Vua Duy Tân
#31
Ngọn cờ bất khuất đã được kéo lên ở Phủ Tam Kỳ trong cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916 
Trần Viết Ngạc

Ngày 4.5.1916, trong bức điện của Khâm sứ Trung Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương [1], chúng ta được biết:

" Quân phiến loạn đã kéo cờ tại Phủ đường.  Cờ màu đỏ, ở góc bên trái là màu xanh với năm ngôi sao trắng... "

Trong bức thư của Phủ Tôn nhơn, Phủ Thụ Chính và tất cả quan lại văn võ của triều đình Huế gửi Toàn quyền Đông Dương, chúng ta lại có thông tin:

" Ngày 3 và 4 tháng 5 năm 1916, tỉnh Quảng Nam đã gửi điện báo cho chúng tôi biết có loạn ở phủ Tam Kỳ và bọn dấy loạn đã bị bắt cùng với cờ ngũ tinh." [2]

Thư gửi cho Thống sứ Bắc Kỳ, triều đình Huế viết:

" Cuối cùng vào ngày 6 tháng 5, vua Duy Tân bị bắt và giải về biệt giam [ở Mang Cá ]. Những người tuỳ tùng đều bị bắt .  Việc còn lại là tiếp tục truy lùng những nhân vật quan trọng của cuộc nổi dậy.  Trần Cao Vân và Thái Phiên bị bắt với 5 cây cờ gọi là Ngũ tinh. "

Như vậy, cờ Ngũ tinh hay Ngũ tinh liên châu đã được chuẩn bị trước cuộc khởi nghĩa ở khắp các địa bàn từ Quảng Ngãi đến Quảng Trị.  Những cờ này đã được may trên các thuyền đậu trên các dòng sông Thu Bồn,Vu Gia của Quảng Nam hay Trà Khúc,Trà Bồng, Sông Vệ... ở Quảng Ngãi.[3]

Vậy cờ Ngũ Tinh hay Ngũ Tinh Liên Châu hình dáng và màu sắc như thế nào? Còn có tài liệu nào đề cập đến?

1. Phạm Văn Sơn (Quân dân Việt Nam chống Tây xâm (1847-1945) Quân sử tập III): 
(trang 350)
- Hội [VNQPH] có quốc kỳ kiểu ngũ tinh liên châu (một chuỗi 5 sao) nền vàng sao đỏ,còn quân kỳ thì nền đỏ sao trắng.

2. Đại Nam thực lực chính biên.  Đệ lục Kỷ Phụ Biên [4] ghi:

" Mùa Hạ, tháng 4 (Quý Tỵ) Đêm ngày 2 (Canh Tý) vua tự rời ngôi báu... mưu đồ nổi loạn.  (Vân người Tư Phú, Quảng Nam, từng can trọng án, được tha về lại mưu sự, cùng Thái Phiên thông đồng tin tức nước ngoài, tạo cờ hiệu, chế khí giới... "

Nói chung, cờ Ngũ tinh liên châu như thế nào, ngoài cờ được kéo lên ở Phủ Tam Kỳ được miêu tả, kỳ  dư không có hình ảnh cụ thể nào.

Trong cuốn Tự  phán, Phan Bội Châu có viết về việc Việt Nam Quang Phục Hội thực hiện việc thiết kế quốc kỳ và quân kỳ  năm 1912 tại Quảng Châu, Trung Quốc.

“Xưa nước ta chỉ có cờ Hoàng Đế mà không có cờ nước cũng là một việc đáng quái gỡ.  Hội Việt Nam Quang Phục mới chế định ra quốc kỳ gọi bằng cờ ngũ tinh, dạng huy thức dùng bằng cách ngũ tinh liên châu:

Nhân vì nước ta có năm địa bộ, sở dĩ dùng thức nầy để tỏ rõ cái ý năm đại bộ liên lục làm một.

Sắc cờ dùng hoàng địa, hồng tinh làm cờ nước, hồng địa bạch tinh làm cờ quân .Hoàng là để biểu thị nhân chủng ta.  Hồng là biểu thị sắc nước ta: Nam phương thuộc hỏa, hỏa sắc hồng.

Quân kỳ sở dĩ dùng bạch tinh là tỏ rõ mục đích quân  cốt  đánh đổ chính phủ người  (da) trắng" [5]

Nhưng quốc kỳ và quân kỳ trên không  có cơ hội  kéo lên ở phủ Tam Kỳ.

Cờ kéo lên ở Phủ Tam Kỳ, theo miêu tả ,chính là hội kỳ nghĩa là cờ của Hội Việt Nam Quang Phục.

Từ đó ta có thể hiểu rằng các cờ chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa năm 1916 gồm có Hội kỳ, Quốc Kỳ và Quân Kỳ mà Pháp đã tịch thu được.

Từ việc miêu tả của Phan Bội Châu, lá quân kỳ trên mộ của Lương Ngọc Quyến cũng như minh họa của chúng tôi trước đây đều sai lạc.  Lý do là chúng tôi đã hình dung ngũ tinh là năm ngôi sao năm cánh.  Ngôi sao đông phương lại là chấm tròn!

Rất may là giáo sư Nasu Isuzu (NaSu Tuyền) của Đại học Okinawa đã gửi cho chúng tôi tờ Quân dụng phiếu của Việt Nam Quang Phục quân ,trên đó có Hội kỳ VNQPH và Quân kỳ. Từ Quân kỳ chúng ta có thể thiết kế Quốc Kỳ. 

Năm sau, 1917,trong cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên, lá quốc kỳ chưa có cơ hội tung bay trên Kỳ đài Ngọ Môn Huế năm 1916, ở Phủ Tam Kỳ đã được kéo lên ở tỉnh lỵ Thái Nguyên ròng rã 7 ngày đêm. ĐÂY CŨNG LÀ QUỐC KỲ ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC VIỆT NAM ĐàTUNG BAY TRÊN LÃNH THỔ NƯỚC TA TRONG LÚC NƯỚC TA CHƯA GIÀNH ĐƯỢC ĐỘC LẬP

Quân dụng phiếu của Việt Nam Quang phục quân 
có cờ của Hội VNQP và Quân kỳ.
[Image: IMG-4207a.jpg][Image: IMG-4207b.jpg]
Quốc kỳ

[Image: IMG-4209.jpg]

Quân kỳ
[Image: IMG-4198.jpg]

Hội kỳ
[Image: IMG-4199.jpg]

Ảnh Quân kỳ và Quốc kỳ thực hiện theo chỉ dẫn của Phan Bội Châu nhưng sai lạc.
[Image: IMG-4212.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply