Chính tả
#16
(2022-08-12, 09:15 PM)005 Wrote: Càng già, càng nên viết chính tả cho đúng. Mỗi ngày viết một dòng cảm nghĩ, ý tưởng, suy tư của mình vào diễn đàn, cũng là một cách giải tỏa tâm trạng trong cuộc sống. Hơn thế nữa, nếu mỗi câu viết, được suy xét lại xem có đúng chính tả hay không, cũng là một cách động não rất thiết thực. Não bộ mà không làm việc mỗi ngày sẽ teo đi một ít, quên đủ thứ. 

 Trong khoa học, tiếng Anh người ta hay gọi là Brain training. Là tập động não khi tuổi già xế bóng. Nếu nghĩ về lợi ích của việc để ý lỗi chính tả khi viết lúc về già càng hay nữa. Không tạo ra các mặc cảm tự ti không cần thiết. Mặc cảm là loại cảm xúc dẫn đến việc phủ nhận và tìm cách che đậy, thay vì giải quyết. 

 Kim chỉ nam của các viện dưỡng lão để làm chậm lại tiến trình lão hóa não bộ là chơi các trò chơi ô chữ, tính nhẩm và tập viết chính tả.

Dạ rất đúng anh 5.  Bấy lâu nay Jay tập ô chữ mà thấy không có hứng để có thể tập chung lâu được.  Jay vẫn thường nghiền ngẫm mấy chuyện classics ấn bản cũ như Charlotte Bronte's Jane Eyre để bắt đầu óc hoạt động thấu hiểu những chữ khó.   Shy
Reply
#17
(2022-08-12, 10:20 AM)005 Wrote: Chỗ này chỉ có thể đề nghị lỗi chính tả khi chữ đó có trong kho. Tuy nhiên kệ, có còn hơn không.

Sầu đưa đoạn văn Sầu viết sáng nay vô thử, có vài chử không phải sửa lỗi chính tả mà sửa ý của Sầu luôn Rolling-on-the-floor-laughing4
Vấn thế gian, tình là chi...


Reply
#18
(2022-08-12, 11:22 PM)LýMạcSầu Wrote: Sầu đưa đoạn văn Sầu viết sáng nay vô thử, có vài chử không phải sửa lỗi chính tả mà sửa ý của Sầu luôn   Rolling-on-the-floor-laughing4

 Cái đó là sự giới hạn của kiểm tra chính tả.  Shy

 Ví dụ như những chữ mà có hỏi lẫn ngã thì nhu liệu khó lòng kiểm tra đúng được. 

 Một ví dụ đơn giản là chữ  " nghĩ " và " nghỉ ".  Chữ này ở dấu ngã có nghĩa là suy nghĩ, nếu bỏ dấu hỏi là nghỉ ngơi, dừng lại. 

 Không biết đến bao giờ thì các chuyên gia tin học, nghiên cứu về nhu liệu kiểm tra chính tả theo linguistic, ngữ học, nghĩa là kiểm tra lỗi chính tả có ngữ cảnh, thêm khoa học về ngôn ngữ. 

 Ví dụ như câu "Anh thử nghĩ xem".  Trong ngữ cảnh, có phụ từ "xem", xác suất mang nghĩa nghỉ ngơi thấp hơn là suy nghĩ. 

 Hoặc như câu "người phụ nữ có đôi mắt biết".  Nếu xét theo ngữ cảnh, đôi mắt thì không thể có nhận thức, không thể "biết". Do đó, mắt biếc, mắt xanh, sẽ có ý nghĩa hơn. 

 Nếu các chương trình nhu liệu phát minh cách kiểm tra lỗi chính tả có luận thêm ngữ cảnh có lẽ sẽ nâng độ chính xác lên thêm.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#19
(2022-08-12, 11:08 PM)JayM Wrote: Dạ rất đúng anh 5.  Bấy lâu nay Jay tập ô chữ mà thấy không có hứng để có thể tập chung lâu được.  Jay vẫn thường nghiền ngẫm mấy chuyện classics ấn bản cũ như Charlotte Bronte's Jane Eyre để bắt đầu óc hoạt động thấu hiểu những chữ khó.   Shy

 5 đang chuẩn bị mỗi tháng đọc một quyển sách tiếng Việt. Hiện trong nhà 5 có khoảng 500 quyển sách tiếng Việt nhưng 5 hay mua mà ít đọc, cứ tâm nguyện rằng lúc hưu trí sẽ có thời gian đọc. Nhưng thực sự thì đó chỉ là cái cớ để lười biếng.  Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#20
(2022-08-12, 11:32 AM)005 Wrote:  Có liền. Cưới chị Siri của Táo đi. Hỏi chỉ cái gì chỉ cũng biết. Shy

