Cô giáo tiểu học gây bão nhờ loạt tranh vẽ bảng mừng Tết Trung thu, nhan
#1


Cô giáo tiểu học gây bão nhờ loạt tranh vẽ bảng mừng Tết Trung thu, nhan sắc đời thường cực xinh xắn
DƯƠNG - DESIGN: TRƯỜNG DƯƠNG 5 giờ trước


ĐỌC BÀI - 2:27



Nếu bạn chưa cảm nhận được bầu không khí ngày Trung thu đang đến gần thì thử ngó qua loạt tranh vẽ trên bảng của cô giáo này nhé.

Trung thu hay còn được coi Tết thiếu nhi là thời điểm mà bất kỳ học sinh nào cũng háo hức khi được giảm tải áp lực bài vở, tha hồ tham gia các trò chơi truyền thống như múa lân, rước đèn, phá cỗ... Đặc biệt hơn, Trung thu cũng là dịp để các trường học tổ chức các hoạt động kỷ niệm, giao lưu văn nghệ để chào đón ngày lễ cổ truyền.
Và mới đây, một cô giáo tên là Nguyễn Phương Anh (sinh năm 1995) bỗng nhận về nhiều chú ý khi khoe loạt ảnh tranh vẽ trên bảng về ngày Trung thu tuyệt đẹp. Loạt tranh vẽ được đầu tư kỳ công, khiến ai nấy đi qua cũng phải trầm trồ, thích thú. Còn riêng học sinh trong lớp thì chẳng nỡ xoá đi những hình vẽ trên bảng, dù buổi tiệc chúc mừng ngày Trung thu trên lớp đã kết thúc mất rồi.



[Image: photo-6-1662810708173824630582.jpeg]
Cô giáo Phương Anh nhận về nhiều quan tâm khi khoe ảnh dùng phấn vẽ tranh lên bảng tuyệt đẹp trong ngày Trung thu

[Image: photo-5-1662810705641238914002.jpeg]
Những tấm bảng được trang trí kỳ công bằng phấn màu chính là một phần trong buổi lễ Trung thu của lớp học
[Image: img1787-1662800631059676123966-166281077...87416.jpeg][Image: img1771-16628006311111649837253-16628107...23566.jpeg]
[Image: img1784-1662800631094916346944-166281077...14081.jpeg][Image: img1786-16628006310801112236732-16628107...11527.jpeg]
Không khí ngày Trung thu vui nhộn ở lớp học của cô giáo Phương Anh
[Image: photo-4-16628107033131533590156.jpeg]
Cô giáo Nguyễn Phương Anh đang giảng dạy khối lớp 1, tại trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội
[Image: photo-2-1662810698300531737492.jpeg][Image: photo-1-166281069374737942319.jpeg]
Nhan sắc đời thường xinh xắn của cô giáo trẻ
Be Vegan, make peace.
Reply
#2
Liên hệ với chủ nhân của loạt ảnh, cô giáo Phương Anh cho biết toàn bộ quá trình vẽ tranh lên bảng được cô thực hiện trong khoảng 3 tiếng. Không chỉ riêng ngày lễ Trung thu, trong những dịp đặc biệt khác như ngày Quốc khánh 2/9, ngày họp phụ huynh, ngày khai giảng năm học... cô Phương Anh đều sẽ đầu tư thời gian và công sức để trang trí lớp học bằng những chiếc bảng, mang lại niềm vui và bầu không khí vui nhộn cho học trò.
"Riêng dịp Trung thu năm nay, khi nhìn thấy loạt bảng vẽ này của mình thì học sinh rất vui, sau đó đem khoe với ông bà, bố mẹ. Các bạn nhỏ lớp lớn hơn cũng ghé chơi lớp mình xem bảng vẽ, thành ra giờ giải lao của lớp trở nên đông vui như hội. Các giáo viên lớp khác cũng nhờ mình sang trang trí, viết và vẽ bảng giúp họ", cô Phương Anh chia sẻ về không khí lớp học trong ngày tổ chức lễ Trung thu.


