NHỮNG GIAI THOẠI VỀ NHÀ THƠ BÙI GIÁNG
#1
TÔI CHỈ MUỐN BIẾT HAI BẦU VÚ... CÓ NUÔI NỔI VIỆT NAM HAY KHÔNG?

Quan Nhat Tue


Đã có rất nhiều giai thoại về ông. Người ta kể, có lần nhà thơ Huy Cận về nói chuyện ở Cao đẳng Mỹ Thuật, Bùi Giáng xuất hiện, đi tới đi lui ở trước cổng trường và chửi đổng: "Mẹ mày Huy Cận, mẹ mày Huy Cận.” Sinh viên vào báo cho ban giám hiệu, nhưng tất cả đều im lặng. Họa sĩ đồng hương Hồ Thành Đức, phu quân họa sĩ Bé Ký, có lẽ là người biết rất nhiều về Bùi Giáng trong giai đoạn ‘hậu giải phóng’:

Huy Cận, thứ Trưởng Bộ văn hóa, có bài thơ được Bùi Giáng sửa lại khi mang ra giảng dạy. Huy Cận biết được, phục tài sửa thơ của họ Bùi nên lúc vào miền Nam đã cho người tìm Bùi Giáng để thăm.

Nhưng, sau 75 Bùi Giáng đã thành ‘Chủ Cái Bang’, biết đâu mà tìm. Nhân viên ông Thứ Trưởng tìm đến nhờ họa sĩ Hồ Thành Đức, bởi sau 75 nơi ở của họa sĩ xem như chỗ vãng lai của nhiều nhân vật văn nghệ miền Bắc.

Anh Đức chạy kiếm nhà thơ và khuyên ông: “Anh à, đến thăm ông Thứ Trưởng, anh phải ăn mặc cho đàng hoàng, về nhà em tắm rửa rồi lấy áo quần em thay.” Bùi Giáng không nghe cứ mặc nguyên áo quần rách rưới hôi hám, ai đời quần xà lỏn mà thắt cà vạt, lại tòn ten trên người lon hũ linh tinh.

… Huy Cận ra tận cửa đón Bùi Giáng, nhưng thoạt nhìn đã phải quay đi vì không thể nhịn được cười. Huy Cận gọi nhà thơ là Tiên Sinh, chuyện vãn thân mật. Cuối cùng ông hỏi Bùi Giáng:

- Tiên Sinh có cần giúp đỡ gì không xin cho biết?

Bùi Giáng nói như thật:

- Ông Thứ Trưởng giúp cho mấy chữ để tôi trình công an chớ họ gặp là đánh tôi bầm mình bầm mẩy.

Huy Cận viết cho Bùi Giáng mảnh giấy đại ý: Nhà thơ Bùi Giáng, bạn tôi, ông ta có tính hay đi lang thang, các anh em công lực thông cảm giúp đỡ.

Mảnh giấy như lá bùa hộ mệnh, anh Đức bảo đưa photo để cất bản chính, nhưng Bùi Giáng không chịu. Mấy bữa sau, gặp lại, anh Đức hỏi:

- Sao công an còn khó dễ với anh không?

- Nó vẫn đánh tao học máu.

- Sao không trình giấy cho họ?

- Thì tao chưa kịp lấy giấy ra nó đã đánh rồi.

Người ta đồn rằng có hôm nhà thơ lang thang trên đường Lê Lợi, gặp một phụ nữ người Âu, ông thản nhiên… bóp vú cô đầm. Công an can thiệp, ông nói tỉnh bơ: “Tôi chỉ muốn thử xem hai bầu vú Liên Sô có còn nuôi nổi Việt Nam không.”

Một lần khác trong chợ An Đông, ông giật một chiếc xe đạp của bà bán dạo trên hè. Bà hàng đuổi theo, ông trả lại và nói: “Mất cả nước thì không la, mất cái xe đạp lại la oai oái!”

Xin hãy đọc một trong những bài thơ sau cùng của ông:

Uống xong ly rượu cuối cùng
Bỗng nhiên chợt nhớ đã từng đầu tiên.
Uống như uống nước ngọc tuyền
Từ đầu tiên mộng tới phiền muộn sau
Uống xong ly rượu cùng nhau
Hẹn rằng mai sẽ quên nhau muôn đời
Em còn ở lại vui chơi
Suốt năm suốt tháng suốt nơi lan tràn
Riêng anh về suốt suối vàng
Trùng phùng Lý Bạch nghênh ngang Tản Ðà
Em còn ở với sơn hà
Anh còn mất hút gần xa mất hoài.

Reply
#2
Việc ông Bùi Giáng bị đám CM 30/4 đánh đến thân tàn ma dại là có thật. Lý do bọn đó đánh cũng dễ hiểu, sau 75 ông đã trở thành Bang chủ Cái Bang chính hiệu, khi ấy ông tạm trú ở chùa Già Lam bên Gò Vấp, ngày ngày vẫn mặc một bộ đồ không giống ai, vá chằng vá đụp bằng nhiều mãnh vải đủ màu, lưng đeo cái tụng (một loại túi may bằng vải màu vàng giống màu áo cà sa, thường do các sư dùng để đựng đồ cá nhân), vai vác một cái gậy, treo một đầu là một buồng cau lở dở hoặc nãi chuối. Có khi giữa chợ Bến Thành ông nghiêu ngao:

Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào,
Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam. (*)

 hay:

Hoan hô đồng chí Phạm Tuân,
Khi không anh bỗng nhảy tưng lên trời!.

Hoặc có giai thoại kể rằng, một cán bộ cao cấp của Hà Nội khi gặp Bùi Giáng đã nói, họ đánh giá cao những tác phẩm của ông, nhưng muốn rằng Bùi Giáng phải thay đổi cách suy nghĩ, phải tỏ ra tiến bộ mới có thể làm việc trở lại được, hiểu theo nghĩa mới được “phép” viết lách trở lại. Bùi Giáng đã đứng dậy chỉ vào mặt người này, hỏi lại:

- Thế nào là tiến bộ? Trời đất có bắt núi non tiến bộ không? Nếu núi non tiến bộ mãi mày đi đâu mà ở?.

Thế nên việc bị bọn họ đánh là đúng rồi. Ngày ấy mỗi khi mang bộ dạng máu me chạy về thì một là ông về nhà bà cô tui ở Ngã tư Xóm Gà, cũng thuộc tộc Bùi, Bùi gia Vĩnh thế gốc ở Duy Xuyên, khóc lóc ngay từ đầu ngõ, Chị Bảy ơi, tụi nó đánh em, hai là chạy đến nhà cô Kim Cương méc. Cô KC vốn là người tình trong mộng của ổng ngay từ khi biết cô năm cô 19 tuổi, có ngõ lời nhưng cô KC dường như không chịu, chắc là đoán rằng ông Giáng có máu khùng thì phải. Tuy nhiên, nếu gặp hay nếu biết, cô vẫn luôn dành cho ông một sự kính trọng đúng nghĩa.

Một hình ảnh cũ, lượm từ trên net, diễn tả cảnh cô KC đang chăm sóc cho ông Bùi Giáng hay còn tự gọi mình là Trung niên thi sỹ, Bùi Bàn Dúi..., chuyên làm thơ cho cào cào châu chấu nó nghe:

[Image: kim-cuong-1463026464.jpg]

Hiện nay tro cốt của ông còn lưu giữ ở chùa Quảng Hương  Già Lam bên Gò Vấp, nơi ấy còn có tro cốt của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, vị tướng đã tuẫn tiết khi miền Nam thất thủ.

(*): Hai câu đầu trong bài thơ sau đây được cho là của ông BG, những câu sau là sự chấp bút của nhiều người, nguyên văn:


Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào,
Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam!.

