Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
14 Nét Văn Hóa Và Thói Quen Của Người Mỹ
Công dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tự gọi họ là Người Mỹ. Cách gọi này đã tồn tại trong suốt quá trình lịch sử của đất nước từ hơn 200 năm qua và bạn sẽ vẫn còn thường xuyên nghe họ gọi như vậy.
Hoa Kỳ là đất nước đông dân, đa dạng về chủng tộc do vậy thật khó để có thể miêu tả về một người Mỹ điển hình. Với những đặc điểm nêu ra dưới đây, bạn hãy nhớ rằng xã hội Mỹ được tạo nên bởi những con người đến từ nhiều quốc gia với sự đa dàng về chủng tộc, văn hóa, xã hội, hoàn cảnh kinh tế và cả vấn đề nhân sinh quan.
1. Tính cá nhân
Trên hết, Người Mỹ tự hào về tính cá nhân và sự khác biệt. Mặc dù có quan hệ chặt chẽ với gia đình và cộng đồng, song tính cá nhân và nhân quyền là điều quan trọng nhất với họ. Điều này nghe có vẻ giống thái độ ích kỷ nhưng chính nó khiến người Mỹ thành thật, biết tôn trọng các cá nhân khác và đảm bảo quyền bình đẳng con người.
2. Tính tự lập
Liên quan tới sự tôn trọng cá nhân, đề cao tính độc lập và tự lập là một nét tiêu biểu của người Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được dạy để tự đứng trên đôi chân của mình tức là biết tự lập. Đa phần sinh viên Mỹ tự chọn lớp học, ngành học cho mình, tự chi trả một phần hay toàn bộ học phó, tự tìm việc, tự lên kế hoạch hôn nhân cho bản thân…,thay vì ỷ lại vào gia đình.
3. Sự thẳng thắn
Thật thà và thẳng thắn đối với người Mỹ còn quan trọng hơn việc giữ thể diện. Đôi khi họ có vẻ kém khéo léo khi đưa ra những vấn đề còn gây tranh cãi, khiến bạn cảm thấy lúng túng hoặc thậm chí là bị xúc phạm. Người Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề và không tốn nhiều thời gian cho việc chuẩn bị hình thức. Sự thẳng thắn khuyến khích người Mỹ tự thảo luận các bất đồng và giải tỏa mâu thuẫn thay vì nhờ đến sự can thiệp của người thứ 3. Bạn không nên nhầm lẫn giữa sự thẳng thắn này với sự thô lỗ.
4. Phong thái thoải mái
Người Mỹ thích ăn mặc, giải trí và đối xử với nhau với một phong thái thỏa mái ngay cả khi giữa họ có sự khác biệt về tuổi tác hay địa vị xã hội. Sinh viên gọi thầy, cô bằng tên và ngược lại. Sinh viên quốc tế có thể coi hành động này như một thái độ vô lễ, thậm chí là thô lỗ nhưng đây là một phần của văn hóa Mỹ. Mặc dù, cũng có nhiều khi người Mỹ coi trọng truyền thống, song nhìn chung họ cũng không quan tâm nhiều đến các lễ nghi xã hội.
5. Người Mỹ thích đặt nhiều câu hỏi
Người Mỹ có xu hướng sử dụng nhiều câu hỏi để phá vỡ sự lạ lẫm ban đầu và để hiểu rõ những người mà họ mới gặp. Một số câu hỏi có vẻ vu vơ và một số câu hỏi mà bạn cảm thấy riêng tư. Tuy nhiên, họ không hề có ý tọc mạch và bạn không bắt buộc phải trả lời những câu hỏi khiến bạn thấy không thoải mái.
6. Coi trọng thành tựu
Người Mỹ rất coi trọng thành tích. Họ thích thể hiện với người khác những kỹ năng của mình, ví dụ thông qua việc trưng bày những số liệu, hình ảnh thể hiện thành tựu trong công việc kinh doanh tại văn phòng hay trưng bày các phần thưởng trong các hoạt động thể thao tại nhà. Đôi khi, sách báo và các bộ phim không được đánh giá dựa trên chất lượng, mà dựa trên số lượng bán ra và lợi nhuận thu được. Tại các trường đại học, mọi người chú trọng vào thành quả đạt được, vào điểm số và điểm trung bình học tập của sinh viên.
7. Sự cạnh tranh và sự hợp tác
Người Mỹ đánh giá cao các thành quả mà họ đạt được, vì vậy họ thường cạnh tranh với nhau. Bạn có thể thấy sự cạnh tranh vừa thân thiện nhưng cũng vừa ganh đua ở khắp mọi nơi. Ngay cả phong cách nói đùa cùng với cách phản ứng nhanh và hóm hỉnh của người Mỹ cũng là hình thức ẩn dụ của sự cạnh tranh. Người Mỹ cũng có tinh thần làm việc nhóm và hợp tác với người khác để đạt được mục tiêu.
8. Sự thân thiện
Nói chung, tình bạn giữa những người Mỹ thường ngắn và ngẫu nhiên hơn so với tình bạn được thiết lập ở các nền văn hóa khác. Điều này chịu nhiều ảnh hưởng từ sự hay thay đổi và sự độc lập của người Mỹ. Người Mỹ thường có khung hướng phân loại rõ tình bạn, có bạn nơi làm việc, bạn trong cùng đội bóng, bạn trong mối quan hệ gia đình…Người Mỹ có thể trở thành những người bạn tốt và chân thành, điều đó đáng để bạn cố gắng thiết lập một tình bạn lâu dài với những sinh viên Mỹ.
Sưu Tâm
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
9 lý do kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục thống trị thế giới
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Nhiều nhà đầu tư toàn cầu đang lo lắng về chính sách tiền tệ mạo hiểm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng của châu Âu và nguy cơ khủng hoảng tín dụng của Trung Quốc...
Kinh tế Mỹ được dự đoán vẫn sẽ đứng đầu thế giới trong nhiều năm tới - Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, trang tin Business Insider (Mỹ) ngày 22.6 đăng tải báo cáo của Joseph Quinlan, người đứng đầu bộ phận phân tích chiến lược thị trường tại Ngân hàng US Trust, nêu ra 9 lý do cho thấy kinh tế Mỹ sẽ đứng yên tại vị trí số 1 thế giới trong nhiều năm nữa:
1. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất và có năng suất cao nhất thế giới:
Dân số Mỹ chỉ bằng 4,5% dân số thế giới nhưng nước này hiện chiếm đến 1/5 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
Quy mô kinh tế Mỹ lớn gần gấp đôi kinh tế Trung Quốc nếu tính bằng USD, theo US Trust.
Ngoài ra, Mỹ còn là một trong số ít các quốc gia phát triển có GDP thực cao hơn mức đạt được trước khi cơn khủng hoảng kinh tế xảy ra hồi năm 2008.
2. Mỹ dẫn đầu thế giới về lượng hàng hóa sản xuất:
Sản lượng sản xuất hàng hóa của Mỹ có tổng trị giá là 1.900 tỉ USD trong năm 2012, tăng 27% so với năm 2009.
Số lượng nhân công trong lĩnh vực này cũng đã tăng thêm 500.000 người kể từ năm 2010, theo số liệu thống kê của US Trust.
3. Mỹ là một trong những nước xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới:
Kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2012 đạt giá trị 2.200 tỉ USD, tăng gần 40% so với năm 2009, US Trust cho hay.
4. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn thích đổ tiền vào Mỹ:
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ trong những năm sau khủng hoảng đạt mức 736 tỉ USD, tương đương 15% tổng lượng vốn FDI của toàn thế giới, theo số liệu thống kê của US Trust.
5. Mỹ có những thương hiệu hàng đầu thế giới:
Trong năm 2013, chín trong số 10 thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới đều là của các công ty Mỹ, theo nghiên cứu thường niên BrandZ về 100 thương hiệu hàng đầu thế giới của hãng Millward Brown (Mỹ).
6. Mỹ dẫn đầu thế giới về công nghệ:
US Trust nhận định Mỹ vẫn là nhà của các trang mạng xã hội hàng đầu thế giới, đồng thời vượt xa các nước khác về lượng tiền chi tiêu cho phát triển công nghệ.
7. Mỹ có những trường đại học tốt nhất thế giới:
Sáu trong số 10 trường đại học tốt nhất thế giới trong năm 2012 đều có xuất xứ từ Mỹ, theo đánh giá của công ty chuyên về giáo dục và du học Quacquarelli Symonds (Anh).
8. USD là tiền tệ “vua”:
Các nước trên thế giới hiện vẫn trữ USD. Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết USD chiếm đến 62% dự trữ tiền tệ toàn cầu trong quý 4 năm 2012.
9. Mỹ có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ:
Sản lượng khai thác dầu trong nước của Mỹ lần đầu tiên vượt qua lượng nhập khẩu trong 16 năm trở lại đây, US Trust cho hay.
Mỹ sẽ qua mặt Ả Rập Xê Út để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2017 và là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới vào năm 2020, theo báo cáo nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Theo: Thanh Niên - Nguồn: US Trust
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Lý giải nguyên nhân Mỹ “ẵm” nhiều giải Nobel nhất thế giới
VOV.VN - Tài trợ cho nghiên cứu cơ bản và khích lệ nhà nghiên cứu trẻ và người di cư là những yếu tố giúp Mỹ trở thành quốc gia có nhiều nhà khoa học giành được giải Nobel nhất thế giới.
Không dưới 8 trong số 13 người đoạt giải Nobel năm 2021 là người Mỹ. Việc Mỹ thống trị giải Nobel là một xu hướng lịch sử gắn liền với sức mạnh của giới học thuật Mỹ và khả năng thu hút nhân tài hàng đầu thế giới.
Kể từ khi giải Nobel được trao lần đầu vào năm 1901, Mỹ là quốc gia giành được nhiều huy chương nhất, với 400 huy chương, tiếp theo là Anh với 138 huy chương và Đức với 111 huy chương.
Mỹ là quốc gia thống trị nhiều giải Nobel nhất thế giới, với 400 huy chương. Ảnh minh họa: Nobel Prize
“Tôi thực sự đánh giá cao những cơ hội được trao cho tôi ở đất nước này (Mỹ)”, Ardem Patapoutian, người đồng đoạt giải Nobel Y học năm 2021 cho những phát hiện quan trọng liên quan tới cơ chế thụ cảm nhiệt độ và xúc giác, cho biết trong cuộc họp báo sau khi giành được giải thưởng danh giá.
Ardem Patapoutian là người Mỹ gốc Armenia, lớn lên ở Lebanon, cho rằng thành công của ông đến từ Đại học California, nơi ông nhận bằng cử nhân và làm nhà nghiên cứu sau tiến sĩ, cũng như Viện Nghiên cứu Scripps – nơi ông đã làm việc trong 20 năm. Đại học California ở thành phố San Francisco (UC) cũng là nơi làm việc của David Julius, người đồng đoạt giải Nobel Y học năm nay. Theo AFP, chỉ riêng nhân viên và giảng viên của UC đã giành được 70 giải Nobel, bằng tổng số huy chương mà Pháp sở hữu.
Tập trung vào nghiên cứu cơ bản
Syukuro Manabe, người đồng đoạt giải Nobel Vật lý năm nay, đã rời Nhật Bản vào những năm 1950 và thực hiện công trình đột phá về các mô hình khí hậu tại Đại học Princeton ở bang New Jersey, Mỹ. Manabe nói với các phóng viên rằng, ở Mỹ, ông có thể đi đến nơi mà sự tò mò dẫn dắt ông, đó là chìa khóa của thành công.
Người đồng đoạt giải Hóa học David MacMillan chuyển từ Scotland đến Mỹ vào những năm 1990. Ông cũng là giáo sư tại Đại học Princeton, nơi Maria Ressa, người Mỹ gốc Philippines đoạt giải Nobel Hòa bình năm nay, lấy bằng cử nhân vào năm 1986.
Giải Nobel Kinh tế năm 2021 đã được trao cho ba nhà kinh tế David Card, người Mỹ gốc Canada, Joshua Angrist, người Mỹ gốc Israel và Guido Imbens, người Mỹ gốc Hà Lan. Cả ông David Card và Joshua Angrist đều từng học tập tại Đại học Princeton.
“Tài trợ cho những nghiên cứu cơ bản, được định nghĩa là nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao lý thuyết khoa học hoặc hiểu biết về các đề tài, là trọng tâm của những chiến thắng của nước Mỹ”, David Baltimore, người đồng đoạt giải Nobel Y học năm 1975, nói với AFP.
“Nghiên cứu cơ bản cũng là sức mạnh và sự hỗ trợ không ngừng của các viện nghiên cứu và trường đại học của chúng tôi có được từ khi thành lập Đại học Harvard nhiều thế kỷ trước”, ông Baltimore, hiện là chủ tịch và là giáo sư sinh học tại Học viện Công nghệ California, cho biết.
Mỹ chú trọng vào nghiên cứu cơ bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và thành lập Quỹ Khoa học Quốc gia vào năm 1950, nơi tiếp tục điều phối tài trợ của liên bang cho các trường đại học ngày nay.
Từ thiện và các khoản tài trợ tư nhân cũng đóng một vai trò quan trọng trong tài chính đối với các nghiên cứu cơ bản tại Mỹ.
“Trong khi Trung Quốc đang bắt kịp Mỹ về tổng kinh phí cho nghiên cứu (496 tỷ USD so với 569 tỷ USD), Mỹ có những lợi thế liên quan đến tự do học thuật và khả năng thu hút nhân tài hàng đầu thế giới”, H.N.Cheng, chủ tịch của Hiệp hội Hóa học Mỹ, nói.
Khích lệ nhà nghiên cứu trẻ và người di cư
Giống như các quốc gia giàu có với cơ sở hạ tầng thể thao mạnh mẽ thống trị các cuộc thi quốc tế như Thế vận hội, Mỹ với tư cách là nền kinh tế số một thế giới đã trở thành một cường quốc về khoa học.
“Chẳng hạn, một nhà khoa học sẽ tìm thấy nhiều cơ hội việc làm hơn không chỉ trong giới học thuật mà còn cả trong các ngành công nghiệp, phòng thí nghiệm của chính phủ và nhiều cơ hội khác”, nhà nghiên cứu Cheng nói.
Marc Kastner, giáo sư vật lý tại Viện Công nghệ Massachusetts, nói rằng các trường đại học Mỹ có lịch sử lâu dài trong việc khen thưởng các nhà nghiên cứu trẻ sáng giá với những thí nghiệm của riêng họ.
“Ở những nơi như châu Âu và Nhật Bản, sẽ có những nhóm lớn do một giáo sư cao cấp lãnh đạo và phải đến khi người đó nghỉ hưu, một người trẻ hơn mới tham gia. Tới lúc đó, có thể họ không đưa ra những ý tưởng hay nhất nữa”, ông Kastner nói.
Catherine Dulac - nhà sinh học của Đại học Harvard, người giành được giải thưởng đột phá năm 2021 cho công trình về bản năng làm cha mẹ, đã quyết định không trở lại Pháp ở tuổi 20 vì lý do trên.
Theo AFP, nhiều người lo ngại rằng việc sụt giảm dân số nhập cư có thể là một thách thức đối với sự ưu việt của Mỹ.
“Mỹ đã xây dựng một nền văn hóa chào đón nồng hậu”, Stefano Bertuzzi, người di cư từ Italy và hiện là Giám đốc điều hành của Hiệp hội Vi sinh vật học Mỹ, nói.
Tuy nhiên, gần đây, ông Bertuzzi và ông Kastner bày tỏ sự lo lắng bởi xu hướng bài ngoại và chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng, những điều đang khiến Mỹ không còn là một điểm đến được lựa chọn của nhiều nhà nghiên cứu./.
VOV
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Các giá trị quan trọng nhất của người Mỹ là gì?
Hiểu các giá trị của Mỹ và tìm hiểu về những gì quan trọng đối với người Mỹ. Đọc lý do tại sao người Mỹ coi trọng sự độc lập, bình đẳng và đúng giờ. Bạn sẽ thấy tại sao người Mỹ thẳng thắn và tùy nghi, và tại sao sự cạnh tranh, đạo đức làm việc và mua đồ đạc đều quan trọng ở Hoa Kỳ.
Giá trị Mỹ là gì?
Ở đất nước của bạn, có những truyền thống và văn hóa mạnh mẽ mà bạn coi trọng. Ở Hoa Kỳ, cũng có những giá trị Mỹ quan trọng. Giá trị Mỹ là những thứ quan trọng nhất đối với người Mỹ.
Độc lập
Một trong những giá trị chính của Mỹ là sự độc lập. Độc lập đôi khi còn được gọi là chủ nghĩa cá nhân. Người Mỹ rất tự hào về sự tự lực, hoặc khả năng tự chăm sóc bản thân, và họ có xu hướng nghĩ rằng những người khác cũng nên tự lực. Khi ai đó đạt được mục tiêu, điều đó thường được xem là kết quả từ sự chăm chỉ của chính người đó. Điều này khác với nhiều nền văn hóa khác mang tính tập thể hơn. Các nền văn hóa tập thể có xu hướng xem thành tựu là sự phản ánh của cả một gia đình hoặc cộng đồng.
Dưới đây là một ví dụ về cách người Mỹ coi trọng sự độc lập:
- Con cái ở Mỹ có xu hướng ra riêng sớm hơn so với các nền văn hóa khác. Ví dụ, sau khi tốt nghiệp trung học, nhiều người chuyển nhà để đi học đại học hoặc bắt đầu đi làm. Nếu họ tiếp tục sống ở nhà, họ có thể bị yêu cầu trả tiền thuê hoặc đóng góp cho gia đình.
- Người Mỹ trông đợi bất cứ ai có khả năng làm việc sẽ đi làm để tự lo cho bản thân.
Riêng tư
Người Mỹ coi trọng sự riêng tư và không gian riêng của họ. Trong khi ở một số nền văn hóa, đòi hỏi sự riêng tư có thể bị coi là một điều xấu, nhiều người Mỹ thích có thời gian riêng một mình và có thể giữ bí mật về một số chủ đề nhất định.