[Image: img1715-16627829579171132902655-16628108...39261.jpeg][Image: img3880-16627829581092003388870-16628108...57680.jpeg]
[Image: img0348-1662782957827360682655-166281088...68485.jpeg]
Trong những dịp đặc biệt như tổng kết năm học, ngày khai giảng, họp phụ huynh... cô Phương Anh đều dành thời gian trang trí bảng bằng những hình vẽ và chữ viết độc đáo
[Image: photo-3-16628107008192075818374.jpeg]
Cô Phương Anh tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Thông qua loạt tranh vẽ trên bảng kỳ công, sáng tạo bằng nhiều màu sắc, cô Phương Anh mong muốn lưu lại kỷ niệm tốt đẹp cho học trò lớp 1, cũng như truyền cảm hứng cho các em trong quá trình học tập.
"Việc vẽ tranh lên bảng không chỉ là sở thích cá nhân, mà còn giúp mình rèn luyện tính sáng tạo, cẩn thận, và kiên nhẫn, đồng thời để lại ấn tượng tốt cho học sinh về cô giáo. Các cụ có câu 'nét chữ nết người'. Do đó, thông qua những bức tranh đầy màu sắc, mình muốn mọi người thấy được cái tâm, sự chỉn chu, nhiệt huyết của một người nhà giáo. Trên hết, mục đích cuối cùng của mình là lưu những khoảnh khắc kỷ niệm cho các con, tạo ấn tượng đẹp nhất cho các bạn trong năm học đầu tiên của cấp Tiểu học".

Về dự định tương lai, cô Phương Anh cho biết sẽ tiếp tục cố gắng trau dồi bản thân với mong muốn theo đuổi lâu dài với ngành Sư phạm. "Mình luôn duy trì quan niệm là cống hiến, yêu nghề mến trẻ, tất cả xuất phát từ cái tâm và niềm đam mê nghề của bản thân", cô giáo trẻ tâm sự.

  • điểm giỏi môn Văn: Văn chương không có khuôn mẫu


[Image: img1718-16628008700671020174889-16628109...56759.jpeg][Image: img0615-16628008700491640917997-16628109...84033.jpeg]
[Image: 3049760341689571538080268432453483681458...61129.jpeg][Image: 1183713521183712368666190107786162306072...25851.jpeg]
Cùng ngắm nhìn thêm các tác phẩm của cô giáo trẻ này nhé

Ảnh: Nhân vật cung cấp
Be Vegan, make peace.
Reply
#3


Người trẻ chi tiền học vẽ bánh Trung thu độc đáo, tự tay làm tặng người thân
CHÂU LINH 5 giờ trước


ĐỌC BÀI - 3:46



Dịp Trung thu năm nay, nhiều bạn trẻ tìm đến các workshop dạy làm bánh để tận tay làm và cảm nhận ý nghĩa của bánh Trung thu truyền thống. Bên cạnh đó, một số bạn trẻ đã dùng tài tiểu họa để thổi "hồn dân gian" lên mặt bánh Trung thu chỉ vỏn vẹn vài cm để gửi tặng người thân, bạn bè.

Dùng tài tiểu họa thổi "hồn dân gian" lên mặt bánh
Khác với bánh Trung thu truyền thống thông thường, những chiếc bánh do chính tay bạn Nguyễn Thị Thùy Dương (sinh năm 1995, sống ở Hà Nội) làm lại có dấu ấn đặc biệt trong mắt người xem bởi vẻ đẹp của bức tranh dân gian hiện ngay trên mặt bánh có đường kính chỉ vài cm.
[Image: tp-banhtrungthu20-4206-16628115867831666020936.jpg]


[Image: tp-banhtrungthu15-4031-16628115867841356382427.jpg]