Anh 005 có thể chỉ cho mình biết,
chị Siri là ai, và ở đâu được không anh?
See-through me in you
Reply
#21
(2022-08-12, 09:15 PM)005 Wrote: Càng già, càng nên viết chính tả cho đúng. Mỗi ngày viết một dòng cảm nghĩ, ý tưởng, suy tư của mình vào diễn đàn, cũng là một cách giải tỏa tâm trạng trong cuộc sống. Hơn thế nữa, nếu mỗi câu viết, được suy xét lại xem có đúng chính tả hay không, cũng là một cách động não rất thiết thực. Não bộ mà không làm việc mỗi ngày sẽ teo đi một ít, quên đủ thứ. 

 Trong khoa học, tiếng Anh người ta hay gọi là Brain training. Là tập động não khi tuổi già xế bóng. Nếu nghĩ về lợi ích của việc để ý lỗi chính tả khi viết lúc về già càng hay nữa. Không tạo ra các mặc cảm tự ti không cần thiết. Mặc cảm là loại cảm xúc dẫn đến việc phủ nhận và tìm cách che đậy, thay vì giải quyết. 

 Kim chỉ nam của các viện dưỡng lão để làm chậm lại tiến trình lão hóa não bộ là chơi các trò chơi ô chữ, tính nhẩm và tập viết chính tả.

Hihi,
Thật lòng mà nói nha anh 005,
câu bold đen trên chỉ đúng với 1 số người,
khi còn trẻ họ không thường, hoặc không có khả năng động não,
thì về già nên tập động não sẽ giúp họ rất nhiều.

Riêng với người luôn thường động não,
thì khi về già đừng tiếp tục duy trì động não như thế,
sẽ rất có hại đó anh.

Kim chỉ nam của các viện dưỡng lão như anh nói,
dùng các trò chơi để cho giúp các cụ chậm lão hoá,
chỉ đúng 1 phần thôi anh 005 ơi.
Mục đích chính là giúp các cụ bớt buồn tủi,
lao tâm về những gì đã và đang xảy ra với các cụ.
Hướng tâm trí các cụ vào các trò chơi như anh vừa nói đó anh.

Theo tôi thấy,
Thứ duy nhất và lợi ích nhất với tuổi già,
là tình yêu, 
sự yêu thương của người xung quanh dành cho họ.
See-through me in you
Reply
#22
(2022-08-12, 09:15 PM)005 Wrote: Càng già, càng nên viết chính tả cho đúng. Mỗi ngày viết một dòng cảm nghĩ, ý tưởng, suy tư của mình vào diễn đàn, cũng là một cách giải tỏa tâm trạng trong cuộc sống. Hơn thế nữa, nếu mỗi câu viết, được suy xét lại xem có đúng chính tả hay không, cũng là một cách động não rất thiết thực. Não bộ mà không làm việc mỗi ngày sẽ teo đi một ít, quên đủ thứ. 

 Trong khoa học, tiếng Anh người ta hay gọi là Brain training. Là tập động não khi tuổi già xế bóng. Nếu nghĩ về lợi ích của việc để ý lỗi chính tả khi viết lúc về già càng hay nữa. Không tạo ra các mặc cảm tự ti không cần thiết. Mặc cảm là loại cảm xúc dẫn đến việc phủ nhận và tìm cách che đậy, thay vì giải quyết. 

 Kim chỉ nam của các viện dưỡng lão để làm chậm lại tiến trình lão hóa não bộ là chơi các trò chơi ô chữ, tính nhẩm và tập viết chính tả.

Dạ tóm lại là cái gì chúng ta kg dùng thường xuyên thì não bộ sẽ “quên”, cũng như mình kg viết tay thường thì khi viết sẽ bị gượng hơn là nếu dùng bút viết thường xuyên.  Cơ thể kg siêng năng tập luyện thì sẽ bị béo phì và nhiều chứng bệnh khác.  Não bộ cũng vậy thôi.  Mẹ của muội bị Alzeimer stage 4, hiện nay não bộ của bà dường như bị phá huỷ gần hết, trí nhớ và ngôn ngữ là Zero. Vì não bộ kg thể gửi tín hiệu cho các bộ phận khác trong cơ thể nên việc đi, đứng, ăn, uống, hoạt động cơ thể, etc… kg function bình thường nữa. 

