Lại Nói Về Niềm Tin Tôn Giáo.
#1
Lại Nói Về Niềm Tin Tôn Giáo.
FB Hovan Nguyen

Đây chỉ là ý kiến cá nhân, một quan niệm sống và cách nhìn của mình đối với các tôn giáo.

Với tôi, các tôn giáo đều có triết lý (hay giáo lý) với mục đích hướng dẫn con người cần hoàn thiện chính mình. Nếu mọi người đều áp dụng các triết lý này vào đời sống hàng ngày, làm những việc thiện lương, tránh những điều gian ác...Thì trước hết sẽ tìm được sự bình an cho bản thân, thăng tiến cho cộng đồng và xa hơn nữa hữu ích cho đất nước, nhân loại. Chưa cần phải bàn đến đời sau hay kiếp sau.

Không một tôn giáo lớn nào hướng dẫn con người làm những điều vô pháp, vô luân. Có chăng một cách nào đó các lý thuyết gia của một vài tôn giáo, diễn giải một phần lề luật trần thế theo quyền lợi của kẻ mạnh hoặc số đông, cái số đông ấy ủng hộ các điều này lâu ngày dài tháng, trở thành tập quán hay lề luật. Thí dụ: Đạo Hồi cho phép người đàn ông có thể cưới bốn bà vợ, thoả mãn quyền lợi cho nam giới. Điều này bất lợi cho người phụ nữ và rất không phù hợp với nền văn minh nhân loại hiện nay. Nhưng vì nó đã trở thành truyền thống lâu đời nên gần 2 tỷ người, hay nói cách khác 1/4 nhân loại vẫn chấp nhận điều này trong các quốc gia Hồi Giáo.

Về mặt tích cực, kinh Koran chắc phải có một triết lý về đạo đức làm người mới được nhiều người như thế ủng hộ. Các nước Trung Đông hay Indonesia nhận Hồi Giáo là quốc giáo, phần đông đều có các tổ chức tôn giáo sinh hoạt bền vững và có hệ thống, đất nước họ cũng đâu có sa đọa, chỉ lạc hậu hoặc kém văn minh hơn một số các quốc gia khác.

Gần gũi hơn là quê hương Việt Nam. Hai tôn giáo lớn ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của chúng ta, là:

- Phật Giáo: Dậy con người phải có lòng từ bi, hỉ xả với chúng sinh, ai làm điều ác sẽ bị trừng phạt, đày đọa vào kiếp sau. Triết lý đạo Phật đã có và ảnh hưởng đến văn hoá nước VN hàng vài ngàn năm nay.

- Thiên Chúa Giáo: Mới gia nhập vào nước ta khoảng thế kỷ thứ 16,17 từ nền văn minh Phương Tây. Theo lý thuyết, Thiên Chúa giáo được hình thành từ thời tạo thiên-lập đia cho đến khi Đấng Cứu Thế ra đời, khoảng thời gian này có triết lý hơi khác gọi là Cựu Ước. Từ ngày Đấng Cứu Thế Giesu Christ xuống thế đến nay là 2022 năm.

Thánh Kinh là cuốn sách ghi chép lại lời Chúa, trong đó có một số thay đổi, nhưng lý thuyết chính vẫn là Kính Chúa Yêu Người, được tóm tắt trong kinh 10 Điều Răn. Trong đó có ba phần Kính Chúa và bảy điều yêu người được thể hiện bởi lòng bác ái yêu thương. Cuốn Kinh Thánh này được bốn môn đệ ghi chép lại và gọi là Tân Ước.

Giáo Hội Công Giáo hiện nay chỉ là một chi nhánh của Thiên Chúa Giáo, dưới quyền cai quản của Đức Giáo Hoàng, trụ sở Roma hay Vatican cũng vậy. Các chi nhánh khác của Thiên Chúa Giáo dùng cùng quyển Thánh Kinh còn có: Chính Thống Giáo Đông Phương, Anh Giáo và các phái Tin Lành khác.