Đánh cho khoai sắn thành vàng,
Đánh cho dép lốp phải mang thế giầy.
Đánh cho Bắc đoạ Nam đày,
Đánh cho thù hận giờ này chưa tan.
Đánh cho cả nước Việt Nam,
Áo ôm khố rách xếp hàng xin cho.
Đánh cho hết muốn tự do,
Hết mơ dân chủ hết lo quyền người.
Đánh cho dở khóc dở cười,
Hai miền thống nhất kiếp người ngựa trâu.
Đánh cho hai nước Việt Tàu,
Không còn biên giới cùng nhau đại đồng.
Đánh cho dòng giống Tiên rồng,
Osin, nô lệ, lao công xứ người.
Đánh cho chín chục triệu người,
Thành dân vô sản thành người lưu vong.
Đánh cho non nước Lạc Hồng,
Tiến lên thời đại mang gông mang cùm.
Đánh cho cả nước chết chùm,
Đánh cho con cháu khốn cùng mai sau.
Đánh cho Bác Đảng Nga Tàu,
Triệu dân nô lệ ngàn năm căm hờn.
Love is now or never...
Reply
#3
Trong những giai thoại về nhà thơ Bùi Giáng tôi nhớ nhất là giai thoại về Thu Ba và Thu Bồn

Giai thoại về Bùi Giáng

Một hôm Bùi Giáng ghé trụ sở hội Nhà Văn ở thành Hồ chơi. Lúc bấy giờ nhà thơ Thu Bồn, một ủy viên ban chấp hành hội Nhà Văn Việt Nam, đang đứng trò chuyện với nữ sĩ Thu Ba, trông thấy ông bèn gọi lại bảo rằng: 

-  Nghe đồn ông có tài xuất khẩu thành thơ, làm một bài cho anh em nghe chơi. 

Bùi Giáng gãi tai trả lời: 

-  Lâu quá tui không có làm thơ, quên mất cả rồi. 

Thu Ba năn nỉ: 

-  Làm đại một câu lưu niệm đi mà. Bấy lâu chỉ kiến văn kỳ thanh hôm nay mới kiến diện kỳ hình ông đó. 

Bùi Giáng cười : 

-  Nhưng tui làm dở, đùng có cười tui nghe! 

Thu Bồn giục: 

-  Thôi mà đừng khiêm tốn nữa, không ai cười đâu. 

Bùi Giáng tằng hắng một tiếng rồi đọc: 

Thu Ba khen ngợi Thu Bồn

Thu Bồn cảm động sờ vai Thu Ba

Thu Ba nhăn mặt: 

-  Ý dà, ông làm thơ lục bát chi mà chẳng có vần có điệu gì hết trơn. 

Bùi Giáng đáp: 

-  Thì sức tui chỉ có vậy, cô muốn thơ có vần thì kiếm chữ khác thay vào đi. 

Thu Ba bỗng đỏ mặt hứ lên một tiếng. Bùi Giáng lại cười một cách ngây thơ rồi quay đi trước cái nhìn giận dữ của Thu Bồn.
Reply
#4
Công nhận nhà thơ Bùi Giáng có nhiều giai thoại thú vị hé. Chắc phải đi sưu tập thêm quá. Cám ơn Đạn và phai, không ngờ hai ku lại có thể kể ra bằng trí nhớ.

Reply
#5
(2022-08-20, 06:23 AM)phai Wrote: Trong những giai thoại về nhà thơ Bùi Giáng tôi nhớ nhất là giai thoại về Thu Ba và Thu Bồn

Giai thoại về Bùi Giáng

Một hôm Bùi Giáng ghé trụ sở hội Nhà Văn ở thành Hồ chơi. Lúc bấy giờ nhà thơ Thu Bồn, một ủy viên ban chấp hành hội Nhà Văn Việt Nam, đang đứng trò chuyện với nữ sĩ Thu Ba, trông thấy ông bèn gọi lại bảo rằng: 

-  Nghe đồn ông có tài xuất khẩu thành thơ, làm một bài cho anh em nghe chơi. 

Bùi Giáng gãi tai trả lời: 

-  Lâu quá tui không có làm thơ, quên mất cả rồi. 

Thu Ba năn nỉ: 

-  Làm đại một câu lưu niệm đi mà. Bấy lâu chỉ kiến văn kỳ thanh hôm nay mới kiến diện kỳ hình ông đó. 

Bùi Giáng cười : 

-  Nhưng tui làm dở, đùng có cười tui nghe! 

Thu Bồn giục: 

-  Thôi mà đừng khiêm tốn nữa, không ai cười đâu. 

Bùi Giáng tằng hắng một tiếng rồi đọc: 

Thu Ba khen ngợi Thu Bồn

Thu Bồn cảm động sờ vai Thu Ba

Thu Ba nhăn mặt: 

-  Ý dà, ông làm thơ lục bát chi mà chẳng có vần có điệu gì hết trơn. 

Bùi Giáng đáp: 

-  Thì sức tui chỉ có vậy, cô muốn thơ có vần thì kiếm chữ khác thay vào đi. 

Thu Ba bỗng đỏ mặt hứ lên một tiếng. Bùi Giáng lại cười một cách ngây thơ rồi quay đi trước cái nhìn giận dữ của Thu Bồn.

Ha ha ha.

Đọc 2 câu thơ lục bát xong, LTP phá lên cười làm con mèo nằm gần bên ngồi dậy, nhìn LTP chăm chú.

Biggrin
Reply
#6
Tôi cũng có đọc khá nhiều giai thoại về BG, rải rác trong báo chí, trên mạng, và có lần tìm được nguyên một cuốn sách dày cộm mấy trăm trang mới xuất bản gần đây về ông do rất nhiều văn nghệ sĩ, cả trong nước lẫn hải ngoại viết, tôi mới lật qua coi sơ thôi, dự trù khi nào sẽ đọc kỹ lưỡng từ đầu đến đuôi. Gần đây tôi có đọc một bài viết về BG của nhà văn Trần Doãn Nho, trong đó ông có viết 1 câu đại ý theo ý ông là những câu chuyện giai thoại xoay quanh BG nhiều vô kể, hư hư thật thật lẫn lộn mà cho dù là thêu dệt, bịa ra thì vẫn có thể được coi là chuyện có thật. Và kết thúc bài viết, ông có kể 1 giai thoại xảy ra giữa chính BG và ông tại trường đại học Vạn Hạnh trên đường Trương Minh Giảng trước 1975. Ông TDN tới để kiếm thầy Tuệ Sỹ nhưng thầy đi vắng, lúc đó thì gặp một ông nào lạ huơ lạ hoắc, hỏi ra mới biết đích thị là thi sĩ Báng Dùi lừng danh. Hai ông ngồi nhậu, nói chuyện về văn chương, triết lý rất tâm đắc trên sân thượng của trường. Đọc xong, ông TDN mới cho biết chuyện trên là do ông phịa ra, nhưng lúc đọc tôi cứ tưởng là chuyện thật 100% vì cách ăn nói, cư xử, tác phong đi đứng của BG thật đúng là ... BG.

Nhắc tới thơ của BG thì tôi nhớ nhất 2 câu thơ sau (chắc khg riêng gì tôi):

Dạ thưa xứ Huế bây giờ [*],
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương


Và cũng nhớ một câu nói / giai thoại của ông xảy ra trước 1975. Có lần ông lên cơn điên, phải vô điều trị trong Biên Hòa. Được ít lâu thì ông được ra khỏi. Gặp lại bạn bè, họ hỏi: Ủa sao mà ra sớm vậy, tưởng còn nằm thêm ít lâu nữa chứ ...
BG trả lời tỉnh bơ: Tại vô trong đó mới biết có nhiều cao thủ điên thuộc loại thượng thừa, còn mình chỉ là thứ điên tép riu, điên lẻ tẻ, điên nhí cho nên khg dám ở lâu trong đó.

[*] Có thể BG đã dùng chữ "chừ", là một chữ Huế rặt (cũng là chữ ở QN quê ông). Tuy "chừ" khg hợp với "bờ" bằng "giờ" nhưng tôi thích hơn.
Bạch vân thiên tải không du du
Reply
#7
Dù sao thì cũng gần 24 năm ngày mất của ông cậu Bùi Bàn Dúi (07/10) nên ở không tìm đọc lại vài bài thơ của ông, đồng thời kể lại một vài giai thoại nghe được từ họ hàng, bà con thân thuộc cho vui.