Dưới đây là một vài tình huống liên quan đến giá trị riêng tư của người Mỹ:
- Trong các cuộc trò chuyện, nhiều người Mỹ bí mật về một số điều nhất định và không muốn nói về chúng, chẳng hạn như tuổi tác, số tiền họ kiếm được, hoặc quan điểm chính trị, tình dục và tôn giáo của họ. Một số người không thích nói về những chủ đề này ở nơi công cộng vì họ sợ mọi người sẽ tranh luận. Tuy nhiên, nếu bạn có câu hỏi về những chủ đề này, bạn có thể hỏi chúng tôi. Hầu hết người Mỹ sẽ rất vui khi chỉ bạn cách người Mỹ nhìn thế giới.
- Người Mỹ thường dành cho nhau nhiều không gian hơn trong các tình huống công cộng so với những người ở các nền văn hóa khác. Họ có xu hướng đứng cách xa nhau một khoảng, thường là một sải tay.
- Nhiều người Mỹ xây hàng rào xung quanh nhà để đảm bảo mình có sự riêng tư. Nếu con bạn làm rơi một quả bóng hoặc đồ chơi qua hàng rào hàng xóm, việc nhảy qua hàng rào nhặt lại đồ chơi thường là một ý tưởng tồi. Thay vào đó, hãy đi ra cửa trước và gõ cửa hoặc nhấn chuông. Nếu không ai trả lời, hãy để lại một ghi chú trên cửa, xin phép lấy lại đồ chơi trong khoảng từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối. Điều này vừa tôn trọng họ vừa an toàn, vì một số người có chó canh hoặc có thể rất lo bảo vệ quyền riêng tư của họ. Đặc biệt, người cao tuổi cần thư thái, yên tĩnh hơn và có thể không muốn bị làm phiền. Nếu bạn mở một cánh cổng, bạn phải đóng nó lại. Tuy nhiên, nếu khi bạn đến cổng đã mở sẵn, hãy cứ để cổng mở.
- Phòng ngủ thường được coi là không gian riêng tư. Hàng xóm và bạn bè chỉ được giải trí trong nhà bếp, phòng ăn hoặc phòng khách. Cha mẹ và con cái có phòng ngủ riêng, và trẻ em Mỹ thường đều có phòng ngủ riêng.
Vừa rồi chỉ là một số ví dụ về sự riêng tư có thể khác với văn hóa của bạn.
Thẳng thắn
Người Mỹ thường rất thẳng thắn. Điều này có nghĩa là họ thường nói với bạn những gì họ nghĩ và quyết đoán những gì họ muốn. Quyết đoán thường được xem là một điều tốt ở Mỹ.
Dưới đây là một số ví dụ về sự thẳng tính theo phong cách Mỹ:
- Trong một số nền văn hóa, từ chối lời mời là thô lỗ – ví dụ, nếu ai đó mời bạn đi ăn trưa, bạn có thể nhận lời, nhưng sau đó lại không đi. Ở Mỹ, hầu như lúc nào cũng tốt hơn khi nói, “Không được, nhưng cảm ơn bạn”, hay ‘Cảm ơn, nhưng tôi hẹn khác rồi”. Nếu bạn nói nhận lời mời nhưng không tới, người mời có thể bực mình.
- Khi trò chuyện, nếu một người Mỹ không đồng ý với ý kiến của bạn, họ sẽ nói với bạn. Điều này không có nghĩa là họ không thích bạn, chỉ là họ có thể có suy nghĩ khác.
- Khái niệm “mất mặt” rất khác ở Mỹ. “Mất mặt” được hiểu là “xấu hổ”, ít nghiêm trọng hơn. Ví dụ, người Mỹ có thể xấu hổ nếu bị chỉ trích hoặc phạm sai lầm. Vì vậy, người Mỹ có thể chỉ ra những sai lầm hoặc chỉ trích bạn, nhưng chỉ đơn giản là coi đó là điều chỉnh hoặc cung cấp thông tin hữu ích.
- Ở lớp, người Mỹ có thể phản bác ý kiến của giáo viên. Trong một số nền văn hóa, bất đồng ý kiến với giáo viên là bất lịch sự.
- Yêu cầu giúp đỡ không bao giờ là thô lỗ. Nếu một người bạn hoặc hàng xóm hỏi bạn có cần gì không, thì họ thực sự muốn giúp đỡ. Cứ thoải mái nói, “Nếu bạn đi mua đồ mà ghé qua quầy bán cam, xin vui lòng lấy cho tôi một túi, tôi sẽ trả tiền chúng cho bạn.” Hoặc, nếu bạn cần quần áo mùa đông chẳng hạn, nhưng không chắc nên mua ở đâu, bạn có thể hỏi, “Bạn có gợi ý chỗ nào tôi có thể mua áo khoác và ủng rẻ rẻ cho con tôi không?” Hầu hết người Mỹ đều thích giúp đỡ, và có thể trở thành bạn và hàng xóm tốt mà không cần nhắc nhiều.
Nói chung, nên nhớ rằng những điều trông có vẻ thô lỗ thật ra không cố ý như vậy. Người Mỹ không cố tỏ ra thô lỗ – họ chỉ thẳng thắn mà thôi.
Bình đẳng
Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ tuyên bố, “Tất cả Mọi người Sinh ra đều Bình đẳng.” Trên thực tế, một số người ở Mỹ không phải lúc nào cũng đối xử bình đẳng với mọi người, nhưng phần nhiều người Mỹ có ý niệm rất mạnh mẽ về bình đẳng. Trong lịch sử Hoa Kỳ có rất nhiều ví dụ về việc không phải tất cả mọi người đều được đối xử bình đẳng, như công dân Mỹ gốc Phi (da đen) bị coi là nô lệ. Tuy nhiên, người Mỹ thích tin rằng tất cả mọi người nên có cơ hội như nhau. Điều này là một phần của cái gọi là “Giấc mơ Mỹ”. Nhiều người nhập cư trước đây đến Mỹ để theo đuổi Giấc mơ Mỹ. Họ tin rằng nếu làm việc chăm chỉ thì có thể thăng tiến trong xã hội.
Hiện nay, ngày càng nhiều người nhận ra Giấc mơ Mỹ không có thật. Nhiều người làm việc rất chăm chỉ nhưng vẫn không có nhiều tiền. Thông thường, người có gia cảnh khá giả dễ dàng thăng tiến hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, khái niệm bình đẳng là một phần quan trọng của văn hóa Hoa Kỳ.
Dưới đây là một số ví dụ về sự bình đẳng trong văn hóa Mỹ:
- Trong các tình huống pháp lý, mọi người Mỹ đều được đối xử bình đẳng và có quyền có luật sư đại diện.
- Trong lớp, tất cả học sinh nên được giáo viên đối xử bình đẳng. Không ai được thiên vị.
- Đàn ông và phụ nữ nên được đối xử bình đẳng, và đàn ông không được xem trọng hơn phụ nữ. Trên thực tế, trong xã hội Mỹ, nhiều phụ nữ vẫn không có địa vị như đàn ông, đặc biệt trên phương diện số tiền kiếm được.
- Ở Mỹ không áp đặt một hệ thống phân cấp xã hội hay đẳng cấp nào. Đôi khi, những người mà bạn mong đợi sẽ tôn trọng mình có thể chỉ coi bạn ngang hàng. Ví dụ, trẻ em có thể gọi người lớn tuổi bằng tên. Nếu điều này xảy ra với bạn, hãy cố gắng nhớ rằng không phải họ thô lỗ, nhưng giá trị văn hóa của họ khác.
- Đôi khi người Mỹ sẽ cho bạn biết họ muốn được gọi thế nào khi tự giới thiệu bản thân. Nếu một giáo viên hay bác sĩ tự giới thiệu mình là “Lucy” hay “Giáo sư / Bác sĩ Lucy”, bạn nên gọi như vậy. Nếu cô ấy tự giới thiệu mình là Giáo sư / Bác sĩ Wilson, cô ấy thích được gọi như thế.
Bạn cũng nên biết rằng vẫn có thể có sự phân cấp vô hình giữa mọi người. Điều này thường dựa vào các thành tựu cá nhân: ví dụ như công việc, tiền bạc hay giáo dục.
Tùy nghi là một giá trị Mỹ
Xã hội Mỹ thường tùy nghi và thoải mái.
Dưới đây là một số ví dụ cho thấy Hoa Kỳ là một nền văn hóa tùy nghi:
- Người Mỹ có thể ăn mặc giản dị, chẳng hạn như mặc quần jean hoặc quần short ngay cả ở nơi làm việc, trường học hoặc nhà thờ. Khi bạn mới bắt đầu một công việc, tốt hơn là nên ăn mặc lịch sự, rồi sau đó chọn trang phục dựa theo những gì mọi người xung quanh bạn mặc.
- Khi chào hỏi, người Mỹ có xu hướng nói, “Hi” hay “Hello.” Bạn sử dụng cùng một lời chào bất kể đang nói chuyện với ai: con bạn hay giáo viên của con bạn. Ngôn ngữ này không có hình thức chào hỏi suồng sã hay lịch sự.
- Người Mỹ có xu hướng gọi nhau bằng tên riêng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tốt hơn hết là nên lịch sự và gọi người khác bằng họ cho đến khi họ yêu cầu bạn gọi tên riêng – ví dụ như trong việc kinh doanh hoặc ở trường.
Mặc dù sự tùy nghi của văn hóa Mỹ có thể làm bạn ngạc nhiên, điều này không phải là thô lỗ. Trên thực tế, nếu có người chào bạn cách thân mật và gọi bạn bằng tên, điều đó có thể là vì họ xem bạn rất thân thiết.
Cạnh tranh là một giá trị Mỹ
Người Mỹ có tính cạnh tranh và thường làm việc chăm chỉ nhằm đạt được mục tiêu của mình. Cạnh tranh thường khiến người Mỹ rất bận rộn. Nhiều người Mỹ xem sự cạnh tranh là một điều tốt.
Dưới đây là một số ví dụ về giá trị cạnh tranh của người Mỹ:
- Cạnh tranh trong kinh doanh phần lớn là do nền kinh tế tư bản. Mô hình kinh doanh ở Mỹ là cạnh tranh giành khách hàng với giá tốt nhất.
- Người Mỹ sẽ sắp xếp rất nhiều hoạt động. Ngay cả trẻ nhỏ cũng tham gia rất nhiều hoạt động ngoài việc đi học, như chơi thể thao, học nhạc và làm tình nguyện. Đôi khi bạn cảm thấy như người Mỹ đang “chạy đua” vì có quá ít thời gian nghỉ ngơi. Nhưng nhiều người Mỹ thấy vui khi họ làm được nhiều việc.
- Bạn có thể bắt gặp sự cạnh tranh ở trường, nơi làm việc và cả trong thể thao. Ví dụ, học sinh học hành chăm chỉ để đạt được điểm cao nhất. Nhiều khi cạnh tranh còn theo nhóm, chẳng hạn như một đội bóng hoặc một nhóm cùng học.
- Người Mỹ cũng “cạnh tranh” với chính bản thân. Nhiều người Mỹ cố gắng cải thiện những điều mình làm. Ví dụ, họ có thể muốn chạy đua nhanh hơn so với lần tham gia trước, hoặc trong công việc, họ muốn bán được nhiều hàng hơn so với năm ngoái.
Nói chung, giá trị cạnh tranh có thể khiến bạn bị sốc văn hóa, đặc biệt nếu bạn đến từ một nền văn hóa hợp tác nhiều hơn là cạnh tranh.
[/url]Thời gian và hiệu quả là giá trị Mỹ
Người Mỹ rất coi trọng thời gian. Họ thấy bực bội nếu có ai hay điều gì làm phí thời gian của họ. Một số người Mỹ cẩn thận lên kế hoạch thời gian, sử dụng lịch hàng ngày cho cả cuộc sống cá nhân và công việc. Có một câu nói ở Mỹ: thời gian là tiền bạc. Điều này nghĩa là nhiều người Mỹ thích sử dụng thời gian của họ một cách “hiệu quả” – họ muốn hoàn thành nhiều việc nhiều nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Điều này có thể khác với những gì bạn quen thuộc. Khi thỏa thuận kinh doanh, có thể bạn sẽ dành thời gian làm quen đối tác khi uống trà hay cà phê. Ở Mỹ thường không có chuyện đó.
Dưới đây là một số tình huống mà bạn nên để ý thời gian:
- Họp hành, nhất là trong công việc: Bạn nên cố gắng đến đúng giờ – thậm chí sớm hơn 5 phút.
- Cuộc hẹn: Nếu bạn có hẹn với bác sĩ hay các kiểu hẹn khác, bạn phải đến đúng giờ. Có thể bạn sẽ phải chờ tới hẹn. Tuy nhiên, điều quan trọng là đúng giờ, nếu không bạn có thể phải hẹn lại lần khác.
- Hoạt động với bạn bè: Nếu bạn được mời đến nhà ai đó để ăn tối, hãy cố gắng đến đúng giờ – bạn có thể trễ 5 hoặc 10 phút, nhưng nếu muộn hơn thế, có lẽ bạn nên gọi và cho họ biết.
- Tiệc tùng: Đối với tiệc nhỏ, không trễ giờ hẹn quá 15 phút. Đối với tiệc lớn có nhiều người, bạn có thể trễ 30 đến 40 phút.
Một nguyên tắc là bất cứ khi nào biết sẽ đến muộn, bạn nên gọi và cho người bạn gặp biết bạn sẽ đến muộn. Nếu không thể gọi điện, bạn nên xin lỗi vì đến muộn khi đến nơi.
Đôi khi, bạn thấy có người rời đi rất nhanh hoặc vội vàng rời đi. Điều này có khi là do họ muốn “đúng giờ” cho cuộc hẹn tiếp theo, chứ không có nghĩa là họ không thích bạn.
Đúng giờ và để ý thời gian là một điểm khác biệt văn hóa mà bạn có thể cần phải thích nghi, bởi nếu đến trễ, bạn có thể mất việc, lỡ hẹn hoặc làm người khác tổn thương. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thích nghi với thời gian Mỹ, bạn có thể muốn mua đồng hồ hoặc điện thoại có báo thức để nhắc nhở bạn về thời gian, đặc biệt là dậy đi làm.
Đạo đức làm việc là một giá trị Mỹ
Người Mỹ có thể rất tập trung vào công việc của họ. Đôi khi, những người đến từ các nền văn hóa khác nghĩ rằng người Mỹ “sống để làm việc”, hoặc bị nghiện công việc. Điều này nghĩa là họ cho rằng người Mỹ làm việc quá nhiều. Một phần lý do người Mỹ hướng tới công việc là vì trở nên bận rộn và năng động thường được xem là điều hay. Mọi người cũng có xu hướng liên hệ mật thiết với công việc của họ. Chẳng hạn, khi lần đầu tiên bạn gặp người khác, một trong những câu hỏi đầu tiên họ có thể hỏi bạn là “Bạn làm nghề gì?” Ý họ là “Bạn làm công việc gì?”
Đàn ông hay phụ nữ nội trợ chăm sóc gia đình thường tự gọi mình là “home-maker”, người xây tổ ấm, và họ xứng đáng được tôn trọng với nghề này như bao người khác. Khi điền bất kỳ đơn từ nào, bạn điền nghề nghiệp là “home-maker” nếu không có công việc được trả lương bên ngoài.
Tiêu dùng là một giá trị Mỹ
Là người mới đến Hoa Kỳ, đôi khi bạn nghĩ rằng người Mỹ trọng vật chất – họ tập trung vào việc sở hữu và mua đồ đạc. Một phần lý do cho điều này là vì nhiều người Mỹ đề cao tính cạnh tranh và công việc. Bởi vì đề cao tính cạnh tranh, họ muốn “bắt kịp” với những người xung quanh. Có nghĩa là, ví dụ hàng xóm của bạn có xe mới, bạn cũng muốn một chiếc xe mới. Người Mỹ gọi điều này “Đua đòi với nhà người ta.”
Nhiều người Mỹ đề cao công việc và có đạo đức làm việc rất tốt. Nhiều người xem các thứ vật chất như TV hay giày là cách để tỏ ra thành công trong công việc. Người Mỹ có thể nghĩ các món hàng vật chất là phần thưởng cho công việc và nỗ lực của họ.
Một lý do khác khiến người Mỹ có thể hướng tới vật chất là vì đa phần họ coi trọng sự mới mẻ và đổi mới. Vậy nên, ngay cả khi điện thoại vẫn dùng được tốt, họ muốn có cái mới bởi vì nó có nhiều tính năng mới và thú vị.Bạn không cần nghĩ mình phải có nhiều tài sản mới được tôn trọng. Nên thoải mái sống đơn giản hay theo bất kỳ cách nào bạn thích, có thể tiết kiệm nhiều tiền hơn cho các trường hợp khẩn cấp, giáo dục và nghỉ hưu thay vì vung tiền vào vật chất để gây ấn tượng với người khác.
Tất cả các thông tin trên chỉ khái quát các giá trị Mỹ. Khái quát không phải lúc nào cũng đúng, nhưng thường chính xác. Mục tiêu của USAHello là cung cấp những khái quát giúp bạn hiểu rõ hơn tại sao người Mỹ lại hành động theo kiểu bạn không hiểu được. Hãy nhớ rằng, kiểu nào cũng tốt, chỉ là mỗi người khác biệt nhau.
[url=https://usahello.org/vi/cuoc-song-o-hoa-ky/van-hoa-my/gia-tri-my/#gref]usahello
Posts: 220
Threads: 19
Likes Received: 28 in 23 posts
Likes Given: 14
Joined: Nov 2019
Reputation:
2
Hihi, anh bất tăng thích cưng post những bài nói về các giá trị cốt lõi của người Mỹ như trên. Rất hay, để chúng ta cùng cố gắng học hỏi từ những người giỏi hơn mình [thay vì mặc cảm tự ti, tránh né, hoặc tệ hơn nữa là tìm cách bài bác, nêu ra những mặt xấu của người giỏi hơn mình như một số người cộng sản Trung Quốc và KGB bên Nga thường làm (hành động ngốc nghếch đó chỉ làm mình lãng phí thời gian của chính mình)].
|