Chết Dại
#31
(2022-08-25, 11:38 PM)005 Wrote:  Tôi không chỉ trích anh. Và tôi cũng không nói lòng vòng là đối phương này đối phương nọ. Chỉ mỗi cái nói thẳng tôi vẫn còn đủ dũng khí. hì hì. Vậy đi, anh cứ tiếp tục đăng bài của của ông sư mang bút hiệu Toại Khanh. Và tôi sẽ tiếp tục phê bình bài viết nào thấy chướng mắt. Chẳng phải hà hiếp anh. Sic, khổ quá, trên mạng mà làm gì được nhau. Hơn thua võ mồm thì được cái gì. Tôi chỉ trích nội dung bài viết nếu ông sư này viết lời chướng tai mà chính ông ta cũng vấp phải. 

Còn ai bênh vực ông ta không theo lý lẽ thì đối với tôi gọi là cuồng. Đơn giản là như vậy. Shy

 Vậy nhé.

Kêu tên anh để bình phẩm bằng những lời như vậy thì bẻ mặt quá... Mà cũng sẽ đươc thôi.

Truyện ngắn của sư TK tôi cảm thấy được thì tôi đã đăng trong phòng THTG này cũng khá nhiều, khoảng 10 truyện. Anh muốn chỉ trích gì đó thì cứ tự nhiên, tôi đâu có thời gian nhiều để mà đi cãi lộn với anh. Tôi đâu có quan trọng hóa về sư TK như anh nghĩ mà hăm he làm chi.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#32
(2022-08-26, 04:52 AM)LeThanhPhong Wrote: Hành trình tu học của anh anatta tương tự như của LTP. Nhờ Sư TK giảng Kinh Phật, LTP hiểu lời dạy của Đức Phật hơn rất nhiều.

Anh anatta đã đoc Duyên Hệ chưa? Duyên Hệ nằm trong Vì Diệu Pháp, anh ạ.

Tài liệu Phật Pháp càng ngày càng phong phú. Chúng ta thật may mắn.

Cheer


Đọc sơ lược về Duyên Hệ để có chút khái niệm thì okay, nhưng nếu muốn đi sâu vào pháp Duyên Hệ thì cần nắm căn bản vững vàng về Thắng Pháp (VDP) mới có thể hiểu Duyên Hệ nỗi.

Tôi chỉ tiếc là bây giờ tôi không có thời gian để học tiếng Pali và từ đó có thể đọc thẳng vào nguyên văn tiếng Pali trong Chú giải  của các bản kinh tạng nguyên thủy.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#33
(2022-08-26, 07:06 AM)anattā Wrote: Đọc sơ lược về Duyên Hệ để có chút khái niệm thì okay, nhưng nếu muốn đi sâu vào pháp Duyên Hệ thì cần nắm căn bản vững vàng về Thắng Pháp (VDP) mới có thể hiểu Duyên Hệ nỗi.

Tôi chỉ tiếc là bây giờ tôi không có thời gian để học tiếng Pali và từ đó có thể đọc thẳng vào nguyên văn tiếng Pali trong Chú giải  của các bản kinh tạng nguyên thủy.

LTP cũng ước sao biết tiếng Pali để đọc Kinh Tạng Nguyên Thủy, và các sách Chú Giải. 

Nhờ Sư Toại Khanh, LTP mới biết đến Duyên Hệ khoảng một năm nay thôi.
Reply
#34
Với Phật giáo tôi là người ngoại đạo nhưng rất thích những bài viết, cách hành văn của sư Toại Khanh.
Ông hay dùng cách viết ẩn dụ hòa nhập vào bài viết làm cho bài viết sống động hơn. Kiểu như mấy ông nhạc sĩ viết nhạc thất tình, thật sự ra mấy ổng đâu có thất tình vừa có tài có danh như mấy ổng làm sao mà thất tình được (dĩ nhiên cũng có vài ngoại lệ lẻ loi) nhưng khi viết nhạc thất tình mấy ổng phải nhập vai u uẩn, ai oán, sầu đau còn hơn mấy gã chuyên gia thất tình thiếu một ngày đủ một năm  Rolling-on-the-floor-laughing4       

