2022-09-15, 06:19 AM
Chủ đề của bài viết này là những hồi ức học trò ngày xưa của một người bước vào tuổi 70. Thuở học trò này rất xa và rất khác với thời đại @ ngày nay, khi mà các tiện nghi vật chất phong phú hơn, phương tiện giải trí đa dạng hơn và quan niệm về giáo dục cũng khác hơn.
Những nét khác nhau là hậu quả của hoàn cảnh xã hội và chính trị, cụ thể hơn là chính sách giáo dục và chế độ chính trị qua nhiều thời kỳ, từ thời Pháp thuộc đến giai đoạn 30 năm chiến tranh tương tàn.
Thuở học trò của chúng tôi chỉ có một mục đích duy nhất là… học, nhưng đôi khi cũng pha lẫn những chuyện tình cảm theo kiểu mà người Mỹ gọi là “tình chó con” (puppy love). Ngày nay, ngoài việc học còn có những tác động, xấu cũng như tốt, từ Internet, phim ảnh, báo chí cho đến những ảnh hưởng của người lớn như các bậc phụ huynh trong gia đình và sự tác động của xã hội bên ngoài.
“Puppy Love”
Học trò ngày xưa là mảng đề tài được khai thác rất “kỹ” qua văn chương, âm nhạc, hội họa. Vào thập niên 70, bản nhạc “Ngày Xưa Hoàng Thị” [1] của Phạm Duy, phổ thơ Phạm Thiên Thư [2] trở thành nổi tiếng với một mối “tình học trò”. Bài hát dẫn người thưởng ngoạn đến chuyện một cô nữ sinh tên Hoàng Thị Ngọ lúc tan trường, ôm nghiêng cặp, đi trong một cơn mưa phùn và phía sau cô… lẽo đẽo một “cây si” di động:
“Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ
Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay
Em đi dịu dàng, bờ vai em nhỏ
Chim non lề đường, nằm im dấu mỏ
Anh theo Ngọ về gót giầy lặng lẽ đường quê…”
Đó chưa phải là tình yêu theo đúng nghĩa. Chỉ là… “thích trộm, nhớ thầm” của một “cây si”.. Và chỉ cần lẽo đẽo theo một tà áo dài trắng cũng đủ thỏa lòng, dù bước chân có “nặng nề”, dù trong lòng “nức nở” để hôm sau vào lớp sẽ còn “ngẩn ngơ”:
Thiếu nữ (Photo by Phạm Hoài Nam)
“Em tan trường về
Anh theo Ngọ về
Chân anh nặng nề
Lòng anh nức nở
Mai vào lớp học
Anh còn ngẩn ngơ, ngẩn ngơ…”
“Ngày Xưa Hoàng Thị” là một kết hợp tuyệt vời giữa thơ Phạm Thiên Thư và nhạc Phạm Duy nhưng lại có một đoạn kết buồn cho… “mối tình câm”. Ở đoạn kết đưa ra hai hình ảnh của “ngày xưa” và “ngày nay” với câu kết “Ai mang bụi đỏ đi rồi…” khiến tôi nghĩ ngay đến Ban Mê Thuột, thị trấn đã từng gắn bó từ tuổi học trò. Chả là BMT vẫn nổi tiếng là vùng đất đỏ bazan, nắng thì BMT (Bụi Mù Trời) còn mưa thì… bùn đỏ ngập bước chân:
“Xưa theo Ngọ về
Mái tóc Ngọ dài
Hôm nay đường này
Cây cao hàng gầy
Đi quanh tìm hoài
Ai mang bụi đỏ đi rồi…”
Học trò Đồng Khánh trên cầu Trường Tiền
Trong một cuộc phỏng vấn của Đỗ Văn với Phạm Duy, nhạc sĩ cho biết trong số những bài hát cho tuổi trẻ, ông thích nhất là bài “Tuổi Ngọc”…” bài hát này ông viết cho con gái mới lớn Thái Hiền khi bước chân vào trung học. “Tuổi Ngọc” viết theo nhịp điệu nhí nhảnh với những câu được lập đi lập lại “Xin cho em…”. Những thứ cô xin là một chiếc áo dài, một mớ tóc dài và một chiếc xe đạp [3]..
