Bí tiểu
#1
Cách nào bấm huyệt chữa bí tiểu?
Share:
[/url][url=https://www.facebook.com/sharer/sharer.php?u=https://vinmec.com/y-hoc-co-truyen/suc-khoe-thuong-thuc/cach-nao-bam-huyet-chua-bi-tieu/]



Bấm huyệt chữa bí tiểu là biện pháp được sử dụng nhiều và hiệu quả trong Y Học Cổ Truyền. Đây là một biện pháp rẻ, không cần nhiều trang thiết bị, không xâm lấn cơ thể nên tạo cảm giác thoải mái hơn cho người bệnh trong quá trình điều trị.
1. Bí tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Bí tiểu là hiện tượng bàng quang căng đầy nước tiểu nhưng không tiểu được. Đi tiểu là một phản xạ tự nhiên nhờ sự co bóp mạnh của bàng quang kết hợp với giãn nở của cổ bàng quang dưới sự chi phối của hệ thần kinh trung ương, cùng với việc không có bất cứ dị vật nào cản trở sự lưu thông của đường tiểu.
Có nhiều nguyên nhân gây bí tiểu, trong đó chủ yếu là do sự mất liên hệ giữa bàng quang với hệ thần kinh thực vật khiến bàng quang co bóp không đủ mạnh để kích thích tiểu tiện, thường xảy ra sau chấn thương cột sốngchấn thương xương chậuviêm bàng quangxơ cứng cổ bàng quangtúi thừa bàng quang, v.v.
Ngoài ra, bí tiểu còn xảy ra do sỏi bàng quang di chuyển đến lỗ thông bàng quang-niệu đạo khiến nước tiểu không ra ngoài được. Nó cũng có thể xảy ra do đường niệu đạo bị bít tắc gặp trong các bệnh lý như viêm niệu đạo mãn tính, chít hẹp niệu đạo do lậu hoặc chlamydia, xơ cứng niệu đạo do chấn thương gây dập, vỡ niệu đạo.
Ở nam giới, bí tiểu còn có thể xảy ra do các bệnh về tuyến tiền liệt gây chèn ép vào cổ bàng quang như viêm tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, u lành hoặc u ác tính tuyến tiền liệt. Ở nữ giới, một số bệnh lý phụ khoa có thể gây chèn ép bàng quang như u xơ tử cungu nang buồng trứng, hoặc các yếu tố khiến phải nhịn tiểu kéo dài như ngồi họp lâu, đi tàu xe kéo dài.
[Image: 20210609_073252_504812_bi-tieu-cap-2.max-1800x1800.jpg]
Người mắc bí tiểu có thể tham khảo cách bấm huyệt chữa bí tiểu

2. Bí tiểu gây hậu quả gì?

Bí tiểu kéo dài có thể gây khó chịu, căng tức bàng quang, nếu không được thông tiểu có thể gây viêm bàng quang, thậm chí vỡ bàng quang do ứ đọng nước tiểu quá lâu. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, trong Tây y chủ yếu đặt thông tiểu, tuy nhiên, nếu đặt trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh gây mệt mỏi và tốn kém.
Theo Y Học Cổ Truyền, bí tiểu có thể điều trị bằng xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, v.v, với ưu điểm không xâm lấn, tạo tâm lý thoải mái hơn cho người bệnh trong quá trình điều trị. Các biện pháp này có thể được sử dụng hiệu quả trong điều trị bí tiểu sau sinhbí tiểu sau phẫu thuật, bí tiểu ở bệnh nhân liệt sau tai biến, đột quỵchấn thương sọ não, cột sống, vùng tiểu khung, bí tiểu do ung thư, v.v. Điều trị bí tiểu theo Y Học Cổ Truyền đòi hỏi thời gian và phương pháp điều trị chuẩn xác, do đó, người bệnh phải kiên trì tuân thủ phác đồ và các yêu cầu của bác sĩ.
Xem ngay: Các điểm bấm huyệt và điều trị bằng xoa bóp
3. Cách bấm huyệt chữa bí tiểu