Để "thổi hồn dân gian" lên mặt bánh Trung thu , Thùy Dương phải thực hiện các công đoạn tỉ mỉ và đòi hỏi tính kiên nhẫn mới có thể hoàn thiện được một chiếc bánh như ý.
Quy trình để làm ra chiếc bánh tranh vẽ dân gian không quá khác nhiều so với bánh Trung thu truyền thống. Cụ thể, bánh sau quá trình nhào nặn và tạo hình sẽ được nướng chín trước khi vẽ. Sau đó, Dương sẽ phủ thêm một lớp nền đậu trắng hoặc đậu xanh để dễ dàng tiểu họa hơn.
"Với những bức tranh về dân gian, đặc biệt như tranh Đông hồ có nhiều chi tiết, mình đặc biệt chú ý đến yếu tố màu sắc. Cụ thể, trong quá trình pha màu, mình phải cân đối tỉ lệ sao cho ra được màu giống màu đặc trưng của tranh gốc để khi tiểu họa vẫn giữ được nét cổ kính", cô bạn 9x nói.
[Image: tp-banhtrungthu11-9501-1662811630795823050359.jpg]

[Image: tp-banhtrungthu13-8218-1662811630796754481105.jpg]

Nhờ tài năng hội họa của mình, Dương đã tái hiện thành công những bức tranh, nhân vật hay đồ dùng dân gian gắn với tuổi thơ của nhiều người trên mặt bánh Trung thu. Qua đó, mỗi chiếc bánh vẽ mà cô bạn 9x tự làm đều gợi lên thông điệp ý nghĩa: "Đối với mỗi chiếc bánh Trung thu, người làm có thể truyền tải lên đó bất kỳ thông điệp nào họ mong muốn. Với mình, hy vọng, mỗi chiếc bánh vẽ sẽ làm tăng giá trị truyền thống văn hóa và trở nên gần gũi hơn với mọi người", Dương bày tỏ.

[Image: close_xam.png]
[Image: close_xam.png]



Tự tay làm bánh tặng người thân
Mặc dù công thức, cách làm bánh Trung thu đã có sẵn trên mạng, tuy nhiên, cách pha trộn, tạo khuôn, làm dẻo hay nướng bánh đều không đơn giản. Chính vì vậy, nhiều bạn trẻ đã chi tiền đi học, tự tay làm bánh Trung thu để tặng gia đình, bạn bè thay vì chọn lựa mua ở các tiệm bánh.
Chia sẻ với Tiền Phong, bạn Nguyễn Thu Trang (sinh năm 1994 - chủ một cửa hàng bánh ở Hà Nội) cho biết: "Mình nhận thấy, các bạn trẻ đến với lớp học làm bánh Trung thu truyền thống đều rất hồi hộp, hào hứng và có cả sự tò mò. Đối tượng học viên khá đa dạng, có cả các bé từ 4 tuổi trở lên đến các bạn trẻ, nhân viên văn phòng... Mỗi học viên đến đây sẽ được tự tay làm và trải nghiệm hết các công đoạn làm bánh rồi đem về tặng, khoe người thân".
[Image: tp-banhtrungthu1-4025-1662811689610166556926.jpg]
Một lớp học làm bánh của bạn Thu Trang có 4 thành viên, diễn ra trong vài giờ đồng hồ.
[Image: tp-banhtrungthu5-6817-16628117169251220012566.jpg]
Bạn trẻ chi tiền đi học làm bánh Trung thu để hiểu và lưu giữ giá trị truyền thống.


[Image: tp-banhtrungthu3-3735-1662811751966749965891.jpg]
Việc tự tay làm bánh còn giúp cho bạn trẻ thư giãn, xả tress sau nhiều giờ làm việc, học tập căng thẳng.