Đó là tất cả hành trang của một cô gái khi bước vào trung học. Chiếc áo dài “thơm dáng tuổi thơ”, mớ tóc nồng “êm như nhung” và, cuối cùng:
“Xin cho em còn một xe đạp
Xe xinh xinh, để em đi học
Từng vòng, từng vòng xe
Là vòng đời nhỏ bé
Đạp bằng bàn chân gót đỏ hoe”
Chắc nhà gần trường nên những học trò như cô Ngọ của Phạm Thiên Thư mới cuốc bộ để “cây si” có dịp lẽo đẽo theo sau. Nếu nhà ở xa thì chắc phải đến trường bằng xe đạp. Hình ảnh nữ sinh trên chiếc xe đạp sẽ khó có thể nào quên trong kỷ niệm, nhất là đối với những người nay đã xa xứ, không còn cơ hội nhìn thấy cảnh này..
Hồi xưa nữ sinh còn đội nón lá đến trường, ít có những kiểu mũ “mô đen” như ngày nay. Mỗi lúc tan học là cả một đàn bướm trắng bay ra rồi tỏa đi khắp các con đường. Nhà gần thì ôm cặp đi bộ để các anh như Phạm Thiên Thư đưa vào thơ. Nhà xa thì đạp xe theo từng nhóm như trong bức hình dưới đây trước Tòa Đô Chánh.
Nữ sinh trên xe đạp trước Tòa Đô Chánh
Gia đình khá giả thì có thể tậu một chiếc Velo Solex chạy bằng xăng, có cần khởi động máy ở phía trước và khi hết xăng có thể đạp như một chiếc xe đạp. Nhà thơ Nguyên Sa trong bài thơ “Tám phố Sài Gòn ” [4] có một đoạn viết về chiếc Solex và cô học trò như sau:
“Sài Gòn phóng solex rất nhanh
Đôi tay hoàng yến ngủ trong gants
Có nghe hơi thở cài vương miện
Lên tóc đen mềm nhung rất nhung”
Ngày xưa, đã có nhiều nhà văn, nhà thơ không tiếc lời ca tụng hình ảnh nữ sinh trên chiếc Solex hoặc xe đạp. Ngày nay, họa hoằn lắm mới gặp những lời có cánh về những chiếc xe “tay ga” phóng vù vù trên đường… Ôi, thời thơ mộng của tuổi học trò nay còn đâu!
Nữ sinh trên chiếc Velo Solex
Thuở học trò của tôi cũng có một chuyện tình thuộc loại “puppy love” như trong bài thơ của Phạm Thiên Thư. Tôi không có ý “thấy người sang bắt quàng làm họ” nhưng quả thật cả hai đều có nhiều điểm rất giống nhau.
Thứ nhất, tên “người trong mộng” của nhà thơ Phạm Thiên Thư là Hoàng Thị Ngọ, một cái tên không được đẹp cho lắm, còn người tôi “mê” lại có một cái tên “không thể xấu hơn”: Phan Thị Lụng. Cả hai cô Ngọ và cô Lụng tuy có xấu tên nhưng ngược lại, hai cô lại là những nữ sinh rất xinh.
Thứ nhì, Phạm Thiên Thư tả cô Ngọ “vai nhỏ tóc dài” còn cô Lụng “của tôi” thì tóc cũng dài nhưng lại cột theo kiểu “đuôi gà” mà người Pháp gọi là “queue de cheval”, tức… “đuôi ngựa”. Ở đây có thêm một sự trùng hợp, “ngựa” còn được gọi bằng cái tên “ngọ”!
Kiểu tóc đuôi gà đã hớp hồn tôi thuở học trò
Trong thơ Phạm Thiên Thư có cảnh nên thơ giữa hai học trò “trao vội chùm hoa, ép vào cuốn vở” còn tôi thì chơi trội hơn, viết luôn một cánh thiệp hồng báo hỷ bằng tiếng Pháp. Tôi không giỏi Pháp văn đến độ viết được thiệp hồng mà chỉ copy từ cuốn “Cours de Langue et de Civilisation Française” của Mauger đang học.
“Thiệp báo hỉ” mang tên Nguyễn Ngọc Chính và Phan Thị Lụng được để trên yên xe đạp của Lụng trong giờ ra chơi vì không đủ can đảm đưa tận tay nàng. Cho dù có đủ can đảm nhưng chắc cũng không dám đưa vì cái lối “tỏ tình” quá đường đột này.
Chắc chắn nàng đã đọc, không những thế, ngoài hai đứa còn có người thứ ba cũng đã đọc, đó là thầy tổng giám thị. Ông “tế nhị” gặp riêng tôi và cảnh cáo cần phải chấm dứt trò chơi “nguy hiểm” này, nếu tái phạm tôi sẽ bị “cấm túc” và thông báo về gia đình.
Nữ sinh miền thùy dương cát trắng Nha Trang
Thế là bao mộng đẹp bỗng tan thành mây khói, mái tóc “đuôi ngựa” mà trước đây tôi chết mê chết mệt bỗng nhiên biến mất khỏi tâm hồn tôi, còn tụi bạn trong lớp đã sửa một câu ca dao quen thuộc thành:
“Muốn người ta mà người ta không muốn,
Xách… ‘thiệp hồng’ chạy xuống chạy lên!”
Học trò xứ BMT
Thuở học trò ngày xưa của tôi là thế đấy. Học cũng nhiều và “nghịch tinh nghịch ngầm” cũng không ít. Chẳng thế mà người ta thường nói: “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”. Đã mấy chục năm nay tôi chưa một lần gặp lại Phan Thị Lụng kể từ hồi học Đệ Ngũ.
Giờ này chắc nàng đã trở thành bà nội, bà ngoại… còn tôi thì đã là một ông già móm mén bên con đàn cháu đống. Ước gì cô học trò năm xưa đọc được những dòng chữ này để cùng cười cái thuở học trò rắn mắt ngày nào tại xứ Buồn Muôn Thuở…
Học trò tỉnh lẻ
Đặc điểm của nền giáo dục VNCH là có sự tách biệt giữa trường nam và trường nữ tại các thành phố lớn, một phần có lẽ là để tránh những “phiền phức” xảy ra trong tuổi học trò mới lớn. Những địa phương nhỏ như BMT thì học trò học chung, và đó cũng là lý do có những chuyện “mới nứt mắt” mà đã biết… tán tỉnh bạn gái cùng lớp như trường hợp của tôi!
Ngôi trường trung học đầu tiên tại miền Nam là Collège Chasseloup-Laubat, thành lập năm 1874 sau này đổi thành trường Lê Quý Đôn, tiếp đến là Collège de My Tho (1879), sau đổi tên là Nguyễn Đình Chiểu. Ở Huế có trường Quốc Học dành cho nam sinh được thành lập từ năm 1896 và trường Đồng Khánh được dành cho nữ, thành lập từ năm 1917.
Thoạt đầu trường Đồng Khánh chỉ có cấp tiểu học với với đồng phục màu tím nên còn được gọi là “Trường Áo Tím”. Dưới thời Pháp thuộc đồng phục đổi sang màu xanh nước biển và bắt đầu từ Đệ nhất Cộng hòa có đồng phục màu trắng.
Nổi bật nhất tại Sài Gòn là hai trường Gia Long và Trưng Vương, những địa chỉ được các “cây si” thường xuyên lui tới. Gia Long còn được gọi là trường “Nữ sinh Áo Tím” ngày nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai, được thành lập từ năm 1915 và thuộc loại “lão làng” trong hệ thống giáo dục của Hòn ngọc Viễn đông.
Xét về tuổi tác thì trường Trưng Vương là em vì phải từ Hà Nội “di cư” vào Nam năm 1954 sau Hiệp định Genève. Năm học đầu tiên Trưng Vương còn phải học nhờ Gia Long vào buổi chiều. Mãi đến năm 1957, trường Trưng Vương mới chính thức xây dựng xong trường ốc gần Sở thú cùng với Võ Trường Toản.
Gia Long và Trưng Vương tượng trưng hai chị em xuất xứ từ hai miền Nam – Bắc trong suốt thời kỳ VNCH. Sau năm 1975, hai trường mở cửa tiếp nhận cả nam lẫn nữ sinh. Và có lẽ những chuyện như cô Ngọ, cô Lụng lại tiếp diễn nhưng chắc ở mức độ “hiện đại” hơn thuở chúng tôi còn đi học.
Xe hoa của trường Trưng Vương nhân ngày Phụ nữ Việt Nam năm 1960
Nguyễn Ngọc Chính
Những nét khác nhau là hậu quả của hoàn cảnh xã hội và chính trị, cụ thể hơn là chính sách giáo dục và chế độ chính trị qua nhiều thời kỳ, từ thời Pháp thuộc đến giai đoạn 30 năm chiến tranh tương tàn.
Thuở học trò của chúng tôi chỉ có một mục đích duy nhất là… học, nhưng đôi khi cũng pha lẫn những chuyện tình cảm theo kiểu mà người Mỹ gọi là “tình chó con” (puppy love). Ngày nay, ngoài việc học còn có những tác động, xấu cũng như tốt, từ Internet, phim ảnh, báo chí cho đến những ảnh hưởng của người lớn như các bậc phụ huynh trong gia đình và sự tác động của xã hội bên ngoài.
“Puppy Love”
Học trò ngày xưa là mảng đề tài được khai thác rất “kỹ” qua văn chương, âm nhạc, hội họa. Vào thập niên 70, bản nhạc “Ngày Xưa Hoàng Thị” [1] của Phạm Duy, phổ thơ Phạm Thiên Thư [2] trở thành nổi tiếng với một mối “tình học trò”. Bài hát dẫn người thưởng ngoạn đến chuyện một cô nữ sinh tên Hoàng Thị Ngọ lúc tan trường, ôm nghiêng cặp, đi trong một cơn mưa phùn và phía sau cô… lẽo đẽo một “cây si” di động:
“Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ
Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay
Em đi dịu dàng, bờ vai em nhỏ
Chim non lề đường, nằm im dấu mỏ
Anh theo Ngọ về gót giầy lặng lẽ đường quê…”
Đó chưa phải là tình yêu theo đúng nghĩa. Chỉ là… “thích trộm, nhớ thầm” của một “cây si”.. Và chỉ cần lẽo đẽo theo một tà áo dài trắng cũng đủ thỏa lòng, dù bước chân có “nặng nề”, dù trong lòng “nức nở” để hôm sau vào lớp sẽ còn “ngẩn ngơ”:
Thiếu nữ (Photo by Phạm Hoài Nam)
“Em tan trường về
Anh theo Ngọ về
Chân anh nặng nề
Lòng anh nức nở
Mai vào lớp học
Anh còn ngẩn ngơ, ngẩn ngơ…”
“Ngày Xưa Hoàng Thị” là một kết hợp tuyệt vời giữa thơ Phạm Thiên Thư và nhạc Phạm Duy nhưng lại có một đoạn kết buồn cho… “mối tình câm”. Ở đoạn kết đưa ra hai hình ảnh của “ngày xưa” và “ngày nay” với câu kết “Ai mang bụi đỏ đi rồi…” khiến tôi nghĩ ngay đến Ban Mê Thuột, thị trấn đã từng gắn bó từ tuổi học trò. Chả là BMT vẫn nổi tiếng là vùng đất đỏ bazan, nắng thì BMT (Bụi Mù Trời) còn mưa thì… bùn đỏ ngập bước chân:
“Xưa theo Ngọ về
Mái tóc Ngọ dài
Hôm nay đường này
Cây cao hàng gầy
Đi quanh tìm hoài
Ai mang bụi đỏ đi rồi…”
Học trò Đồng Khánh trên cầu Trường Tiền
Trong một cuộc phỏng vấn của Đỗ Văn với Phạm Duy, nhạc sĩ cho biết trong số những bài hát cho tuổi trẻ, ông thích nhất là bài “Tuổi Ngọc”…” bài hát này ông viết cho con gái mới lớn Thái Hiền khi bước chân vào trung học. “Tuổi Ngọc” viết theo nhịp điệu nhí nhảnh với những câu được lập đi lập lại “Xin cho em…”. Những thứ cô xin là một chiếc áo dài, một mớ tóc dài và một chiếc xe đạp [3]..
Đó là tất cả hành trang của một cô gái khi bước vào trung học. Chiếc áo dài “thơm dáng tuổi thơ”, mớ tóc nồng “êm như nhung” và, cuối cùng:
“Xin cho em còn một xe đạp
Xe xinh xinh, để em đi học
Từng vòng, từng vòng xe
Là vòng đời nhỏ bé
Đạp bằng bàn chân gót đỏ hoe”
Chắc nhà gần trường nên những học trò như cô Ngọ của Phạm Thiên Thư mới cuốc bộ để “cây si” có dịp lẽo đẽo theo sau. Nếu nhà ở xa thì chắc phải đến trường bằng xe đạp. Hình ảnh nữ sinh trên chiếc xe đạp sẽ khó có thể nào quên trong kỷ niệm, nhất là đối với những người nay đã xa xứ, không còn cơ hội nhìn thấy cảnh này..
Hồi xưa nữ sinh còn đội nón lá đến trường, ít có những kiểu mũ “mô đen” như ngày nay. Mỗi lúc tan học là cả một đàn bướm trắng bay ra rồi tỏa đi khắp các con đường. Nhà gần thì ôm cặp đi bộ để các anh như Phạm Thiên Thư đưa vào thơ. Nhà xa thì đạp xe theo từng nhóm như trong bức hình dưới đây trước Tòa Đô Chánh.
Nữ sinh trên xe đạp trước Tòa Đô Chánh
Gia đình khá giả thì có thể tậu một chiếc Velo Solex chạy bằng xăng, có cần khởi động máy ở phía trước và khi hết xăng có thể đạp như một chiếc xe đạp. Nhà thơ Nguyên Sa trong bài thơ “Tám phố Sài Gòn ” [4] có một đoạn viết về chiếc Solex và cô học trò như sau:
“Sài Gòn phóng solex rất nhanh
Đôi tay hoàng yến ngủ trong gants
Có nghe hơi thở cài vương miện
Lên tóc đen mềm nhung rất nhung”
Ngày xưa, đã có nhiều nhà văn, nhà thơ không tiếc lời ca tụng hình ảnh nữ sinh trên chiếc Solex hoặc xe đạp. Ngày nay, họa hoằn lắm mới gặp những lời có cánh về những chiếc xe “tay ga” phóng vù vù trên đường… Ôi, thời thơ mộng của tuổi học trò nay còn đâu!
Nữ sinh trên chiếc Velo Solex
Thuở học trò của tôi cũng có một chuyện tình thuộc loại “puppy love” như trong bài thơ của Phạm Thiên Thư. Tôi không có ý “thấy người sang bắt quàng làm họ” nhưng quả thật cả hai đều có nhiều điểm rất giống nhau.
Thứ nhất, tên “người trong mộng” của nhà thơ Phạm Thiên Thư là Hoàng Thị Ngọ, một cái tên không được đẹp cho lắm, còn người tôi “mê” lại có một cái tên “không thể xấu hơn”: Phan Thị Lụng. Cả hai cô Ngọ và cô Lụng tuy có xấu tên nhưng ngược lại, hai cô lại là những nữ sinh rất xinh.
Thứ nhì, Phạm Thiên Thư tả cô Ngọ “vai nhỏ tóc dài” còn cô Lụng “của tôi” thì tóc cũng dài nhưng lại cột theo kiểu “đuôi gà” mà người Pháp gọi là “queue de cheval”, tức… “đuôi ngựa”. Ở đây có thêm một sự trùng hợp, “ngựa” còn được gọi bằng cái tên “ngọ”!
Kiểu tóc đuôi gà đã hớp hồn tôi thuở học trò
Trong thơ Phạm Thiên Thư có cảnh nên thơ giữa hai học trò “trao vội chùm hoa, ép vào cuốn vở” còn tôi thì chơi trội hơn, viết luôn một cánh thiệp hồng báo hỷ bằng tiếng Pháp. Tôi không giỏi Pháp văn đến độ viết được thiệp hồng mà chỉ copy từ cuốn “Cours de Langue et de Civilisation Française” của Mauger đang học.
“Thiệp báo hỉ” mang tên Nguyễn Ngọc Chính và Phan Thị Lụng được để trên yên xe đạp của Lụng trong giờ ra chơi vì không đủ can đảm đưa tận tay nàng. Cho dù có đủ can đảm nhưng chắc cũng không dám đưa vì cái lối “tỏ tình” quá đường đột này.
Chắc chắn nàng đã đọc, không những thế, ngoài hai đứa còn có người thứ ba cũng đã đọc, đó là thầy tổng giám thị. Ông “tế nhị” gặp riêng tôi và cảnh cáo cần phải chấm dứt trò chơi “nguy hiểm” này, nếu tái phạm tôi sẽ bị “cấm túc” và thông báo về gia đình.
Nữ sinh miền thùy dương cát trắng Nha Trang
Thế là bao mộng đẹp bỗng tan thành mây khói, mái tóc “đuôi ngựa” mà trước đây tôi chết mê chết mệt bỗng nhiên biến mất khỏi tâm hồn tôi, còn tụi bạn trong lớp đã sửa một câu ca dao quen thuộc thành:
“Muốn người ta mà người ta không muốn,
Xách… ‘thiệp hồng’ chạy xuống chạy lên!”
Học trò xứ BMT
Thuở học trò ngày xưa của tôi là thế đấy. Học cũng nhiều và “nghịch tinh nghịch ngầm” cũng không ít. Chẳng thế mà người ta thường nói: “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”. Đã mấy chục năm nay tôi chưa một lần gặp lại Phan Thị Lụng kể từ hồi học Đệ Ngũ.
Giờ này chắc nàng đã trở thành bà nội, bà ngoại… còn tôi thì đã là một ông già móm mén bên con đàn cháu đống. Ước gì cô học trò năm xưa đọc được những dòng chữ này để cùng cười cái thuở học trò rắn mắt ngày nào tại xứ Buồn Muôn Thuở…
Học trò tỉnh lẻ
Đặc điểm của nền giáo dục VNCH là có sự tách biệt giữa trường nam và trường nữ tại các thành phố lớn, một phần có lẽ là để tránh những “phiền phức” xảy ra trong tuổi học trò mới lớn. Những địa phương nhỏ như BMT thì học trò học chung, và đó cũng là lý do có những chuyện “mới nứt mắt” mà đã biết… tán tỉnh bạn gái cùng lớp như trường hợp của tôi!
Ngôi trường trung học đầu tiên tại miền Nam là Collège Chasseloup-Laubat, thành lập năm 1874 sau này đổi thành trường Lê Quý Đôn, tiếp đến là Collège de My Tho (1879), sau đổi tên là Nguyễn Đình Chiểu. Ở Huế có trường Quốc Học dành cho nam sinh được thành lập từ năm 1896 và trường Đồng Khánh được dành cho nữ, thành lập từ năm 1917.
Thoạt đầu trường Đồng Khánh chỉ có cấp tiểu học với với đồng phục màu tím nên còn được gọi là “Trường Áo Tím”. Dưới thời Pháp thuộc đồng phục đổi sang màu xanh nước biển và bắt đầu từ Đệ nhất Cộng hòa có đồng phục màu trắng.
Nổi bật nhất tại Sài Gòn là hai trường Gia Long và Trưng Vương, những địa chỉ được các “cây si” thường xuyên lui tới. Gia Long còn được gọi là trường “Nữ sinh Áo Tím” ngày nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai, được thành lập từ năm 1915 và thuộc loại “lão làng” trong hệ thống giáo dục của Hòn ngọc Viễn đông.
Xét về tuổi tác thì trường Trưng Vương là em vì phải từ Hà Nội “di cư” vào Nam năm 1954 sau Hiệp định Genève. Năm học đầu tiên Trưng Vương còn phải học nhờ Gia Long vào buổi chiều. Mãi đến năm 1957, trường Trưng Vương mới chính thức xây dựng xong trường ốc gần Sở thú cùng với Võ Trường Toản.
Gia Long và Trưng Vương tượng trưng hai chị em xuất xứ từ hai miền Nam – Bắc trong suốt thời kỳ VNCH. Sau năm 1975, hai trường mở cửa tiếp nhận cả nam lẫn nữ sinh. Và có lẽ những chuyện như cô Ngọ, cô Lụng lại tiếp diễn nhưng chắc ở mức độ “hiện đại” hơn thuở chúng tôi còn đi học.
Xe hoa của trường Trưng Vương nhân ngày Phụ nữ Việt Nam năm 1960
Nguyễn Ngọc Chính