Tại sao có việc này xảy ra. Xin được tóm tắt như sau:

Thuở ban đầu trong 12 môn đệ của Chúa Giêsu thì Giuđa phản bội rồi treo cổ tự tử chết. Còn lại 11 Cụ, một thời gian ngắn sau có thêm ông Phao lô gia nhập vào nhóm này, mỗi người một phương rao giảng lời Chúa và hình thành tổ chức của giáo hội tiên khởi.

Trong tiến trình thành lập tổ chức và thăng tiến của giáo hội, có những bất hoà xảy ra, một số chức sắc bất phục nhau rồi tách riêng ra thành lập giáo hội của riêng mình và diễn giải lời Chúa theo ý họ.

Riêng Anh Giáo, một ông vua muốn li dị bà vợ để cưới một người phụ nữ khác, nhưng Đức Giáo Hoàng không cho phép. Ông ây bỏ luôn cả giáo hội lẫn Giáo Hoàng, lập chi nhánh mới đó là Anh Giáo ngày nay.

Tốt và xấu.

Như trên đã nói. Tôn giáo nào cũng dạy dỗ con người làm điều lành tránh điều ác. Nhưng con người với bản năng yếu mềm, tham sân si rất dễ sa ngã vào những lầm lỗi.

Hãy nói về các lầm lỗi lớn của nhiều chức sắc Giáo Hội Công Giáo trước đã:
- Trong nhiều cuộc Thập Tự Chinh giữa Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo của mấy thế kỷ 9-10-11-12-- đã giết chết hàng triệu sinh linh.
- Trong thời kỳ hiện đại, ở Mỹ và Châu Âu biết bao tu sĩ đã phạm tội xâm hại tình dục. Bị bắt, truy tố và phải bồi thường cho các nạn nhân hàng tỷ Mỹ Kim.
- Một tội đồ trong thế chiến thứ II, từng làm cai tù trong trại hơi ngạt của Hitler, sau này thay họ đổi tên, trốn sang Mỹ, đi tu rồi lên đến hàng Giám Mục. Năm 1982 bị FBI điều tra tìm ra, bị lột chức và trục xuất.
- Năm 2018 báo chí chính thống đưa tin Giám Mục Franco Mulakkal của Ấn Độ đã hãm hiếp một bà sơ, bị bắt và truy tố hình sự.
Một số tu sĩ, linh mục rất quan liêu, tự cao, tự đại. Vỗ ngực xưng tên như mình là Chúa đối với giáo dân, đặc biệt các trường hợp bên VN vẫn còn tồn tại đến hôm nay.
v.v và v.v...

Những lầm lỗi này thật đáng trách. Nó không chỉ hủy diệt danh tiếng của GHCG, mà còn làm gương mù, lung lạc niềm tin vào giáo hội, khiến nhiều Kitô Hữu đặc biệt là giới trẻ ngày nay giảm thiểu niềm tin và dần dần xa rời đạo Chúa.

Bên Giáo Hội Phật Giáo cũng vậy. Thông tin hàng ngày cho thấy có một số thầy chùa, thầy cúng, dùng danh nghĩa Giáo Hội, nhà chúa để trục lợi, vinh thân phì gia làm hoen ố giáo hội.

Nhưng tất cả các điều xấu xa này chỉ là một phần nhỏ, có tỉ lệ một vài phần trăm. Phần còn lại là những bậc tu hành chân chính, suốt cuộc đời cống hiến cho giáo hội, cho đạo pháp, làm gương sáng cho các tín đồ, Phật tử. Hãy nhìn xem các cao tăng, ni sư, giám mục, linh mục, các sơ- thầy của cả hai tôn giáo luôn ăn chay, hãm mình, sống hiền hoà, khiêm tốn...Ngoài việc hoằng dương đạo pháp, rao giảng tin mừng, họ còn chăm lo cho trẻ mồ côi, khuyết tật, người thiểu số, bao kẻ khó nghèo và muôn vàn những sinh linh đau khổ khác. Với mục đích an ủi về tinh thần, nâng đỡ về vật chất, suốt cuộc đời cống hiến cho đồng loại với lý tưởng phục vụ.

Chúng ta không thể vì một số phần tử yếu hèn, mắc lỗi lầm mà mất đi niềm tin, rồi bỏ lỡ những cơ hội sống làm đẹp cho đời, vun trồng hạnh phúc cho chính mình và những người chúng ta quan tâm.

Hãy nhìn xem có nước nào không có niềm tin của các tôn giáo dẫn đường? Chắc chỉ có các nước cs, cụ thể là nước Việt Nam. Từ ngày đảng CS chiếm trọn quyền cai trị đất nước đến nay. Mặc dù vì áp lực quốc tế, trong hiến pháp có để điều khoản về tự do tôn giáo. Nhưng với thuyết vô thần nên đòi hỏi các cán bộ nòng cốt phải từ bỏ các niềm tin tôn giáo của mình. Trong các tài liệu lưu hành nội bộ, đảng csVN luôn chỉ thị cho thuộc cấp phải tìm cách triệt hạ hay giới hạn tối đa các sinh hoạt tôn giáo. Mặt khác họ cố mua chuộc, hoặc đào tạo một số chức sắc tu sĩ, thành lập tổ chức tôn giáo quốc doanh để phục vụ chủ trương, quyền lợi của đảng cs.

Gần nửa thế kỷ thế kỷ trôi qua, họ không chỉ gây nhiều nỗi xót xa cho dân tộc VN, mà còn làm cho xã hội bị tha hoá về luân thường đạo lý. Nếu không có nỗ lực của các tôn giáo chính thống hướng dẫn, soi đường một cách khó khăn, xã hội sẽ còn băng hoại đến đâu?

Theo tôi, có một số bạn không đi chùa, không đến nhà thờ...nhưng vì sống gần gũi với bạn hữu, với các sinh hoạt của trường học, các đoàn thể có sinh hoạt tôn giáo...nên vẫn chịu ảnh hưởng nhiều về tinh thần với các lý thuyết tôn giáo, cho nên họ vẫn làm điều lành, tránh điều ác.

Ngược lại những người chịu ảnh hưởng bởi lý thuyết vô thần của cs sẽ chỉ quan tâm đến vật chất, quyền lợi ở đời này...Tất nhiên họ sẽ hành động khác đi.

Người ta nói : Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng là vậy.

Reply
#2
(2022-07-15, 11:05 PM)Ech Wrote: Lại Nói Về Niềm Tin Tôn Giáo.
FB Hovan Nguyen

Đây chỉ là ý kiến cá nhân, một quan niệm sống và cách nhìn của mình đối với các tôn giáo.

Với tôi, các tôn giáo đều có triết lý (hay giáo lý) với mục đích hướng dẫn con người cần hoàn thiện chính mình. Nếu mọi người đều áp dụng các triết lý này vào đời sống hàng ngày, làm những việc thiện lương, tránh những điều gian ác...Thì trước hết sẽ tìm được sự bình an cho bản thân, thăng tiến cho cộng đồng và xa hơn nữa hữu ích cho đất nước, nhân loại. Chưa cần phải bàn đến đời sau hay kiếp sau.

Không một tôn giáo lớn nào hướng dẫn con người làm những điều vô pháp, vô luân. Có chăng một cách nào đó các lý thuyết gia của một vài tôn giáo, diễn giải một phần lề luật trần thế theo quyền lợi của kẻ mạnh hoặc số đông, cái số đông ấy ủng hộ các điều này lâu ngày dài tháng, trở thành tập quán hay lề luật. Thí dụ: Đạo Hồi cho phép người đàn ông có thể cưới bốn bà vợ, thoả mãn quyền lợi cho nam giới. Điều này bất lợi cho người phụ nữ và rất không phù hợp với nền văn minh nhân loại hiện nay. Nhưng vì nó đã trở thành truyền thống lâu đời nên gần 2 tỷ người, hay nói cách khác 1/4 nhân loại vẫn chấp nhận điều này trong các quốc gia Hồi Giáo.

Về mặt tích cực, kinh Koran chắc phải có một triết lý về đạo đức làm người mới được nhiều người như thế ủng hộ. Các nước Trung Đông hay Indonesia nhận Hồi Giáo là quốc giáo, phần đông đều có các tổ chức tôn giáo sinh hoạt bền vững và có hệ thống, đất nước họ cũng đâu có sa đọa, chỉ lạc hậu hoặc kém văn minh hơn một số các quốc gia khác.

Gần gũi hơn là quê hương Việt Nam. Hai tôn giáo lớn ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của chúng ta, là:

-  Phật Giáo: Dậy con người phải có lòng từ bi, hỉ xả với chúng sinh, ai làm điều ác sẽ bị trừng phạt, đày đọa vào kiếp sau. Triết lý đạo Phật đã có và ảnh hưởng đến văn hoá nước VN hàng vài ngàn năm nay.

- Thiên Chúa Giáo: Mới gia nhập vào nước ta  khoảng thế kỷ thứ 16,17 từ nền văn minh Phương Tây. Theo lý thuyết, Thiên Chúa giáo được hình thành từ thời tạo thiên-lập đia cho đến khi Đấng Cứu Thế ra đời, khoảng thời gian này có triết lý hơi khác gọi là Cựu Ước. Từ ngày Đấng Cứu Thế Giesu Christ xuống thế đến nay là 2022 năm.

Thánh Kinh là cuốn sách ghi chép lại lời Chúa, trong đó có một số thay đổi, nhưng lý thuyết chính vẫn là Kính Chúa Yêu Người, được tóm tắt trong kinh 10 Điều Răn. Trong đó có ba phần Kính Chúa và bảy điều yêu người được thể hiện bởi lòng bác ái yêu thương. Cuốn Kinh Thánh này được bốn môn đệ ghi chép lại và gọi là Tân Ước.

Giáo Hội Công Giáo hiện nay chỉ là một chi nhánh của Thiên Chúa Giáo, dưới quyền cai quản của Đức Giáo Hoàng, trụ sở Roma hay Vatican cũng vậy. Các chi nhánh khác của Thiên Chúa Giáo dùng cùng quyển Thánh Kinh còn có: Chính Thống Giáo Đông Phương, Anh Giáo và các phái Tin Lành khác.

Tại sao có việc này xảy ra. Xin được tóm tắt như sau:

Thuở ban đầu trong 12 môn đệ của Chúa Giêsu thì Giuđa phản bội rồi treo cổ tự tử chết. Còn lại 11 Cụ, một thời gian ngắn sau có thêm ông Phao lô gia nhập vào nhóm này, mỗi người một phương rao giảng lời Chúa và hình thành tổ chức của giáo hội tiên khởi.

Trong tiến trình thành lập tổ chức và thăng tiến của giáo hội, có những bất hoà xảy ra, một số chức sắc bất phục nhau rồi tách riêng ra thành lập giáo hội của riêng mình và diễn giải lời Chúa theo ý họ.

Riêng Anh Giáo, một ông vua muốn li dị bà vợ để cưới một người phụ nữ khác, nhưng Đức Giáo Hoàng không cho phép. Ông ây bỏ luôn cả giáo hội lẫn Giáo Hoàng, lập chi nhánh mới đó là Anh Giáo ngày nay.

Tốt và xấu.

Như trên đã nói. Tôn giáo nào cũng dạy dỗ con người làm điều lành tránh điều ác. Nhưng con người với bản năng yếu mềm, tham sân si rất dễ sa ngã vào những lầm lỗi.

