và sẽ tốt nghiệp từ trường Võ Bị này vào năm 1974. Không giống như các trường đại học quân sự Hoa kỳ vì không có sự chỉ định trực tiếp các sinh viên được thu nhận theo học trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Ðể được thu nhận thụ huấn, các ứng viên dân sự phải hội đủ các điều kiện sau đây:

Từ 17 đến 22 tuổi.
Là công dân Việt Nam.


Chưa khi nào lập gia thất và nếu được chấp nhận thụ huấn, cam kết không lấy vợ cho đến sau khi tốt nghiệp.


Có hồ sơ hạnh kiểm tốt.


Có thể lực tốt và đầy đủ sức khỏe vớiụ chiều cao tối thiểu là 1 thước 60 phân (khoảng 5 feet 4 inches).


Có Tú tài II ban toán hay khoa học hoặc chứng chỉ văn bằng ngoại quốc tương đương.


Trúng tuyển chương trình khảo thí của trường VBQGVN.


Lịch sử của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam bắt đầu từ tháng 12 năm 1948 khi Pháp thành lập trường Sĩ Quan Hiện Dịch Việt Nam tại Huế. Năm 1950, trường này được dời lên Ðà Lạt và có tên là "Ecole Militaire Inter-Armes". Cho đến năm 1954, tất cả các chỉ huy trưởng và huấn luyện viên đều là người Pháp. Việt Nam lần hồi đảm trách việc kiểm soát sau khi Hiệp định Genève ký kết và trường được đổi tên là "Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt" phiên dịch từ tên bằng tiếng Pháp trước đây.

Vào tháng 7 năm 1959, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa ký Nghị định thành lập "Trường Võ Bị Quốc Gia"(The Vietnamese National Academy) với sinh viên tốt nghiệp có trình độ đại học. Mặc dù trên lý thuyết, Nghị định này đặt sự giáo huấn của trường Võ Bị ngang hàng với các trường Ðại học Sài gòn, Huế và Ðà Lạt, chương trình học tại Võ Bị chỉ kéo dài trong 3 năm và trình độ tương đương không được chấp nhận. Chương trình học bốn năm được chấp thuận năm 1961 nhưng chỉ có hiệu lực chưa đầy một năm vì kể từ tháng 8 năm 1962 do sự thiếu hụt sĩ quan cấp dưới, trường VBQGVN được đặt dưới sự huấn luyện trong thời chiến và chương trình chỉ kéo dài trong 2 năm.

Nhận thức được sự cần thiết đào tạo tài năng trẻ hầu có thể kiến thiết đất nước, Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, vào ngày 13 tháng 12 năm 1966, ký Nghị Định thành lập chương trình học 4 năm và từ đó SVSQ trường VBQGVN có trình độ học vấn tương đương với bất cứ trường đại học 4 năm khác tại Việt Nam.

Chương trình huấn luyện hiện nay tại trường VBQGVN về phương diện tổng quát cũng giống như chương trình tại West Point. Tuy nhiên trường VBQGVN có trách nhiệm huấn luyện và đào tạo sĩ quan cho cả 3 Quân Binh chủng, hầu như bao gồm chương trình của West Point, Annapolis, và Air Force Academy tại Hoa kỳ. Khóa 25 sẽ tốt nghiệp vào tháng 12 năm 1972 là khóa đầu tiên thụ huấn chương trình "ba ngành" (tri-service) này được áp dụng từ năm 1970. Lý thuyết căn bản của chương trình huấn luyện "ba ngành" là trong hai năm đầu thụ huấn, tất cả SVSQ đều theo chương trình học về văn hóa và quân sự như nhau. Vào cuối năm thứ hai, Sinh viên được chia ra cho ba quân chủng: Bộ binh, Hải quân, và Không quân, với 1/8 tổng số cho Hải quân, 1/8 cho Không quân và 3/4 quân số cho Bộ Binh. Trong hai năm sau cùng, các SVSQ Hải Quân và Không Quân sẽ được huấn luyện với một chương trình văn hóa cải biến và sẽ được huấn luyện quân sự với các quân chủng liên hệ.

Cũng như tại West Point, niên học được chia làm hai giai đoạn: mùa văn hóa và mùa huấn luyện quân sự. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam dạy văn hóa từ giữa tháng 3 cho đến giữa tháng 12 và chia ra làm hai cá nguyệt. Mùa huấn luyện quân sự mà trong thời gian này Sinh viên được nghỉ phép hai tuần lễ, được kéo dài từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 3. Thời tiết tốt tại Ðà Lạt vào những tháng 12, tháng giêng, tháng 2 và tháng 3 rất thuận tiện cho việc huấn luyện quân sự. Đó là lý do của sự khác biệt về thời biểu và chu kỳ huấn luyện giữa trường VBQGVN và các quân trường tại Mỹ.
Chương trình văn hóa gồm các môn học dạy về khoa học thuần túy, khoa học ứng dụng, và nhân chủng học. Trong khoa học thuần túy- toán học, vật lý và hóa học- Sinh viên học, suy nghĩ và tìm hiểu lý do, phân biệt những yếu tố căn bản để suy luận và tìm ra kết luận cho vấn đề. Những khóa học này cung cấp căn bản hiểu biết vững vàng cho sinh viên để có thể tiến tới trong khoa học áp dụng và chuẩn bị cho họ xử dụng khả năng trong các công tác kiến thiết quốc gia. Những lớp học về kỹ sư cầu cống, xa lộ và phi trường, bản đồ, khảo sát được hoạch định phát huy khả năng các chuyên gia để có thể hình thành bản đồ cho quốc gia, khảo sát và xây cất xa lộ, đường xe lửa, phát triển và bảo trì thương cảng và kiến thiết và sửa chữa cầu cống. Trong môn học về kỹ sư điện khí, ngoài việc học về nguyên tắc căn bản của máy thu thanh, xe cộ và vũ khí, sinh viên còn được mở mang sự hiểu biết để có thể giúp họ phụ trách về các công dụng điện khí trong nước.

Ðể cân bằng thời biểu huấn luyện văn hóa, vào khoảng 40% chương trình huấn luyện chú trọng về xã hội học và nhân chủng học. Một vài khóa học này có giá trị trực tiếp và thực tiễn trong khi vài lớp học khác có mục đích đi sâu vào sự hiểu biết về thế giới và vai trò của sinh viên trong việc phát triển văn hóa dân tộc. Sau đây là thời biểu mãn khóa của các lớp Sinh viên Sĩ quan. Khóa 25 sẽ tốt nghiệp vào tháng 12 năm 1972; khóa 26 tốt nghiệp vào tháng 12 năm 1973, vân... vân...

Huấn luyện quân sự chiếm khoảng 50% của thời gian thụ huấn 4 năm. Mỗi Sinh viên theo học và tham gia vào một chương trình huấn luyện thể chất, thể dục kể cả việc theo học Taekwondo, môn võ judo-karate của Ðại hàn. Tất cả Sinh viên Bộ binh đều phải theo học khóa Nhảy dù và Biệt động quân. Lý thuyết MacArthur về sự tranh tài và nhấn mạnh vào toàn năng về thể lực để dạy lòng hăng say, quyết tâm chiến thắng, đức tính cần thiết giúp cho chiến sĩ trên trận mạc đã được phát huy rất nhiều trong các sinh viên của trường VBQGVN.

SVSQ Võ Bị còn được huấn luyện về căn bản quân sự và chuyên môn cùng một lúc với các khóa tâm lý chiến, quân sử và lãnh đạo chỉ huy để dạy sinh viên có một khả năng nghề nghiệp và hiểu biết vững chãi, sẵn sàng nhận những chức vụ chỉ huy và tham mưu cao hơn.

Quyết tâm và mục đích của các Sĩ Quan tốt nghiệp từ trường VBQGVN về việc tái thiết đất nước, bảo vệ quê hương và phát huy lòng kiêu hãnh của Quốc Gia được bao gồm trên huy hiệu của trường Võ Bị. Huy hiệu gồm có một tấm khiên màu xanh với hình thể Việt Nam in bằng màu trắng. Ôm vòng bản đồ Việt Nam là hình một con rồng vàng, trên khung viền màu đỏ, hàm răng rồng ngậm chặt thanh kiếm. Màu xanh tượng trưng cho ý chí kiêu hùng của Sinh Viên Sĩ Quan, màu đỏ tượng trưng cho sự hy sinh của dân tộc Việt trong nhiệm vụ bảo vệ quê hương. Con rồng vàng là biểu tượng con Rồng cháu Tiên của dòng giống Lạc Việt và thanh kiếm nói lên ý chí con nhà võ biền của người Việt Nam sẵn sàng chống giữ đất nước thân yêu.

