Google Translate: đồ nghề cho người kém tiếng Anh
#46
(2022-05-31, 11:25 PM)005 Wrote:  Hồi đầu tháng 3, nhiều phóng sự trên truyền hình nói về người Ukraine chạy sang Đức. Đa số họ không biết tiếng Anh lẫn tiếng Pháp. Google chính là phương tiện duy nhất để họ trao đổi đó. Rất hữu hiệu. Khi "khó mới ló cái khôn". Shy

Dạ từ bữa giờ muội dịch tin tức bằng Google kg á ngũ ca.  It's a very handy dandy tool, báo tiếng nào cũng làm láng hết.   Lol 

Khi siêng thì còn dịch xong edit lại cho hay, khi làm biếng thì cứ vậy mà lấy thôi.    Shy
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#47
(2022-05-31, 11:25 PM)005 Wrote:  Hồi đầu tháng 3, nhiều phóng sự trên truyền hình nói về người Ukraine chạy sang Đức. Đa số họ không biết tiếng Anh lẫn tiếng Pháp. Google chính là phương tiện duy nhất để họ trao đổi đó. Rất hữu hiệu. Khi "khó mới ló cái khôn". Shy

Hiểu nhiều ngôn ngữ thì có thể trao đổi dễ dàng hơn, nhưng đó không phải là điều để tự mãn. Tuy nhiên mình thấy google chưa hay bằng deepl. Deepl ra sau, và chưa có nhiều các thứ tiếng, nhưng phương pháp dịch của họ có linguistic, khoa học ngôn ngữ, nên dịch chính xác hơn google. Nếu google tự mãn, sau này sẽ bị soán ngôi. Shy

 PS: Xưa nay tôi vẫn chỉ nghĩ nói tiếng nẫu, nghĩa là nói tiếng một vùng của Việt Nam phát âm khó nghe. Anh rể của tôi người Phan Rang. Ông khi giả giọng Tuy Hòa là khỏi nghe luôn. Tuy nhiên không thấy có gì là phản cảm hoặc khó chịu. Người ta hay nói "chửi cha không bằng pha tiếng". Cho nên thôi thì nếu có người không thích pha tiếng miền, hoặc vùng, sinh quán, nguyên quán của người ta, thì theo lẽ tế nhị cũng có lời tạ lỗi cho đẹp lòng.

Tui gắn thử ku deepL, nhưng nó không có tiếng Việt.

Reply
#48
 PS2: Có lần tôi đi Berlin, phía bên Đông Berlin, có chợ Đồng Xuân, là một cái chợ to như chợ cá Trần Quốc Toản ngày xưa ở Sài-Gòn (đường Trần Quốc Toản - Lý Thái Tổ). Nơi đây là nơi những người Việt Nam, xưa kia (trước 1989) là thợ khách bên Đông Đức, dừng chân định cư, không về VN sau khi Đức thống nhất Đông-Tây, làm ăn sinh sống. Vào trong quán ăn nọ dùng bữa trưa món bún thịt nướng. Khi cô gái trẻ chạy bàn ra hỏi tiếng Việt, tôi hoàn toàn không hiểu gì cả, nhà tôi cũng lắc đầu, một chị đi theo là dân Đông Berlin, chị này cũng nói, em nói chậm chậm lại, chị cũng không nghe được. Chị này là dân Bắc Kỳ sau 75 vào Sài-Gòn sống, và sau đó sang Đông Đức làm thợ khách. Nói bằng tiếng quơ, nghĩa là quơ tay quơ chân, ra điệu bộ một chập cũng hiểu nhau. Họ không hề phát âm sai chữ viết, nhưng cao độ của những chữ khác nhau, cách đánh dấu nhấn trên mỗi chữ cũng khan khác, là sự kết hợp giữa giọng Huế và giọng Bắc. Rất khó nghe.

Theo chị kia kể thì hiện tại các chủ quán ăn này có cả một đường dây chuyên môn làm cho họ đi du lịch, những người miền Đông Bắc Việt Nam, quê quán của lão Hồ chủ tặc, sang đây, cứ làm việc 6 tháng rồi lại về, rồi sang lại. Thật ra là làm lậu nhưng có lợi cho những người đó lẫn chủ quán. Cho nên mới khó nghe. Dân vùng đó nếu mình nghe không quen, nghe sẽ không hiểu gì cả. Không biết có chữ nào tương đương như chữ "nẫu" để diễn tả thổ ngữ của họ hay không. Nhưng nói cho cùng cũng chỉ khác biệt giọng nói. Nếu hiểu được nhau thì mọi sự an vui. Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#49
(2022-05-31, 11:35 PM)Ech Wrote: Tui gắn thử ku deepL, nhưng nó không có tiếng Việt.

