Viagra và cà phê có thể chống lại bệnh mất trí nhớ
#1
Có thật không đây?
Mà nếu có thật thì nhiều người cũng đành chịu chứ không dám uống thứ không phải cà phê  Wink .


Phương Quý
12 tháng 12, 2022

Nguồn: Saigonnhonews

[Image: d9f414fa-viagra-1574042241938629610208-800x450.jpg]

Một nghiên cứu mới vừa được công bố của các nhà khoa học Mỹ cho thấy Viagra, thuốc điều trị rối loạn cương dương Viagra có thể làm giảm tới 69% nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.
Tin tức này được công bố trên tạp chí Nature, cho thấy loại thuốc này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của não và làm giảm đáng kể các protein độc hại có thể gây ra chứng mất trí nhớ. Những phát hiện của nghiên cứu rất hứa hẹn, cho thấy khả năng một ngày nào đó loại thuốc này có thể được đưa vào sử dụng để chống lại chứng mất trí nhớ. Một nhóm chuyên gia mới đang chuẩn bị tiến hành một nghiên cứu khác, sâu hơn, dựa trên dữ liệu này nhưng thử nghiệm phiên bản chung của Viagra – Sildenafil – ở những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer giai đoạn đầu.
Nhóm các nhà nghiên cứu đã đi gần đến việc xác định khả năng của Viagra như một phương pháp điều trị chứng mất trí nhớ sau khi phân tích 1,600 loại thuốc đã được phê duyệt, với hy vọng tìm ra một loại thuốc có thể được sử dụng để chống lại các nguyên nhân gốc của chứng mất trí nhớ. “Sildenafil, đã được chứng minh là cải thiện đáng kể khả năng nhận thức và trí nhớ trong các mô hình tiền lâm sàng, được coi là ứng cử viên thuốc tốt nhất. Tiến sĩ Feixiong Cheng, nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu do Cleveland Clinic thực hiện, cho biết Sildenafil có thể có tác dụng bảo vệ thần kinh và giảm mức độ protein độc hại.

[Image: foody-upload-api-foody-mobile-coffee-210302150706.jpg]

Một nghiên cứu khác gần đây đã phát hiện ra một vũ khí khác trong cuộc chiến chống lại chứng mất trí nhớ: Cà phê. Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ cà phê có thể làm giảm việc lão hóa trí nhớ. Nghiên cứu đang làm sáng tỏ căn bệnh bí ẩn mà đến nay vẫn chưa có thuốc chữa. Mặc dù cà phê không trực tiếp điều trị bệnh Alzheimer giống như một số loại thuốc, nhưng nghiên cứu cho thấy những người uống nhiều hơn lượng cà phê trung bình ít có nguy cơ bị suy giảm nhận thức nhẹ, được coi là giai đoạn tiền mãn kinh của bệnh Alzheimer.
“Với bệnh Alzheimer, hiện tại chúng ta không có cách điều trị hiệu quả nào. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi đang xem xét cụ thể các yếu tố có thể trì hoãn sự khởi phát của bệnh, và thậm chí nếu trì hoãn được ở mức 5 năm cũng có thể mang lại lợi ích kinh tế và xã hội to lớn,” Samantha Gardener, nghiên cứu viên tại Edith Cowan University tại Western Australia cho biết, “Trên toàn thế giới có tỷ lệ cao người trưởng thành uống cà phê mỗi ngày, khiến nó trở thành một trong những loại đồ uống phổ biến nhất được tiêu thụ. Sự phổ biến và có mặt khắp nơi của cà phê có thể khiến nó trở thành một phương pháp khả thi để trì hoãn sự khởi phát của bệnh Alzheimer”.
Nhưng bà Samantha Gardener cũng thú nhận rằng nhóm của bà vẫn chưa chắc chắn thành phần nào trong cà phê góp phần vào việc trì hoãn bệnh Alzheimer. “Rõ ràng đây là dữ liệu sơ bộ và nó cần được nghiên cứu thêm trước khi được khuyến nghị, nhưng nó thực sự tích cực và hy vọng trong tương lai, nó có thể được kết hợp như một yếu tố lối sống có thể thay đổi được để có thể trì hoãn sự khởi phát của bệnh Alzheimer,” Gardener nói.

Quote:
Hơn 6 triệu người Mỹ ở mọi lứa tuổi mắc bệnh Alzheimer. Ước tính có khoảng 6.5 triệu người Mỹ từ 65 tuổi trở lên đang sống chung với bệnh Alzheimer vào năm 2022. 73% là từ 75 tuổi trở lên. Khoảng một trong chín người từ 65 tuổi trở lên (10.7%) mắc bệnh Alzheimer.
Trên toàn thế giới, khoảng 55 triệu người mắc chứng mất trí nhớ tạm thời (dementia), với hơn 60% sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Do tỷ lệ người cao tuổi trong dân số ngày càng tăng ở hầu hết các quốc gia, con số này dự kiến sẽ tăng lên 78 triệu vào năm 2030 và 139 triệu vào năm 2050.
Reply