2022-09-02, 10:02 AM
Xưa giờ cứ nghe mấy anh đùa "cầu 3 cẳng" nhưng thật tình tôi kg hiểu lắm, cứ nghĩ là cây cầu có hình chữ 'Y" vì có ba gạch giống ba chân. Hôm nay đọc được bài này thấy cũng thú vị.
...
“Ở vùng Quận 6 Chợ lớn cách đây mấy mươi năm có một cây cầu bằng sắt có hình dạng rất lạ có ba chân. Vì cầu chẳng có cái tên chính thức nào như cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Tân Thuận… nên người dân lấy hình mã đặt tên, tức cầu Ba Cẳng” – trích lời nhà văn Trương Đạm Thủy.
Không chỉ có hình dáng lạ lùng, cầu Ba Cẳng còn gắn liền với những câu chuyện về giang hồ Sài Gòn trước 1975.
Tọa lạc ở góc đường Bãi Sậy và đường Vạn Tượng, ngay khúc rẽ phải ra kênh Tàu Hủ (khu vực phía sau chợ Kim Biên ngày nay), cầu Ba Cẳng là một cây cầu rất độc đáo của Sài Gòn xưa. Đây là một cây cầu dành riêng cho người đi bộ, được công ty Brossard et Mopin xây dựng đầu thế kỷ 20. Cầu có tên tiếng Pháp là Pont des 3 arches, nhưng người dân quen gọi là cầu Ba Cẳng do hình dáng đặc biệt của nó. Trước 1975, tên cầu còn được lưu truyền cùng hỗn danh “dân chơi cầu Ba Cẳng”, gắn với những câu chuyện thú vị về giới giang hồ Sài Gòn.
CHUYỆN CHỢ LỚN - Chuyện về dân chơi và giang hồ cầu "Ba Cẳng"
Từ thời Pháp thuộc, diện mạo giang hồ vùng Chợ Lớn - Sài Gòn đã dần hình thành và phân chia lãnh địa. Vào thập niên 20 - 30 thế kỷ trước, giang hồ nổi tiếng tập trung tại Chợ Lớn, Lăng Ông Bà Chiểu, Xóm Thuốc ( Gò Vấp), Phà Thủ Thiêm, Cầu Sắt (Đa Kao). Trong đó phải kể đến nhóm giang hồ bản lĩnh vùng Chợ Lớn.
Dân chơi Cầu Ba Cẳng từ đâu mà có?
Hỗn danh này bắt đầu được bàn tán, truyền lưu từ tập tiểu thuyết khá nổi tiếng của nhà văn Trương Đạm Thủy ra mắt năm 1966.
"Dân chơi cầu 3 cẳng" hỗn danh “dân chơi cầu Ba Cẳng” ám chỉ những người không có đầu óc, bất chấp hậu quả, những dân chơi dám làm không dám chịu,… Có một giai thoại khá thú vị, xung quanh Cầu 3 cẳng là những chiếu bạc lớn, tập trung thành phần cát cứ từ miền Tây lưu vong, mỗi khi cảnh sát đột kích thì "dân chơi" chạy lên cầu 3 cẳng là thoát thân, vì cảnh sát khó đoán định được hướng chạy xuống của tên "dân chơi" mà vây bắt.
Mã đại ca - xứng danh "Dân chơi cầu Ba Cẳng"
Không hỗn danh vô thực, Mã đại ca là minh chứng cho tiếng tăm dân chơi cầu Ba Cẳng, một kẻ giang hồ trượng nghĩa, thường ra tay trấn áp đám du côn Chợ Lớn, bên vực người thân cô, thế cô, làm ăn lương thiện.
Mã đại ca là con của A Xẩm Tiều nám, góa chồng. Từ nhỏ, họ Mã đã có bản tính ham chơi, thích đàn đúm, học đến trung học thì nghỉ. Mã Ban lại có năng khiếu đặc biệt về võ thuật. Đòn thế của kẻ khác đánh ra Mã chỉ xem một lần là thuộc lòng… Mới 17 tuổi, Mã Ban đã là một cao thủ võ lâm.
Giai thoại về gã như sau:
Thời đó, các tiệm buôn, nhà hàng, quán ăn của người Hoa ở Chợ Lớn thường bị cao bồi du đãng quấy nhiễu. Cả đám du đãng kéo vào tiệm la lối nạt nộ gọi đồ ăn, thức uống. Hầu sáng (chạy bàn) thấy nhóm du đãng là khiếp sợ. Ai lừng khừng không muốn phục vụ thì lập tức bị đánh đập. Đánh sướng tay, chúng đập phá luôn cửa tiệm. Các thực khách thấy bọn chúng kéo vào thì lẳng lặng đứng dậy bỏ đi. Chẳng ai dám vào. Ăn uống no nê, tên cầm đầu hay dùng chiêu rút quả lựu đạn đặt lên bàn rồi gọi chủ tiệm đến hạch sách. Không chỉ ăn quỵt, tên du đãng có vẻ mặt cô hồn nhất còn vỗ vai bắt chủ tiệm cho “mượn ít tiền xài đỡ”.
Một lần, Mã Ban đang ngồi ăn uống trong quán thì đám du đãng kéo đến. Các thực khách vội vã bỏ đi, chỉ còn Mã Ban ở lại. Lúc tên cầm đầu ngoắc chủ tiệm đến hỏi mượn ít tiền, Mã Ban lập tức ra tay. Ông tiến lại gần bảo chủ tiệm không đưa tiền cho đám du côn. Bị phá bĩnh, mấy chục tên du đãng nổi giận bao vây Mã Ban. Mặt tên nào cũng đằng đằng sát khí, trên tay lăm lăm dao, kiếm. Bằng các thế võ thượng thừa cộng với thân hình lực lưỡng, một mình Mã đại ca đánh gục cả đám du côn.
Tin Mã Ban trừng trị đám du đãng quấy nhiễu lan nhanh trong giới làm ăn. Nhiều người gọi Mã Ban là “hiệp sĩ” trừ gian, diệt bạo cứu người lương thiện. Sau lần đó, tiệm buôn nào ở Chợ Lớn bị đám du đãng quấy nhiễu, chủ tiệm lập tức cho người báo tin cho Mã Ban. Mỗi khi “ Mã hiệp sĩ” xuất hiện, cả đám du đãng tự động rút lui, không dám tác oai tác quái như trước. Mã Ban được đám dân chơi cầu Ba Cẳng tôn làm đại ca. Các chủ tiệm, quán ăn, nhà hàng người Hoa ở Chợ Lớn tìm đến nhà xin giúp đỡ và gửi “tiền trà nước” cho Mã đại ca. Danh tiếng của gã nổi như cồn.
Bên cạnh những giang hồ trượng nghĩa như Mã Ban, thì không ít giang hồ cát cứ tập trung tại khu tạm bợ dọc bờ kênh, chúng chuyên quậy phá, hà hiếp, kiếm chuyện với dân địa phương cũng như các chủ sạp Chợ Lớn, Kim Biên, trở thành vấn nạn lớn về an ninh trật tự. Công an thường phải ra quân trấn áp, sau này khi nhà nước giải tỏa những khu nhà tạm bợ thì tình hình an ninh mới tạm ổn và được tái lập.
An Duyên
...
“Ở vùng Quận 6 Chợ lớn cách đây mấy mươi năm có một cây cầu bằng sắt có hình dạng rất lạ có ba chân. Vì cầu chẳng có cái tên chính thức nào như cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Tân Thuận… nên người dân lấy hình mã đặt tên, tức cầu Ba Cẳng” – trích lời nhà văn Trương Đạm Thủy.
Không chỉ có hình dáng lạ lùng, cầu Ba Cẳng còn gắn liền với những câu chuyện về giang hồ Sài Gòn trước 1975.
Tọa lạc ở góc đường Bãi Sậy và đường Vạn Tượng, ngay khúc rẽ phải ra kênh Tàu Hủ (khu vực phía sau chợ Kim Biên ngày nay), cầu Ba Cẳng là một cây cầu rất độc đáo của Sài Gòn xưa. Đây là một cây cầu dành riêng cho người đi bộ, được công ty Brossard et Mopin xây dựng đầu thế kỷ 20. Cầu có tên tiếng Pháp là Pont des 3 arches, nhưng người dân quen gọi là cầu Ba Cẳng do hình dáng đặc biệt của nó. Trước 1975, tên cầu còn được lưu truyền cùng hỗn danh “dân chơi cầu Ba Cẳng”, gắn với những câu chuyện thú vị về giới giang hồ Sài Gòn.
CHUYỆN CHỢ LỚN - Chuyện về dân chơi và giang hồ cầu "Ba Cẳng"
Từ thời Pháp thuộc, diện mạo giang hồ vùng Chợ Lớn - Sài Gòn đã dần hình thành và phân chia lãnh địa. Vào thập niên 20 - 30 thế kỷ trước, giang hồ nổi tiếng tập trung tại Chợ Lớn, Lăng Ông Bà Chiểu, Xóm Thuốc ( Gò Vấp), Phà Thủ Thiêm, Cầu Sắt (Đa Kao). Trong đó phải kể đến nhóm giang hồ bản lĩnh vùng Chợ Lớn.
Dân chơi Cầu Ba Cẳng từ đâu mà có?
Hỗn danh này bắt đầu được bàn tán, truyền lưu từ tập tiểu thuyết khá nổi tiếng của nhà văn Trương Đạm Thủy ra mắt năm 1966.
"Dân chơi cầu 3 cẳng" hỗn danh “dân chơi cầu Ba Cẳng” ám chỉ những người không có đầu óc, bất chấp hậu quả, những dân chơi dám làm không dám chịu,… Có một giai thoại khá thú vị, xung quanh Cầu 3 cẳng là những chiếu bạc lớn, tập trung thành phần cát cứ từ miền Tây lưu vong, mỗi khi cảnh sát đột kích thì "dân chơi" chạy lên cầu 3 cẳng là thoát thân, vì cảnh sát khó đoán định được hướng chạy xuống của tên "dân chơi" mà vây bắt.
Mã đại ca - xứng danh "Dân chơi cầu Ba Cẳng"
Không hỗn danh vô thực, Mã đại ca là minh chứng cho tiếng tăm dân chơi cầu Ba Cẳng, một kẻ giang hồ trượng nghĩa, thường ra tay trấn áp đám du côn Chợ Lớn, bên vực người thân cô, thế cô, làm ăn lương thiện.
Mã đại ca là con của A Xẩm Tiều nám, góa chồng. Từ nhỏ, họ Mã đã có bản tính ham chơi, thích đàn đúm, học đến trung học thì nghỉ. Mã Ban lại có năng khiếu đặc biệt về võ thuật. Đòn thế của kẻ khác đánh ra Mã chỉ xem một lần là thuộc lòng… Mới 17 tuổi, Mã Ban đã là một cao thủ võ lâm.
Giai thoại về gã như sau:
Thời đó, các tiệm buôn, nhà hàng, quán ăn của người Hoa ở Chợ Lớn thường bị cao bồi du đãng quấy nhiễu. Cả đám du đãng kéo vào tiệm la lối nạt nộ gọi đồ ăn, thức uống. Hầu sáng (chạy bàn) thấy nhóm du đãng là khiếp sợ. Ai lừng khừng không muốn phục vụ thì lập tức bị đánh đập. Đánh sướng tay, chúng đập phá luôn cửa tiệm. Các thực khách thấy bọn chúng kéo vào thì lẳng lặng đứng dậy bỏ đi. Chẳng ai dám vào. Ăn uống no nê, tên cầm đầu hay dùng chiêu rút quả lựu đạn đặt lên bàn rồi gọi chủ tiệm đến hạch sách. Không chỉ ăn quỵt, tên du đãng có vẻ mặt cô hồn nhất còn vỗ vai bắt chủ tiệm cho “mượn ít tiền xài đỡ”.
Một lần, Mã Ban đang ngồi ăn uống trong quán thì đám du đãng kéo đến. Các thực khách vội vã bỏ đi, chỉ còn Mã Ban ở lại. Lúc tên cầm đầu ngoắc chủ tiệm đến hỏi mượn ít tiền, Mã Ban lập tức ra tay. Ông tiến lại gần bảo chủ tiệm không đưa tiền cho đám du côn. Bị phá bĩnh, mấy chục tên du đãng nổi giận bao vây Mã Ban. Mặt tên nào cũng đằng đằng sát khí, trên tay lăm lăm dao, kiếm. Bằng các thế võ thượng thừa cộng với thân hình lực lưỡng, một mình Mã đại ca đánh gục cả đám du côn.
Tin Mã Ban trừng trị đám du đãng quấy nhiễu lan nhanh trong giới làm ăn. Nhiều người gọi Mã Ban là “hiệp sĩ” trừ gian, diệt bạo cứu người lương thiện. Sau lần đó, tiệm buôn nào ở Chợ Lớn bị đám du đãng quấy nhiễu, chủ tiệm lập tức cho người báo tin cho Mã Ban. Mỗi khi “ Mã hiệp sĩ” xuất hiện, cả đám du đãng tự động rút lui, không dám tác oai tác quái như trước. Mã Ban được đám dân chơi cầu Ba Cẳng tôn làm đại ca. Các chủ tiệm, quán ăn, nhà hàng người Hoa ở Chợ Lớn tìm đến nhà xin giúp đỡ và gửi “tiền trà nước” cho Mã đại ca. Danh tiếng của gã nổi như cồn.
Bên cạnh những giang hồ trượng nghĩa như Mã Ban, thì không ít giang hồ cát cứ tập trung tại khu tạm bợ dọc bờ kênh, chúng chuyên quậy phá, hà hiếp, kiếm chuyện với dân địa phương cũng như các chủ sạp Chợ Lớn, Kim Biên, trở thành vấn nạn lớn về an ninh trật tự. Công an thường phải ra quân trấn áp, sau này khi nhà nước giải tỏa những khu nhà tạm bợ thì tình hình an ninh mới tạm ổn và được tái lập.
An Duyên
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.