Hãy nói về các lầm lỗi lớn của nhiều chức sắc Giáo Hội Công Giáo trước đã:
- Trong nhiều cuộc Thập Tự Chinh giữa Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo của mấy thế kỷ  9-10-11-12-- đã giết chết hàng triệu sinh linh.
- Trong thời kỳ hiện đại, ở Mỹ và Châu Âu biết bao tu sĩ đã phạm tội xâm hại tình dục. Bị bắt, truy tố và phải bồi thường cho các nạn nhân hàng tỷ Mỹ Kim.
- Một tội đồ trong thế chiến thứ II, từng làm cai tù trong trại hơi ngạt của Hitler, sau này thay họ đổi tên, trốn sang Mỹ, đi tu rồi lên đến hàng Giám Mục. Năm 1982 bị FBI điều tra tìm ra, bị lột chức và trục xuất.
- Năm 2018 báo chí chính thống đưa tin Giám Mục Franco Mulakkal của Ấn Độ đã hãm hiếp một bà sơ, bị bắt và truy tố hình sự.
Một số tu sĩ, linh mục rất quan liêu, tự cao, tự đại. Vỗ ngực xưng tên như mình là Chúa đối với giáo dân, đặc biệt các trường hợp bên VN vẫn còn tồn tại đến hôm nay.
v.v và v.v...

Những lầm lỗi này thật đáng trách. Nó không chỉ hủy diệt danh tiếng  của GHCG, mà còn làm gương mù, lung lạc niềm tin vào giáo hội, khiến nhiều Kitô Hữu đặc biệt là giới trẻ ngày nay giảm thiểu niềm tin và dần dần xa rời đạo Chúa.

Bên Giáo Hội Phật Giáo cũng vậy. Thông tin hàng ngày cho thấy có một số thầy chùa, thầy cúng, dùng danh nghĩa Giáo Hội, nhà chúa để trục lợi, vinh thân phì gia làm hoen ố giáo hội.

Nhưng tất cả các điều xấu xa này chỉ là một phần nhỏ, có tỉ lệ một vài phần trăm. Phần còn lại là những bậc tu hành chân chính, suốt cuộc đời cống hiến cho giáo hội, cho đạo pháp, làm gương sáng cho các tín đồ, Phật tử. Hãy nhìn xem các cao tăng, ni sư, giám mục, linh mục, các sơ- thầy của cả hai tôn giáo luôn ăn chay, hãm mình, sống hiền hoà, khiêm tốn...Ngoài việc hoằng dương đạo pháp, rao giảng tin mừng, họ còn chăm lo cho trẻ mồ côi, khuyết tật, người thiểu số, bao kẻ khó nghèo và muôn vàn những sinh linh đau khổ khác. Với mục đích an ủi về tinh thần, nâng đỡ về vật chất, suốt cuộc đời cống hiến cho đồng loại với lý tưởng phục vụ.

Chúng ta không thể vì một số phần tử yếu hèn, mắc lỗi lầm mà mất đi niềm tin, rồi bỏ lỡ những cơ hội sống làm đẹp cho đời, vun trồng hạnh phúc cho chính mình và những người chúng ta quan tâm.

Hãy nhìn xem có nước nào không có niềm tin của các tôn giáo dẫn đường? Chắc chỉ có các nước cs, cụ thể là nước Việt Nam. Từ ngày đảng CS chiếm trọn quyền cai trị đất nước đến nay. Mặc dù vì áp lực quốc tế, trong hiến pháp có để điều khoản về tự do tôn giáo. Nhưng với thuyết vô thần nên đòi hỏi các cán bộ nòng cốt phải từ bỏ các niềm tin tôn giáo của mình. Trong các tài liệu lưu hành nội bộ, đảng csVN luôn chỉ thị cho thuộc cấp phải tìm cách triệt hạ hay giới hạn tối đa các sinh hoạt tôn giáo. Mặt khác họ cố mua chuộc, hoặc đào tạo một số chức sắc tu sĩ, thành lập tổ chức tôn giáo quốc doanh để phục vụ chủ trương, quyền lợi của đảng cs.

Gần nửa thế kỷ thế kỷ trôi qua, họ không chỉ gây nhiều nỗi xót xa cho dân tộc VN, mà còn làm cho xã hội bị tha hoá về luân thường đạo lý. Nếu không có nỗ lực của các tôn giáo chính thống hướng dẫn, soi đường một cách khó khăn, xã hội sẽ còn băng hoại đến đâu?

Theo tôi, có một số bạn không đi chùa, không đến nhà thờ...nhưng  vì sống gần gũi với bạn hữu, với các sinh hoạt của trường học, các đoàn thể có sinh hoạt tôn giáo...nên vẫn chịu ảnh hưởng nhiều về tinh thần với các lý thuyết tôn giáo, cho nên họ vẫn làm điều lành, tránh điều ác.

Ngược lại những người chịu ảnh hưởng bởi lý thuyết vô thần của cs sẽ chỉ quan tâm đến vật chất, quyền lợi ở đời này...Tất nhiên họ sẽ hành động khác đi.

Người ta nói : Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng là vậy.
Tương tự bài trên, anh TNNA trong post # 11, thread " Giọt sương trên ngọn cỏ"  trong Góc Riêng Tư viết:
Quote:Cái chết

Bữa trước, đọc được một bài tùy bút của một bạn chia sẻ cảm nghĩ về cái chết, nó sẽ giúp sống tốt hơn, bớt/ không phung phí thời gian vào những việc vô bổ, cũng như loại bỏ bớt dần những thói hư tật xấu v.v. Thật sự, khi mới nghe thì tôi thấy cũng có lý, tuy nhiên sau một hồi thì tôi đâm ra hơi phân vân. Trên thực tế, theo một vị học giả người Mỹ thì thường thường trên 40 tuổi, người ta bắt đầu nghĩ, có ý thức khá rõ rệt về cái chết của họ. Bản thân tôi thì bắt đầu nghĩ một cách khá rõ rệt về nó lúc khoảng 35 tuổi. Những người bước vào hàng 60 trở lên chắc là còn ý thức, suy nghĩ nhiều, rõ rệt hơn nữa. Thế nhưng không phải ai cũng sống một cách trọn vẹn mỗi ngày, tránh phung phí thời giờ vào những chuyện vô ích, sống có chủ đích (intentional living), sống tỉnh thức (mindful living), nhiều người còn chứng tỏ ngược lại nữa là đàng khác. Tôi chợt liên tưởng đến một lời khuyên hay gặp: Bạn hãy sống như thể ngày hôm nay là ngày cuối cùng của đời ban. Theo lý luận của họ thì nghĩ như vậy sẽ thúc đẩy mình không phung phí thời giờ, thế nhưng cũng có thể sẽ xảy ra trường hợp ngược lại: chính vì nghĩ rằng mình chỉ còn sống có 1 ngày, cho nên có những người sẽ sống theo kiểu "chơi xả láng, sáng về sớm". 

Anh TNNA muốn nói đến post # 232, trang 16:
http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=20129&page=16

--ooOoo--

Phật giáo đề cập đến hai cái nhìn về cuộc sống thuộc Tà Kiến là Thường Kiến và Đoạn Kiến.

Sư Toại Khanh từng nhận xét: Với những ai có đức tin nằm trong Thường Kiến (chết không phải là hết vì sự sống còn tiếp nối) dù sao cũng đỡ hơn những người theo quan điểm Đoạn Kiến (chết là hết).

Những người theo Đoạn Kiến muốn làm gì thì làm, không hề sợ Luật Nhân Quả. 

Dĩ nhiên, không phải ai theo Đoạn Kiến cũng làm ác.
Reply