Trong khi đó bố của muội lớn hơn mẹ thì còn rất minh mẫn, ông lái xe từ Cali sang Texas rồi còn lái xe vòng quanh nước Mỹ chơi nữa.  Muội nói bố đi máy bay để tụi con yên tâm mà ông bảo, “kg, bố thích lái xe”. Lol
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#23
(2022-08-13, 10:20 AM)Tiểu Tà Wrote:
Hihi,
Thật lòng mà nói nha anh 005,
câu bold đen trên chỉ đúng với 1 số người,
khi còn trẻ họ không thường, hoặc không có khả năng động não,
thì về già nên tập động não sẽ giúp họ rất nhiều.

Riêng với người luôn thường động não,
thì khi về già đừng tiếp tục duy trì động não như thế,
sẽ rất có hại đó anh.

Kim chỉ nam của các viện dưỡng lão như anh nói,
dùng các trò chơi để cho giúp các cụ chậm lão hoá,
chỉ đúng 1 phần thôi anh 005 ơi.
Mục đích chính là giúp các cụ bớt buồn tủi,
lao tâm về những gì đã và đang xảy ra với các cụ.
Hướng tâm trí các cụ vào các trò chơi như anh vừa nói đó anh.

Theo tôi thấy,
Thứ duy nhất và lợi ích nhất với tuổi già,
là tình yêu, 
sự yêu thương của người xung quanh dành cho họ.

 Lão hóa là một hiện tượng vật lý vô cùng khoa học chứ không phải là suy diễn. Ví dụ trong trường hợp đơn giản nhất là bắt đầu từ 30 tuổi mỗi người sẽ mất mỗi 6 tuần từ 20 đến 25% khối lượng bắp thịt nếu không thường xuyên luyện tập. Chứ không phải bây giờ luyện tập để già khỏi luyện tập. 

 Não bộ cũng vậy. Không vận dụng trí óc, các tế bào thần kinh mỗi ngày sẽ giảm xuống.

 Giảm thiểu sự cô đơn tinh thần ở người già cũng là một điều quan trọng chống lão hóa cơ thể. Có thể ở bên cha mẹ mỗi ngày hầu chuyện cho cha mẹ bớt cô đơn, nhưng nếu không hướng dẫn cha mẹ các luyện tập cơ thể, cha mẹ sẽ mất sớm hơn đấy. Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#24
(2022-08-13, 12:09 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ tóm lại là cái gì chúng ta kg dùng thường xuyên thì não bộ sẽ “quên”, cũng như mình kg viết tay thường thì khi viết sẽ bị gượng hơn là nếu dùng bút viết thường xuyên.  Cơ thể kg siêng năng tập luyện thì sẽ bị béo phì và nhiều chứng bệnh khác.  Não bộ cũng vậy thôi.  Mẹ của muội bị Alzeimer stage 4, hiện nay não bộ của bà dường như bị phá huỷ gần hết, trí nhớ và ngôn ngữ là Zero. Vì não bộ kg thể gửi tín hiệu cho các bộ phận khác trong cơ thể nên việc đi, đứng, ăn, uống, hoạt động cơ thể, etc… kg function bình thường nữa. 

Trong khi đó bố của muội lớn hơn mẹ thì còn rất minh mẫn, ông lái xe từ Cali sang Texas rồi còn lái xe vòng quanh nước Mỹ chơi nữa.  Muội nói bố đi máy bay để tụi con yên tâm mà ông bảo, “kg, bố thích lái xe”. Lol

 Sự lão hóa của mỗi người xảy ra theo cơ thể mỗi người. Ông già 5 cũng còn sống và não bộ cũng còn hoạt động, còn biết con cháu. Trong khi mẹ mình đã mất hồi 83 tuổi, trong khi xác suất phụ nữ thọ luôn luôn cao hơn nam giới. Về thực tế thì ông cũng hoạt động nhiều hơn bà. Lúc mẹ còn sống bà chỉ được ông dẫn đi trong nước mỗi tuần. Nhưng tự bà, bà rất ít chịu vận động. Cứ ngồi trong nhà đọc sách mà thôi.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#25
Nói về chính tả thì hầu như người miền nam , nói sao viết vậy, hay trục trặc giữa '' ~ và ? '' dấu g và ko g '' .