Thí dụ ông hay dùng những câu chữ của tình yêu nam nữ như tôi/em để dẫn người đọc vào những ý tưởng của ông. Ngay trong bài "Chết Dại" này ông cũng viết một đoạn 
"Tôi biết em nói dối, tôi đoán em hai lòng, tôi mơ hồ thấy trong tóc mình có chút dấu hiệu của cặp sừng sắp nhú, nhưng khảo kỹ quá, lỡ oan ức cho em, hay em tự ái bỏ đi thiệt thì sao. Thôi thì có được bao nhiêu trí tuệ bẩm sinh và kiến thức trường lớp cũng mặc, thiên hạ trong lúc này thường cứ xếp lại mọi thứ trong góc nhà để mà tha hồ sống u mê theo sở thích. Ai cũng cứ ráng trùm mền mà tụng chú tình yêu, cầu cho tim em đừng quá nhiều lỗ như Tỷ Can tiền bối. Những khi nhắm mắt chịu không thấu thì cứ thò tay bấm nút Ipod cất sẵn trong túi áo bên ngực trái để mà nghe thêm bài sám tăng lực “tôi xin người cứ gian dối, khi tôi hỏi người có yêu tôi, may ra còn một chút tình vui...!”

Nếu người đọc có chút common sense hẳn phải biết "tôi" đó không phải là sư TK. Có những điều ông viết xuống chỉ để nhắc nhớ người đọc sống với common sense với lẽ phải đời thường mà thôi chứ không cần phải theo đạo giáo nào mới nên biết bởi vậy tôỉ rất thích đọc những bài viết và ngay cả thơ của ông. Tôi nhớ cũng có lần dán bài của ông trong "tạp nham lâu" thì phải.
Thanks anh t.s đã đăng những bài viết và thơ của sư Toại Khanh.

Có điều cách ông nói chuyện trên YT thì ... không hay tí nào thua thầy Thích Pháp Hòa  Wink  .
Reply
#35
(2022-08-26, 09:23 AM)phai Wrote: Có điều cách ông nói chuyện trên YT thì ... không hay tí nào thua thầy Thích Pháp Hòa  Wink  .

LTP đồng ý với thầy phai. 

Cheer
Reply
#36
(2022-08-26, 09:23 AM)phai Wrote: Với Phật giáo tôi là người ngoại đạo nhưng rất thích những bài viết, cách hành văn của sư Toại Khanh.
Ông hay dùng cách viết ẩn dụ hòa nhập vào bài viết làm cho bài viết sống động hơn. Kiểu như mấy ông nhạc sĩ viết nhạc thất tình, thật sự ra mấy ổng đâu có thất tình vừa có tài có danh như mấy ổng làm sao mà thất tình được (dĩ nhiên cũng có vài ngoại lệ lẻ loi) nhưng khi viết nhạc thất tình mấy ổng phải nhập vai u uẩn, ai oán, sầu đau còn hơn mấy gã chuyên gia thất tình thiếu một ngày đủ một năm  Rolling-on-the-floor-laughing4       

Thí dụ ông hay dùng những câu chữ của tình yêu nam nữ như tôi/em để dẫn người đọc vào những ý tưởng của ông. Ngay trong bài "Chết Dại" này ông cũng viết một đoạn 
"Tôi biết em nói dối, tôi đoán em hai lòng, tôi mơ hồ thấy trong tóc mình có chút dấu hiệu của cặp sừng sắp nhú, nhưng khảo kỹ quá, lỡ oan ức cho em, hay em tự ái bỏ đi thiệt thì sao. Thôi thì có được bao nhiêu trí tuệ bẩm sinh và kiến thức trường lớp cũng mặc, thiên hạ trong lúc này thường cứ xếp lại mọi thứ trong góc nhà để mà tha hồ sống u mê theo sở thích. Ai cũng cứ ráng trùm mền mà tụng chú tình yêu, cầu cho tim em đừng quá nhiều lỗ như Tỷ Can tiền bối. Những khi nhắm mắt chịu không thấu thì cứ thò tay bấm nút Ipod cất sẵn trong túi áo bên ngực trái để mà nghe thêm bài sám tăng lực “tôi xin người cứ gian dối, khi tôi hỏi người có yêu tôi, may ra còn một chút tình vui...!”

Nếu người đọc có chút common sense hẳn phải biết "tôi" đó không phải là sư TK. Có những điều ông viết xuống chỉ để nhắc nhớ người đọc sống với common sense với lẽ phải đời thường mà thôi chứ không cần phải theo đạo giáo nào mới nên biết bởi vậy tôỉ rất thích đọc những bài viết và ngay cả thơ của ông. Tôi nhớ cũng có lần dán bài của ông trong "tạp nham lâu" thì phải.
Thanks anh t.s đã đăng những bài viết và thơ của sư Toại Khanh.

Có điều cách ông nói chuyện trên YT thì ... không hay tí nào thua thầy Thích Pháp Hòa  Wink  .

