Cái Chết Oan Khuất Của Nhạc Sĩ Minh-Kỳ
#1
Nha Trang - Nhạc Minh Kỳ - Tiếng hát Hà Thanh




Nha Trang là miền quê hương cát trắng
Có những đêm nghe vọng lại, ầm ầm tiếng sóng xa đưa
Nha Trang cánh đồng bao la bát ngát
Hương quê dâng lên ngào ngạt, hòa cùng sức sống yên vui

Nha Trang là miền quê hương cát trắng
Có những đêm nghe vọng lại, ầm ầm tiếng sóng xa đưa
Nha Trang cảnh đồng bao la bát ngát
Hương quê dâng lên ngào ngạt, hòa cùng sức sống yên vui.

Nha Trang cảnh đẹp nên thơ khiến nhớ
Bao năm du khách hằng chờ, một ngày ghé đến Nha Trang
Ai ơi người về cho ta nhắn với
Nha Trang quê hương dịu hiền, ngàn đời lòng tôi mến yêu.

Còn đâu những chiều vui xưa
Còn đâu những chiều say sưa, ngồi nơi biển buồn trông ra khơi mênh mông.
Còn đâu Tháp Bà êm mơ
Còn đâu đá Chồng bơ vơ, còn đâu bến Cầu Đá nên thơ.

Nha Trang cảnh đẹp trăng thanh gió mát
Ai qua không quên để lại, một vài luyến tiếc xa xôi
Ai ơi người về cho ta nhắn với 
Nha Trang quê hương dịu hiền, ngàn đời lòng tôi mến yêu. 


Ai đã sinh ra và lớn lên ở Nha Trang, hoặc đã từng ghé lại đây đôi lần, đều không quên bài hát dễ thương này, mà cả một thời gian gần hai thập niên, đài phát thanh Nha Trang đã dùng làm nhạc hiệu mở đầu.

Cuối tháng 3/75, Nha Trang bị nhận chìm trong làn sóng đỏ. Người Nha Trang đã cùng chịu chung số phận. Kẻ bị giết, người bị tù đày, gia đình, bè bạn, thầy trò, chia ly tan tác. Số phận của nhạc sĩ Minh Kỳ, tác giả bài hát này (cùng nhiều bản nhạc về Nha Trang khác nữa) cũng đã gắn liền với định mệnh đau thương của thành phố mà ông đã được sinh ra, hết lòng yêu thương và đã gởi trọn lòng mình qua những dòng nhạc thiết tha trìu mến đó. Ông đã bị giết. Cái chết thê thảm và oan khuất của ông có lẽ được ít người Nha Trang, – dù còn ở trên quê nhà, hay tha phuơng khắp chốn – biết đến

Người viết bài này, có cái cơ duyên được ở chung cùng một trại tù với ông, và cũng đã được tâm sự cùng ông một vài ngày trước khi ông chết.

Đầu tháng 3/75, sau khi Ban Mê Thuột mất, những đơn vị từng sống chết với Cao Nguyên có lệnh triệt thoái. Tôi theo đơn vị, chỉ còn một phần tư quân số, lần lượt “di tản chiến thuật” vào Cam Ranh, rồi Vũng Tàu để tái tổ chức, trước khi tham dự những trận đánh cuối cùng “cô đơn và buồn tẻ” ở những địa danh xa lạ: Cần Giuộc, Bến Lức, thuộc tỉnh Long An, ngăn bước chân địch quân đang ồ ạt kéo về vây hãm Sài Gòn.

Ngày 28/4/75, tôi và cả vợ con, theo lời hẹn của người bạn chí thân, là SQ Hải Quân, có mặt tại Bến Bạch Đằng. Nhưng đến giờ chót, trước sự ngỡ ngàng và tức giận của người bạn có lòng, tôi quyết định không cùng vợ chồng anh ấy xuống tàu di tản. Có lẽ anh không hiểu được là tôi cũng đã khổ tâm biết dường nào để có cái quyết định “sống chết” ấy, mặc dù tôi biết trước là rồi tôi cũng phải trả một cái giá, chắc không nhỏ. Tôi không đành lòng bỏ lại những đồng đội đã theo tôi từ những quê quán miền Trung, mà giờ đây đã trở nên xa tít mịt mờ trong tay giặc, và nhất là cha tôi, người cha đã làm gà trống nuôi con từ lúc tôi mới lên ba, mà tôi được tin là ông đã bị bắt và đang bị giam giữ ở đâu đó ngoài Nha-Trang. Tôi không thể xa ông trong hoàn cảnh khốn cùng này.

Điều đáng ân hận nhất là, dù ở lại để chấp nhận mọi điều, nhưng tôi cũng không bao giờ có cơ hội gặp lại cha tôi. Ông đã chết trong trại cải tạo Đá Bàn, cuối tháng 6/76, và đúng ngay vào cái đêm tôi bị chở bằng xe “bịt bùng” từ trại tù An Dưỡng Biên Hòa ra bến Tân Cảng để xuống tàu Sông Hương ra Bắc. Mãi gần năm năm sau tôi mới nhận đuợc tin buồn.

Trại tù An Dưỡng Biên Hòa, cũng chính là nơi tôi đã gặp nhạc sĩ Minh Kỳ, và đã tâm tình cùng ông một ngày trước khi ông chết.

Tôi trình diện tại Trường Đại Học Kiến Trúc, bị đưa lên nhốt tại trại tù binh Tam Hiệp. Một tháng sau được chuyển đến trại tù An Dưỡng Biên Hòa, nằm bên cạnh phi trường quân sự Biên Hòa. Trại An Dưỡng này, trước là một khu quân sự, về sau đuợc chỉnh trang lại để tiếp nhận những quân nhân tù binh của ta được miền Bắc trao trả theo hiệp định Paris. Họ được nghỉ ngơi, bồi dưỡng cả sức khỏe lẫn tinh thần ở trại An Dưỡng này trước khi trở về đơn vị cũ và gia đình.

Đến trại này, tôi gặp những anh em ở đây từ trước cùng một số mới đuợc chuyển từ các trại khác tới. Gồm đủ các quân binh chủng, kể cả những sĩ quan biệt phái về các Bộ, và Cảnh Sát. Trong số này có nhạc sĩ Minh Kỳ. Tôi ở Nhà 1, còn anh Minh Kỳ ở Nhà 3 (?), cách nhau khu nhà bếp (gọi là hậu cần).

Cũng như những người Nha Trang khác, lớn lên vào những năm giữa thập niên 50, đầu thập niên 60, tôi thuộc lòng những bài hát Nha Trang của nhạc sĩ Minh Kỳ, nhưng chưa hề biết tên thật và cũng chưa được hân hạnh gặp ông. Trong Nhà 1, tôi nằm bên cạnh hai anh bạn tù lớn tuổi hơn tôi. Một anh từ Trường Chỉ Huy Tham Mưu, một anh làm ở Nha Quân Pháp.

Hai anh này rất tốt bụng và vui tính, có quen biết nhạc sĩ Minh Kỳ. Biết tôi là dân Nha Trang, nên có lần anh đã giới thiệu tôi với anh Minh Kỳ.

Nhạc sĩ Minh Kỳ lớn tuổi hơn tôi nhiều, nên tôi gọi ông bằng Anh và xưng em ... Có lẽ bản tính của anh vốn thầm lặng, ít nói, và đặc biệt trong hoàn cảnh như vừa trải qua cơn ác mộng, chưa biết ngày mai sẽ ra sao này, anh lại càng ít nói hơn. Gặp anh vài ba lần, tôi chỉ nói lên lòng hâm mộ của tôi về những bài hát Nha Trang, mà với tôi bây giờ nó lại là những kỷ niệm vô giá. Anh thường chỉ trả lời tôi bằng một nụ cười buồn.

Một đêm, cuối tháng 8/75 (31/08/75), vào khoảng 09:30 tối, cả trại tù đang chìm trong bóng đêm với cả ngàn người tù đang nằm thao thức, bởi tâm tư còn nặng trĩu lo âu, đang chờ đợi những điều bất trắc nào đó sẽ đến với số phận mình, bỗng một tiếng nổ long trời kèm theo những tiếng la thất thanh, và rồi tiếng còi báo động, tiếng chát chúa trên loa phóng thanh, lệnh cho tất cả “cải tạo viên” nằm yên tại vị trí, kẻ nào bước ra khỏi nhà sẽ bị bắn tại chỗ.

Khi đám tù chúng tôi chưa hết hoang mang, thì tiếng xích sắt xe tăng T 54 tràn vào trại rít lên từng chặp, chia nhau bao vây từng căn nhà. Hằng loạt bộ đội, súng gắn lưỡi lê, mặt tên nào cũng đằng đằng sát khí túa vào từng nhà, kéo cơ bẩm lên đạn, quát tháo chúng tôi đứng dậy ngay tại chỗ, hai tay để trên đầu. Tôi có cảm giác là chúng tôi sắp bị xử tử…

Chúng tôi đứng bất động như vậy cho đến gần 10 giờ trưa. Nhìn qua khe cửa, tôi thấy mấy anh em tù ở nhà 3 khiêng một số người bị thương lên bệnh xá.

Cả ngày sau, tất cả tù đều không được ra khỏi nhà, ngoại trừ đi ra cầu tiêu và ở đó cũng có đầy lính gác. Sau đó, đúng vào ngày 2 tháng 9, Quốc khánh của VC, tất cả chúng tôi được đưa lên hội trường. Ngồi chễm chệ trên dãy bàn trước mặt chúng tôi là những “thủ trưởng” không mang quân hàm, nên chúng tôi cũng chẳng biết họ là ai. Chúng tôi bị “nghiêm khắc” cảnh cáo là “có bọn phản động trong các anh đã dấu diếm vũ khí, mang lựu đạn Mỹ vào để nhằm phá hoại thành quả kách mệnh”(!). Sau đó chúng tôi làm “bản tự khai tội ác” và bắt đầu bài học số 1, “Đế Quốc Mỹ là kẻ thù của nhân dân ta”.

Khi ấy chúng tôi mới biết tiếng nổ tối hôm ấy đã xảy ra tại Nhà 3, làm chết và bị thương khá nhiều. Mọi dấu tích đã được thu dọn sạch sẽ, như chưa hề có việc gì xảy ra.

Có điều cái “sự cố” thảm khốc ấy, không phải như lời “lên lớp” hù dọa của mấy ông thủ trưởng, bởi một điều rất dễ hiểu là ngay từ lúc vào trại cho đến bây giờ, đã qua hằng trăm lần kiểm soát, vã lại hành trang mang theo của mỗi người tù đâu có cái gì, ngoài hai bộ áo quần, cái khăn lau mặt và bàn chải đánh răng. Tiền bạc và tư trang khác đã được “kách mạng” giữ hộ ngay sau khi nhập trại. Vậy thì một trái lựu đạn có phép màu nào lọt vào trong trại. Điều quan trọng hơn, là nếu người tù nào dám liều mạng mang đuợc lựu đạn vào trại thì cũng chỉ nhằm mục đích giết kẻ thù chứ sao lại giết chết bao nhiêu bè bạn của mình?

Những câu hỏi đó đã có sự trả lời chính xác ngay sau đó. Một số bạn tù ở Nhà 3 và Nhà kế bên kể lại như sau:

Nhà 3 (chứa khoảng 80 tù nhân, đa số là SQ Cảnh Sát) nằm đối diện ngay trước Khu Trực Ban và Nhà Vệ Binh của Trại, chỉ cách nhau chừng hơn năm mét và một hàng rào kẻm gai. Khi ấy tổ của nhạc sĩ Minh Kỳ đang họp để phân công nấu bếp vào ngày mai, thì một quả lựu đạn được quăng vào vách tôn ngay phía sau làm 3 người chết tại chỗ và khoảng 8 người bị thương. Nhạc sĩ Minh Kỳ bị thương rất nặng, được anh em tù khiêng lên bệnh xá cùng với những anh em bị thương khác. Ông bị thương ở ngực, bụng và cổ rất nặng. Biết mình sắp chết nên trăn trối với những bạn tù:

– Tụi mày về nói với vợ tao ráng nuôi con tao, chắc tao không sống được.

Sau đó máu ở ngực và cổ chảy ra lênh láng. Ông vừa la vừa rên:

–  Sao chân lạnh quá!

–  Lạnh quá! Sao bụng tao lạnh quá! Sao ngực tao lạnh quá!

Ông chết từ từ, chết từ chân đến bụng rồi đến ngực cho đến lúc tắt thở.

Một cái chết mà chính Ông cảm nhận được, biết được nó đến với mình từng phút từng giây.

Sáng sớm hôm sau, anh em bạn tù, với sự giám sát của toán vệ binh VC, đem chôn các bạn tù vắn số của mình trên một mảnh rừng bên ngoài vòng đai phi trường quân sự Biên Hòa.

Ai cũng biết là trái lựu đạn giết chết nhạc sĩ Minh Kỳ cùng những người bạn tù khác, là do chính bọn VC quăng từ khu trực ban của Trại phía bên kia hàng rào.

(Có một số Sĩ Quan ngành đạn dược còn cho là tiếng nổ ấy có thể là tiếng nổ của đạn B40 hay B41, có sức tàn phá còn hơn cả lựu đạn).

Và cũng sau ngày ấy, chúng tôi phải chịu một trò chơi trả thù ác độc từ phía những người chiến thắng. Mỗi ngày chia nhau đi gỡ các bãi mìn trong hàng rào phi trường quân sự Biên Hòa.

Họ đã bày ra cái trò giết người dấu tay ở Nhà 3, để rồi lại lấy đó làm lý do giết tiếp những người còn lại bằng cái trò chơi đẫm máu “gỡ mìn” này.

Những bãi mìn này do Công Binh của ta thiết lập chằng chịt dọc theo hệ thống phòng thủ phi trường. Bây giờ, không có sơ đồ những bãi mìn, chúng tôi lại là những người không chuyên môn về mìn bẫy, có nhiều anh em giữ các chức vụ tham mưu, hay đuợc biệt phái về các bộ khác, chưa hề thấy lại quả mìn sau ngày rời khỏi quân trường. Vậy mà bây giờ phải tham dự cái trò chơi bất nhân này. Ngày nào cũng có mìn phát nổ, người chết, vài người mất tay, mất chân, nhưng vẫn không làm giao động được tấm lòng của những người ”kách mạng!”.

Và cũng chính nhờ được cắt cử đi đào huyệt chôn một người bạn tù chết mìn, sớm trả “nợ máu” sau ngày miền Nam “giải phóng” này, đám chúng tôi mới phát hiện dược bốn ngôi mộ mới đã nằm sẳn tại “nghĩa trang” vô danh trong một mảnh rừng hoang. Trước mỗi ngôi mộ đuợc đắp đất sơ sài đó có cái bia làm bằng một mảnh gổ nhỏ. Bọn chúng tôi lén đọc tên trên từng tấm bia viết bằng sơn đỏ, trong đó có tên Vĩnh Mỹ. (Tên trong khai sinh của nhạc sĩ Minh Kỳ  là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỵ (dấu nặng), nhưng có vài ngưới nhầm lẫn là Vĩnh Mỹ). Dưới sự canh gác nghiêm ngặt của đám vệ binh, tôi chẳng biết làm gì khác hơn là khi đi ngang trước mộ anh để trở về trại, chắp hai tay trước ngực và cúi đầu tưởng niệm anh cùng những bạn bè xấu số đã chết tức tưởi cùng anh.

Lòng tôi nhói lên đau đớn như vừa bị một nhát chém hư vô nào đó. Trong tôi vừa mới mất thêm một điều gì, mà với tôi nó trở thành thiêng liêng hơn là kỷ niệm. Nhiều đêm sau đó tôi trằn trọc cả đêm không ngủ. Dư âm những bài hát NhaTrang của anh lúc nào cũng văng vẳng bên tai tôi. Tâm tư lúc nào cũng mơ màng đến thành phố Nha Trang, đến ngôi trường Võ Tánh, nhớ da diết những kỷ niệm ấu thơ, của những ngày đi học, và hình dung đến từng khuôn mặt bè bạn thân quen … Cũng mới đây thôi, mà bây giờ tưởng chừng như đã là một quá khứ thật xa xăm, mơ hồ như kiếp trước.

Ba mươi năm chiến tranh trên quê hương đã đem lại biết bao điều bi thảm. Vậy mà sau khi chiến tranh chấm dứt lại còn nhiều bi thảm hơn. Cái chết của nhạc sĩ Minh Kỳ cũng chỉ là một trong hàng vạn, hàng triệu điều oan khiên bi thảm đó. Nhưng chúng ta xót xa và nhớ đến nhạc sĩ Minh Kỳ, bởi chính vì ông là một nghệ sĩ, một người đã sống và cống hiến cho đời bằng chính trái tim mình. Đặc biệt với những người Nha Trang và những người yêu Nha Trang, đã mang ơn Ông vì Ông đã cho chúng ta những dòng nhạc biểu tượng của quê nhà, mà chúng ta sẽ mang theo dư âm tiếng hát cho đến suốt cuộc đời.

Với tôi, những đau đớn này cứ tưởng chỉ chôn chặt trong lòng, không ngờ sau khi xem chương trình nhạc Lê-Dinh trên Thúy Nga Paris trước đây, trong đó nhạc sĩ Lê-Dinh có nhắc tới cái chết của nhạc sĩ Minh Kỳ, và mới đây là chương trình Huyền Thoại Lê Minh Bằng trên Asia, đã làm tôi nhớ thật nhiều đến cái chết của Ông và ngồi xuống viết lại những dòng này.

Xin được thay một nén hương lòng đốt lên cho một người đồng hương, đồng tù, bỏ bạn bè ra đi bằng một cái chết thảm thương, oan khuất … Cũng để được nói lên lòng tiếc thương một nhạc sĩ tài hoa đã làm Nha Trang sống mãi trong lòng người. Và nếu được phép, xin gởi một lời chia buồn thật muộn màng nhưng với trọn tấm lòng đến gia đình Ông.

Bắc Âu, một ngày không có mặt trời

Phạm Tín An Ninh
Reply
#2
Cho đến mãi tận bây giờ tôi vẫn thường nghe ra rả những luận điệu nói về lòng "nhân đạo"  của nhà cầm quyền khi bảo rằng những người bên kia chiến tuyến được hưởng một chính sách đầy "nhân đạo" khi họ "được" đi học tập để "cải tạo" tư tưởng "sai lệch" của họ thay vì mang ra giết sạch của một số bạn bè hay nhiều người khác khi nói đến việc "học tập cải tạo" này. Khi ấy, tôi chỉ biết nói lại rằng, nếu việc giết sạch, chém sạch này mà không ai biết, không ai hay thì họ đã làm rồi, đâu cần bạn phải dạy họ cách làm. Cũng hên là còn nhiều người nhìn vào, cũng hồi hộp chờ xem kết quả "xổ số", làm bậy một phát là lên đường ngay và luôn, thế nên mới sản sinh ra cái kiểu học tập có phần quái dị và không kém phần độc ác này, sống không được mà chết cũng chẳng xong này. Còn khi đã vào tay họ thì nhiều chuyện bí mật xảy ra ai mà hay, ai mà biết, nếu không có người còn sống để kể lại cho mà nghe?.

Người chiến sỹ không phân biệt phe nào, một khi đã chấp nhận ra trận, đối đầu với lửa đạn mịt mù khói lửa thì chỉ tâm niệm một điều duy nhất, đó là bảo vệ mạng sống của mình và đồng đội của mình, sự nhân đạo luôn là thứ xa xỉ lúc đang đánh nhau, khi đối diện với cái chết, bởi mày không giết tao thì tao cũng phải giết mày để sống, thế thôi. Viên đạn có thể vô tình nhưng người xử dụng súng đạn thì không vô tình chút nào, điều căn bản nó nằm ở chỗ đó, không khác đi được. Sự nhân đạo chi xuất hiện khi tàn cuộc chiến, qua cách người ta đối xử với nhau có anh hùng mã thượng hay không, có nhân văn hay không, có đạo đức hay không thôi. Riêng về việc này thì đã có câu trả lời rất rõ ràng rồi, trong khi người của phía bên kia bị đối xử như thế nào thì đã rõ, riêng số phận của người lính phía bên này xem ra cũng chẳng có gì khá hơn là mấy, bị gạc ra rìa vì không còn một lợi ích nào khác, không thuộc vào hàng ngũ "chính thống", không cùng phe cánh. Có chăng là còn được một ngày để "vinh danh", có chăng là được một cái phong bì nho nhỏ, được thổi kèn đánh trống tung hô trong một lần duy nhất trong năm. Mà chưa chắc ai cũng được đủ cả, điển hình như 64 binh sỹ chiến đấu trong trận Gạc Ma chống Tàu chẳng hạn, vinh danh họ khác gì là dám hỗn láo với người anh em 16 chữ vàng kia?.

Ngay cả danh tướng VN Lý Thường Kiệt ngày xưa dám mang quân Việt đánh vào ba châu Khâm, Ung, Liêm của Tống còn bị chê là dám hỗn hào khi em mà dám chơi lại anh ở đây nè:






Nhớ nhé, làm em thì không được hỗn hào với người anh nha, mất đạo lý của người phương Đông mình hết, không được. Grinning-face-with-smiling-eyes4 

Như tui bây giờ, là em của chị ấy nên tui phải luôn tôn chọng chị ấy, như có lần nghe chị ấy kể khi đang dọn mấy chiếc lá khô trong vườn, đến khúc chỉ nhẹ nhàng nhặt từng chiếc lá vàng khô rơi rụng trong vườn cho vào bịch rác, Ôi cha mọa ơi, hình ảnh ấy nó khiến tâm hồn tui chợt bay bỗng lên chín tầng mây, Hai tay ôm lá vào lòng, Than ôi chiếc lá cuối cùng là đây, nhưng khi đọc tiếp mới biết cái lý do nhẹ nhàng ấy nó không như mình nghĩ, nhẹ nhàng vì sợ nó bể ra khó hốt hơn là còn y nguyên thì nói thực lòng luôn, thất vọng chàn chề....

Becuoi

Sorry chủ nhà, ở không nên vào phá chút cho vui.  Cheer
Reply
#3
Quote:Sau đó máu ở ngực và cổ chảy ra lênh láng. Ông vừa la vừa rên:

–  Sao chân lạnh quá!
–  Lạnh quá! Sao bụng tao lạnh quá! Sao ngực tao lạnh quá!

Ông chết từ từ, chết từ chân đến bụng rồi đến ngực cho đến lúc tắt thở.

Một cái chết mà chính Ông cảm nhận được, biết được nó đến với mình từng phút từng giây.



Theo bài viết sau, với cái chết từ chân đi ngược lên ngực cho đến lúc tắt thở, nhạc sĩ Minh Kỳ được tái sinh ở cõi người hoặc cõi thần tiên nào đó . 

--ooOoo--


– Có người trước khi chết, lòng vui vẻ, miệng mỉm cười.
– Có người trước khi chết, thân không bị các sự đau khổ hành hạ bức bách.
– Có người trước khi chết, con cháu người thân thương yêu gần gũi.
– Có người trước khi chết, dặn dò con cháu, hoặc để di chúc lại rõ ràng, sáng suốt.
– Có người trước khi chết, thể hiện lòng tôn kính tam bảo: Phật, Pháp, Tăng.
Khi đó, hơi lạnh từ dưới chân lên đến ngực rồi hơi ấm trụ tại đây. Trường hợp đó, ta biết người này sanh vào cõi Người.
Reply
#4
(2022-09-04, 02:20 PM)schi Wrote: Nha Trang - Nhạc Minh Kỳ -






Họ đã bày ra cái trò giết người dấu tay ở Nhà 3, để rồi lại lấy đó làm lý do giết tiếp những người còn lại bằng cái trò chơi đẫm máu “gỡ mìn” này.

Những bãi mìn này do Công Binh của ta thiết lập chằng chịt dọc theo hệ thống phòng thủ phi trường. Bây giờ, không có sơ đồ những bãi mìn, chúng tôi lại là những người không chuyên môn về mìn bẫy, có nhiều anh em giữ các chức vụ tham mưu, hay đuợc biệt phái về các bộ khác, chưa hề thấy lại quả mìn sau ngày rời khỏi quân trường. Vậy mà bây giờ phải tham dự cái trò chơi bất nhân này. Ngày nào cũng có mìn phát nổ, người chết, vài người mất tay, mất chân, nhưng vẫn không làm giao động được tấm lòng của những người ”kách mạng!”.

Với tôi, những đau đớn này cứ tưởng chỉ chôn chặt trong lòng, không ngờ sau khi xem chương trình nhạc Lê-Dinh trên Thúy Nga Paris trước đây, trong đó nhạc sĩ Lê-Dinh có nhắc tới cái chết của nhạc sĩ Minh Kỳ, và mới đây là chương trình Huyền Thoại Lê Minh Bằng trên Asia, đã làm tôi nhớ thật nhiều đến cái chết của Ông và ngồi xuống viết lại những dòng này.

Xin được thay một nén hương lòng đốt lên cho một người đồng hương, đồng tù, bỏ bạn bè ra đi bằng một cái chết thảm thương, oan khuất … Cũng để được nói lên lòng tiếc thương một nhạc sĩ tài hoa đã làm Nha Trang sống mãi trong lòng người. Và nếu được phép, xin gởi một lời chia buồn thật muộn màng nhưng với trọn tấm lòng đến gia đình Ông.

Bắc Âu, một ngày không có mặt trời

Phạm Tín An Ninh

Cộng Sản quả là ác độc không thể tưởng.
Disappointed-face4
Vấn thế gian, tình là chi...


Reply
#5
(2022-09-04, 08:13 PM)Dan. Wrote: Như tui bây giờ, là em của chị ấy nên tui phải luôn tôn chọng chị ấy, như có lần nghe chị ấy kể khi đang dọn mấy chiếc lá khô trong vườn, đến khúc chỉ nhẹ nhàng nhặt từng chiếc lá vàng khô rơi rụng trong vườn cho vào bịch rác, Ôi cha mọa ơi, hình ảnh ấy nó khiến tâm hồn tui chợt bay bỗng lên chín tầng mây, Hai tay ôm lá vào lòng, Than ôi chiếc lá cuối cùng là đây, nhưng khi đọc tiếp mới biết cái lý do nhẹ nhàng ấy nó không như mình nghĩ, nhẹ nhàng vì sợ nó bể ra khó hốt hơn là còn y nguyên thì nói thực lòng luôn, thất vọng chàn chề....

Becuoi

Sorry chủ nhà, ở không nên vào phá chút cho vui.  Cheer

Lol Em Đạn tưởng chị sợ lá đau hả? Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Thật ra lúc hốt lá khô, hồn chị cũng bay bổng lắm chứ, nhớ lời thơ, nhớ lời nhạc nói về lá. Lần đầu tiên trong đời đi hốt lá khô, cũng cảm xúc lắm chứ Rolling-on-the-floor-laughing4 nhưng khi viết thì ráng kéo mình về thực tế vì sợ không ai hiểu hốt lá mà cũng mơ mộng là sao. Shy
Vấn thế gian, tình là chi...


Reply
#6
(2022-09-04, 09:47 PM)LeThanhPhong Wrote: Theo bài viết sau, với cái chết từ chân đi ngược lên ngực cho đến lúc tắt thở, nhạc sĩ Minh Kỳ được tái sinh ở cõi người hoặc cõi thần tiên nào đó . 

--ooOoo--


– Có người trước khi chết, lòng vui vẻ, miệng mỉm cười.
– Có người trước khi chết, thân không bị các sự đau khổ hành hạ bức bách.
– Có người trước khi chết, con cháu người thân thương yêu gần gũi.
– Có người trước khi chết, dặn dò con cháu, hoặc để di chúc lại rõ ràng, sáng suốt.
– Có người trước khi chết, thể hiện lòng tôn kính tam bảo: Phật, Pháp, Tăng.
Khi đó, hơi lạnh từ dưới chân lên đến ngực rồi hơi ấm trụ tại đây. Trường hợp đó, ta biết người này sanh vào cõi Người.

Lúc cậu 9 Sầu mất, Sầu cũng nghe nói về cái vụ lạnh từ từ này, nhưng lâu quá không nhớ rõ.
Vấn thế gian, tình là chi...


Reply
#7
(2022-09-04, 10:08 PM)LýMạcSầu Wrote: Lúc cậu 9 Sầu mất, Sầu cũng nghe nói về cái vụ lạnh từ từ này, nhưng lâu quá không nhớ rõ.

Như vậy, có lẽ cậu ấy may mắn được sinh vào cõi trời hoặc người rồi .  Cheer
Reply
#8
(2022-09-04, 09:47 PM)LeThanhPhong Wrote: Theo bài viết sau, với cái chết từ chân đi ngược lên ngực cho đến lúc tắt thở, nhạc sĩ Minh Kỳ được tái sinh ở cõi người hoặc cõi thần tiên nào đó . 

.........

Khi đó, hơi lạnh từ dưới chân lên đến ngực rồi hơi ấm trụ tại đây. Trường hợp đó, ta biết người này sanh vào cõi Người.


Wow, hôm nay mới biết thêm cái chuyện này nha. Cảm ơn anh Phong. 

Biết để canh me lúc mình chuẩn bị đi theo diện đoàn tụ với ông bà, tui sẽ nhờ một ai đó ngồi canh giùm, giao cho một cuốn sổ và một cây viết, ghi lại những gì mình cảm nhận, tỷ như, Lạnh cái giò, Lạnh cái đầu gối, Lạnh cái bụng, Lạnh cái ngực ===> đứt bóng. Nếu mọi việc tuân theo trình tự đó thì mình biết mình sẽ đi đâu, chỉ sợ người "gian ác" như tui, lạnh cái mỏ ác trước rồi nghe cái ót luôn thì quá uổng phí vì không ghi lại kịp...  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

(2022-09-04, 10:06 PM)LýMạcSầu Wrote: Lol Em Đạn tưởng chị sợ lá đau hả?  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Thật ra lúc hốt lá khô, hồn chị cũng bay bổng lắm chứ, nhớ lời thơ, nhớ lời nhạc nói về lá. Lần đầu tiên trong đời đi hốt lá khô, cũng cảm xúc lắm chứ  Rolling-on-the-floor-laughing4 nhưng khi viết thì ráng kéo mình về thực tế vì sợ không ai hiểu hốt lá mà cũng mơ mộng là sao. Shy

Biết tâm hồn chị cũng hay bay bỗng lắm, Tiên mà không bay bay chả nhẽ đi bộ?.   Biggrin

Nhưng nếu được thì chỉ nên kể, Tay khẽ nhặt chiếc lá vàng khô cho vào bịch rác thôi là được rồi, ai nghĩ sao kệ họ, đằng này chị còn ráng ghi thêm vào, Sợ nó bể nát, khó hốt, làm em tụt cả mood luôn.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c  

Sẵn tiện kể luôn cho vui, không biết ai đã từng đọc chuyện ngắn Chiếc Lá Cuối Cùng của nhà văn O. Henry chưa nhỉ?. Chuyện kể về hai người bạn nữ vốn là hai họa sỹ sống cùng nhau trong một căn nhà trọ để uom đắp giấc mơ trở thành họa sỹ. Tiếc là một cô bị bệnh, bệnh sưng phổi, nằm bên giường bệnh nhìn ra ngoài khu vườn có một cái cây đang rớt từng chiếc lá một khi mùa Đông tàn để chờ cho mùa Xuân đến sẽ thay những chiếc lá mới. Người bạn thân tuyệt vọng, nên nhờ đến một ông họa sỹ già cầu cứu. Tuy có mắng cho cô bạn một trận nhưng ông cũng quyết định vẽ một chiếc lá y như thật trên cậy để giữ lại niềm hy vọng cuối cùng cho cô bạn bị bệnh. Nhờ vậy mà cô ấy khỏi bệnh nhưng ông họa sỹ già lại chết vì sưng phổi khi vẽ ngoài mùa Đông đầy tuyết giá.

Thế mới biết, có những sự giả dối có ích là vậy, đâu cứ phải lúc nào cũng gồng mình lên để chứng tò 2 với 2 là 4 là tốt đâu.

Lời bài hát Chiếc Lá Cuối Cùng của nhạc sỹ Tuấn Khanh.


Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng,
Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang.
Chiều vào thu tiễn em sầu lạnh giá,
Lá trên cành từng chiếc cuốn bay xa...
Love is now or never...
Reply
#9
(2022-09-04, 08:13 PM)Dan. Wrote: ...

Sorry ...

You're very welcome, Anh! ... Grinning-face-with-smiling-eyes4 ...
Reply
#10
(2022-09-04, 09:53 PM)LýMạcSầu Wrote: Cộng Sản quả là ác độc không thể tưởng.
Disappointed-face4

Definitely say no to communism!
Reply
#11
Mùa thu tới rồi thì phải ... Grinning-face-with-smiling-eyes4 ...

Chiếc Lá Cuối Cùng

[Image: autumn.jpg]
Ảnh minh họa: Google

Mùa thu lại trở về. Những cánh rừng như thay màu áo mới, đỏ dần, rồi tràn ngập sắc thu vàng lộng lẫy. Mặt đất từng lớp từng lớp phủ lá dầy lên dầy lên mãi... Có bước chân ai xào xạc trên lá khô, không phải gió, không phải chú nai vàng, cũng không phải của một người lang thang đi tìm kỷ niệm, mà là của thời gian.

Thời gian dường như dừng lại lâu hơn ở mùa thu, vì mãi vương vấn những chiếc lá vàng muộn màng còn sót lại của một mùa đẹp. Có con chim sâu nhỏ loay hoay tha chiếc lá về tổ, làm chăn ấm cho mùa đông. Người quét đường trầm ngâm khi thu lá khô về một chỗ. Tiếng mưa thu rơi tí tách trên lá. Ngày mai trời sẽ sang đông, đêm nay rừng chỉ còn những chiếc lá cuối cùng.

Cứ nhắc đến những chiếc lá vàng mùa thu tôi lại nhớ đến câu chuyện cảm động mà nhà văn O. Henry đã kể. Chuyện đọc đã từ rất lâu rồi, vẫn cứ làm vương vấn mỗi độ thu về. Cũng như Guy de Maupassant, những câu truyện của O. Henry nổi tiếng vì kết cuộc bất ngờ, nhưng có hậu hơn.

Một cô gái đang nằm trên giường bệnh đếm những ngày còn lại cuối cùng của cuộc đời. Hình ảnh cuộc sống duy nhất mà cô nhìn thấy mỗi ngày là từ nhánh dây leo trường xuân bên ngoài khung cửa sổ. Những chiếc lá vàng rơi dần theo mùa thu trôi. Năm, bốn, ba, hai, một ... Khi chiếc lá cuối cùng rơi rụng thì cô cũng sẽ vĩnh viễn xa rời thế gian này. "Trên cõi đời này, cái cô độc nhất là một linh hồn đang chuẩn bị sẵn sàng để đi xa trên hành trình bí ẩn của nó"...(*)
Và cô gái đau đớn chờ đợi giây phút cuối cùng của mình đang đến.

Cửa sổ mở, một buổi sáng lại bắt đầu. Chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó. Sự tồn tại của chiếc lá bé nhỏ sau cơn giông tố suốt đêm qua giúp cô gái thêm sức mạnh chống chọi lại với cơn bệnh của mình.
- Lá ơi, sao chiếc lá yếu ớt dường kia lại có thể phấn đấu chống lại mưa gió để tồn tại trên cõi đời này? Còn ta, ta là ai? Sao ta lại buông xuôi, thụ động chờ đợi ngày cuối cùng đến với mình? Số phận là gì? Ta có thể vượt qua số phận được hay không?...

Sự thật, đó là một kiệt tác của một người họa sĩ già, cô độc và "không thành công trong nghệ thuật" dù đã "bốn mươi năm cầm cọ mà vẫn không chạm được đến gấu áo Nữ thần của mình" (**)

Kiệt tác duy nhất và cuối cùng của cuộc đời người họa sĩ già đó, chỉ là một chiếc lá. Chiếc lá bé nhỏ cứu sống một con người. Chiếc lá thể hiện một tâm hồn cao thượng, nhân đạo cao cả khó tìm thấy trên thế gian này.

Dù sao, trong đời người họa sĩ già cô độc ấy, cuối cùng ông cũng đã toại nguyện vì đã làm nên một kiệt tác. Chiếc lá hẳn được vẽ rất đẹp, rất xuất thần bằng tất cả tấm lòng của người họa sĩ đến nỗi cô gái đã tưởng đó là chiếc lá cuối cùng thật sự, đem lại cho cô tràn đầy niềm tin yêu ao ước được sống. Và cuối cùng, cô đã sống. Nhưng để giữ cho chiếc lá vàng cuối cùng tồn tại, thì một con người lại phải ra đi mãi mãi :
"Bạn ơi, hãy nhìn chiếc lá nho cuối cùng trên bờ tường ngoài cửa sổ kìa! Ông ấy đã vẽ chiếc lá ấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng lìa cành"...(***)

Tôi cũng chỉ ao ước trong đời, sẽ có lần mình vẽ được chiếc lá ấy...

Nguyễn Diệu Tâm (Artist)

(*) The lonesomest thing in all the world is a soul when it is making ready to go on its mysterious, far journey.
(**) Bergman was a failure in art. Forty years he had wielded the brush without getting near enough to touch the hem of his Mistress's robe.
(***) Look out the window, dear, at the last ivy leaf on the wall.. He painted it there the night that the last leaf fell!

Trích từ truyện ngắn "The last leaf"của O. Henry

Chiếc Lá Cuối Cùng - Nhạc Tuấn Khanh - Tiếng hát Tuấn Ngọc


Reply
#12
(2022-09-04, 11:18 PM)Dan. Wrote: Wow, hôm nay mới biết thêm cái chuyện này nha. Cảm ơn anh Phong. 

Biết để canh me lúc mình chuẩn bị đi theo diện đoàn tụ với ông bà, tui sẽ nhờ một ai đó ngồi canh giùm, giao cho một cuốn sổ và một cây viết, ghi lại những gì mình cảm nhận, tỷ như, Lạnh cái giò, Lạnh cái đầu gối, Lạnh cái bụng, Lạnh cái ngực ===> đứt bóng. Nếu mọi việc tuân theo trình tự đó thì mình biết mình sẽ đi đâu, chỉ sợ người "gian ác" như tui, lạnh cái mỏ ác trước rồi nghe cái ót luôn thì quá uổng phí vì không ghi lại kịp...  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Hi hi hi .

Dĩ nhiên, tác giả bài viết đó nghe sao viết vậy, và những chi tiết đó chưa được kiểm chứng  Biggrin .  

Cheer
Reply
#13
(2022-09-05, 06:28 AM)LeThanhPhong Wrote: Hi hi hi .

Dĩ nhiên, tác giả bài viết đó nghe sao viết vậy, và những chi tiết đó chưa được kiểm chứng  Biggrin .  

Cheer

Tui viết cũng chỉ để chọc ghẹo anh cho vui thôi mà, chứ lúc đó nằm một mình chờ đi die thì thời gian đâu mà nhờ người viết giùm cảm tưởng?. Lo dòm thằn lằn còn chạy trên trần nhà thì biết là mình còn sống à hên lắm rồi, chừng thấy nó hết chạy cũng là lúc mình ngủm rồi, mình thì ra đi còn thằn lằn thì ở lại mà.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Sẵn tiện khèo nhẹ chị tui một phát cũng cho dzui thôi, in hình như chỉ giựn tui rồi thì phải?.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Cảm ơn bài hát Chiếc Lá Cuối Cùng do Tuấn Ngọc trình bày, hồi sáng (tối) tui cũng tìm bài này do TN hát mà chưa ra. Nhưng luôn nhớ tới hai câu đầu, Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng, Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang..

Cái câu hỏi Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng thì tui hiểu được, bởi mình vốn là vua thức đêm, nhiều khi chỉ mới loay hoay nghe vài bài nhạc, coi vài cuốn phim chực nhìn lại đã thấy trới nó sáng trưng rồi. Riêng câu Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang thì còn đôi chút thắc mắc, như khi thấy đàn chim én cánh nhỏ bay về thì biết mùa Xuân tới, nhưng chim gì báo hiệu cho mùa Thu tới thay vì chiếc lá vàng khô và con nai tơ?, chim gì báo hiệu cho mùa Hè thay vì con ve sầu?, còn chim gì báo hiệu cho mùa Đông lạnh giá sắp về?.  Confused

Haizzz, quả là nát cả đầu với óc thật. 

Confused-shrug-smiley-emoticon
Love is now or never...
Reply
#14
Chị Sầu đâu có giận, thấy ngại vô thread của Schi nói nhiều nên im luôn. Rolling-on-the-floor-laughing4
Chị cũng nghĩ đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang là những cánh chim Thiên di bay về phương Nam lánh mùa lạnh.
Vấn thế gian, tình là chi...


Reply
#15
(2022-09-05, 11:44 AM)LýMạcSầu Wrote: ... ngại ... 

Please đừng ngại ... Grinning-face-with-smiling-eyes4 ...
Reply