Posts: 2,106
Threads: 14
Likes Received: 620 in 374 posts
Likes Given: 451
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
(2022-08-21, 08:45 PM)LýMạcSầu Wrote: Lan nên đi đọc lại về Vu Lan và Mục Liên Thanh Đề đi. Đâu ai coi nhẹ công cha đâu, và còn tuỳ mỗi gia đình, vai trò cha mẹ đối với con cái sao thôi. Ở những xứ Châu Á người ta đề cao mấy bà Mẹ, nhưng mấy ông là chủ gia đình, hét ra lửa, đánh đập vợ con, như vua rồi, còn tội nghiệp gì nữa
Tô đậm lên tiếp, có ý nói là kỳ thị tập 2.
Và xem ra cái đạo "Thờ Bà" của em ế hàng rồi, chắc cũng chỉ mỗi mình mình vừa là Giáo chủ vừa là giáo dân, độc nhất vô nhị luôn.
Posts: 2,704
Threads: 1
Likes Received: 2,368 in 1,336 posts
Likes Given: 5,097
Joined: Feb 2021
Reputation:
71
(2022-08-21, 08:45 PM)LýMạcSầu Wrote: Lan nên đi đọc lại về Vu Lan và Mục Liên Thanh Đề đi. Đâu ai coi nhẹ công cha đâu, và còn tuỳ mỗi gia đình, vai trò cha mẹ đối với con cái sao thôi. Ở những xứ Châu Á người ta đề cao mấy bà Mẹ, nhưng mấy ông là chủ gia đình, hét ra lửa, đánh đập vợ con, như vua rồi, còn tội nghiệp gì nữa
Okay, cảm ơn chị Sầu...Để Lan đi tìm xem lại phim Mục Kiền Liên Cứu Mẹ...Lan xem phim thôi có được không chị hả? Tại giờ hổng biết sao Lan đọc chữ trong sách giờ trụ không được lâu, đọc một chút thôi là đầu nhức bưng bưng liền hà.
Nói chứ Lan cũng khá buồn ngủ rồi, có gì mai mình nói tiếp nha. Chúc chị Sầu, anh Dạn. và mọi người ở lại chơi vui và chúc những ai ở Mỹ này sẽ ngủ ngon.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
LTP đã thú thật với bà con cô bác trong đây rằng thì là mà LTP mới học Phật Pháp nên yếu kém lắm, thuộc hạng chót bẹt, đội sổ.
Có 2 điểm về lễ Vu Lan của Việt Nam mình:
1/ Ngài Mục Kiền Liên là người Ấn Độ. Như vậy, ta cứ tạm cho mẹ của ngài cũng là người Ấn đi.
Người Ấn hình như không ăn bánh bao. Nghe nói người Tàu ăn bánh bao thì phải. Hơn nữa, hình như có nơi bên Tàu ăn thịt chó. LTP không nghe người Ấn ăn thịt chó.
Truyện kể ở chùa cho biết mẹ ngài Mục Kiền Liên phạm tội nặng ở Địa Ngục vì đã làm bánh bao nhân thịt chó cho chư tăng dùng.
2/ Cái lệ đeo bông hồng trắng đỏ ở chùa vào ngày lễ Vu Lan bắt đầu từ cuốn "Bông Hồng Cài Áo" của thầy Thích Nhất Hạnh. Thầy kể bên Nhật Bản, họ cài hoa trắng/đỏ lên áo trong ngày đó. Ai được đeo hoa trắng được nhắc nhở mình không còn mẹ như người được đeo hoa đỏ. Như vậy, họ nên buồn (nói cách khác: Có nên ganh tị với người còn mẹ) hay không? Chắc là không nên rồi.
Và hàng năm, chùa chiền phát thanh rỉ rả bài hát Bông Hồng Cài Áo mỗi dịp Mùa Vu Lan về.
Posts: 1,260
Threads: 26
Likes Received: 454 in 233 posts
Likes Given: 606
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
Hi Dan.
Tôi thấy hai câu hỏi đã được anh chị em góp ý giải đáp rồi. Và nhân tiện đây cho tôi nói ngắn gọn vài lời về câu hỏi số 1.
Chuyện Vu Lan bồn, Mục Kiền Liên xuống địa ngục thăm mẹ và nhờ Phật chỉ cách cứu mẹ là do kinh điển đại thừa (Phật giáo Phát Triển) của người Trung Quốc sao dịch lại và truyền qua Việt Nam. Một ngàn năm nước Việt nam bị người Tàu đô hộ, cai trị — ngẫm nghĩ lại — quả thật kinh hoàng. Ảnh hưởng sâu đậm về mặt tôn giáo thật khó lòng một sơm một chiều mà gột rửa để tìm ra cái nào là nên giữ lại, cái nào nên bỏ đi vì sai lệch.
Theo kinh điển nguyên thủy (Theravada — Thượng Tọa Bộ) thì không có chuyện ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ. Và nếu đọc cuộc đời của ngài Mục Kiền Liên do tác giả ngoại quốc biên soạn thì sẽ biết được không có sự tích MKL xuống địa ngục thăm mẹ. Tuy nhiên, trong kinh Nguyên thủy có ghi lại chuyện ngài Xá Lợi Phất cứu mẹ. (Ngài MKL và XLP vốn là hai vị đại đệ tử của đức Phật Thích Ca). Mẹ ngài XLP là ngạ quỷ — người dân gian mình hay gọi là vong linh lãng vãng nơi dương thế. Vốn dĩ tạo ác nghiệp quá khứ, bà bị đọa vào cảnh giới ngạ quỷ mang tấm thân trần truồng và thường hay đói khát. Thức ăn hay vật thực của bà dùng là đồ dơ bẩn, dù vậy kiếm được để ăn cũng rất là khó. Ngày nọ bà đến gặp ngài Xá Lợi Phất nhờ ngài XLP cứu giúp, bà biết ngài XLP là một vị thánh, người đã đắc đạo giải thoát. Ngài XLP mới hói, bà la ai mà thân thể ra nông nổi như thế. Bà trả lời, bà chính là mẹ của ngài trong một kiếp quá khứ. Ngài XLP nhận ra, và sau đó bàn bạc với ngài MKL. Ngài XLP mới tìm vật dụng cúng dường đến chư tăng và đức Phật. Sau đó, ngài XLP mới hồi hướng phước báu đó đến cho người mẹ Ngạ quỷ của ngài, ngay tức khắc mẹ của ngài được siêu sanh về cõi giới an lạc trở thành thiên nữ.
Và sẵn đây tôi góp chút ý mọn, nếu những ai tin là có những cõi giới siệu hình ngoài thế gian mình đang sinh sống (tôi biết là Dan không tin những chuyện này) muốn đền ơn báo đáp cho cha mẹ hay bà con họ hàng của mình đã qua đời, thì cách vẹn toàn nhất là đến Chùa cúng dường cho Tam bảo, sau đó hồi hướng phước phần đó cho cha mẹ mình, cho bà con của mình. Cũng nên biết là, theo lời Phật thì nếu cha mẹ hay thân quá vãng của mình ở cảnh giới Ngạ quỹ thì mới nhận được phước báu cúng dường này, còn các cõi xứ khác như: địa ngục, súc sanh, và thiên giới thì không nhận được.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 2,106
Threads: 14
Likes Received: 620 in 374 posts
Likes Given: 451
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
Cảm ơn hai anh LTP và Anatã bỏ công giải thích giùm cho những thắc mắc nhỏ của tui, rất dễ hiểu và hợp với trình độ sơ khai của tui.
Trích:
(2022-08-21, 09:17 PM)anattā Wrote: ............
Và sẵn đây tôi góp chút ý mọn, nếu những ai tin là có những cõi giới siệu hình ngoài thế gian mình đang sinh sống (tôi biết là Dan không tin những chuyện này) muốn đền ơn báo đáp cho cha mẹ hay bà con họ hàng của mình đã qua đời, thì cách vẹn toàn nhất là đến Chùa cúng dường cho Tam bảo, sau đó hồi hướng phước phần đó cho cha mẹ mình, cho bà con của mình. Cũng nên biết là, theo lời Phật thì nếu cha mẹ hay thân quá vãng của mình ở cảnh giới Ngạ quỹ thì mới nhận được phước báu cúng dường này, còn các cõi xứ khác như: địa ngục, súc sanh, và thiên giới thì không nhận được.
Anh làm như đi guốc trong bụng tui vậy hén?.
Anh nói đúng, quả thật là tui không tin vào chuyện kiếp sau, kiếp trước, chuyện thiên đàng địa ngục hai bên gì đó thật. Lâu lâu cũng hay nói về chuyện đó với mục đích cho vui thôi, thế nên nếu có mang chuyện thiên đàng địa ngục hay kiếp trước kiếp sau mà giảng cho tui thì cũng giống như nước đổ đầu vịt thôi. Cứ lo sống vui, sống khỏe sống hạnh phúc trong hiện tại thôi cũng đủ mệt ứ hơi rồi, lo xa quá có khi đoản thọ ah.