Là một trong những học viên của lớp học làm bánh Trung thu, bạn Hải Yến (25 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) chia sẻ: "Mình tình cờ biết đến lớp học qua mạng liền đăng ký tham gia thử. Tuy học làm bánh chỉ diễn ra vài giờ đồng hồ nhưng mình cũng kịp nắm được các bước và kỹ thuật cơ bản để hoàn thiện một chiếc bánh Trung thu truyền thống. Mình cảm thấy khá thích thú và hồi hộp trước khi mang hộp bánh do chính tay mình làm về biếu bố mẹ".
Be Vegan, make peace.
Reply
#4
Bánh Trung thu hiện đại: Đính kèm hoa, tạo kiểu độc đáo
[Image: tp-btt3-872-1662811947728762019595.jpg]

[Image: tp-btt2-6112-16628119477292028506368.jpg]

Chủ nhân của những chiếc bánh Trung thu hiện đại tạo kiểu độc đáo trên là bạn Ngô Thị Nguyệt (sinh năm 1994, hiện sống ở TP HCM). Nguyệt biết đến bánh Trung thu hiện đại qua một hội nhóm trên Facebook cách đây 2 năm và bắt đầu tập tành, học làm theo.
Thời gian đầu, Nguyệt làm chưa đẹp, pha màu không chuẩn, nướng bánh cháy. Sau đó, cô dành 3 ngày tập trung làm bằng được, "quên ăn, quên ngủ" để cho ra những kiểu bánh độc đáo, thu hút.
TIN LIÊN QUAN



Cô bạn 9x nói: "Sự khác biệt giữa bánh truyền thống và hiện đại chính là ở vỏ bánh. Vỏ bánh hiện đại được pha màu bột tự nhiên, mix chút màu gel để tươi hơn, vỏ nâu từ bột ca cao, xanh từ bột matcha, đen từ tinh than tre, tím từ khoai lang tím... Vì thế, những chiếc bánh Trung thu hiện đại mang sắc màu lạ hơn, nhìn bắt mắt hơn, được khách hàng chọn làm quà tặng nhiều hơn dòng truyền thống.
Ngoài ra, thời gian để cho ra chiếc bánh hiện đại sẽ lâu gấp 3 lần bánh truyền thống bởi người làm bánh phải nặn từng chi tiết nhỏ rồi gắn lên mặt bánh".
[Image: tp-banhtrungthu111-7350-16628119939091575525736.jpg]
Bánh Trung thu hiện đại được tạo kiểu độc đáo, trang trí cầu kỳ nên có giá cao hơn bánh truyền thống
Be Vegan, make peace.
Reply
#5
Thông qua loạt tranh vẽ trên bảng kỳ công, sáng tạo bằng nhiều màu sắc, cô Phương Anh mong muốn lưu lại kỷ niệm tốt đẹp cho học trò lớp 1, cũng như truyền cảm hứng cho các em trong quá trình học tập.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

------------------

- Đúng ra phải viết là "công phu". Chữ "kỳ công" là danh từ, chỉ những việc vĩ đại, hầu như khg thể thực hiện được, "mission impossible". Còn "công phu" là tính từ, chỉ những việc đòi hỏi bỏ nhiều công sức, thời gian. Hai chữ chỉ có chung chữ "công" nhưng loại từ và ý nghĩa rất khác nhau.

- "Nhân vật" chỉ những người ở trong truyện ngắn, tiểu thuyết, bộ phim hay vở kịch chứ khg thể dùng để chỉ người trong đời thật. Lẽ ra phải dùng chữ "đương sự". Tình trạng giáo dục bết bát bây giờ sinh ra tình trạng hậu quả tương ứng là dùng tiếng Việt một cách dốt nát như thế này.

VN hiện tại ngoài sự độc hại, ô nhiễm về nhiều mặt như chính trị, quân sự, không khí, thực phẩm, giao thông, còn có sự ô nhiễm về ngôn ngữ mà ông NHQ đã quên đề cập (chuyện cũng hơi lạ vì ông NHQ là giáo sư giảng dạy ngành Việt học tại trường đại học Victoria, Sydney, Úc). Nếu về lại VN sống, chắc tôi cũng sẽ dùng chữ một cách sai lầm như nhiều người vì lẽ đơn giản, nếu mình nói/viết đúng thì khg ai hiểu; ngược lại, họ còn cho là mình dốt tiếng Việt nữa! Vì vậy, mình phải dùng chữ một cách dốt như họ thì mới khỏi bị mang tiếng dốt (!) hoặc người từ trên sao Hỏa rớt xuống!
Bạch vân thiên tải không du du
Reply