 Ừa, nó chưa có tiếng Việt. Người Việt biết về nó ít quá. Chắc cần thời gian.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#50
(2022-05-31, 11:29 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ từ bữa giờ muội dịch tin tức bằng Google kg á ngũ ca.  It's a very handy dandy tool, báo tiếng nào cũng làm láng hết.   Lol 

Khi siêng thì còn dịch xong edit lại cho hay, khi làm biếng thì cứ vậy mà lấy thôi.    Shy

 Con gái lớn của 5 có thời gian ở Nhật cho biết các hàng quán ở Nhật có cả cái máy dịch, vì đa số họ không biết tiếng Anh. Lạnh lùng chưa? Người Nhật không biết tiếng Anh. Có lẽ là do không cần thiết vì nước Nhật quá tân tiến rồi.

Cho nên đi du lịch ở Nhật có hai điểm:

1. Đừng sửng sốt khi vừa hỏi tiếng Anh, nếu cô bồi, anh bồi nào không biết Anh ngữ rút đồ chơi ra chỉa thẳng vào mặt bạn. Cứ bình tĩnh và nói lại. Không phải họ không tế nhị, nhưng họ "thực dụng", làm nhanh, phục vụ nhanh.

2. Kế đến là nếu biết được vài câu cám ơn, đặt thức ăn thì quá tốt, và nhớ đừng cho tiền bục-boa, bởi vì đó là điều sỉ nhục ở Nhật. Không có vụ "tiền típ". Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#51
 PS: ở Anh cũng không cho "tiền tiếp", bởi vì họ quá "thực dụng" nên đã khấu trừ sẵn cho mình trong hóa đơn. Người Anh thật quái chiêu. Vụ này thì trực tiếp chứng kiến nhiều lần ở nhiều tiệm nhà hàng Luân Đôn. Tuy nhiên nếu thích làm sang, cho thêm nữa họ vẫn cám ơn, không phải là "sỉ nhục".

 Becuoi
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#52
(2022-05-31, 11:38 PM)005 Wrote:  PS2: Có lần tôi đi Berlin, phía bên Đông Berlin, có chợ Đồng Xuân, là một cái chợ to như chợ cá Trần Quốc Toản ngày xưa ở Sài-Gòn (đường Trần Quốc Toản - Lý Thái Tổ). Nơi đây là nơi những người Việt Nam, xưa kia (trước 1989) là thợ khách bên Đông Đức, dừng chân định cư, không về VN sau khi Đức thống nhất Đông-Tây, làm ăn sinh sống. Vào trong quán ăn nọ dùng bữa trưa món bún thịt nướng. Khi cô gái trẻ chạy bàn ra hỏi tiếng Việt, tôi hoàn toàn không hiểu gì cả, nhà tôi cũng lắc đầu, một chị đi theo là dân Đông Berlin, chị này cũng nói, em nói chậm chậm lại, chị cũng không nghe được. Chị này là dân Bắc Kỳ sau 75 vào Sài-Gòn sống, và sau đó sang Đông Đức làm thợ khách. Nói bằng tiếng quơ, nghĩa là quơ tay quơ chân, ra điệu bộ một chập cũng hiểu nhau. Họ không hề phát âm sai chữ viết, nhưng cao độ của những chữ khác nhau, cách đánh dấu nhấn trên mỗi chữ cũng khan khác, là sự kết hợp giữa giọng Huế và giọng Bắc. Rất khó nghe.

Theo chị kia kể thì hiện tại các chủ quán ăn này có cả một đường dây chuyên môn làm cho họ đi du lịch, những người miền Đông Bắc Việt Nam, quê quán của lão Hồ chủ tặc, sang đây, cứ làm việc 6 tháng rồi lại về, rồi sang lại. Thật ra là làm lậu nhưng có lợi cho những người đó lẫn chủ quán. Cho nên mới khó nghe. Dân vùng đó nếu mình nghe không quen, nghe sẽ không hiểu gì cả. Không biết có chữ nào tương đương như chữ "nẫu" để diễn tả thổ ngữ của họ hay không. Nhưng nói cho cùng cũng chỉ khác biệt giọng nói. Nếu hiểu được nhau thì mọi sự an vui. Shy

Đôi lúc tui nghe những truyện audio mà tui không thể hiểu được trọn vẹn những gì mình nghe dù rỏ ràng họ đọc tiếng Việt. Giọng bắc đó thật là khó nghe và khó hiểu. Nếu tui ráng nghe thêm nữa thì dần dần sẽ quen và hiểu thêm được ít nhiều. Nhưng nghe truyện kiểu đó thật mất hứng quá.

Reply
#53
(2022-05-31, 11:53 PM)005 Wrote:  PS: ở Anh cũng không cho "tiền típ", bởi vì họ quá "thực dụng" nên đã khấu trừ sẵn cho mình trong hóa đơn. Người Anh thật quái chiêu. Vụ này thì trực tiếp chứng kiến nhiều lần ở nhiều tiệm nhà hàng Luân Đôn. Tuy nhiên nếu thích làm sang, cho thêm nữa họ vẫn cám ơn, không phải là "sỉ nhục".

 Becuoi

Hahaha, dạ cám ơn ngũ ca cho muội "tip" này.   Lol
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#54
(2022-05-31, 11:54 PM)Ech Wrote: Đôi lúc tui nghe những truyện audio mà tui không thể hiểu được trọn vẹn những gì mình nghe dù rỏ ràng họ đọc tiếng Việt. Giọng bắc đó thật là khó nghe và khó hiểu. Nếu tui ráng nghe thêm nữa thì dần dần sẽ quen và hiểu thêm được ít nhiều. Nhưng nghe truyện kiểu đó thật mất hứng quá.

 Hihihihi vậy mà tui tưởng anh Ếch nhà mình lâu nay nghe giọng Bắc rất .... chuẩn. Vì khi giao tiếp với chị HD mười mấy năm trước, mình được biết chị là dân Bắc Kỳ chính thống. Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#55
(2022-05-31, 11:54 PM)Ech Wrote: Đôi lúc tui nghe những truyện audio mà tui không thể hiểu được trọn vẹn những gì mình nghe dù rỏ ràng họ đọc tiếng Việt. Giọng bắc đó thật là khó nghe và khó hiểu. Nếu tui ráng nghe thêm nữa thì dần dần sẽ quen và hiểu thêm được ít nhiều. Nhưng nghe truyện kiểu đó thật mất hứng quá.

 Anh nghe nhóm "đọc truyện đêm khuya" trên mạng á. Họ là những người Bắc Kỳ nhưng phát âm theo ngữ âm Hà-Nội. Cũng dễ nghe.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#56
(2022-05-31, 11:38 PM)005 Wrote:  PS2: Có lần tôi đi Berlin, phía bên Đông Berlin, có chợ Đồng Xuân, là một cái chợ to như chợ cá Trần Quốc Toản ngày xưa ở Sài-Gòn (đường Trần Quốc Toản - Lý Thái Tổ). Nơi đây là nơi những người Việt Nam, xưa kia (trước 1989) là thợ khách bên Đông Đức, dừng chân định cư, không về VN sau khi Đức thống nhất Đông-Tây, làm ăn sinh sống. Vào trong quán ăn nọ dùng bữa trưa món bún thịt nướng. Khi cô gái trẻ chạy bàn ra hỏi tiếng Việt, tôi hoàn toàn không hiểu gì cả, nhà tôi cũng lắc đầu, một chị đi theo là dân Đông Berlin, chị này cũng nói, em nói chậm chậm lại, chị cũng không nghe được. Chị này là dân Bắc Kỳ sau 75 vào Sài-Gòn sống, và sau đó sang Đông Đức làm thợ khách. Nói bằng tiếng quơ, nghĩa là quơ tay quơ chân, ra điệu bộ một chập cũng hiểu nhau. Họ không hề phát âm sai chữ viết, nhưng cao độ của những chữ khác nhau, cách đánh dấu nhấn trên mỗi chữ cũng khan khác, là sự kết hợp giữa giọng Huế và giọng Bắc. Rất khó nghe.

Theo chị kia kể thì hiện tại các chủ quán ăn này có cả một đường dây chuyên môn làm cho họ đi du lịch, những người miền Đông Bắc Việt Nam, quê quán của lão Hồ chủ tặc, sang đây, cứ làm việc 6 tháng rồi lại về, rồi sang lại. Thật ra là làm lậu nhưng có lợi cho những người đó lẫn chủ quán. Cho nên mới khó nghe. Dân vùng đó nếu mình nghe không quen, nghe sẽ không hiểu gì cả. Không biết có chữ nào tương đương như chữ "nẫu" để diễn tả thổ ngữ của họ hay không. Nhưng nói cho cùng cũng chỉ khác biệt giọng nói. Nếu hiểu được nhau thì mọi sự an vui. Shy

Dạ giọng Bắc sau 75 họ theo vùng nữa ngũ ca ơi.  Mấy người ở Trà Cổ nói khó nghe lắm luôn á vì họ vừa nói rất là nhanh vừa phát âm lơ lớ như lai tiếng Tàu, ở cuối câu lại kéo dài chữ, mấy chữ cứ liền liền quấn vào nhau.  Oh my gosh, nghe lần đầu thật là kg thể nào nghe ra và hiểu họ nói gì.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#57
(2022-05-31, 11:58 PM)005 Wrote:  Hihihihi vậy mà tui tưởng anh Ếch nhà mình lâu nay nghe giọng Bắc rất .... chuẩn. Vì khi giao tiếp với chị HD mười mấy năm trước, mình được biết chị là dân Bắc Kỳ chính thống. Shy

Ậy giọng bắc ấy là giọng bắc với âm sắc dễ nghe (trừ lúc mắt long lên sòng sọc Becuoi ) còn giọng bắc sau này hình như âm độ nó tăng cao mấy âm vực, nghe chát chúa như đao kiếm đập loạn xạ lại hình như có thêm tiếng âm binh văng vẳng xa xăm đằng sau LOL-4

Reply
#58
(2022-06-01, 12:04 AM)Ech Wrote: Ậy giọng bắc ấy là giọng bắc với âm sắc dễ nghe (trừ lúc mắt long lên sòng sọc Becuoi ) còn giọng bắc sau này hình như âm độ nó tăng cao mấy âm vực, nghe chát chúa như đao kiếm đập loạn xạ lại hình như có thêm tiếng âm binh văng vẳng xa xăm đằng sau LOL-4

 Hahaha, mình có thằng cháu, sinh ở VN năm 81, gia đình đi Pháp vì mẹ nó là con lai. Bà chị họ của mình. Lúc đi, nó còn học mẫu giáo, nghĩa là chưa đến 6 tuổi. Nhưng nhờ ba mẹ nó ở nhà nói tiếng Việt (ba nó gốc Nha Trang), nên nó biết tiếng Việt nhiều và cũng nói được tiếng Việt. Vì lẽ đó sau khi một thời gian ra trường làm cho hãng điện thoại Acatel của Pháp, hắn theo lời rủ rê của bạn bè, chui về VN làm việc. Ở bển anh ta làm oai thiên hạ vì cả Anh lẫn Pháp đều nói được, dần dà y thích, y ở VN luôn, cưới vợ, có con. Vợ y, dân vùng miền Trung cũng không biết Tuy Hòa, Quy Nhơn hay chỗ nào. Nói chung là sinh quán tại đó. Nhưng sống lâu năm ở Sài-Gòn.

Có lần mình gọi điện thoại qua facebook nói chuyện với 2 đứa nó, cô vợ lần đầu tiên nói chuyện với "cậu" ở ngoại quốc mà sao thành thạo tiếng Việt quá thể (buồn cười) nên chị ta hăng lên nói một hồi chuyển từ giọng Sài-Gòn sang giọng thổ ngữ luôn. Thằng cháu ngồi kế bên cười hề hề nói: 
- đó đó, vợ con nó chiểng sang nói tiếng ngoại quức rồi cậu nghe có hiểu hông?

Con cháu dâu, quay lại liếc thằng nhỏ kia xém rách da mặt.

Becuoi
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#59
Theo ý riêng giọng Bắc chuẩn giống như sau:





Tôi đang tập ... bớt ăn thịt nên lò dò tìm hiểu những YT nấu chay và thấy vị tu sĩ Tuệ Vân này có giọng giống những bà cô Hà Nội xưa.
Reply
#60
(2022-06-01, 07:59 AM)phai Wrote: Theo ý riêng giọng Bắc chuẩn giống như sau:





Tôi đang tập ... bớt ăn thịt nên lò dò tìm hiểu những YT nấu chay và thấy vị tu sĩ Tuệ Vân này có giọng giống những bà cô Hà Nội xưa.

nghe giọng quen "lắm luôn" mà không thấy sư cô nhưng tui đoán chắc cô là ai , google mới nhớ tên tục của cô là Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân 

cô có nhiều video dạy nấu ăn , day ngoài đời , và hình như có viết sách nữa 

giọng Hà Nội lnhư cô này nghe "nhẹ nhàng" ha

tui có "bà thím" người Thanh Hoá , lúc mới "vào Lam" , bả nói với tui tui còn nghe được chút chút , bả? nói với ổng (chồng bả) thì tui tưởng bả nói tiếng gì ko phải tiếng Việt , sau này chú ý thì mới quen thổ âm của bả
Reply