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã đào tạo nhiều lãnh tụ của Việt Nam. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tốt nghiệp khóa 1 vào năm 1948, khi trường còn ở tại Huế. Tống Thống Thiệu cũng đã hai lần giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng trường VBQGVN vào những năm 1955-1956 và 1957-1959.

Ðể kết luận, người ta không thể nào không so sánh sự thành hình và phát triển của trường VBQGVN với trường West Point. Vào thời kỳ đầu và giữa thế kỷ của năm 1800, Hoa kỳ đã đối diện với tình hình tương tự- sự bành trướng, phát triển của tài nguyên quốc gia, sự tranh chấp bằng vũ lực và việc nới rộng kiểm soát của chính quyền. Với công trình đóng góp vào công cuộc kiến thiết xứ sở và những thành công về phương diện quân sự, những sĩ quan tốt nghiệp từ trường West Point đã thành danh không những là kỹ sư và chiến sĩ mà còn là các dân biểu, những nhà ngoại giao và kỹ thuật gia. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam hiện nay cũng đang tìm cách đào tạo những nhân vật tương tự để gánh vác vai trò lãnh đạo khẩn thiết, đem hết khả năng và tâm huyết phục vụ quê hương của họ. Chúng ta có thể tự hào là "the Long Gray Line" ( tượng trưng cho Sinh viên Sĩ quan trường Võ Bị West Point) đã giúp sức dẫn đầu lộ trình này.

Ðà Lạt Việt Nam, năm 1972           
Thiếu tá Dorsey Edward Rowe        
Cố vấn Khối Quân Sự Vụ TVBQG VN


Heavy-black-heart4
Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở . Cheer
Reply
#2
Lịch Sử Xây Dựng Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam 1959-1970





Heavy-black-heart4
Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở . Cheer
Reply
#3
[Image: 290322284_5403304783025481_2304625804514...e=63A193CF]

Hình cũ 

Heavy-black-heart4
Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở . Cheer
Reply
#4
[Image: 265559323_4795754587113840_4092128377434...e=63A0DAF0]

Đại Tá TRẦN NGỌC HUYẾN (quân phục đại lễ trắng) tháp tùng Tổng thống NGÔ ĐÌNH DIỆM trong một lễ Mãn khoá SVSQ.

Heavy-black-heart4
Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở . Cheer
Reply
#5
Vài Nét về Tập San Đa Hiệu
Võ Công Tiên, K26

[Image: vainetvedahieu.jpg]

Sinh hoạt của anh em Võ Bị Đà Lạt trong suốt 44 năm tại hải ngoại được nhận thấy từ một điểm rõ nét nhất là Tập San Đa Hiệu (TSĐH). Nó tiếp nối việc truyền bá các ý tưởng, tâm tình, đồng thời là sợi dây liên kết những người từng phục vụ hoặc thụ huấn tại một đơn vị mang tên Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (TVBQGVN). Khởi đi từ việc quy tụ các cựu sinh viên sĩ quan (CSVSQ) thành các nhóm, hội, tờ báo đã được tái bản tại San Jose, miền Bắc California, Hoa Kỳ vào năm 1983. Đến giữa năm 2019,  116 số đã được hoàn tất, hiện tại với chừng 348 trang khổ 5 1/4 X 8 1/4 in, gửi đến 2700 độc giả.

Thành phố Đà Lạt với nhiều đồi thông, cỏ hoa rực rỡ, không khí mát lạnh, là nơi thích hợp cho việc huấn luyện của các quân trường, trong đó có Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt (TVBLQĐL). Cuối năm 1959, khi TVBLQĐL cải danh thành Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, thường gọi tắt là Trường Võ Bị (TVB) thì về sau tờ Nội San Đà Lạt Tiến cũng được đổi tên thành Tập San Đa Hiệu. Song song với chương trình phát thanh hằng tuần, TSĐH là tiếng nói chung của TVB về mặt truyền thông, diễn đạt qua nhiều bài viết của toàn thể cán bộ, huấn luyện viên, giáo sư, SVSQ và thân hữu.

