Ngàn năm mây trắng lững lờ...
#16
Yên lặng

Bạn thân là người hiểu rõ tánh tình mình, sở thích, thói quen (cả tốt lẫn xấu)... Đôi khi cả hai ngồi bên nhau cùng yên lặng, chẳng ai nói với ai lời nào nhưng cả hai đều cảm thấy rất thoải mái, dễ chịu.. Có những khoảnh khắc cảm thấy ngột ngạt hay căng thẳng, khó chịu nhưng đồng thời cũng có những khoảnh khắc yên lặng ngọt ngào, đáng quý. Silence is golden. Có những lúc mình chỉ muốn ngồi yên lặng, chìm đắm trong suy nghĩ mông lung, bâng quơ, hoặc chỉ để nghỉ ngơi, ngắm nhìn cảnh vật xung quanh: chú chim, chú sóc nhảy nhót, rượt đuổi nhau, hoa lá rung rinh dưới gió... Nếu là người bạn tri âm thì họ rất nhạy bén, tự hiểu nhu cầu ấy của mình mà không cần nói cho họ biết. Ngược lại có những người không hiểu mình, khi họ thấy mình yên lặng là họ phản ứng qua nhiều cách như khó chịu, bực bội ra mặt, hoặc nói ra sự bất mãn của họ làm mình phải giải thích, thậm chí xin lỗi. Cho nên, hồi xưa, khi còn trẻ, đôi khi tôi cảm thấy bị áp lực phải nói chuyện cho nên phải ráng nói gì đó cho người đối diện khỏi bực bội, còn bây giờ, chẳng quan tâm đến điều ấy nữa. Nếu có người bạn nào như vậy thì tôi sẽ "giáng cấp" họ từ "bạn" xuống hạng "người quen". Sống thật với lòng mình là một trong những chìa khóa để mở ra cánh cửa của cảnh giởi thanh thản và hạnh phúc. Nhớ trước đây trên truyền hình có một show tên là "Gặp nhau là tám", bạn bè gặp nhau, nhất là đàn ông, đâu phải luôn có nhu cầu tám liên tu bất tận, cũng đôi khi cần có "khoảng lặng". Có câu nói này, tôi rất tán thành: "Một trong những biểu hiện của tình thương chính là để đối phương được yên lặng một mình" (Yêu Những Điều Không Hoàn Hảo, sư Hae Min). Thế mới thấy, biểu lộ tình thương, lòng nhân không phải nhất thiết chỉ là cho những món quà vật chất, mà lại không tốn tiền nhưng oái oăm thay, cũng là khó khăn hơn đối với một số người.
[-] The following 4 users Like TNNA's post:
  • anattā, dulan, TTTT, Xí Xọn
Reply
#17
Tâm bình

Nhiều khi thật cũng khó cho bản thân được bình thản, yên ổn khi mà tình hình thế giới vốn đã đầy rẫy bạo lực, bất ổn, chưa thấy có dấu hiệu sẽ chấm dứt, nay lại càng thêm xáo trộn, nhà cửa đổ nát, máu chảy... "Cha mẹ sinh con, Trời sinh tnh". Ông bà mình đã nói không sai, chẳng hạn, anh tôi và tôi không có chung sở thích. Có lần đến thăm ông cậu ruột khi gia đình tôi mới chân ướt chân ráo qua Mỹ, nói chuyện một lát, ông chỉ vô mặt từng đứa, bảo rằng : "Thằng này (anh tôi) thích chính trị, còn thằng này (tôi) thích xã hội". Quả thật như vậy, anh tôi mê bàn chính trị và đá banh, chính trị là một lĩnh vực khó nhá với tôi, cho nên đôi khi cũng nói đấy, nhưng thường thì tôi giữ thái độ "kính nhi viễn chi", khi nói với anh thì tôi thường chỉ nói chuyện về đá banh (mà tôi bây giờ cũng không còn say mê như điếu đổ như hồi trẻ nữa). Tôi quan niệm, những xung đột có tầm cỡ quốc gia thì ngoài khả năng mình, không thể làm gì được, nhưng với sức cá nhân nhỏ bé của mình thì có thể góp phần đem lại, hay giúp người khác, xa hoặc gần, thân hay sơ có đôi chút bình yên nội tâm qua thái độ của mình, sự điềm đạm của mình trong lời nói, cư xử, hành động. Người khác cũng vậy, nếu ai có óc thực tế, muốn góp phần xây dựng hòa bình, hòa hợp thì chẳng cần đi đâu hay làm chuyện gì xa xôi, to tát, cứ bắt đầu ở chính ngay bản thân của mình. Phật Giáo gọi việc này là "vô úy thí". Tâm bình thì ắt thế giới bình. Chúc tất cả các bạn ở Mỹ có một ngày lễ vui vẻ.
[-] The following 3 users Like TNNA's post:
  • anattā, dulan, TTTT
Reply
#18
Thiền

Có nhiều hình thức thiền, ngoài hai hình thức thuộc dạng truyền thống, dòng chính đã có từ xa xưa ra (tọa thiền và thiền hành), bây giờ lại có thêm vài hình thức mới mẻ như trà thiền... Không biết có thiền phim, thiền nhạc, thiền ăn... hay không? Thiền ăn, thiền nhạc thì tôi nghĩ có thể, nhất là ăn mấy món của Dulan, dù chỉ ăn ngó, nghe nhạc nhẹ hòa tấu nhưng thiền phim thì chắc không được rồi, vì lẽ thường có cảnh bạo lực, đánh đấm, đầu rơi máu chảy... thì thiền gi nổi, nhất là tới mấy màn "ình chéo" thì tâm của các đấng mày râu càng loạn cào cào, không thể thiền nổi đâu. Mới đây, tôi đọc trong một cuốn sách nọ, ông tác giả nói rằng đọc thơ cũng là một cách để thiền. Tôi cũng nghĩ như vậy, nói cụ thể hơn là những bài thơ Đường tả cảnh thiên nhiên êm đềm, tĩnh mịch, những lúc tinh thần căng thẳng, hay tâm trạng đi xuống (chữ thời nay gọi là tuột mood), đọc mấy bài này giúp tâm hồn thoải mái,  chẳng hạn như bài thơ sau, là một trong những bài mà tôi yêu thích, kèm theo ba bản dịch của ba tác giả tiền bối, trong đó tôi thích bản dịch cuối nhất, thuộc lòng cho nên khỏi cần nhìn vô sách.

山中問答 
李白

問余何意棲碧山
笑而不答心自閑
桃花流水杳然去
別有天地非人間


Sơn trung vấn đáp
Lý Bạch

Vấn dư hà ý thê bích sơn
Tiếu nhi bất đáp tâm tự nhàn
Đào hoa lưu thủy yểu nhiên khứ
Biệt hữu thiên địa phi nhân gian.

Dịch nghĩa: 

Hỏi đáp trong núi

Hỏi ta việc gì lại vào ở trong núi xanh,
Cười không trả lời, lòng cảm thấy thư nhàn.
Hoa đào theo giòng nước trôi đi xa thẳm,
Riêng chỉ thấy cảnh đất trời khác hẳn chốn nhân gian.

Sau đây là ba bản dịch.

Hỏi ta sao ở núi xanh ?
Chỉ cười không nói, lòng thanh thản nhàn.
Đào rơi nước cuốn nhẹ nhàng,
Rằng đây khác chốn nhân gian bão bùng. 

Tản Đà

Hỏi ta sao ở núi xanh ?
Cười mà không đáp, bụng mình dửng-dưng.
Hoa đào nước chảy băng băng,
Càn khôn riêng đó, phải chăng cõi trần. 

Trần Trọng San

Hỏi ta sao ở núi xanh? 
Mỉm cười không đáp, thấy mình thảnh thơi 
Hoa đào theo nước suối trôi 
Cảnh riêng một cõi, khác đời nhân gian. 

Chi Điền Hoàng Duy Từ
[-] The following 1 user Likes TNNA's post:
  • dulan
Reply
#19
Tĩnh Lặng vs tĩnh lặng

Trong quá khứ nhiều năm về trước, tôi yêu thích và mơ ước về một cuộc sống suốt đời ở một nơi chốn thật yên tĩnh, xa cách những chốn phồn hoa đô hội náo nhiệt. Nhưng rồi thời gian trôi qua, cái nhìn của bản thân về sự yên tĩnh đã thay đổi. Sự yên tĩnh quan trọng nhất là một nơi không xa xôi, thật sự nó nằm ngay bên trong nội tâm mình. Nói như vậy không có nghĩa sự yên tĩnh bên ngoài không cần thiết nhưng chỉ là sự tĩnh lặng bên trong mới là nền tảng. Bởi vậy thời xưa, có câu nói: "Ẩn sĩ ở trong chốn non cao núi thẳm chỉ là hạng thường, ẩn sĩ ở ngay giữa phố thị mới là bậc cao".  Và tự bản thân yên tĩnh cũng chỉ là con đường, phương tiện chứ nó không phải là mục đích. Vun xới, nuôi dưỡng yên tĩnh không dừng lại ở việc hưởng thụ nó mà là để hướng đến mục tiêu phụng sự xã hội. Do vậy, nếu chỉ chăm chăm tìm kiếm sự yên tĩnh mà không nhắm đến mục tiêu ấy thì cuộc sống chưa thật đầy đủ ý nghĩa.
[-] The following 2 users Like TNNA's post:
  • dulan, TiểuHồLy
Reply
#20
Thành công

Ngày nay, chữ "thành công" hay "thành đạt" được nhắc, đề cập rất thường xuyên, để chỉ những người đạt được danh vọng, địa vị, tiền bạc hay bằng cấp học vấn... nói chung là các người giàu có (mà bây giờ gọi là "đại gia"), celebrity... và những người chưa hay không có thể có triển vọng, khả năng để đạt thành công rất ngưỡng mộ, thán phục, cũng như không khỏi có lòng ganh tỵ hay thèm khát, ao ước được như họ hoặc ít ra cũng đạt được một phần. Tuy vậy, có chắc chắn là tất cả những người giàu có, danh tiếng đều hạnh phúc?  Có một số người như Kate Spade, Anthony Bourdain... có đủ những thứ trên nhưng đều không hạnh phúc và có kết thúc bi đát. Rút cục thì họ là những người thành đạt về vật chất nhưng lại thất bại về tinh thần. Nếu được lựa chọn giữa giàu có mà bất hạnh và không giàu nhưng hạnh phúc, thì chắc đa số chọn hạng người sau, tôi nghĩ như vậy. Tôi sực nhớ câu Kinh Thánh : "
Được cả thế gian mà mất linh hồn thì liệu có ích lợi gì?" Theo cách hiểu truyền thống được các vị linh mục giảng thì mất linh hồn cỏ nghĩa bị luận phạt muôn đời trong hỏa ngục, nhưng tôi thiển nghĩ, câu lời Chúa trên cũng có thể hiểu cách khác nữa là nói về sự bất hạnh khi còn đang sống trong cõi nhân gian này. Theo ý kiến cá nhân, thành công hay không cũng tùy theo cách định nghĩa, và thành công thật sự là sự bình an tự tại trong tâm hồn, mà điều này thì may mắn thay, trái với sự thành công theo quan điểm vật chất vốn đang phổ biến, tôi tin chắc nằm trong tầm tay của tất cả và mỗi người sống trên quả đất. Vì vậy, hễ ai thường nuôi dưỡng, duy trì được sự yên tĩnh trong nội tâm là những người thành công, thành đạt và cũng đẹp đẽ giống như như cảnh thiên nhiên trong bức hình trên, vẻ đẹp không cần bàn tay bác sĩ thẩm mỹ, không đau đớn, không tốn tiền. Ngoài ra, nếu cái tôi nhỏ đi thì cũng được coi là thành công (kỳ thật, hai yếu tố: cái tôi và yên tĩnh nội tâm liên quan chặt chẽ, tỷ lệ nghịch với nhau)
[-] The following 1 user Likes TNNA's post:
  • dulan
Reply
#21
Duyên

Trên đường đời, chúng ta có dịp gặp gỡ, quen biết, kết giao với biết bao nhiêu người, và tạm gác lại vấn đề "chất lượng" của từng mối quan hệ thân sơ ấy, chỉ nói về độ dài của chúng thì rõ rệt có sự khác nhau, có những quan hệ rất phù du trong thoáng chốc, chỉ gặp đúng 1-2 lần, trong vài ba tháng, có những quan hệ hơi lâu dài hơn, trong vài ba năm, và có những quan hệ bền bỉ hàng chục năm và đặc biệt nhất là vài mối quan hệ dai dẳng từ thuở ấu thơ cùng tắm mưa, chơi những trò chơi của trẻ con cho đến lứa tuổi hoàng hôn của cuộc đời. Thật may mắn cho những ai có được chỉ một mối quan hệ lâu dài, bền bỉ như vậy, những mối quan hệ như vậy gọi là tri kỷ. Nói riêng về những mối quan hệ trong tình cảm, mỗi khi đến lúc nó đứt đoạn, chi dù một cách đột ngột hay dần dần trong một khoảng thời gian khá dài, không nhiều thì ít cũng để lại trong lòng mình sự cay đắng, chua chát, và chúng kéo dài hay mau tan biến đi cũng tùy theo mối tình duyên đã qua. Sự chua chát, đắng cay thường hầu như luôn luôn đồng nghĩa với sự đổ lỗi, trách cứ, kết tội, chì chiết, oán hận, bêu riếu... người khác, và như vậy tâm hồn mình nặng nề như đeo vài tảng đá. Nếu mình thay đổi cách nhìn, coi sự tan rã của những mối tình cảm ấy là đơn thuần do duyên đã tận, đã cạn thì tâm hồn chúng ta sẽ nhẹ nhàng, thanh thản hơn một cách đáng kể. 

Gần đây, nhân đọc một cuốn sách, trong đó có ý kiến cho rằng mỗi một người đến trong cuộc đời mình đều có nguyên do và dù cá tánh khác nhau, kẻ tốt, kẻ không tốt, hay lưng chừng ở giữa đều là vị thầy của mình, mỗi vị thầy này dạy cho mình một bài học khác nhau. Hình như quan điểm nay tôi đã đọc hay nghe đâu đó từ lâu rồi nhưng vào lúc này, thấy nó thấm hơn, đồng ý với ý kiến này. Quan điểm tích cực này có tác dụng giúp mình có tâm hồn rộng lượng hơn, và chính mình là người nhận được ích lợi của điều đó là sự bình yên nội tâm. Mình học được những gì từ họ? Từ người này, đức tính khiêm tốn, người kia thành thật, mình cần bắt chước, người nọ có tánh ba hoa khoác lác, mình cần tránh tật ấy. Có những mối quan hệ với người khác là những tấm gương, qua đó mình nhìn thấy những khuyết điểm và từ đó mới có thể sửa đổi được. Thiền sư Sayadaw U Jotika cũng có nêu quan điểm tương tự rằng cuộc đời là một trường học và đây cũng là nhan đề của một cuốn sách của ông. Chúng ta cần phải học đi học lại những bài học cho đến khi nào thuộc lòng.  
[-] The following 2 users Like TNNA's post:
  • dulan, TiểuHồLy
Reply
#22
Thắng bại

Trong kinh Phật có câu dạy rằng chiến thắng bản thân còn vinh quang hơn chiến thắng cả đạo quân đông đảo trên sa trường. Nếu hiểu câu kinh này theo nghĩa đen thi có vẻ nó không có can hệ đối với đại đa số chúng ta vì không có mấy ai chọn con đường binh nghiệp, tuy nhiên hiểu theo nghĩa bóng thì lại rất can hệ. Quân địch ở đây có thể tượng trưng cho những người xung quanh mà ta có dịp tiếp xúc ít nhiều, thân hay sơ, nhất là những ai có nhiều va chạm, xung khắc với mình. Trong một thread có bàn về vấn đề hối tiếc, có một bạn thành viên đề cập đến việc hai bên tranh luận tôn giáo rồi mạt sát nhau, và nêu lý do là họ thiếu ý thức giữ giới. Điều này là đúng, tuy nhiên có thể hai bên, hoặc một trong hai phía cũng có giữ giới thế nhưng đã không kiềm chế được cơn giận dữ. Thiển nghĩ, vấn đề sâu xa là họ có tâm lý coi cuộc tranh luận như là võ đài (võ mồm hay võ bàn phím), cho nên họ muốn tìm mọi cách để ra chiêu nhằm hạ gục đối thủ. Nói cách khác, họ không coi đó là cuộc trao đổi ý kiến mà là một cuộc thi đấu, trong đó luôn có kẻ thắng người bại, và dĩ nhiên với tâm lý như vậy thì ai cũng muốn thắng kẻ đối diện, mà một khi không thể khuất phục đối phương thì tất nhiên sẽ nổi sân si, và từ sân si cho đến việc tuôn ra những lời thóa mạ nặng nề chỉ cách đường tơ kẽ tóc mong manh mà thôi. Nếu xã hội càng có nhiều người có quan điểm như câu kinh Phật trên thì những xung đột, mâu thuẫn càng suy giảm. Nhiều người tự cho mình chửi hay,  bản lĩnh cao cường, một mình có thể chấp chục người, một dạng Triệu Tử Long trong lĩnh vực chửi nhau, có thể mở miệng ra đào mồ cuốc mả gia đình, tổ tiên đối thủ làm đối thủ đỡ không nổi, chỉ biết câm miệng, và họ tự đắc là chiến thắng, Than ôi, với kiểu suy nghĩ ti tiện thấp lè tè như cọng cỏ như vậy thì đúng là họ chiến thắng, nhưng đối với quan điểm của kinh Phật hoặc những tư tưởng có tầm cao tương tự (Lão Tử cũng nói "thắng nhân giả hữu lực; tự thắng giả cường") thì họ thất bại nặng nề, chiến bại trước thói háo thắng, họ bị tâm sân làm cho "lên bờ xuống ruộng", trong khi người biết tự kiềm chế khỏi sự thao túng của lòng háo thắng, tâm sân mới đích thị là "bên thắng cuộc".
[-] The following 1 user Likes TNNA's post:
  • dulan
Reply
#23
Thư gửi bạn thân

H. thân mến, 
Những ngày vừa qua, trời nắng ấm dù là tháng 12, mãi đến hai ngày hôm nay, thời tiết mới bắt đầu có vẻ là mùa đông, bầu trời âm u, đầy mây xám, có mưa nhẹ, có gió hiu hiu se lạnh một chút, nhưng với nhiệt độ 65°F thì so với các tiểu bang ở miền Bắc như New York, Illinois, Washington... thì vẫn rất ấm áp chán, mình thậm chí vẫn ra đường mà chưa cần khoác chiếc áo jacket mặc dù mình không phải giỏi chịu lạnh. Nhân nhắc đến con số 65°F,  mình liên tưởng về quá khứ, lúc mới đặt chân đến xứ Huê Cờ, vừa bỡ ngỡ vừa thấy nhiều thứ kỳ cục, ngược ngạo như độ Fahrenheit, pound, mile, yard, foot, tháng ghi trước ngày... Trải qua bao năm tháng sống ở quê hương mới, dần quen thì lại thấy ngoài nước Mỹ lại là ngược đời: độ Celcius, kilogram, meter... cũng tương tự như chuyện ông vua nọ, sau khi có một người vợ chỉ có 1 mắt mà ông ta rất sủng ái, ông ta chợt phát hiện ra một điều, tất cả phụ nữ ở vương quốc ông cai trị đều bị thừa ra một con mắt.  Bây giờ có anh nào có người yêu hay vợ hơi đẫy đà thì chắc sẽ chê tất cả phụ nữ khác là gầy như cây sậy, ốm như cò ma hihi.

Thôi phần appetizer coi như tạm đủ rồi há, bây giờ xin phép H. chuyển qua phần entrée nghe (cho mình lạc đè chút xíu, mấy bữa trước tình cờ lục lọi trong mớ sách báo cũ, thấy một bức thư viết tay của cô em gái kết nghĩa, lá thư đã cách nay 22 năm rồi nhưng chữ vẫn còn rất rõ. Chữ của em đều, đẹp, dễ thương y như bản tánh của em và có một điều nhỏ nhặt mà bây giờ mới để ý là em dùng chữ "há" cuối câu. Hình như là thói quen của một số người miền Nam, mà trong diễn đàn mình đang sinh hoạt cũng có một cô hay dùng chữ như vậy). Mấy ngày này, gần đến Lễ Chúa Giáng Sinh, mọi người và cả bản thân mình cũng hay chúc cho nhau những lời tốt đẹp như bình an và hạnh phúc. Nói về hạnh phúc, mình xin chia sẻ với H một (đúng ra là hai) câu sâu đây.  “Quan hệ giữa con người với nhau là nguồn gốc của những niềm vui lớn nhất và những đau khổ lớn nhất trong tâm mỗi con người. Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng mối quan hệ giữa mình với những người xung quanh. ” — Thiền sư Sayadaw U Jotika.  Cũng tình cờ, mới hai hôm trước mình lang thang vào reddit, có một anh người Mỹ chia sẻ bí quyết để anh ta đối phó với niềm cô đơn là: nuôi dưỡng, chăm bón những mối quan hệ đang có,  đừng để nó héo hon như những chậu cây cảnh quên tưới nước; và cố gắng tạo nên những mối quan hệ mới, cũng như trong nhà tuy đã có nhiều chậu cây đẹp rồi, nhưng nếu đi đâu đó thấy có những chậu cây đẹp, độc, lạ lại giá cả "mềm" thì cũng nên rước về thêm, người Mỹ bảo: "the more, the merrier" thiết tưởng không phải không có lý phải không? 

Bây giờ mình lại chia sẻ với H mấy câu khác cũng có liên quan về vấn đề quan hệ.  "Được cùng những người khác chia sẻ những câu chuyện sâu sắc nhất, chân thật nhất và đồng cảm với họ là một điều hạnh phúc, nhưng đừng chỉ cố gắng tìm đối tượng ở bên ngoài để chia sẻ, hãy tìm hiểu tâm mình và hãy hiểu thấu được nó.  Điều này sẽ mang đến cho bạn sự tự do và cảm giác hạnh phúc không gì sánh được" -- Thiền sư Hae Min. Có lẽ H đang nghĩ thầm : "Coi bộ ông bạn của tui bây giờ đang tu thiền hay sao mà nhắc đến thiền sư hơi bị nhiều".  Ồ không đâu, mình không theo thiền tông cũng không theo Phật giáo, nhưng dạo này mình xin bật mí chút đỉnh là mình đang có trong tay gần chục sách của các vị thiền sư PG, gồm Bắc Tông, Nam Tông, người Việt, Tàu, Nhật, Hàn, Miến và một vị phương Tây (người Anh),  và sẽ còn mua thêm nữa.  Mỗi vị mỗi vẻ về văn phong nhưng đều đơn giản, rõ ràng và thiết thực.  Nhìn bề ngoài có vẻ như ý kiến của hai vị thiền sư trái ngược nhau, nhưng nhìn kỹ thì không, chỉ là bổ túc cho nhau mà thôi. Có thể tạm ví von như để nấu ăn,  bạn cần thịt cá, gạo, bánh mì, mì, bún và các thứ gia vị. Mối quan hệ với người khác ví như các gia vị, mối quan hệ với chính bản thân mình là các nguyên liệu để nấu các món ăn. Nói như vậy thì cũng gián tiếp cho rằng, mối quan hệ với bản thân mình là quan trọng hơn. Trên thực tế, có không hiếm những người bề ngoài có đầy đủ cả: gia đình gồm cha mẹ, anh chị em, một người vợ/chồng và những người bạn tốt,  thế mà họ vẫn thường cảm thấy buồn bã, cô đơn chính vì họ bỏ sót mối quan hệ của họ với chính mình. Thiếu quan hệ mật thiết này thì cho dù họ có bao nhiêu người thân, bạn tốt thì vẫn không thể lấp đầy lỗ hổng trong tâm họ, cũng như nếu H có nhiều thứ gia vị mà thiếu thịt cá, gạo, mì, bún... thì liệu có thể nấu nên dù chỉ một món ăn?  


Bây giờ mình xin chuyển qua phần kế tiếp là bình an. Mình cỏ nghe nói bình an hay không, nhiều hay ít tùy thuộc vào cách phản ứng của mình đối với những sự việc xảy ra ở bên ngoài. It's not about what happens, but rather it's about how you react to what happens to us. Để diễn giải cho rõ ràng hơn một chút. Phật giáo hay nhấn mạnh đến vấn đề sống trong hiện tại, không đắm chìm trong quá khứ với những cảm xúc như luyến tiếc, giận hờn, oán hận... đồng thời cũng không bị lôi cuốn trong tương lai với các cảm thọ như mơ mộng, lo lắng, sợ hãi... Nói cách khác là chấp nhận, bằng lòng với hoàn cảnh hiện thời, vui với những gì mình đang có trong tay thay vì buồn bã, thèm khát những gì đã qua, mất đi hoặc chưa có. À, có lần bạn tò mò thắc mắc bốn chữ viết tắt của nick mình là gì vậy. Có gì đâu, chỉ là tên của một cô bạn gái cũ người Huế thuộc dòng dõi hoàng tộc với cái họ Tôn Nữ. Đùa thôi chứ chỉ là bốn chữ có ý nghĩa đại khái là an trú trong hiện tại mà thôi. À minh xin thòng thêm một câu kẻo có hiểu lầm.  H. có để ý mình viết mấy chữ "đắm chìm", "lôi cuốn" hay không? Mình dùng chữ, nhất là khi viết những bài có tính chất nghiêm trang thế này luôn có sự cân nhắc kỹ lưỡng H ạ. Không phải mình không được bao giờ hồi tưởng hay mơ mộng, hoạch định về tương li, chỉ có điều cẩn thận  tránh bị "lậm" về hai thời ấy.

Mấy ngày nay chỉ còn ít ngày nưa là đến Lễ Giáng Sinh, mình bắt đầu nghe nhạc Giáng Sinh, hồi xưa nghe CD nhưng bây giờ nghe trên Youtube. Mình nhớ lại thời gian đi lễ Giáng Sinh, luôn đem lại một cảm giác ấm áp, bình an, vui tươi, nhất là khi nghe ca đoàn hát những bài thánh ca bất hủ quen thuộc như Đêm Thánh Vô Cùng, Hang Bê-lem...  hòa quyện với tiếng dương cầm. Thôi mình xin tạm dùng bút (keyboard) ở đây và hẹn gặp lại H trong thư kế tiếp nghe. Thân chúc H có nhiều bình an và hạnh phúc thật sự trong dịp lễ Chúa Giáng Sinh. 
Thân 
[-] The following 4 users Like TNNA's post:
  • anattā, dulan, Sophie, TTTT
Reply
#24

Hai con đường
H thân mến,
Đang ngồi nhâm nhi ly cà phê nóng trong Starbucks, mình chợt nhớ đến câu Thánh Kinh quen thuộc: "Con đường rộng dẫn đến sự chết; con đường hẹp đưa đến sự sống". Nghe bao nhiêu lần ngay từ thuở ấu thơ, nhưng nghe các linh mục giảng thì chỉ hiểu lơ tơ mơ, mơ hồ, lãng đãng tai này qua tai kia, trải qua bao năm tháng,với sự trải đời, kến thức tăng lên và tích lũy, dần dần hiểu rõ nó hơn. Dĩ nhiên ý nghĩa về sự chết ở đây nói về nghĩa bóng thôi, nói rõ hơn là cái chết về tinh thần, trong tâm hồn. Con đường rộng là con đường của sự theo đuổi, và tận hưởng khoái lạc, những lạc thú của thế gian: ăn ngon mặc đẹp, tứ khoái, chạy theo vật chất, danh vọng, quyền lực... Nói vậy không có nghĩa phải xa lánh những thứ ấy, sống khắc khổ như những nhà tu khổ hạnh trong rừng sâu, trên núi cao mà chỉ là cần tránh làm nô lệ, tôn thờ chúng. Ngược lại, con đường hẹp là con đường của sự chừng mực, không ép xác khắc khổ cũng không buông thả quá trớn theo những lạc thú, những thứ phù phiếm, đồng thời không thể thiếu sự trau giồi bản thân về thân và nhất là về tâm; ngoài ra, không thể xao lãng, bỏ quên việc luôn cố gắng đem lại lợi lạc cho xã hội về vật chất và tinh thần.
Chúc H. có một tuần vui vẻ và khỏe khoắn.
[-] The following 2 users Like TNNA's post:
  • dulan, TeaOla
Reply
#25
Sống trọn vẹn

Hôm kia, tôi đang đọc một quyển sách (của sư cô Thích Nữ Nhuận Bình mượn ở trong thư viện, nói chung những bài giảng trong sách của sư cô hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên), có trích một câu nói của cố văn hào người Mỹ Mark Twain: "Người ta sợ cái chết chỉ vì chưa sống thật sự. Nếu một người đã biết sống trọn vẹn thì sẫn sàng ra đi bất cứ lúc nào". Sau đó tôi search trên Google để kiểm tra xem sư cô có dịch chính xác câu nói của M. Twain hay không thì biết nguyên văn như sau: "The fear of death follows the fear of life. A man who lives fully is prepared to die at any time". Quan điểm của M.Twain về nguyên nhân sợ chết có thể nói là độc đáo, vì lâu nay thông thường người ta lý giải nguyên nhân sự sợ chết là do quyến luyến, tham sống, tiếc nuối vân và vân vân ... Đọc câu này xong, tôi liền ngẫm nghĩ đến bản thân, thật lòng mà nói tôi chưa có thể sẵn sàng ra đi khỏi thế giới ta bà này vì vẫn còn một số ước nguyện, mong muốn, hoài bão mà vẫn chưa thực hiện. Sống trọn vẹn, đầy đủ cũng có nghĩa là sống mà không có những nuối tiếc. Hối tiếc và nuối tiếc có phải là đồng nghĩa, hay trái nghĩa, nếu trái thì khác nhau ra sao? Có lẽ cũng tùy theo định nghĩa của mỗi người, riêng tôi thì hiểu như sau. Hối tiếc: cảm giác ân hận, ray rứt về những sai lầm mắc phải trong quá khứ. Nuối tiếc: cảm giác chưa mãn nguyện về những điều mong muốn thực hiện mà vẫn chưa có điều kiện làm được. Nếu nói về hối tiếc, ân hận thì chắc chắn ai cũng có không nhều thì ít. Tiếng Anh có câu "To errr is human" mà. Thế thì vấn đề nuối tiếc thì sao, có phải mọi người cũng có như hối tiếc? Điều này có lẽ cũng tùy người, có người có những nguyện vọng, hoài bão gì đó dù rằng họ đã bươc qua ngưỡng cửa 70 hay 80 ngược lại nhiều người tuy rằng vẫn còn khá trẻ, chỉ mới chừng 30-40 tuổi nhưng họ không có dự trù, ước nguyện gì ngoài mong muốn đơn giản là tiếp tục sống, nói cho chính xác hơn là tiếp tục hưởng thụ (du hí đây đó, ngắm những cảnh đẹp mà họ chưa đặt chân đến, ăn những món ngon lạ...). Viết đến đây, tôi chợt liên tưởng đến một câu của Khổng Tử : "
Vi trị sinh yên tri tử". Nếu dịch theo sát thì nó có nghĩa là: chưa biết sống, làm sao biết chết. Có lẽ hàm ý của vị Vạn thế sư biểu cũng tương đồng với câu của M. Twain chăng? Lại nhớ đên một cuốn sách của đức Đạt Lai Lạt Ma  XIV có nhan đề tiếng Việt: "Sống hạnh phúc, chết bình an". Lòng mãn nguyện chưa đủ để hạnh phúc, thế nhưng muốn hạnh phúc thì không thể thiếu sự mãn nguyện.  Mãn nguyện với hoàn cảnh của mình, mãn nguyện với bản thân mình với những bất toàn, khiếm khuyết cũng như những ưu điểm, và trên hết là sống thật, tức là mọi lời nói, hành động đều thật lòng chứ không phải mang mặt nạ, diễn kịch/ perform để bàn dân thiên hạ đánh giá tốt, có cảm tình với mình (khen ngợi, bấm like, thả tim...). Nói cách khác, be authentic, be yourself. Nếu không, dù cho được cả tỷ like nhưng tự sâu thẳm, không cảm thấy bằng lòng với chính mình thì liệu có ích gì? Sống thật, như vậy không phải nhằm mục đích đạo đức, tức là một điều gì đó tốt đẹp phù hợp với đạo lý, đạo đức hay giáo lý của các tôn giáo mà  chỉ nhằm mục đích có thể nói là "ích kỷ": thỏa mãn bản thân, tâm hồn mình mà thôi. Có thể một số người xung quanh tôi sẽ cho rẳng tôi có vẻ như thay đổi, nhưng sự thật là tôi chỉ là: "Tìm Lại Chính Mình" (một quyển sách của Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm).
[-] The following 1 user Likes TNNA's post:
  • Anamit
Reply
#26
Nói và làm

Hôm nay là ngày lễ Juneteenth, ngồi nhâm nhi cà phê đen đá Starbucks, ngẫm nghĩ vẩn vơ. Hồi tưởng về khoảng 20 năm trước, khi đó sinh hoạt ở diễn đàn kia, không khí tranh luận tôn giáo đầy căng thẳng. Bất ngờ tôi nhận một PM, cứ nghĩ chắc của một cô nào đó, đến khi mở ra ngỡ ngàng (và có chút thất vọng) khi được biết của một bạn nam vô thần hỏi tôi bí quyết gì mà vẫn bình tĩnh mặc dù bị khiêu khích, mỉa mai này nọ... Tôi thật lòng trả lời, chả có bí quyết gì, ngoài cuốn Thánh Kinh (hay Phúc Âm, lâu quá tôi cũng khg nhớ chắc chắn). Anh ta chắc hẳn bị chưng hửng trước câu bật mí ấy. Cũng khoảng thời gian ấy, tôi nhận bức thư của một người bạn cũng khá thân thiết từ hồi còn ở VN, bạn cho tôi hay là mới quyết định rửa tội theo CG. Lúc đó, thật lòng tôi cảm thấy vừa bất ngờ vừa vui. Bao nhiêu năm quen nhau trước khi rời VN để định cư ở xứ Huê Kỳ, nói chuyện với nhau, tôi chưa bao giờ nhắc đến chữ "Chúa" dù chỉ một lần. Nói nãy giờ là để muốn nêu ra một điểm này mà nhiều người vẫn chưa biết hoặc biết mà quên đi mất, bạn rao giảng về đạo, về niềm tin của mình cho dù rất nhiều, rất hùng hồn, rất trôi chảy... nhưng cách sống của bạn vẫn là yếu tố quan trọng hơn lời giảng trên môi trên miệng của bạn. Cũng tương tự, một anh rao bán thuốc dược thảo, thuốc trị bá bịnh... mà người ta thấy bản thân bạn đau yếu rề rề, bịnh hoạn xanh xao như tàu lá quanh năm thì ai mà chịu mua thuốc của bạn? Bởi vậy, người Mỹ bảo rẳng: "Actions speak louder than words" là khg phải là vô căn cứ. 
[-] The following 2 users Like TNNA's post:
  • dulan, Ech
Reply