Bấm huyệt chữa bí tiểu được sử dụng với tất cả mọi đối tượng với mọi lứa tuổi bị bí tiểu, ngoại trừ người có vết thương hở tại vùng bụng. Thủ thuật được thực hiện bởi các bác sĩ, kỹ thuật viên Y Học Cổ Truyền có chuyên môn. Các dụng cụ được sử dụng trong bấm huyệt thông tiểu gồm giường, gối, ga trải, bột talc và cồn sát trùng. Người bệnh được đặt tư thế nằm ngửa và tiến hành bấm huyệt theo các bước sau:
  • Bước 1: Xoa, xát, miết, day, bóp, nhào vùng bụng để giúp thư giãn các cơ
  • Bước 2: Bấm các huyệt trung giản, hạ quản, đại hoành, thiên khu, quang nguyên, khí hải, quy lai
  • Bước 3: Day các huyệt đản trung, túc tam lý, tam âm giao, thái khê, dương lăng tuyền
[size=undefined]
[Image: 20211126_074530_288803_bam-huyet-chua-bi...0x1800.jpg]
Bấm huyệt chữa bí tiểu bằng huyệt đản trung và một số huyệt đạo khác


Thời gian cho mỗi lần bấm huyệt kéo dài 30 phút, mỗi ngày thực hiện một lần, mỗi liệu trình kéo dài từ 5 - 10 ngày. Người bệnh sẽ được theo dõi trong suốt trong và sau quá trình bấm huyệt thông tiểu, nếu có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, da nhợt nhạt thì cần dừng bấm huyệt, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng và nằm nghỉ ngơi tại chỗ kết hợp theo dõi mạch và huyết áp.
Với sản phụ bị bí tiểu sau sinh có thể sử dụng cách này trước khi dùng trị liệu bằng bấm huyệt: Xoa làm nóng toàn bụng, đặc biệt là bụng dưới; đặt hai bàn tay chồng lên nhau xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ 50 vòng với lực vừa phải; dùng ngón tay cái miết dọc đường trục giữa từ rốn đến điểm giữa bờ trên xương mu trong 30 lần.


Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông được thành lập dựa trên những tinh hoa và sự kế thừa của hai nền Y Học Cổ Truyền và hiện đại trong khám và điều trị, với mục đích đem đến những lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Y Học Cổ Truyền giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong thăm khám và điều trị sẽ mang đến cho khách hàng các phương pháp trị liệu hiệu quả, an toàn và hợp lý nhất.


Đây là cầu nối giữa Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. Với các biện pháp dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên, cổ truyền, cùng với các trị liệu không dùng thuốc như dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Trung tâm cũng là địa chỉ thích hợp cho những khách hàng nâng cao sức khỏe, dự phòng và điều trị các bệnh lý mạn tính thời đại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TỪ XA - ĐỘC QUYỀN TỪ VINMEC
Bạn đang băn khoăn về các triệu chứng sức khỏe chưa biết hỏi ai?
Bạn cần lời khuyên từ chuyên gia y tế để bảo vệ sức khỏe tốt nhất?
Bạn lo lắng về những vấn đề khó nói?
Chỉ với một chiếc điện thoại, bạn có thể kết nối ngay với bác sĩ Vinmec để nhận lời khuyên hữu ích mọi lúc mọi nơi.[/size]
  • Đội ngũ hơn 200 chuyên gia y tế hàng đầu
  • 100% KH hài lòng về chất lượng tư vấn tận tâm, thấu cảm
  • Kết nối nhanh gọn, đặt lịch 24/07
[size=undefined]
Phí dịch vụ: 300.000đ/lượt tư vấn (Tải ứng dụng MyVinmec đặt lịch để nhận ưu đãi thêm 10%)
[img=420x0]https://vinmec-prod.s3.amazonaws.com/original_images/20220627_105019_232660_Untitled_design_2.png[/img]

XEM THÊM:[/size] [size=undefined]
 [/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
#2
...Bấm huyệt chữa bí tiểu và những điều bạn chưa biết

[/url][Image: svg+xml;base64,PHN2ZyBoZWlnaHQ9IjE1MCIgd...IxLjEiLz4=][Image: pham-le-phuong-mai-150x150.png]
Tác giả:Bác sĩ Phạm Lê Phương Mai
Chuyên khoa: Y học cổ truyền
Cập nhật: 19 Th1, 2022

[img=0x0]https://cdn1-youmed-vn.cdn.ampproject.org/ii/AW/s/cdn1.youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/10/pham-le-phuong-mai-150x150.png[/img]
[url=https://youmed.vn/tin-tuc/bac-si/bac-si-pham-le-phuong-mai/?amp]Tác giả:Bác sĩ Phạm Lê Phương Mai
Chuyên khoa: Y học cổ truyền
Cập nhật: 19 Th1, 2022

Bí tiểu là rối loạn tiểu tiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây khó chịu với người bệnh. Ngày nay, việc điều trị triệu chứng này trở nên dễ dàng hơn với sự kết hợp giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền. Trong đó, bấm huyệt được ghi nhận với nhiều kết quả tích cực và dễ thực hiện. Sau đây, mời bạn cùng bác sĩ Y học cổ truyền Phạm Lê Phương Mai tìm hiểu cách thức bấm huyệt chữa bí tiểu đơn giản mà vẫn mang đến nhiều lợi ích.
Nội dung bài viết
[size=undefined]
Bí tiểu dưới góc nhìn Y học cổ truyền
Khái niệm
Theo tài liệu Đông y, bí tiểu cơ năng thường được mô tả trong chứng “long bế” hay “lung bế”. Trong đó:1[/size]
  • Long (lung): Nghĩa là tiểu dắt, khó khăn, nước tiểu nhỏ giọt, ít, ngắn…
  • Bế: Là có cảm giác mắc đi tiểu nhưng không ra được, thường là thể cấp.
[size=undefined]
Bên cạnh đó, bệnh cảnh còn có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu như người mệt mỏi, đau lưng, bụng dưới căng tức, đau rát niệu đạo…
Nguyên nhân
Dựa vào tình trạng người bệnh mà Đông y chia bí tiểu thành 2 nhóm thường gặp:1[/size]
  • Thực chứng gồm tổn thương mới và triệu chứng rầm rộ. Nguyên nhân thường do ẩm thực không hợp lý hay ngoại tà xâm phạm mà sinh thấp nhiệt (viêm, nhiễm…), ứ huyết (sỏi, chấn thương…). Tất cả những điều này đều làm trở ngại sự vận hành của khí cơ bàng quang.
  • Hư chứng gồm những tổn thương lâu ngày và triệu chứng kéo dài. Thường do rối loạn chức năng của Thận khí, không ôn ấm, khí hóa được bàng quang dẫn đến rối loạn tiểu tiện. Ngoài ra, Thận âm hư sinh nội nhiệt, thiêu đốt dịch nên phần nước ở bàng quang giảm sút.
[size=undefined]
Bên cạnh đó, Đông y còn ghi nhận một số nguyên do khác như phế nhiệt, can khí uất trệ, sau mổ, sau sinh… Làm ảnh hưởng đến công năng điều hòa thủy đạo, khí uất trệ, lưu thông kém…
[Image: svg+xml;base64,PHN2ZyBoZWlnaHQ9IjQwMSIgd...IxLjEiLz4=][Image: 67-1.jpg]Bí tiểu hay rối loạn tiểu tiện sẽ gây khó chịu đến sinh hoạt hằng ngày
Bấm huyệt chữa bí tiểu có hiệu quả?
Từ xa xưa, [/size]