Còn việc anh nói đến chuyện cúng dường hay làm công đức thì như anh đã biết, tôi đã và đang làm, trước thì còn công khai ở đây theo lời ủy nhiệm cũa bạn bè, giờ thì cứ âm thầm mà làm cũng không sao. Có một khác biệt nho nhỏ, trước đây làm vì sự cảm thông, vì ưa thích, vì muốn cho nhẹ lòng mình, còn bây giờ khi nghe anh nói đó là một sự hồi hướng phước phần cho Cha Mẹ mình hay bà con thân thuộc đã mất của mình nữa thì càng yên tâm để làm hơn.
Chợt nhớ, có lần người bạn hỏi, Sao cái bản mặt mày dày vậy Đạn, sao mày cứ hay xin tiền của tụi tao để làm mấy cái chuyện ấy hoài vậy Đạn?, tui bèn trả lời, Vì mày ở ác quá, gheo bao nhiêu đau khổ cho con gái người ta rồi nên tao phải đi làm vậy hòng cứu chuộc tội lỗi của mày, vậy thôi. Nếu mày không tin tao sẽ kể vanh vách "tội ác" của mày ra cho mấy đứa khác nghe chơi cho coi, muốn hông?. Nó nín khe, nhẹ nhàng xùy tiền ra luôn.
Cảm ơn và chúc các bạn ngủ ngon.
Posts: 5,396
Threads: 44
Likes Received: 3,321 in 1,692 posts
Likes Given: 2,522
Joined: Mar 2021
Reputation:
26
(2022-08-21, 08:50 PM)Dan. Wrote: Tô đậm lên tiếp, có ý nói là kỳ thị tập 2.
Và xem ra cái đạo "Thờ Bà" của em ế hàng rồi, chắc cũng chỉ mỗi mình mình vừa là Giáo chủ vừa là giáo dân, độc nhất vô nhị luôn.
Chắc em Đạn muốn chị Sầu bị ban phải không? phải em là nằm vùng hay du kích gì không?
(2022-08-21, 09:02 PM)TTTT Wrote: Okay, cảm ơn chị Sầu...Để Lan đi tìm xem lại phim Mục Kiền Liên Cứu Mẹ...Lan xem phim thôi có được không chị hả? Tại giờ hổng biết sao Lan đọc chữ trong sách giờ trụ không được lâu, đọc một chút thôi là đầu nhức bưng bưng liền hà.
Nói chứ Lan cũng khá buồn ngủ rồi, có gì mai mình nói tiếp nha. Chúc chị Sầu, anh Dạn. và mọi người ở lại chơi vui và chúc những ai ở Mỹ này sẽ ngủ ngon.
Chị Sầu choc NL chơi chứ chị Sầu đâu phải Phật giáo, đoán mò vậy thôi. mấy vụ này hồi nhỏ chị Sầu nghe kể vậy. NL nghe LTP và Anatta giảng đúng hơn
Vấn thế gian, tình là chi...
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2022-08-21, 09:03 PM)LeThanhPhong Wrote: LTP đã thú thật với bà con cô bác trong đây rằng thì là mà LTP mới học Phật Pháp nên yếu kém lắm, thuộc hạng chót bẹt, đội sổ.
Có 2 điểm về lễ Vu Lan của Việt Nam mình:
1/ Ngài Mục Kiền Liên là người Ấn Độ. Như vậy, ta cứ tạm cho mẹ của ngài cũng là người Ấn đi.
Người Ấn hình như không ăn bánh bao. Nghe nói người Tàu ăn bánh bao thì phải. Hơn nữa, hình như có nơi bên Tàu ăn thịt chó. LTP không nghe người Ấn ăn thịt chó.
Truyện kể ở chùa cho biết mẹ ngài Mục Kiền Liên phạm tội nặng ở Địa Ngục vì đã làm bánh bao nhân thịt chó cho chư tăng dùng.
2/ Cái lệ đeo bông hồng trắng đỏ ở chùa vào ngày lễ Vu Lan bắt đầu từ cuốn "Bông Hồng Cài Áo" của thầy Thích Nhất Hạnh. Thầy kể bên Nhật Bản, họ cài hoa trắng/đỏ lên áo trong ngày đó. Ai được đeo hoa trắng được nhắc nhở mình không còn mẹ như người được đeo hoa đỏ. Như vậy, họ nên buồn (nói cách khác: Có nên ganh tị với người còn mẹ) hay không? Chắc là không nên rồi.
Và hàng năm, chùa chiền phát thanh rỉ rả bài hát Bông Hồng Cài Áo mỗi dịp Mùa Vu Lan về.
Hôm nay, LTP được đọc bài sau đây về vụ cài hoa trắng / đỏ ở chùa vào ngày Vu Lan . Thì ra vụ này bắt đầu từ Hoa kỳ .
LTP xin đính chính cùng các bạn .
-----------------------------------------
https://chinhhoiuc.blogspot.com/2022/08/...ai-ao.html
Câu chuyện “Bông hồng cài áo”
Phong trào “Bông hồng cài áo” để tưởng niệm về công ơn cha mẹ tự phát tại Việt Nam, năm 1962. Khi đó, nhà sư Thích Nhất Hạnh đã viết đoản văn “Bông hồng cài áo” trong một căn lều gỗ tại Camp Ockanickon ở Medford, thuộc tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ.
Các đệ tử của ông, sinh viên Sài Gòn đã chép tay 300 bản, gắn thêm bông hoa màu hồng cho người còn mẹ, hay màu trắng cho người mất mẹ, mất cha, làm quà tặng cho bạn bè của họ. Rằm tháng 7 năm ấy họ họp nhau lại tại chùa Xá Lợi, làm lễ “bông hồng cài áo” lần đầu tiên.
Ở đây, chúng tôi chỉ thêm tài liệu lịch sử để bạn đọc hiểu rõ nguồn gốc Vu Lan với truyền thống “cài hoa đỏ hoặc hoa trắng” mà không hoàn toàn có tính cách bôi bác.
Bài viết dưới đây được chép lại từ FB Chứng Đặng để người đọc hiều rõ hơn về “hoa trắng & hoa đỏ” cài trên áo những người con tưởng nhớ đến Mẹ!
Thượng tọa Thích Nhất Hạnh và hoa hồng Trắng & Đỏ
Sự thật đằng sau "Bông hồng cài áo"
Ông Thích Nhất Hạnh đi Nhật, nhân mùa Vu Lan được cài cho 1 bông cẩm chướng trắng, ông hỏi thăm mới biết đó là tục cài hoa màu đỏ cho ai còn mẹ, cài hoa màu trắng cho ai mất mẹ, để tưởng nhớ mẹ. Sau đó khi đi Mỹ du học, ông viết "Bông hồng cài áo" lồng vào tập tục trên, ông gửi bài viết này cho đệ tử của ông.
Các đệ tử bèn chép ra nhiều trăm bản kèm theo cành hoa hồng gửi đi cho bạn bè, người quen, rồi đến nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ thành nhạc. Các chùa cho in bài viết này và phổ biến việc cài hoa. Cứ thế dần dần trở thành 1 tập tục trong các kỳ lễ Vu Lan, mà thật ra chẳng ai biết nguồn gốc của nó là từ đâu.
Sự thật tục cài hoa cho mẹ này là từ Mỹ, do bà Anna Jarvis đặt ra đầu tiên, từ năm 1907.
Bà Anna Jarvis rất thương mẹ nhưng không may mẹ bà lại mất đột ngột đúng lúc 2 mẹ con đang có chuyện bất đồng cãi nhau, đang giận nhau không nói chuyện. Điều này làm bà Anna Jarvis ray rứt, ân hận mãi.
Năm 1907, bà Anna Jarvis gửi 500 đóa hoa cẩm chướng trắng cho tất cả các bà mẹ trong nhà thờ của mình, và nhắc nhở mọi người rằng hãy trân quý mẹ của mình khi bà còn sống, đừng như bà cãi nhau giận dỗi với mẹ rồi sau khi mẹ mất rồi mới hối hận.
Bà chọn hoa cẩm chướng trắng vì đó là hoa mà mẹ bà thích nhất. Lúc đó không có phân biệt hoa đỏ hoa trắng gì cả!
Hoa cẩm chướng Trắng
Sau đó bà Anna Jarvis cố gắng vận động chính quyền lẫn nhà thờ và bạn bè quen biết, để tổ chức 1 ngày Mother's Day, Ngày cho Mẹ. Một năm sau, năm 1908, ông John Wanamaker, 1 chủ tiệm hoa, tham gia chương trình vận động của bà, tình nguyện tặng miễn phí hàng ngàn đóa hoa cẩm chướng trắng cho mỗi năm khi bà Jarvis tổ chức ngày lễ Mẹ tại nhà thờ.
Đến năm 1914, Tổng thống Mỹ là ông Wilson ra quyết nghị chính thức nhìn nhận Ngày Lễ Mẹ, để vinh danh tất cả các bà mẹ, còn sống hay đã chết .
Từ đó trở đi, mỗi năm hàng triệu người Mỹ tổ chức Ngày Lễ Mẹ và cài hoa cẩm chướng trắng. Nhưng vì nhiều người mua quá không đủ hoa trắng cung cấp, nên các chủ tiệm hoa tự "chế" ra thêm là hoa trắng là cho ai mất mẹ, và hoa đỏ là cho ai còn mẹ, để có thể bán được thêm hoa, và thế là sản sinh ra vụ hoa trắng hoa đỏ!
Tục lệ này lan truyền khắp nước Mỹ, rồi lan sang Nhật, cuối cùng lưu truyền vào Việt Nam.
Hoa cẩm chướng Đỏ
Nhưng chính tại Mỹ, thì bà Anna Jarvis vào những năm cuối đời lại rất phẫn nộ và thất vọng vì chuyện này, vì bà nói ngày này đã bị kinh doanh hóa, biến thành cơ hội để các tiệm bán hoa kiếm lời. Từ hoa cẩm chướng trắng của mẹ bà nhảy qua hoa trắng hoa đỏ, để có đủ hoa mà bán, rồi lại từ cẩm chướng nhảy qua các loại hoa khác, cũng chỉ để bán được nhiều hoa nhiều tiền, mất hết ý nghĩa ban đầu!
Các chuyên gia tâm lý người Mỹ thì phản đối tục lệ hoa trắng hoa đỏ, vì sự phân biệt này làm cho những người đã mất mẹ phải cảm thấy đau lòng, buồn tủi. Phân biệt con còn mẹ với con mồ côi là không tôn trọng nhân quyền và quyền bình đẳng, nên sau này người Mỹ hầu như đã bỏ đi tập tục này.
Hiện nay ở Mỹ không còn ai cài hoa trắng hay hoa đỏ vào ngày Lễ Mẹ nữa.
Riêng ở VN, có lẽ vì không hiểu rõ nguồn gốc tục lệ này và ý nghĩa thật sự của nó, chỉ thấy là phong trào hay hay nên theo. Riêng ở Làng Mai thì còn cài thêm đóa thứ 2 cho cha, cài bên trên đóa hoa cho mẹ để phân biệt.
Một Người Mẹ giữa đám chổi, tần tảo nuôi con... không cần hoa trắng hay hoa đỏ!
***
Posts: 2,106
Threads: 14
Likes Received: 620 in 374 posts
Likes Given: 451
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
Cảm ơn anh đã chịu khó tìm hiểu và mang về giải thích cho tui hiểu thêm về việc cài những bông hoa lên áo nhân ngày lễ Vu Lan.
Thật ra thì tui cũng ít khi cài hoa lên áo lắm, tại thấy vào dịp Vu Lan người Phật tử hay cài hoa trên áo mỗi khi vào chùa và chỉ cài trong lúc làm lễ chứ ít ai ra đường mà cài hoa như vậy nên mới có chút thắc mắc vậy thôi. Thêm nữa, tui cũng chưa phải là Phật tử mà, cũng chưa phải là giáo dân của CG nhưng vẫn thích lâu lâu vào chùa ngắm cảnh, hay vào nhà thờ đứng nép sau mấy cây cột nhìn thiên hạ làm lễ, nghe Cha giảng, nhiều khi cũng chẳng biết để làm gì, chắc là do thích cái không khí trang nghiêm ở chùa hay ở nhà thờ thôi. Còn việc chở "người ta" đi chùa, đi nhà thờ thì hơi bị nhiều, khỏi kể ra hén?.
HIện giờ thì đang tập trung tìm hiểu những loài chim cánh nhỏ chở mùa sang. Biết chim én là loài chim chở mùa Xuân về, biết thêm con chim cuốc gọi mùa Hè, con chim ngói báo mùa Thu về, riêng mùa Đông thì đang kẹt cứng, bởi vào mùa đó mấy con chim nó bay đi trú đông ở những nơi có khi hậu ấm hơn, có thể tạm goi mùa đông thì không có chim, vậy đi.
Chim én chở mùa Xuân về:
Chim cuốc gọi hè:
Chim cu ngói nâu báo hiệu cho mùa Thu, con này giống chim bồ câu quá:
|