Thầy TPH giảng vui chứ. Mọi sự trên đời là chữ duyên, ai mến sư nào cũng là duyên. Nếu mình không hạp cách viết hay cách nói chuyện của thầy hay linh mục nào thì tránh thôi.
Sầu nghĩ sư TK viết giống như cô Như Biển của Ếch viết, không hẳn là xuất phát từ bản thân mình, có người đồng cảm thì tự soi mình để thay đổi tốt cho bản thân. Shy
Vấn thế gian, tình là chi...


Reply
#37
(2022-08-26, 11:38 AM)LeThanhPhong Wrote: LTP đồng ý với thầy phai. 

Cheer

Tui cũng đồng ý với ku phai. Thấy Thích Pháp Hòa ăn nói có duyên, lại đẹp trai ngời ngời. Những bài giảng của Thấy lại rất thực tế, dễ đi vào lòng người, hỏi sao Thầy lại không được lòng nhiều người như thế cho được. Dù sao thì nhiều người lắng nghe những lời tốt đẹp vẫn còn tốt hơn là nghe ba cái hài lăng nhăng, càng có nhiều Thầy như Thầy Thích Pháp Hòa hay Sư Toại Khanh cũng là chuyện tạo phước cho thiên hạ.

Tui vẫn cứ nhớ hoài chuyện có lần nghe bài giảng của cha Hưng thuộc dòng Tên trong một buổi tỉnh tâm. Cha còn trẻ, nhưng tài giỏi, là giảng sư về môn thần học trong đại học Berkeley. Trong một câu chuyện, cha kể cha đi dạo trong khuôn viên đại học, các cô học sinh ăn mặc bó sát chạy bộ cứ cà tưng cà tưng làm cha cũng cảm thấy rất là bị cám dỗ. Trong 1 câu chuyện khác, cha kể lại 1 câu chuyện đời thường, trong đó có 1 câu chửi, và cha không hề ngại miệng mĩm cười nói "f*ck you".

Sau buổi tỉnh tâm, các ông già bà cả đã cằn nhằn với ban tổ chức sao lại mời cha Hưng trong buổi tỉnh tâm đó, và yêu cầu không được mời cha Hưng nữa Biggrin Giới trẻ tuổi hơn thì cảm thấy bài giảng của cha rất bổ ích, thu hoạch được nhiều bài học thiết thực do những ví dụ rất sống động như thế. Người thân hơn một chút thì được nhậu với cha một trân, và nói chuyện với cha một buổi thiệt là đã luôn Lol

Reply
#38
còn tuỳ thính giả, đề tài , và mức độ thâm sâu mà hai thầy TPH và SGN thuyết để đánh giá 

theo thiển ý,
mỗi thầy có một cái duyên khác nhau , thầy TPH những vấn đề phổ thông và đại chúng là sở trường , SGN thì sở trường những góc cạnh , vấn dề khó chạm , những cái ít ai tìm hiểu trong kinh tổng hợp, đào sâu , kết dính , hệ thống lại với nhau ....
Reply
#39
(2022-08-26, 01:42 PM)abc Wrote: còn tuỳ thính giả, đề tài , và mức độ thâm sâu mà hai thầy TPH và SGN thuyết để đánh giá 

theo thiển ý,
mỗi thầy có một cái duyên khác nhau , thầy TPH những vấn đề phổ thông và đại chúng là sở trường , SGN thì sở trường những góc cạnh , vấn dề khó chạm , những cái ít ai tìm hiểu trong kinh tổng hợp, đào sâu , kết dính , hệ thống lại với nhau ....

Sư phụ của Ếch nói chí phải nhưng khoan nói về nội dung bài thuyết pháp chỉ nói về cái biểu đạt thì sư GN hoàn toàn không lôi cuốn người nghe như thầy TPH. Tôi không phải là Phật tử nên đánh giá khách quan hơn và tôi thích văn chương của sư Toại Khanh cũng như cách thuyết pháp của thầy TPH nên khi nhận xét tôi không hề có chút ý tưởng báng bổ nào.

S GN khi thuyết giảng là "còn hai con mắt nhắm hết cả hai" và mỗi cuối câu ông lại xuống xề nghe rất ... trầm lắng. Còn thầy TPH khác hẳn mặt mày phúc hậu hiền từ cách giảng lại cuốn hút người nghe.
Reply
#40
(2022-08-26, 02:07 PM)phai Wrote: Sư phụ của Ếch nói chí phải nhưng khoan nói về nội dung bài thuyết pháp chỉ nói về cái biểu đạt thì sư GN hoàn toàn không lôi cuốn người nghe như thầy TPH. Tôi không phải là Phật tử nên đánh giá khách quan hơn và tôi thích văn chương của sư Toại Khanh cũng như cách thuyết pháp của thầy TPH nên khi nhận xét tôi không hề có chút ý tưởng báng bổ nào.