Xem thêm: Dứa dại: Vị thuốc dân gian trị bí tiểu, sỏi thận
[Image: svg+xml;base64,PHN2ZyBoZWlnaHQ9IjM2MCIgd...IxLjEiLz4=][Image: bam-huyet-chua-bi-tieu-1-e1637989535266.jpg]Bấm huyệt chữa bí tiểu có thể mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh
Cách bấm huyệt chữa bí tiểu
Chỉ định, chống chỉ định
Phương pháp phù hợp với hầu hết đối tượng rối loạn tiểu tiện do cơ năng ở mọi lứa tuổi.3
Ngược lại, một số trường hợp không nên áp dụng liệu pháp này như:
  • Các trường hợp bí tiểu do nguyên nhân cấp tính, đột ngột, đe dọa tính mạn, cần phải giải phóng nước tiểu trong bàng quang ngay.3

  • Có các vết thương lở loét, vùng da không lành lặn ở vị trị bấm huyệt.3

  • Tình trạng người bệnh không tỉnh táo, mệt mỏi, đang say xỉn, quá đói bụng…

  • Phụ nữ có thai muốn bấm huyệt chữa bí tiểu tại vùng lưng và bụng cần phải tham khảo ý kiến của người có chuyên môn kỹ càng.
Quy trình bấm huyệt điều trị bí tiểu
Lần lượt tiến hành các động tác bấm huyệt tại các vị trí:3
  • Trung quản: Nằm trên đường giữa bụng, từ rốn đo thẳng lên 4 thốn.

  • Hạ quản: Nằm trên đường giữa bụng, từ rốn đo thẳng lên 2 thốn.

  • Thiên khu (Thiên xu): Từ vị trí rốn đo sang ngang 2 bên, mỗi bên 2 thốn.

  • Đại hoành: Giao điểm của đường thẳng ngang qua rốn và đường thẳng dọc qua vú 2 bên.

  • Khí hải: Nằm trên đường giữa bụng, từ rốn đo thẳng xuống 1,5 thốn.

  • Quan nguyên: Nằm trên đường giữa bụng, từ rốn đo thẳng xuống 3 thốn.

  • Trung cực: Trên đường giữa bụng, từ rốn đo xuống 4 thốn, hoặc từ bờ trên xương mu đo lên 1 thốn.

  • Khúc cốt: Nằm ngay chính giữa bờ trên xương mu, hoặc xác định dưới huyệt Trung cực 1 thốn.

  • Quy lai: Từ dưới rốn 4 thốn (huyệt Trung cực), rồi đo ngang ra 2 bên, mỗi bên 2 thốn.
Ngoài ra, thầy thuốc còn có thể gia thêm các huyệt đạo như
  • Day huyệt: Đản trung, Túc tam lý, Dương lăng tuyền…

  • Bổ Thận, tăng khí hóa, điều tiết bàng quang: Thái khê, Thận du, Mệnh môn, Bàng quang du, Ủy dương…

  • Trừ thấp nhiệt: Âm lăng tuyền, Tam âm giao, Trung cực…
Một số thể bệnh thường gặp
Thể phế nhiệt: Rối loạn đi tiểu kèm họng khô, phiền khát, rêu lưỡi vàng mỏng… Bấm huyệt Khúc cốt, Trung cực, Quy lai, Hợp cốc, Phế du, Khúc trì, Đản trung…
Thể khí trệ huyết ứ: Sau phẫu thuật hoặc sau khi tình chí uất giận thì đột ngột tiểu tiện khó khăn, đau bụng, đầy trướng, dễ buồn phiền, cáu giận,… Bấm huyệt Khúc cốt, Trật biên, Trung cực, Côn lôn, Bàng quang du…
Thể thận hư: Người bệnh thường lớn tuổi, triệu chứng lâu ngày, tiểu ít, khó khăn, kèm đau mỏi lưng gối, tóc bạc,… Bấm huyệt Trung cực, Khúc cốt, Quan nguyên, Dương lăng tuyền, Khí hải, Túc tam lý, Tam âm giao…1
Liệu trình bấm huyệt chữa bí tiểu thường dao động khoảng 15 – 20 ngày, tùy trường hợp. Thực hiện từng vị trí huyệt 2 – 5 phút, sao cho vùng da ấm lên, rồi đổi sang nơi khác. Tổng thời gian mỗi lần khoảng 30 phút, nên kết hợp thêm với xoa bóp để có hiệu quả cao.
[Image: svg+xml;base64,PHN2ZyBoZWlnaHQ9IjQ0OSIgd...IxLjEiLz4=][Image: huyet-vung-bung1-1.jpg]Một số huyệt vùng bụng thường dùng để hỗ trợ rối loạn tiểu tiện
Lưu ý khi bấm huyệt chữa bí tiểu