Theo lời kể lại thì có một lý do và hai biến cố trực tiếp xảy ra với mình nên mới khiến ông ngày càng trở nên "tưng tưng"  như vậy. Lý do đầu tiên là tui nghe nói mấy ông học về Triết học ngày xưa thường trở nên "man man" (tiếng lóng ngày xưa, ám chỉ một dạng điên nhẹ, chắc lấy ý từ bài hát MAL được dịch ra tiếng Việt là Cơn đau tình ái gì đó thì phải?.).  

Nói đâu xa, nhà tui có hai ông anh rễ, ông đầu lấy bà chị thứ Hai, có 2 bằng, một Cử nhân Anh Văn, một bằng Triết Đông Phương, cũng đi dạy học, cũng nổi tiếng man man. Có với nhau 4 mặt con, sau 75 còn nghiên cứu thêm triết Marx-Lenin chi đó, thế là về cãi nhau với bà chị cùa tui nhiều trận tơi bời khói lửa, nghe đâu có lần cãi nhau khi đang nấu ăn, chị tui tức quá, cầm cây đũa bếp gõ lên đầu ảnh côm cốp luôn. Chịu không nỗi với ông chồng, chị tui quyết định ly dị, một thân một mình dẫn 4 đứa cháu về Gành Hào, biển Nhà Mát Bạc Liêu tìm dường ra đi, cũng hên là đi được hết. Giờ thì cựu anh rễ của tui một thân một mình ở Hóc môn, nuôi gà nuôi vịt, cũng may 4 đứa cháu vẫn hay đi đi về về, sớm hôm thăm viếng, mướn người chăm sóc ba mình, cũng đỡ tủi thân.  Grinning-face-with-smiling-eyes4  

Ông anh rễ thứ hai còn ly kỳ hơn. Ổng lấy bà chị thứ 5, cũng học Triết, có những 3 cái bằng Cử nhân triết, triết Đông triết Tây triết Nam chi đó không biết, nhưng khác ông Hai, không chơi Triết Marx-Lenin, cũng đỡ nhức đầu. Nhớ hồi trước ở chung một nhà, thường thấy ổng hay đi di lại lại trong phòng, tay cầm cuốn sách dày cui, cứ ư ử ngâm thơ, nghe loáng thoáng thì  "Lũ chúng ta đầu thai lầm thề kỷ, Một đời người u uất nỗi chơ vơ, Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa, Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh" hay "Em ơi lửa tắt bình khô rượu, Đời vắng em rồi vui với ai..." (thì vui với bà chị tui chứ còn muốn vui thêm với ai nữa trời!.).  

Được một cái là khi ấy ổng cũng biết lo cho gia đình bà chị cùng hai đứa con, sau 75 ngoài việc ra chợ trời buôn thuốc Tây còn biết khắc trên  củ khoai lang thành mấy cái dấu, chấm vào tấm vải đầy thuốc đỏ rồi ịn vào mấy cái tờ giấy đi công tác quay ronéo bán cho người khác, dùng để đi về các tỉnh miền Tây mua gạo lên bán lại, mỗi tờ ấy khi qua trạm lọt tót thì xách về được chừng 10 ký gạo Nàng Hương. Thời đó mà có được 10 ký gạo tính ra cũng hơn chỉ vàng chứ ít gì. Ai mà đi lậu, dù có nhét vào chỗ nào trong người, trong xe đò cũng bị tụi du kích 30 nó lên xe nó lục cho bằng được, lôi ra, hàng thì tịch thu, người thì cho đi mình không về. Nếu chìa cái tờ giấy ấy ra thì thoát được, bởi cái bọn ấy dường như nó không biết đọc chữ thì phải, cứ thấy cái mộc đỏ choét là cho đi, thế nên người xử dụng còn ráng kiếm thêm cái áo bộ đội, cái nón cối đội lên thì chẳng ai dám đụng vào. Con bà nó (*), nhắc lại mới nhớ mấy tên du kích ở trạm Tân Hương, nhớ một tên mặt còn non choẹt, mắt đỏ lòm vì chắc mới uống rượu đế Gò Đen xong thì phải, bước lên xe lườm hết người này đến người kia, tay cầm cái lưỡi lê của cây CKC, hết đâm chỗ này thọt chỗ kia, thọt cho ra gạo mới vừa lòng.  Mad

Rồi thì ông này cũng vượt biên thành công, lạc qua xứ Cà-na, vài năm sau bảo lãnh chị tui với hai đứa con còn nhỏ xíu qua luôn. Qua bễn như cá gặp nước, nghe chị tui kể lại suốt ngày ổng lên mạng làm thơ rồi ngâm thơ với bạn bè chiến hữu của ổng, hết lửa tắt bình khô rượu rồi đầu thai lầm thế kỷ, chẳng chịu làm gì, chuyện nhà chuyện cửa giao hết cho vợ, chuyện con cái cũng giao luôn. Chịu hết xiết chị tui phải tống cổ ổng ra ở riêng bằng cách ly dị cho yên thân mà lo cho con cái. Vậy chứ ngày ngày chị tui cũng qua chăm sóc cho ổng, lo cho ổng không thiếu thứ gì, hai đứa cháu cũng qua thăm ổng, châm rượu, đốt lửa đàng hoàng, không để cho ổng than lửa tắt bình khô rượu nữa, khi xong thì về ở với mẹ chứ nhất định không đứa nào chịu ở chung với ba, dường như chúng cũng hiểu chúng đầu thai không lầm thế kỷ như ổng thì phải...

Cho nghỉ mệt chút, lát vào kể tiếp hai biến cố khiến ông Bàn Dúi của tui tưng tưng nghe cho vui.

(*): Mượn tạm, lát trả lại, không lấy luôn đâu mà sợ. Cảm ơn nha.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Love is now or never...
Reply
#8
Ở trên thì đã nói cái lý do vì sao ông Bàn Dúi ổng tưng rồi, ấy là đa số mấy ông học Triết ngày xưa ai cũng vậy. Có thể nhận định này sai hoặc đúng tùy người tin vào hay không, nhưng với tui, khi nhìn lại tiểu sử của mấy ông được cho là thiên tài trên thế giới thì tui tin là vậy, khi cái tinh hoa trong người nó phát tiết ra mà không đúng thời điểm, không đúng người hoặc gặp người không hiểu, không công nhận thì những hành động khác người, khác với thiên hạ được gán cho chữ điên, chữ khùng, chữ lập dị kể cũng có lý là vậy.

Riêng về hai cái biến cố khiến ông Bàn Dúi bị ảnh hưởng đến tinh thần của mình thì có thể kể ra như sau. 

Thứ nhất là ai cũng biết khi mới 18 tuổi, ổng đã từng lập gia đình sớm. Bà mợ của tui thua ổng 1 tuổi, theo lời kể lại thì bà rất đẹp người đẹp nết, tiếc là cuộc hôn nhân không trọn vẹn, bà và con cùng mất khi sinh đứa con đầu lòng này sau vài năm bên nhau. Biến cố này thì có thật, nhưng ảnh hưởng của nó có thể khiến cho ông điên hay không thì chưa rõ lắm, chưa ai tin lắm, nhưng nếu như mình thủ đặt mình vào vị trí của ông lúc ấy thì liệu mình có đau buồn, có ảnh hưởng hay không?. Tui tin là có, bởi dù gì cũng là tình đầu mà. Sau này mình có thể gặp tình 2, tỉnh 3, tình 4... rồi mình yêu, rồi mình chia tay, rồi mình cu ky một mình, nhưng có lẽ cái ảnh hưởng của mối tình đầu tiên luôn là sâu đậm nhất, làm mình nhớ nhiều về nó nhất. Ý kiến cá nhân là vậy. Sau này cái nỗi nhớ về mối tình đầu tiên của ông được thể hiện qua rất nhiều bài thơ, điển hình như mấy câu sau:

Có hàng cây đứng ngóng thu,
Em đi mất hút như mù sa bay.
.......

Ồ ly biệt tơi bời bờ lảo đảo
Em ra đi, đời bưng mặt khóc òa...


Thứ hai là chuyện ông bị cháy nhà, cháy luôn hai cái rương sách mà ông rất quý, bởi ông là người rất mê sách, gia tài chỉ gói gọn trong hai cái rương ấy. Tam sao thất bổn về cái năm mà ông bị cháy nha, có tài liệu ghi là 1965, có tài liệu ghi là năm 1969, có người nói là cháy nhà do rủi ro củi lửa, có người lại bảo là do mấy tên trời đánh đốt vì ghét ổng. Chưa tìm ra thủ phạm chính thức, nhưng việc bị cháy hết hai rương sách quý lại là chuyện có thật. Thế nên đến năm 1969 là thời kỳ ông tự nhận mình là bị "điên rực rỡ". Ít ai dùng chữ này, điên điên, điên khùng, mát dây, chạm thần kinh, chập mạch, tưng tửng... thì có nghe rồi, nhưng riêng với ông thì phải điên rực rỡ mới đúng. Có khi mơi mốt tui giống như ổng, chắc tui phải dùng chữ "điên ngỡ ngàng" mới xứng quá.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Những gia thoại về ông sau này thì như ta đã biết nhiều rồi, có cái đúng, có cái sai, có cái thêm thắt vào, kiểu như dậm thêm mắm thêm muối vào cho nó ngon cơm ngọt canh, cho nó mặn mà cũng rất xứng với một ngườ như ông thôi, không lạ.

Chỉ xin bỏ túc thêm một giai thoại về ông, chuyện này do chính miệng ba tui kể lại, nên tui luôn tin là đúng, chỉ vậy thôi.

Số là hồi đó có một cô kia, vốn ái mộ ổng, fan ruột luôn, chắc cũng muốn tiến tới với ổng hay sao á, nên mới mời ổng về nhà giới thiệu với gia đình mình, tạm cho là muốn cho gia đình mình coi mắt của ổng xem có phải mắt bồ câu con bay con đậu hay không đi. Do quen biết ổng đã lâu, chắc cũng hay nấu ăn cho ổng nhiều lần nên biết tính của ổng thích ăn món gì nhất, nên khi mời ổng ở lại dùng bữa cơm thân mật với gia đình mình, cổ bèn làm thêm cái món ổng thích ăn. Vào bàn ăn, ai nói gì thì nói, ai hỏi gì thì hỏi, ổng chỉ chăm chú xơi cái món ổng thích, khi hết rồi ổng bưng luôn cái dĩa lên... liếm sạch những gì còn sót lại.

Khỏi kể tiếp cũng biết kết quả của câu chuyện rồi hén?.  Biggrin

Dù sao đi nữa, tôi vẫn luôn yêu cái khuôn mặt như trẻ thơ của ông. 

Em về giũ áo mù sa,
Trút quần phong nhụy để tà huy bay. 

[Image: bai-tho-chao-nguyen-xuan-231044.jpg]
Love is now or never...
Reply
#9
Vừa mê gái vừa mê ăn hả? Becuoi

Reply
#10
(2022-08-20, 03:43 PM)TNNA Wrote: Tôi cũng có đọc khá nhiều giai thoại về BG, rải rác trong báo chí, trên mạng, và có lần tìm được nguyên một cuốn sách dày cộm mấy trăm trang mới xuất bản gần đây về ông do rất nhiều văn nghệ sĩ, cả trong nước lẫn hải ngoại viết, tôi mới lật qua coi sơ thôi, dự trù khi nào sẽ đọc kỹ lưỡng từ đầu đến đuôi. Gần đây tôi có đọc một bài viết về BG của nhà văn Trần Doãn Nho, trong đó ông có viết 1 câu đại ý theo ý ông là những câu chuyện giai thoại xoay quanh BG nhiều vô kể, hư hư thật thật lẫn lộn mà cho dù là thêu dệt, bịa ra thì vẫn có thể được coi là chuyện có thật. Và kết thúc bài viết, ông có kể 1 giai thoại xảy ra giữa chính BG và ông tại trường đại học Vạn Hạnh trên đường Trương Minh Giảng trước 1975. Ông TDN tới để kiếm thầy Tuệ Sỹ nhưng thầy đi vắng, lúc đó thì gặp một ông nào lạ huơ lạ hoắc, hỏi ra mới biết đích thị là thi sĩ Báng Dùi lừng danh. Hai ông ngồi nhậu, nói chuyện về văn chương, triết lý rất tâm đắc trên sân thượng của trường. Đọc xong, ông TDN mới cho biết chuyện trên là do ông phịa ra, nhưng lúc đọc tôi cứ tưởng là chuyện thật 100% vì cách ăn nói, cư xử, tác phong đi đứng của BG thật đúng là ... BG.

Nhắc tới thơ của BG thì tôi nhớ nhất 2 câu thơ sau (chắc khg riêng gì tôi):

Dạ thưa xứ Huế bây giờ
[*],
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương
[*]

Và cũng nhớ một câu nói / giai thoại của ông xảy ra trước 1975. Có lần ông lên cơn điên, phải vô điều trị trong Biên Hòa. Được ít lâu thì ông được ra khỏi. Gặp lại bạn bè, họ hỏi: Ủa sao mà ra sớm vậy, tưởng còn nằm thêm ít lâu nữa chứ ...
BG trả lời tỉnh bơ: Tại vô trong đó mới biết có nhiều cao thủ điên thuộc loại thượng thừa, còn mình chỉ là thứ điên tép riu, điên lẻ tẻ, điên nhí cho nên khg dám ở lâu trong đó.

[*]Có thể BG đã dùng chữ "chừ", là một chữ Huế rặt (cũng là chữ ở QN quê ông). Tuy "chừ" khg hợp với "bờ" bằng "giờ" nhưng tôi thích hơn.
[*]

Đây là một nỗi buồn lớn về những câu chuyện thực hư trong văn đàn: Người đọc khó biết thật giả ra sao.

Dù sao, nhà văn Trần Doãn Nho đã cho biết câu chuyện ông viết không thật. Cảm ơn nhà văn nhiều.

LTP được biết anh kia viết báo (loại lá cải, tuy từng có "môn bài" làm ký giả ở VN trước năm 75) ngang nhiên tung tin vịt vì anh ta bào chữa riêng với cô vợ: "Làm báo nói láo ăn tiền."

Hiện nay, nghe nói fake news nhan nhản khắp nơi. Biết sao đây?
Reply
#11
Chuyện vô thưởng vô phạt còn có fake news, khi người ta nói xấu người khác thì còn đặt điều ghê luôn Shy

Reply
#12
(2022-08-21, 08:51 AM)Ech Wrote: Chuyện vô thưởng vô phạt còn có fake news, khi người ta nói xấu người khác thì còn đặt điều ghê luôn Shy



Giọt lệ nào thấm ướt khăn tôi...
Để một mai khăn trở thành cát bụi...

Thiện tai. Thiện tai.
Reply
#13
Em về giũ áo mù sa,
Trút quần phong nhụy để tà huy bay. 

2 câu này có nghĩa là gì? Anh/chị nào hiểu được ý gì có thể giải thích dùm em được không?
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc 
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Reply
#14
(2022-08-21, 09:05 AM)TeaOla Wrote: Em về giũ áo mù sa,
Trút quần phong nhụy để tà huy bay. 

2 câu này có nghĩa là gì? Anh/chị nào hiểu được ý gì có thể giải thích dùm em được không?

Anh cũng không giải thích được hai câu này.

Tìm được Thư Viện Bùi Giáng trên facebook nè:
https://www.facebook.com/trungnienthisyb...283777292/

Quote:Khaphong Nguyen
Em về giũ áo mù sa
Mình hiểu mù sa chính là cây hoa mồ hôi, (có tên khác là hoa cứt lợn), khi cây lớn, hoa già thì hoa này phát tán rất mạnh, ai đi đường làng, quê rất dễ bị dính những tàn, hoa… này (chức năng phát tán của cây). Đấy là ý mình, rất mong nhận được ý kiến của những người am hiểu. Xin thành thật cảm ơn

Reply
#15
Ông điên

Ông điên từ bữa hôm qua
Tới hôm nay nữa gọi là ba hôm
Thanh thiên về dự hội đàm
Thành thân thiên hạ muôn vàn mai sau
-------
Ông điên từ một lần đầu
Tới lần đuôi đứt ruột rầu rĩ đau
Tuyệt mù biển cạn sông sâu
Bụi hồng tản mác trước sau bây giờ.
'1996
Bùi Giáng

Reply