S GN khi thuyết giảng là "còn hai con mắt nhắm hết cả hai" và mỗi cuối câu ông lại xuống xề nghe rất ... trầm lắng.

Yes, STK có khiếu văn chương , còn TPH có duyên ăn nói 

bạn phai nghe TPH ca vọng cổ chưa , mùi ....
Reply
#41
(2022-08-26, 02:27 PM)abc Wrote: Yes, STK có khiếu văn chương , còn TPH có duyên ăn nói 

bạn phai nghe TPH ca vọng cổ chưa , mùi ....

Chưa nghe thầy TPH ca vọng cổ nhưng có lần nghe ổng ca bolero cải biên rồi cũng "sến" ra phết  Wink .
Reply
#42
(2022-08-26, 01:42 PM)abc Wrote: còn tuỳ thính giả, đề tài , và mức độ thâm sâu mà hai thầy TPH và SGN thuyết để đánh giá 

theo thiển ý,
mỗi thầy có một cái duyên khác nhau , thầy TPH những vấn đề phổ thông và đại chúng là sở trường , SGN thì sở trường những góc cạnh , vấn dề khó chạm , những cái ít ai tìm hiểu trong kinh tổng hợp, đào sâu , kết dính , hệ thống lại với nhau ....

Cheer
Reply
#43
(2022-08-26, 08:56 AM)LeThanhPhong Wrote: LTP cũng ước sao biết tiếng Pali để đọc Kinh Tạng Nguyên Thủy, và các sách Chú Giải. 

Nhờ Sư Toại Khanh, LTP mới biết đến Duyên Hệ khoảng một năm nay thôi.

Nói về Duyên Hệ thì tôi chuộng đọc của sư Sán Nhiên; mai mốt nếu các bài giảng Duyên Hệ của sư Chánh Minh được chuyển từ audio thành chữ viết thì tôi sẽ đọc thêm. Thắng Pháp thì từ sư cô Tâm Tâm và sau này là sư Silananda (Miến Điện). Còn sư TK thì như đã nói hôm qua, tôi đã đọc bốn bộ Kinh Nguyên thuỷ được sư dùng Chú giải ngôn ngữ Pali để giảng giải.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#44
Các vị chân tu hết tâm giảng Pháp để Phật tử hiểu:

1/ tại sao mình may mắn được sinh ra làm người và biết Phật Pháp.
2/ tại sao Đức Phật vĩ đại .  
3/ tại sao trân quý Tam Bảo.

Khi một vị sư thuyết giảng đạt được 3 điều trên coi như phận sự giảng dạy của mình cho Phật tử thành công.

Ngài Xá Lợi Phất luôn luôn nhắc người nghe về sự cao cả của Đức Phật, mặc dù bản thân ngài được coi là vị đại đệ tử có trí tuệ vào bậc nhất của Đức Thế Tôn.
Reply
#45
Nói về chữ "cuồng", hình như trong đây, cụ thể các bạn đăng bài của sư TK chưa có ai tôn sùng TK đến mức thần thánh hóa ông, coi ông là thánh nhân đắc đạo, mỗi một lời phán ra, viết ra đều là châu ngọc vàng bạc hột xoàn, nhất nhất chữ gì cũng tuyệt hay, tuyệt đúng sự thật 100%, thành ra những lời cáo buộc miệt thị họ là "cuồng" thì là một lời cáo buộc hàm hồ. Và vô lý khi đòi hỏi 1 vị sư phải hết tham sân si mới có thể thuyết phục người khác. Dựa theo tiêu chuẩn này thì có sư hay ni cô hay ông bà tu sĩ nào có thể thuyết phục nổi thính giả, độc giả ?  Trong khi 1 bài viết của 1 ông tiến sĩ thì được khen hay, mà ông tiến sĩ thì chắc chắn chưa hết tham sân si rồi. Có quyền tự do phát ngôn, tự do phê bình nhưng phê bình, phát ngôn có xác đáng, hợp tình hợp lý hay khg lại là chuyện khác.

Tôi mới để ý, chị CN đăng bài của bà Thanh Hải suốt mấy năm nay, mà sao 005 khg thấy lên tiếng gì cả, lạ thật. Trong khi vài bạn đăng bài của sư TK thì bị săm soi, chiếu tướng. Thế mới thấy con người lắm khi chê bai chỉ trích do thành kiến, cảm tính, chủ quan.
Bạch vân thiên tải không du du
Reply