[img=0x0]https://cdn1-youmed-vn.cdn.ampproject.org/ii/AW/s/cdn1.youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2021/11/huyet-vung-bung1-1.jpg[/img]Một số huyệt vùng bụng thường dùng để hỗ trợ rối loạn tiểu tiện
Lưu ý khi bấm huyệt chữa bí tiểu
Quan trọng là phải xem xét kỹ càng chỉ định và chống chỉ định của bấm huyệt chữa bí tiểu. Hơn nữa, trị liệu này hầu như chỉ hỗ trợ đối với các trường hợp rối loạn tiểu tiện. Đối với tình trạng nhẹ có thể được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu người bệnh không cải thiện mà tình trạng ngày càng nặng thì nên suy xét kết hợp phương pháp điều trị khác như thuốc, đặt sonde tiểu, phẫu thuật…
Nếu là nguyên nhân cụ thể như viêm nhiễm, sỏi tiết niệu… bệnh nhân cần được điều trị nguyên nhân tích cực bởi các liệu pháp như thuốc kháng sinh, giảm kích thước sỏi…
Bên cạnh thực hiện bấm huyệt điều trị, người bệnh cần có thói quen và chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý; như uống đủ nước, tránh rượu bia, thư giãn, vận động phù hợp…
Khi thực hiện thao tác phải dựa vào đáp ứng của đối tượng. Không nên quá thô bạo hay quá nhẹ nhàng, xác định sai huyệt… Điều này vừa không mang đến lợi ích mà còn gây ra các rủi ro không mong muốn.2
Những phương pháp đông y khác điều trị bí tiểu
Xoa bóp
Nhiều kết quả tuyệt vời được chứng minh khi kết hợp giữa thủ thuật xoa bóp và bấm huyệt chữa bí tiểu. Đầu tiên, để toàn thân người bệnh thư giãn, rồi xoa ấm lòng bàn tay bằng tinh dầu. Lần lượt tiến hành thao tác xoa, xát, miết, day, bóp,… vùng bụng rồi miết dọc đường giữa bụng đến bờ trên xương mu 10 – 20 lần. Liệu trình xoa bóp khoảng 30 phút/lần/ngày, kéo dài 20 ngày, tùy mức độ đáp ứng.4


...
Châm cứu là một liệu pháp đông y có thể giúp hỗ trợ lợi tiểuDược liệu

Từ lâu đời, xung quanh ta có rất nhiều vị thuốc thảo dược gần gũi có tác dụng thông tiểu, trừ thấp nhiệt, giảm sỏi… Có thể kể đến như:

Mã đề.Râu ngô.Rễ cỏ tranh.Râu mèo.Kim tiền thảo,…

Có thể thấy, những đóng góp của nền Y học cổ truyền trong việc điều trị tình trạng rối loạn tiểu tiện là rất to lớn. Trong đó, bấm huyệt chữa bí tiểu ngày càng nhận được nhiều sự tin tưởng và vận dụng nhiều hơn. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về phương pháp này. Nếu có nhu cầu khám chữa bệnh theo phương pháp đông y, bạn hãy lựa chọn những cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị nhé.

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Trường Đại học Y Hà Nội (2005). Bài giảng Y học cổ truyền tập 2. NXB Y học, Hà Nội.

Trường Đại học Y Hà Nội (2004). Xoa bóp bấm huyệt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Bộ Y tế (2013). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành y học cổ truyền.

Xoa bóp, bấp huyệt chữa bí tiểu sau sinhhttps://suckhoedoisong.vn/xoa-bop-bap-huyet-chua-bi-tieu-sau-sinh-169181556.htm

Ngày tham khảo: 01/11/2021



Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người

Có thể bạn quan tâm

Bấm huyệt hạ sốt như thế nào là đúng cách?

Bác sĩ Phạm Lê Phương Mai· Ngày đăng: 22 Th11, 2021

Thông tin về bấm huyệt chữa đau cánh tay mà bạn cần biết

Bác sĩ Nguyễn Thị Huyền· Ngày đăng: 22 Th12, 2021

Đâu là những cách bấm huyệt chữa bệnh đau lưng hiệu quả?

Bác sĩ Nguyễn Thị Huyền· Ngày đăng: 05 Th11, 2021

Những cách bấm huyệt hạ huyết áp bạn có thể thực hiện

ThS.BS Nguyễn Thị Lệ Quyên· Cập nhật: 11 Th10, 2021

Thông tin về chữa đau gót chân bằng bấm huyệt

Bác sĩ Nguyễn Thị Huyền· Cập nhật: 12 Th11, 2021

Đâu là cách bấm huyệt chữa nấc cụt hiệu quả?

ThS.BS Dư Thị Cẩm Quỳnh· Ngày đăng: 26 Th10, 2021

Tin Tưởng Nội Dung Từ Chúng Tôi

Chương trình "Viết vì người bệnh": 200 bài viết y tế lan tỏa giá trị nhân văn

YouMed hợp tác cùng Đại học Y Dược TPHCM “Viết vì người bệnh”

CEO YouMed: 'Nỗ lực xây dựng nền tảng y tế toàn diện'

YouMed và những “cú bắt tay” để lan tỏa thông tin y khoa chính thống

YouMed và sứ mệnh sát cánh cùng người bệnh trên mọi phương diện

Đại học Y Dược TPHCM bắt tay cùng YouMed đẩy lùi nạn tin giả

YouMed tổ chức hội thảo chuyên gia đầu ngành về Chlamydia và vô sinh

Ra mắt cổng thông tin y tế của bác sỹ, dược sĩ biên soạn

Tin y tế YouMed: Nguồn giải đáp mọi thắc mắc về y tế, sức khỏe

Chuyển đổi số y tế - xu hướng không thể đi ngược trong thời đại 4.0

CÔNG TY TNHH YOUMED VIỆT NAM

VPĐD: 523 Tô Hiến Thành, P.14, Q.10, TP. HCM

Hotline: 1900-2805 | 8:30 - 20:30 (T2 đến T7)

Về YouMed

Về Tin Y Tế YouMedBan Điều Hành YouMedHội Đồng Tham VấnĐội Ngũ Biên Tập

Dịch vụ

Đặt khám Bác sĩĐặt khám Bệnh việnĐặt khám Phòng khám

Hỗ trợ

Chính Sách Biên TậpChính Sách Quảng CáoChính Sách Bảo MậtĐiều Khoản Sử DụngLiên Hệ

Kết nối với chúng tôi

Bảo trợ thông tin

Copyright © 2018 - 2022 YouMed. All rights reserved.

Các thông tin trên YouMed chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ và Nhân viên y tế.