Em viết không sai chính tả, nhưng qua đây khá khá lâu, ít thường xuyên viết thư tay như thời chưa có internet rộng rãi như bây giờ

Đôi khi cũng hơi luống cuống phải mò lên anh '' google '' nhờ chỉnh sửa  Thumbs-up4
Tâm An Vạn Sự Thành 
Reply
#26
(2022-08-16, 03:26 AM)NinhVan Wrote: Nói về chính tả thì hầu như người miền nam , nói sao viết vậy, hay trục trặc giữa '' ~ và ? '' dấu g và ko g '' .

Người Nam kỳ khi nói không phân biệt ở các phần vần: 
 
  • an - ang,  
  • iên - iêng,  
  • ong - ông,  
  • ưm - ươm, 
  • ai - ay, 
  • ôi - oi, 
  • en - eng, 
  • om - ôm - ơm, 
  • êu - iêu, 
  • ân - âng, 
  • ăn - ăng, 
  • au - ao,  
  • iếc - iết, 
  • ất - ấc, 
  • út - úc, 
  • ức - ứt
  • ướt - ước
  • ắt - ắc, 
  • át - ác,
  • ắt - ắc,
  • óp - ốp - ớp, 
  • óc - ốc 
  • in - inh
  • ết - ớt

 Ngoài ra người miền Tây Nam kỳ còn nói sai thêm phần phụ âm:  tr - ch (cá cha, ông chăng xuống chơi cây cao),   r - g (bắt cá gô bỏ gổ nó nhảy gột gột, hoặc là bắt cá dô bỏ dổ nó nhảy dột dột),  

 Chữ "h" người Nam kỳ cũng nói thành "qu":  huy hoàng (quy quàng). 

 Vì quen nói sai phần vần, nên khi hát phát âm theo giọng Bắc kỳ một số người Nam kỳ khó sửa hát cho được như ý. 

 Dân Bắc kỳ nói cũng sai, nhưng ít sai hơn dân Nam kỳ. Nhưng sai nhiều nhất vẫn là dân Trung Nam kỳ (phần vần trẹo lưỡi hoàn toàn, nói thành núa, tám thành tốm hoặc tém v.v.v  Nhưng hầu hết những người bạn mình quen hồi nào đến giờ từ Quy Nhơn đến Phú Yên, Tuy Hòa, nói tiếng của họ, nhưng viết rất ít sai. Không bung thùa như dân Nam kỳ chính gốc. Có lẽ cái sai của dân miền đó mà viết sai nữa là không thể hiểu được nữa. Cho nên họ viết chính tả ít sai chăng?  Shy



[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#27
(2022-08-12, 11:52 PM)005 Wrote:  5 đang chuẩn bị mỗi tháng đọc một quyển sách tiếng Việt. Hiện trong nhà 5 có khoảng 500 quyển sách tiếng Việt nhưng 5 hay mua mà ít đọc, cứ tâm nguyện rằng lúc hưu trí sẽ có thời gian đọc. Nhưng thực sự thì đó chỉ là cái cớ để lười biếng.  Shy

Một thư viện nhỏ bé, một tủ sách khổng lổ với toàn là sách tiếng Việt, nghe thấy mà mê.  Nhớ hồi mới qua Mỹ, thư viện thành phố nơi Jay ở có dành một góc cũng phải gần chục kệ cho sách tiếng Việt.  Hồi đó rất là đói, tham đọc sách.  Cứ mỗi hai tuần là vác về và ngốn hết 20 cuốn sách, tối đa được mượn.  Sách của Nhã Ca, Duyên Anh, Hồ Biểu Chánh, Kim Dung, và bao tác giả khác.  Về sau còn thử mấy sách về triết nữa cơ, nhưng mà, thấy thu hút mình được.  Bây giờ thì lười thật.
Reply
#28
(2022-08-17, 12:47 AM)JayM Wrote: Một thư viện nhỏ bé, một tủ sách khổng lổ với toàn là sách tiếng Việt, nghe thấy mà mê.  Nhớ hồi mới qua Mỹ, thư viện thành phố nơi Jay ở có dành một góc cũng phải gần chục kệ cho sách tiếng Việt.  Hồi đó rất là đói, tham đọc sách.  Cứ mỗi hai tuần là vác về và ngốn hết 20 cuốn sách, tối đa được mượn.  Sách của Nhã Ca, Duyên Anh, Hồ Biểu Chánh, Kim Dung, và bao tác giả khác.  Về sau còn thử mấy sách về triết nữa cơ, nhưng mà, thấy thu hút mình được.  Bây giờ thì lười thật.