Từ thập niên 60, Trung Tá Trần Ngọc Huyến, Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN đã quyết định cải tiến tờ Đa Hệu với thành phần chính là các SVSQ, như: Chủ Nhiệm Bùi Quyền K16, Tổng Thư Ký Nguyễn Duy Sự K16 (Sương Mặc Lam), cùng với sự cộng tác của Võ Tình K17, Võ Ý K17, Vũ Xuân Thông K17, Phan Nhật Nam K18, Nguyễn Ngọc Khoan, K18 (Từ Thế Mộng). Tờ báo thể hiện một khiá cạnh chính của chương trình đào tạo những cán bộ đa năng, đa hiệu mà TVB nhắm tới, trong đó yếu tố văn hoá, nghệ thuật và ý thức trách nhiệm, cung cách phục vụ quần chúng được đề cao.

Theo đà lớn mạnh của QLVNCH, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc và mức leo thang nóng bỏng của thực tế chiến trường, Tập San Đa Hiệu được giao cho Phòng Chính Huấn, trực thuộc Khối Chiến Tranh Chính Trị TVBQGVN, đảm trách. Phạm vi quảng bá của tờ báo cũng đã vượt khuôn khổ đồi 1515. Bài vở từ đó cũng đăng tải các vấn đề chiến lược quốc tế, chính trị, xã hội, và các kế hoạch dự liệu cho thời bình của đất nước. Đại Úy Võ Văn Sung, K17 là vị chủ bút đảm nhiệm liên tục nhiều năm, cho tới 1975.[img=301x0]http://www.tvbqgvn.org/dahieu/imagesdahieu/vainetvedahieu.jpg[/img]
Trước 1975, TSĐH đã ấn hành gần 80 số (gồm 2 bộ), khổ cỡ như các số Đa Hiệu hôm nay nhưng nội dung có phần sống động và nặng về nghiên cứu, sưu tầm hơn là sáng tác. Đa Hiệu lúc xưa xem ra trang nhã, tầm nhìn chẳng kém tập san quân sự Tiền Phong. Có thể nói Đa Hiệu hôm nay na ná tờ Wilson Quarterly tại Hoa Kỳ, tuy rằng nó chỉ là một sản phẩm văn nghệ tài tử, với phương tiện eo hẹp đóng góp từ một tập thể sống tản mác khắp năm châu.

Nếu nghe một cô nào đó nói, “Mấy anh sĩ quan Đà Lạt”, “Mấy ông Võ Bị”, “Mấy chàng Alpha Đỏ” thì không khó nhận ra lai lịch và mức độ quen biết của các cô ấy đến các người trai trẻ bên bờ Hồ Than Thở ra sao. Tương tự, thời nay, chuyện đọc báo Đa Hiệu nó khác với đọc Đa Hiệu. Một từ ngữ trở nên quen thuộc là “gói báo”, hiểu ngầm là gói báo Đa Hiệu. Ngày gói báo thực ra là chỉ làm các việc đơn giản như cho vào phong bì, dán địa chỉ người nhận, nhưng chính yếu là sự gặp gỡ, trò chuyện của quý vị niên trưởng và anh em các khóa cùng các phu nhân và con cháu gần xa. Có thể tính tới 240 giờ công cho một kỳ phát hành, khoảng $4K thiện nguyện. Đó là không kể đến công sức, trí lực của ban biên tập, trị sự, và bạn đọc cùng chung sức đóng góp ý kiến cũng như tiền bạc. Một phần ba thế kỷ với khoảng 30 ngàn trang giấy, tốn hết $1.2 triệu đô-la. 

Em phải biết một đời trai du tử
Có khi nao chôn kiếm ngủ bên trời


Qua hai câu thơ nêu trên được đăng trong một số Đa Hiệu trước 1975, hào khí của một tác giả viết từ thuở mang Alpha Đỏ được nhắc lại. Rồi sự bày tỏ của cây bút Trần Cẩm Tường, K19 với thái độ dứt khoát chuyện “lọt chọt trong hàng”, hoặc đôi dòng tâm tư ngọt ngào trong tuỳ bút của Chị Lãm Thúy, đến những nốt nhạc do CSVSQ Nguyễn Tiến Việt, K23 viết cho Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu cất bước khởi hành, tất cả đã được phơi bày. Sắc nhọn như các dấu tích chiến trường của Vương Mộng Long, K20 hay đâu đó là những ánh lửa bừng sáng, cánh hoa tươi tắn của con cháu Trưng Triệu cỡ Điệp Mỹ Linh, Tường Thúy, Vi Vân, Tealan, Như Hoa.

Đa Hiệu thời trước đã chứng tỏ tính cởi mở trong văn nghệ, báo chí. Thí dụ qua hai bài viết thẳng thắn, một của SVSQ Võ Thiện Trung K24, bài kia do vài vị Giáo Sư Văn Hóa Vụ thuộc khoa Khoa Học Xã Hội. Hai lập luận đối chọi nhau về sự cần thiết của chương trình văn hóa mà TVBQGVN trang bị cho những người sĩ quan trong thời chiến. Và cuộc sống bươn chải giữa môi trường mới lạ đến với mọi gia đình CVSSQ từ Úc qua Âu sang Bắc Mỹ ảnh hưởng đến tâm tư những trái tim chưa nguội lạnh. Khói lửa chiến tranh, đêm đen tù ngục, bao dằn vặt lo toan cho tình người, vận nước bên này hay bên kia đại dương. Thế còn thời đại của internet, information, tin tức hình ảnh tràn lan, nhanh như chớp thì Đa Hiệu thời nay sẽ chuyển đạt ra sao?

Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam ghi nhận thiện chí, công lao của quý vị niên trưởng, anh em Võ Bị cùng gia đình, giáo sư, thân hữu, anh chị em và các cháu Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu, đã đóng góp vào việc điều hành TSĐH trong suốt hơn ba thập niên. Không kể các vị phu nhân âm thầm giúp chồng vẽ bìa, sửa câu, gõ chữ. Chưa nói hết những chuyến đưa báo từ New York qua Boston với bão tuyết, đường trơn trước thời gian có chương trình định cư H.O., thiếu cả cell phone. Ở đây chỉ nêu tượng trưng những vị góp công sức thường xuyên, tiêu biểu qua các công tác biên soạn, cổ động và phát hành tờ báo, lược kê các thời kỳ theo nơi gói báo, chủ nhiệm, các chủ bút, ban trị sự, gồm các cựu sinh viên sĩ quan:

Đa Hiệu số 1 -7, Bắc California, Lâm Quang Thi K3, Đỗ Kiến Nhiễu K4, Nguyễn Thiện Nghị K4, Nguyễn Trùng Khánh K25, Trần Sỹ Thiện K25.
Đa Hiệu số 8 -19, Bắc California, Bùi Đình Đạm K1, Đỗ Văn Chấn K21, Hà Tấn Diên K26, Nguyễn Thành Đức K20.
Đa Hiệu số 20 -35, Bắc California, Lê Minh Ngọc K16, Phạm Đình Thừa K19, Nguyễn Thành Đức K20, Lê Thi K29, Đoàn Phương Hải K19.
Đa Hiệu số 36 -52, Washington DC, Trần Khắc Thuyên K16, Trần Văn Thế K19, Trần Ngọc Toàn K16, Trần Văn Cẩn K18, Võ Nhẫn K20, Nguyễn Như Lâm K22.
Đa Hiệu số 53 -65, Nam California, Trần Văn Thư K13, Nguyễn Phán K24, Nguyễn Xuân Quý K31, Lê Đình Dư K13, Phạm Bá Cát K13, Trần Trí Quốc K27, Nguyễn Văn Triệu K19, Tsu A Cầu K29.
Đa Hiệu số 66 -72, Bắc California, Nguyễn Nho K19, Đoàn Phương Hải K19, Nguyễn Xuân Thắng K25, Nguyễn Thanh Sang K28, Hoàng Trọng Đức K27.
Đa Hiệu số 73 -78, Nam California, Nguyễn Nho K19, Nguyễn Hồng Miên K19, Dương Đức Sơ K17, Trần Trí Quốc K27.
Đa Hiệu số 79 -85, Houston, Đinh Văn Nguyên K20, Võ Văn Đức K22, Đinh Tiến Đạo K24, Nguyễn Xuân Thắng K25.
Đa Hiệu số 86 -90, Bắc California, Nguyễn Hàm K25, Lê Đình Trí K29, Trương Thành Minh K28, Trần Trung Tín K31.
Đa Hiệu số 91 -96, Bắc California, Nguyễn Văn Chấn K9, Lê Đình Trí K29, Lê Tấn Tài K20, Trương Thành Minh K28.
Đa Hiệu số 97 -102, Nam California, Võ Nhẫn K20, Tsu A Cầu K29, Nguyễn Duy Niên K27, Phòng Tít Chắng K29, Nguyễn Quốc Đống K13, Nguyễn Hồng Miên K19, Tô Văn Cấp K19, Hoàng Xuân Đạm K20, Đổng Duy Hùng K21, Nguyễn Ngọc San K24, Lê Khắc Phước K25, Nguyễn Hàm K25, Nguyễn Phước Ái Đỉnh K26, Nguyễn Xuân Quý K31.
Đa Hiệu số 103 -108, Nam California, Trần Vệ K19, Nguyễn Phán K24, Nguyễn Trung Việt K21, Nguyễn Duy Niên K27, Diệp Quốc Vinh K27, Phan Văn Lộc K30, Đào Quý Hùng K26, Huỳnh Tiến K28, Nguyễn Xuân Quý K31, Nguyễn Phước Ái Đỉnh K26.
Đa Hiệu số 109 - 113, Nam California, Tsu A Cầu K29, Đỗ Mạnh Trường K23, Trần Trí Quốc K27, Phan Văn Lộc K30, Nguyễn Phước Ái Đỉnh K26, và Hội VB Nam California.
Đa Hiệu từ số 114, Nam California, Nguyễn  Văn Thiệt K18, Đỗ Mạnh Trường K23, Trần Trí Quốc K27, Phan Văn Lộc K30, Nguyễn Phước Ái Đỉnh K26, và Hội VB Nam California.

Đối với những ai từng đi qua các trại tỵ nạn Cộng Sản ở Malaysia, Indonesia, Philippines thì tờ Đa Hiệu đúng là tia sáng nồng thắm trong lòng những thuyền nhân vừa thoát chết hoặc đã trải qua những kinh hoàng trên biển.

Nhớ khoảng cuối năm 1983, tại Bataan, có 6 anh em VB tạm cư trong trại Philippine Refugee Processing Center gồm các Khóa 16, 24, 25, 26, 29, 31. Họ nhận được 2 tờ Đa Hiệu số 2 (Tháng 6, 7, 8 năm 1983), một tờ thì chị Hoàng Xuân Mai, K25 lưu giữ tại quán cafe của anh chị nhằm khoe với mọi người, còn một tờ kia chuyền nhau đọc, đi bộ cách nhau vài cây số. Hạn mượn chỉ một ngày, ưu tiên cho anh em cựu quân nhân. Còn các văn phòng từng vùng, phòng đọc sách nếu mượn thì cũng được vài hôm, và giao nhận đàng hoàng. 
Tập San Đa Hiệu chuẩn bị bước sang số 119 dự trù phát hành vào tháng 5, 2020. Tờ báo không là sở hữu của riêng ai, một hội hoặc khóa nào. Từ ngữ Đa Hiệu đã trở nên quen thuộc như Lâm Viên, Tự Thắng, Đà Lạt, và là các dấu hiệu nhận biết hơn là những danh từ hoặc tĩnh từ nguyên thủy.

Bỏ qua cái thời với máy đánh chữ (memory) chỉ đủ dành cho vài trang (resume) xin việc, Tổng Hội CSVSQ/TVBQGVN hy vọng Đa Hiệu còn tiếp tục phát hành và sống mãi. Viết hay, vẽ đẹp không phải là điều gì khó khăn ghê gớm lắm, mà vẻ đẹp trong sự hay viết chẳng qua là tình ý được diễn tả sao cho chững chạc, hài hòa, và có chút giá trị nào đó phải chăng. Tập San Đa Hiệu hẳn nhiên sẵn sàng đón nhận tất cả những bài vở, mọi thiện chí đó đây.
 
Điạ chỉ của Tập San Đa Hiệu
Da Hieu Magazine
P.O. Box 8628, Fountain Valley, CA 92728
Email: dahieu2016@gmail.com
Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở . Cheer
Reply
#6
Tưởng nhớ tới những anh linh, anh hùng liệt nữ của Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà

Innocent Heavy-black-heart4 Innocent 



Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở . Cheer
Reply