.
https://www.google.com/amp/s/youmed.vn/t...ieu/%3famp

.
Be Vegan, make peace.
Reply
#3

Tòa soạn

Y học cổ truyền 
Thầy giỏi – thuốc hayBệnh viện - phòng khámVị thuốc quanh taChữa bệnh không dùng thuốc

[Image: MB%20--1666757929264.jpeg]
Thứ tư,21/10/2020, 15:00 (GMT+7)
[Image: google-news.png]
Xoa bóp, bấp huyệt chữa bí tiểu sau sinh
SKĐS - Sau khi sinh con, trong những ngày đầu, tuần đầu không ít sản phụ lâm vào tình trạng bí tiểu, tiểu khó do nhiều căn nguyên khác nhau. Để khắc phục triệt để chứng bệnh này, trước hết người bệnh phải được khám xét một cách kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân bí tieeur là thực thể hay cơ năng. Nếu là thực thể nhất thiết phải được xử lý bằng các biện pháp của Tây y, nếu là cơ năng thì có thể tiến hành xoa bóp, day bấm các huyệt vị châm cứu của Đông y theo quy trình sau đây:


Sản phụ nằm ngửa thoải mái trên giường, toàn thân thư giãn, ổn định tư tưởng, dùng dầu nóng xoa toàn bụng, đặc biệt là bụng dưới. Tiếp đó, đặt hai bàn tay chồng lên nhau xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ cho đủ 50 vòng với một lực vừa phải sao cho tại chỗ nóng lên là được. Lại dùng ngón tay cái miết dọc đường trục giữa từ rốn xuống điểm giữa bờ trên xương mu 30 lần.


[Image: bam-huyet-tamam-giaomang-lai-suc-khoe-va...resize.png]
Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa tiến hành day bấm các huyệt Khí hải, Quan nguyên và Thúc cốt, mỗi huyệt chừng nửa phút. Để tìm 3 huyệt vị này chỉ cần vạch một đường từ rốn đến điểm giữa bờ trên xương mu, chia đường này làm 3 phần bằng nhau. Huyệt Thúc cốt nằm ở điểm chính giữa bờ trên xương mu, huyệt Quan nguyên nằm ở điểm nối 3/5 trên và 2/5 dưới của đoạn rốn - bờ trên xương mu, huyệt Khí hải nằm ở điểm nối 1,5/5 trên với 3,5/5 dưới của đoạn nối này. Điểm cần lưu ý là, khi day bấm huyệt Khúc cốt phải đạt được cảm giác tê buốt chạy xuống âm hộ.


close




Dùng hai ngón tay cái hoặc ngón tay giữa day ấn đồng thời cả hai huyệt Túc tam lý trong 1 phút. Vị trí huyệt Túc tam lý: sờ bờ trước xương ống chân (mào chày) từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra ngoài 1 khoát ngón tay là vị trí của huyệt, ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân.
[Image: photo-1-1499212051774_resize.png]
Dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời cả hai huyệt Âm lăng tuyền trong nửa phút. Vị trí huyệt Âm lăng tuyền: sờ bờ trước xương ống chân (mào chày) từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây kẻ một đường ngang, đường này cắt bờ sau trong đầu trên xương chày ở đâu thì đó là huyệt.
Dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời cả 2 huyệt Tam âm giao trong 1 phút. Vị trí huyệt Tam âm giao: ở trên mắt cá chân trong 3 thốn, ngay sau bờ trong xương chày.
Cho sản phụ nằm sấp, dùng lòng bàn tay xát mạnh vùng xương cùng cụt trong 1 phút sao cho tại chỗ nóng lên là được. Tiếp đó dùng ngón tay giữa day ấn huyệt Ủy dương trong nửa phút. Vị trí huyệt Ủy dương: xác định điểm giữa nếp ngang giữa khoeo chân, từ đây đo ra ngoài 1 thốn.

ThS. Hoàng Khánh Toàn



.

https://suckhoedoisong.vn/xoa-bop-bap-huyet-chua-bi-tieu-sau-sinh-169181556.htm

.
Be Vegan, make peace.
Reply
#4




.




Yoga for Empty Bladder Completely | Best Yoga Poses Helpful for Bladder

.




.Pelvic Floor Physical Therapist Top 3 Stretches to Manage an Overactive Bladder (OB)




.



.
.
Be Vegan, make peace.
Reply