Từ khi có Internet thậm chí viết thư cũng bằng phím.  Riết rồi chữ trả cho thầy.  Ngoằng nghèo như con giun.  Chuyện cũng nghe ngta đọc giùm.  Mai sau này con người sẽ lười nhác
Tâm An Vạn Sự Thành 
Reply
#29
(2022-08-17, 12:47 AM)JayM Wrote: Một thư viện nhỏ bé, một tủ sách khổng lổ với toàn là sách tiếng Việt, nghe thấy mà mê.  Nhớ hồi mới qua Mỹ, thư viện thành phố nơi Jay ở có dành một góc cũng phải gần chục kệ cho sách tiếng Việt.  Hồi đó rất là đói, tham đọc sách.  Cứ mỗi hai tuần là vác về và ngốn hết 20 cuốn sách, tối đa được mượn.  Sách của Nhã Ca, Duyên Anh, Hồ Biểu Chánh, Kim Dung, và bao tác giả khác.  Về sau còn thử mấy sách về triết nữa cơ, nhưng mà, thấy thu hút mình được.  Bây giờ thì lười thật.

 Cuối thập niên 70 đến đầu thập niên 80 người Việt tị nạn cs mới lò mò lên nước Đức, văn hoá xa lạ, ngôn ngữ mới mẻ và khó khăn, người Việt rất ít, chỉ khoảng lối chừng 40, 50 ngàn người ở khắp nơi trên nước Đức nên tìm sách tiếng Việt là chuyện vô cùng khó. Ở Stuttgart có một đại lý nhà sách duy nhất. Là đại lý, nghĩa là họ chuyên mua đi bán lại bản quyền, in lại từ các nhà xuất bản bên Mỹ. Sách rất đắt. Mà việc ấn loát và đóng sách cũng thô sơ. Sách mua về, đọc chưa hết quyển sách là giấy bắt đầu rơi rớt ra vì gáy sách quá tệ. Tuy vậy có dịp 5 vẫn cứ mua. Mua dần dà thành nhiều. Hơn 500 quyển, là tiểu thuyết hoặc sách Phật giáo. Chứ nếu tính luôn sách khoa học, tham khảo và truyện ngoại ngữ thì phải hơn 1600 quyển. 
 Nhớ thời đầu thập niên 80, 5 đi Houston chơi. 5 nói ông chú ruột chở đi nhà sách mua sách. Ông nói ở Houston làm gì có nhà sách mà mua, con muốn đi chùa thì chú chở lên chùa chơi. Vậy là chỉ có đi chùa, rồi ngồi đọc mấy quyển sách của chùa. "Thỉnh" được mấy quyển kinh Phật. Lúc về đến Frankfurt, mới biết sách vở là sản phẩm văn hoá (Việt Nam hay gọi là văn hoá phẩm) cần phải được kiểm duyệt đàng hoàng. Cũng may đó là kinh Phật, có mấy tấm hình Phật trong đó nên hải quan không làm khó dễ mình, chỉ bắt đóng thuế theo giá biểu mà thôi. 
Thời nay sướng quá, có rất nhiều sách đặt hết qua mạng internet hoặc là coi cọp. Vì người ta scan bỏ lên mạng cũng nhiều.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#30
(2022-08-17, 12:57 AM)NinhVan Wrote: Từ khi có Internet thậm chí viết thư cũng bằng phím.  Riết rồi chữ trả cho thầy.  Ngoằng nghèo như con giun.  Chuyện cũng nghe ngta đọc giùm.  Mai sau này con người sẽ lười nhác

 Ngoằn ngoèo chứ không phải "ngoằng nghèo" hahaha. 5 thì vô cùng cám ơn computer science. Không có nó, ngày nay đã không có oanh tạc nét và không nuôi 5 và gia đình mấy mươi năm nay.  Shy  Kết tin học "lắm luôn".

 Email mỗi ngày đọc khoảng 20 thư. Sau mỗi lần nghỉ phép là mấy trăm emails. Nhưng luật đọc và viết email đã sớm trở thành vấn đề "thời tiết", nghĩa là chỉ có đọc và viết, không còn than vãn nữa. Nếu mà bảo 5 ngồi viết tay trả lời 20 cái mails mỗi ngày chắc tiêu quá. Nói vậy chứ chữ viết chỉ có cứng hơn, viết mau mỏi tay hơn, chứ không thay đổi bao nhiêu ....
 
 Ai thích bói chữ cứ thử ... xem "quảng cáo":

  Becuoi

 [Image: kw0wZOM.jpg]
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply