Vua Duy Tân
#16
(2022-08-12, 05:16 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Câu hỏi lạc đề sao mình trả lời được, vua Duy Tân nói "nước bẩn" chứ kg phải "nước đục".  Zero điểm, mời bạn Tiểu Tà về chỗ kiểm điểm lại rồi hỏi tiếp.   Lol Lol Lol

Hihi,
Cô còn trẻ sao mà khó tính thế.
Trong tiếng Việt mình, chữ nước bẫn luôn đi kèm bởi chữ đục mà cô.


Vậy thì cô có thể chia sẽ suy nghĩ của cô về câu nói,
Nước bẫn thì lấy chi mà rửa, 
rồi thì người dùng câu,
phải lấy máu mà rửa,
được không cô?
See-through me in you
Reply
#17
(2022-08-13, 10:04 AM)Tiểu Tà Wrote:
Hihi,
Cô còn trẻ sao mà khó tính thế.
Trong tiếng Việt mình, chữ nước bẫn luôn đi kèm bởi chữ đục mà cô.


Vậy thì cô có thể chia sẽ suy nghĩ của cô về câu nói,
Nước bẫn thì lấy chi mà rửa, 
rồi thì người dùng câu,
phải lấy máu mà rửa,
được không cô?

Sai, tiếng Việt kg có chữ nước bẫn.  Mời bạn về chỗ kiểm điểm lại lần hai.  Khi nào hỏi đúng câu đúng chữ thì mình trả lời.    Lol  Lol
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#18
(2022-08-13, 10:24 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Sai, tiếng Việt kg có chữ nước bẫn.  Mời bạn về chỗ kiểm điểm lại lần hai.  Khi nào hỏi đúng câu đúng chữ thì mình trả lời.    Lol  Lol

Chết cha, lúc trẻ không chịu động não về già Tiểu Tà coi chừng phải sử dụng phương pháp chống buồn tủi.  hahaha ( :đùa: )
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#19
(2022-08-13, 10:24 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Sai, tiếng Việt kg có chữ nước bẫn.  Mời bạn về chỗ kiểm điểm lại lần hai.  Khi nào hỏi đúng câu đúng chữ thì mình trả lời.    Lol  Lol

Mèn ơi,
Cô Kỳ khó tính quá.
Hihi,
Được, là tôi viết sai.

Vậy thì tôi viết lại:
Cô có thể chia sẻ cảm nghĩ của cô về câu nói,
nước bẩn lấy chi mà rửa, được không cô?
See-through me in you
Reply
#20
(2022-08-13, 09:58 AM)Tiểu Tà Wrote:
Hihi,

Anh 005 vui tính thật.
Hỏi thiệt anh,
suy nghĩ của anh như thế nào về câu nói trên của Vua Duy Tân?

 À câu đó vua chơi chữ thì phải, nước lâm nguy thì phải dùng tính mạng để bảo vệ. Tuy nhiên vua Duy Tân hồi bé cúp cua nên không biết Lý Thường Kiệt có nói câu Nam Quốc sơn hà Nam đế cư.  Nói hoàn chỉnh thì Nam quốc gồm có sơn và hà. Cho nên chỉ có nước thì chưa đủ đô. Phải cần thêm đất đá nữa.  Thật vậy, muốn lọc nước, theo khoa học thường thức còn cần có sỏi. hihihihi  ( :đùa: )

[Image: may-loc-nuoc-tu-che-3.jpg]
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#21
(2022-08-13, 10:32 AM)005 Wrote: Chết cha, lúc trẻ không chịu động não về già Tiểu Tà coi chừng phải sử dụng phương pháp chống buồn tủi.  hahaha ( :đùa: )

Đúng vậy đó anh.
See-through me in you
Reply
#22
(2022-08-13, 10:37 AM)005 Wrote:  À câu đó vua chơi chữ thì phải, nước lâm nguy thì phải dùng tính mạng để bảo vệ. Tuy nhiên vua Duy Tân hồi bé cúp cua nên không biết Lý Thường Kiệt có nói câu Nam Quốc sơn hà Nam đế cư.  Nói hoàn chỉnh thì Nam quốc gồm có sơn và hà. Cho nên chỉ có nước thì chưa đủ đô. Phải cần thêm đất đá nữa.  Thật vậy, muốn lọc nước, theo khoa học thường thức còn cần có sỏi. hihihihi  ( :đùa: )

[Image: may-loc-nuoc-tu-che-3.jpg]

Cám ơn anh 005,
Tâm anh thật trong sáng.

Hihi,
Đang đợi cô Kỳ chia sẻ cảm nghĩ của cổ.
Rồi tôi sẽ chia sẻ cảm nghĩ của tôi,
cho anh thấy sau nha anh.
See-through me in you
Reply
#23
(2022-08-13, 10:34 AM)Tiểu Tà Wrote:
Mèn ơi,
Cô Kỳ khó tính quá.
Hihi,
Được, là tôi viết sai.

Vậy thì tôi viết lại:
Cô có thể chia sẻ cảm nghĩ của cô về câu nói,
nước bẩn lấy chi mà rửa, được không cô?

Viết đúng chính tả cũng là một cách tôn trọng tiếng mẹ đẻ.  Sơ ý, nhầm lẫn, hay lúc bông đùa thì kg sao nhưng cố tình viết trật trong câu hỏi tương đối nghiêm túc thì thật là chướng mắt lắm.  😁

Trả lời câu hỏi của Tiểu Tà, theo nhận định riêng của mình.  Câu nói này của vua Duy Tân là nói về quốc gia, dân tộc.  Một đất nước đang bị bọn thực dân ngoại bang dày xéo, làm người mà bị lăng nhục trên chính quê hương mình, bị đuổi ra khỏi quê cha đất tổ - những vết bẩn này kg có gì rửa sạch được.  Chỉ có anh dũng đứng lên, hy sinh thân xác và dùng máu của mình đánh đuổi bọn giặc ngoại bang ra khỏi bờ cõi thì mới rửa sạch được nỗi nhục vong quốc.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#24
(2022-08-13, 11:27 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Viết đúng chính tả cũng là một cách tôn trọng tiếng mẹ đẻ.  Sơ ý, nhầm lẫn viết sai, hay lúc bông đùa thì kg sao nhưng cố tình viết trật trong câu hỏi tương đối nghiêm túc thì thật là chướng mắt lắm.  😁

Trả lời câu hỏi của Tiểu Tà, theo nhận định riêng của mình.  Câu nói này của vua Duy Tân là nói về quốc gia, dân tộc.  Một đất nước đang bị bọn thực dân ngoại bang dày xéo, làm người mà bị lăng nhục trên chính quê hương mình, bị đuổi ra khỏi quê cha đất tổ - những vết bẩn này kg có gì rửa sạch được.  Chỉ có anh dũng đứng lên, hy sinh thân xác và dùng máu của mình đánh đuổi bọn giặc ngoại bang ra khỏi bờ cõi thì mới rửa sạch được nỗi nhục vong quốc.

Cám ơn cô Kỳ.
Tôi thì nghĩ thế này,
anh 005, và cô Kỳ xem thử nha.

Khi Vua Duy Tân cảm thán nói câu này,
thì người vẫn chưa bị đày xa xứ.
Và câu này không phải nói đến việc nước bị ngoại bang xâm chiếm.
Mà là nói đến những quan viên rời rạc,
không hoà thuận,
và thậm chí nối giáo với bọn ngoại bang.
Làm sao mà chống giặc, 
giữ được nước,
khi mà lòng người không hoà thuận,
đoàn kết lại với nhau? 
Khi người nói lấy máu mà rửa,
ý nói,
phải chém hết các vị quan viên đó,
thì nước mới không bẩn.


Lịch sử người Việt,
bấy lâu nay đều lập đi lập lại,
bị bọn quan viên trong nước,
tiếp tay với giặc ngoại bang,
đẩy cho vận nước ngày này qua ngày nọ,
chẵng có được 1 chút yên ổn.
Nước lớn,
hay rạch nhỏ,
đều bẩn.
See-through me in you
Reply
#25
(2022-08-13, 12:35 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Uhm, là cô Giang đó nàng.  Khi NTT bị xử chém thì cô ấy cũng tự tử theo người.  Trước khi chết cô ấy để lại hai lá thư tuyệt mệnh, trong đó có mấy câu làm lòng người xao xuyến:

Con chết là vì hoàn cảnh bó buộc con. 
Không báo được thù nhà, 
Rửa được nhục cho nước! 
Sau khi đã đem tấm lòng trinh bạch 
Dâng cho chồng con ở Đền Hùng.

Giờ con tìm về chỗ quê cha đất tổ,
Mượn phát súng này mà kết liễu đời con.

Chuyện tình thời loạn thật bi thương hả sis. Cảm ơn sis chia sẽ. Sis quá giỏi luôn.      Clap       [Image: flowers-smiley-emoticon.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#26
(2022-08-13, 12:14 PM)Tiểu Tà Wrote:
Cám ơn cô Kỳ.
Tôi thì nghĩ thế này,
anh 005, và cô Kỳ xem thử nha.

Khi Vua Duy Tân cảm thán nói câu này,
thì người vẫn chưa bị đày xa xứ.
Và câu này không phải nói đến việc nước bị ngoại bang xâm chiếm.
Mà là nói đến những quan viên rời rạc,
không hoà thuận,
và thậm chí nối giáo với bọn ngoại bang.
Làm sao mà chống giặc, 
giữ được nước,
khi mà lòng người không hoà thuận,
đoàn kết lại với nhau? 
Khi người nói lấy máu mà rửa,
ý nói,
phải chém hết các vị quan viên đó,
thì nước mới không bẩn.


Lịch sử người Việt,
bấy lâu nay đều lập đi lập lại,
bị bọn quan viên trong nước,
tiếp tay với giặc ngoại bang,
đẩy cho vận nước ngày này qua ngày nọ,
chẵng có được 1 chút yên ổn.
Nước lớn,
hay rạch nhỏ,
đều bẩn.

Có lý lẽ. Ok-sign-smiley-emoticon   Việc bẩn hay đục trong rất có thể là vấn đề nội bộ chứ.  Thực hư thế nào chỉ có thể mời các thầy "nói chiệng dí người cõi âm" về nhờ hỏi vua xưa. Shy  ( :đùa: )

Vấn đề tham nhũng, bán nước, lặp đi lặp lại ở các quốc gia là câu chuyện muôn thuở. Tuy nhiên ngày xưa có lẽ người ta ít sợ vì kỹ thuật không tân tiến, tai vách mạch rừng là tai thiệt, chứ không phải "tai nghe" .... các con bug gắn chip hàng hiệu chuyên nghe lén như ngày nay Shy , cho nên dù các hình phạt thời cổ, thời trung cổ rất dã man ví dụ như ngũ mã phanh thây, tru di tam tộc ...v.v. nhưng tội phạm vẫn không sợ.

Nói về vụ tham nhũng, phe đối lập của ông thủ tướng hiện tại nước mình cư ngụ đang khui ra một vụ tham nhũng như liên quan đến ông thủ tướng. Còn đang chờ xem. Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#27
(2022-08-13, 12:14 PM)Tiểu Tà Wrote:
Cám ơn cô Kỳ.
Tôi thì nghĩ thế này,
anh 005, và cô Kỳ xem thử nha.

Khi Vua Duy Tân cảm thán nói câu này,
thì người vẫn chưa bị đày xa xứ.
Và câu này không phải nói đến việc nước bị ngoại bang xâm chiếm.
Mà là nói đến những quan viên rời rạc,
không hoà thuận,
và thậm chí nối giáo với bọn ngoại bang.
Làm sao mà chống giặc, 
giữ được nước,
khi mà lòng người không hoà thuận,
đoàn kết lại với nhau? 
Khi người nói lấy máu mà rửa,
ý nói,
phải chém hết các vị quan viên đó,
thì nước mới không bẩn.


Lịch sử người Việt,
bấy lâu nay đều lập đi lập lại,
bị bọn quan viên trong nước,
tiếp tay với giặc ngoại bang,
đẩy cho vận nước ngày này qua ngày nọ,
chẵng có được 1 chút yên ổn.
Nước lớn,
hay rạch nhỏ,
đều bẩn.

Kg hẳn vậy, khi vua Duy Tân lên ngôi thì vua Thành Thái đã bị Pháp đưa đi lưu đày, đương nhiên là đang lúc nước Việt bị thực dân dày xéo, quan lại yếu hèn và bất tài, kg có sĩ khí, cam tâm cúi đầu làm nô lệ ngoại bang.  Nỗi nhục vong quốc kg phải chỉ có ông mà trước đó Vua Hàm Nghi, vua Thành Thái đều bị lưu đày vì chống Pháp.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#28
Giai thoại Cửa Tùng tiếp theo...
...

Một lần có Thượng thư Nguyễn Hữu Bài (vừa là thầy, vừa là một trong 6 phụ chính Pháp lập ra để kiểm soát vua) ra thăm ông, đến nơi thì ông không có trong cung, được biết Vua đang ở biển.  Lúc hai người gặp nhau ở biển, từ xa đã thấy bóng Vua ngồi trầm ngâm.

Khi đến thì hỏi thăm sức khỏe Vua, thấy Vua vẫn buồn ông bèn rủ Vua đi câu, hai người chèo thuyền men theo Cửa Tùng ra bể câu cá.  Ra một đoạn không xa Vua bảo dừng để câu.  Khi câu thì Vua bị mắc lưỡi câu, ông lần theo dây cước để gỡ, khi gỡ được, tức cảnh ông liền ra vế đối: 

“Ngồi trên nước không ngăn được nước, trót buông câu nên lỡ phải lần”.

 Vế đối ám chỉ ngồi trên thuyền câu, muốn buông câu nhưng bị vướng phải lần theo để gỡ.

Còn có nghĩa khác, sâu sắc hơn là mang tiếng làm vua mà không ngăn được bàn tay xâm lược của bọn Pháp, đã lỡ nhận trách nhiệm với đất nước thì phải tìm mọi cách để cứu đất nước khỏi lầm than tủi nhục. 

Thượng thư Nguyễn Hữu Bài nghe xong, biết được ý Vua rất phục, nhưng vì còn nhỏ, lực lượng chưa đủ mạnh, sợ nguy hiểm cho nhà vua nên tìm cách khuyên Vua, ông đối lại: 

“Nghĩ việc đời mà ngán cho đời, đành nhắm mắt đến đâu hay đó”. 

Nghe thế, vua Duy Tân rất thất vọng, bảo chèo thuyền trở vào và không còn tin ai trong chốn cung đình nữa. 

Trong mắt ông, các ông quan nơi triều đình Huế chẳng qua chỉ biết vinh thân phì gia, sống cầu an cho qua ngày tháng mà thôi...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#29
Giai thoại “Vương Tam – Tây Tứ” 
Tinh thần chống Tây của vị vua trẻ An Nam

[Image: 12029668-1049509615080349-8903949448359313265-o.jpg]

Trong năm 1912, trong một lần được mời tới dự tiệc ở Tòa Khâm sứ Trung Kỳ có một viên cố đạo Pháp vừa thông thạo tiếng Việt vừa giỏi chữ Hán nên đã đề nghị cùng nhà vua đối chữ. Thấy nhà vua còn ít tuổi nhưng có vẻ thông minh và tuấn tú, ông ta mới ra một vế câu đối ghi vào một mẩu giấy đưa cho nhà vua ghi 2 chữ “Vương Tam” ý như sau: 

Rút ruột ông vua, tam phân thiên hạ. 

Nghĩa của câu đối là ở chỗ: 

Chữ Vương là vua, nếu bỏ đi nét dọc thì đọc thành chữ Tam và câu này có ý nhắc đến việc chính quyền thực dân Pháp chia nước ta ra làm ba kỳ Bắc Trung Nam để dễ dàng cai trị, vế đối khoét sâu vào nỗi đau của dân tộc.

Nhưng Duy Tân vẫn bình tĩnh ứng khẩu đối ngay “Tây Tứ” 

Chặt đầu thằng Tây, tứ hải giai huynh. 

Nghĩa của câu này là ở chỗ: 

Chữ Tây gồm chữ Tứ bao gồm 1 nét dọc và 2 nét ngang trên đầu theo chữ Hán nếu bỏ phần đầu thì thành chữ Tứ. 

Câu đối này đã thể hiện rõ ràng sự căm ghét thực dân Pháp của vị vua thiếu niên.  Và mặc dù câu đối tuy không được chỉnh, nhưng cũng đủ làm cho tên cố đạo đau điếng, tím mặt không còn nói gì được nữa. 

Vế đôi tuy chưa chỉnh nhưng lại thể hiện được sự căm ghét của ông đối với thực dân Pháp cũng như cho thấy được tinh thần, ý chí cũng như trí thông minh của vị vua trẻ An Nam.

PS.  Giai thoại này được đăng lại trong tạp chí Tri Tân phát hành năm 1945.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#30
Việt Nam Quang Phục Hội – nơi nhà Vua đi theo ánh sáng của cuộc đời

[Image: IMG-4209.jpg]


Biết được vua Duy Tân là một ông vua tiến bộ có tinh thần yêu nước, nên tổ chức yêu nước Việt Nam Quang Phục Hội lên kế hoạch móc nối. Sau khi dò biết được đường đi nước bước của Vua, những chỗ Vua hay lui tới các lãnh tụ đầu não của tổ chức là Thái Phiên và Trần Cao Vân đã quy động tổ chức để bỏ ra 1 số tiền khá lớn mua chuộc tài xế của vua khuyên y xin thôi việc. sự việc êm xui người tài xế này theo kế hoạch giới thiệu cho vua anh Phan Hữu Khánh, một đồng chí trong hội, từ giờ mọi động tĩnh của Vua và triều đình đều được Khánh báo cáo và cũng có điều kiện mà tổ chức có thể tiếp xúc với vua. Mùa hè năm 1915 vua ra cửa Tùng nghỉ mát, ở đây Khánh đã bí mật đưa dâng lên Vua bức thư của Việt Nam Quang Phục Hội trong thư có đoạn viết: “…Trời sinh vua thông minh, chính trực, có chí cử binh chống Pháp, đất sinh người tài có quyền đuổi giặc thương dân! Đức vua cha Thành Thái vì tội gì mà bị đày? Lăng tẩm vua Dục Tôn (Tự Đức) vì cớ gì mà bị bới?…” Bức thư còn trình bày với vua về nỗi lầm than khổ sở của muôn dân khi bọn Pháp đô hộ, Vua đọc xong rất cảm động muốn tìm gặp mặt vị lãnh tụ này. Phan Hữu Khánh vội báo cho Thái Phiên biết ý định của Vua và nhanh chóng vua và 2 lãnh đạo của tổ chức là Thái Phiên và Trần Cao Vân gặp mặt ở hồ câu cá Tịnh Tâm, cuộc họp mặt của 2 bên diễn ra khá lâu. Vua Duy Tân đồng ý kế hoạch của tổ chức và hối thúc làm gấp vì đây là thời cơ tốt nhất do CTTGT1 đang ở hồi quyết liệt Pháp thì lo đối phó với Đức và Ý nên lơ là thuộc địa. Họp xong Vua vội vã trở về cung còn 2 ông thì cũng nhanh chóng vào Quãng Nam củng cố lực lượng, vạch kế hoạch khởi nghĩa. Theo kế hoạch cuộc khởi nghĩa sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng 5 năm 1916 nhưng Vua Duy Tân muốn sớm hơn do sợ binh lính sẽ trở về Pháp trong đó phần lớn là quân ta nên đã dời lại sớm 2 tuần tức đêm mùng 3 rạng ngày 4 tháng 5 năm 1916.

Theo đúng kế hoạch, đêm đó Vua đi chân đất mặc áo cộc đỏ sẫm, đội khăn đen, mặc quần vải trắng bí mật ra Phu Vân Lâu để người của tổ chức dễ dàng nhận diện và đưa ông lên thuyền ngược dòng lên Bạch Hổ qua sông Lợi Nông (Sông An Cựu). Thuyền ghé bến, một người trong tổ chức đưa Vua lên thuyền ở tạm một ngôi nhà cạnh sông chờ tin tức đó là Nguyễn Văn Trứ người được Trần Cao Vân tin tưởng chỉ đạo đem binh vào vào trấn Binh Đài. Gặp Trứ, vua động viên tinh thần, Trứ vâng vâng dạ dạ thề sẽ làm tròn sứ mạng. Không ngờ tên này đã phản bội, y đến Toà Khâm sứ báo cho Khâm sứ Pháp Charles biết, lúc này là gần 1 giờ ngày 4 tháng 5. Tên Charles cho binh lính lục soát nơi ở của Vua không thấy đâu nên biết Trứ nói thật và biết cuộc khởi nghĩa đã bắt đầu. Trong đêm y vội điện thoại truyền lệnh giới nghiêm cho tước hết khí giới của binh lính sắp sang tây ở đồn Mang Cá tránh binh biến. Biết có người làm phản, Vua cùng đoàn người của mình lên thuyền về Hà Trung nhưng rồi do sợ bại lộ nên quay lên miền núi phía Tây nam Thừa Thiên, ẩn trú tại một căn nhà dưới chân núi Thiên Thai nhưng ở đây lại bị một tên trùm xóm làm phản báo cho Pháp nơi ông trốn, ông bị bắt phần lớn các thành viên trong tổ chức đều bị xử chém, tên mật thám Sogny được lệnh nên dìm cuộc khởi nghĩa này trong biển máu. Dù được Pháp thuyết phục trở lại ngôi báu và yên vị làm ông vua bù nhìn nhưng không thuyết phục được ông, bọn Pháp giam ông vào đồn Mang cá rồi giao lại cho triều đình Huế xét xử.

Trong thời gian này khâm sứ Charles đã được thay bởi Trigon, vốn quý trọng ông, Trigon tìm mọi cách nhờ Triều đình Huế thuyết phục ông bỏ ý chống Pháp, nếu biết hối cải thì sẽ được ân xá xóa tội. Mọi lời thuyết phục gần như vô nghĩa, thấy không thể thuyết phục được Duy Tân Trigon gọi điện ra Hà Nội mời Toàn quyền vào giải quyết. Toàn quyền khi đến Huế cũng tìm cách thuyết phục ông, nhưng ông sẽ chỉ trở lại ngai vàng với điêu kiện: “Pháp phải thi hành các điều khoản trong hòa ước Patenotre năm 1884, nước pháp chỉ là nước bảo trợ chứ không phải bảo hộ. Pháp phải coi ông là vị vua trưởng thành và phải giải tán hội đồng phụ chính, không được nhân danh ông để làm bất cứ điều gì thuộc quyền ông”. Sử sách nhà Nguyễn nhận định quyết định này của ông là:” Vứt bỏ ngôi báu như một chiếc giày rách, dấn thân vào gió bụi bôn ba”. Với những điều kiện này, Toàn quyền Pháp cũng đành bất lực và được chính phủ Pháp cho đi đày cùng với vua cha Thành Thái ở đảo Réunion.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply