Chuyện Bên Lề: ơ Hội Vàng Cho VN Khi Trung Quốc Bế Quang Toả Cảng?
#1
Vì sao Trung Quốc không dám "tận dụng vũ khí lợi hại" là trái phiếu Chính phủ Mỹ?

Chia sẻ
[Image: my-trung-155814930692488244050-crop-1558...148875.jpg]



Trung Quốc hiện nắm giữ hơn 1,1 nghìn tỉ đô-la công trái (trái phiếu chính phủ) Mỹ, là chủ nợ lớn nhất của chính phủ Hoa Kỳ. Giữa lúc cuộc chiến thương mại với Mỹ đang leo thang, không ít người cho rằng, kho trái phiếu này là một vũ khí lợi hại của Trung Quốc.

Những người đánh giá cao vũ khí này cho rằng, Trung Quốc có thể bán ra ồ ạt trái phiếu Mỹ để làm giảm giá trị trái phiếu này. Điều này có thể khiến chính phủ Mỹ gặp khó khăn trong việc vay nợ để  đảm bảo sự hoạt động của chính phủ Trump, vốn đang thâm hụt ngân sách nặng. Đặc biệt đợt đóng cửa chính phủ dài ngày hồi đầu năm 2019 do bất đồng giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ về ngân sách càng khiến ấn tượng này đậm nét hơn.

Trước hết, ta sẽ xem tính bền vững của nợ công Mỹ. Số nợ công của chính phủ Mỹ hiện nay là 22,06 nghìn tỉ đô-la bằng 106% GDP của Mỹ. Trong số này, khoảng 27% là nợ giữa các cơ quan Mỹ với nhau. Ví dụ An sinh Xã hội và Bảo hiểm Tàn tật (Social Security and Disability Insurance) sở hữu 2.798 tỉ đô la tiền nợ, còn các quỹ Hưu trí Liên bang (Federal Retirement Funds) là chủ nợ của 998 tỉ.


Số còn lại, chỉ 30% tổng số nợ là do các cá nhân, tổ chức tài chính, chính phủ nước ngoài nắm giữ. Số tiền Trung Quốc nắm là hơn một nghìn tỉ đô-la nghe thì khá to, nhưng con số này chỉ chiếm 5,31 % tổng số nợ của Mỹ.


Nếu Trung Quốc tính chuyện bán một phần lớn trái phiếu Mỹ, họ phải bán một lượng lớn trong một thời gian tương đối ngắn. Vấn đề là ai có đủ khả năng bỏ ra một số tiền đủ lớn để mua số trái phiếu mà Trung Quốc muốn bán? Một cường quốc tài chính, chẳng hạn Anh, qua hàng chục năm tích lũy, hiện tại cũng chỉ giữ khoảng hơn 280 tỉ đô la công trái Mỹ. Do vậy, thị trường khó có khả năng hấp thụ được một lượng lớn trái phiếu bán ra như thế.


Ngay cả khi Trung Quốc có thể thu xếp xong việc bán lượng lớn trái phiếu thì ngay lập tức giá sẽ giảm theo đúng quy luật cung cầu: Bán nhiều thì giá rẻ. Như vậy rất có khả năng, Trung Quốc sẽ bị lỗ trong phi vụ tưởng tượng này. Chưa kể, nếu hành động như vậy, không chỉ trái phiếu Mỹ sụt giá mà đô-la cũng sẽ tạm thời rẻ hơn.


Trong kho dự trữ ngoại tệ hơn 3,3 nghìn tỉ đô-la của Trung Quốc thì 2/3 là đô-la. Ai mà lại muốn tài sản của mình bị rẻ đi chứ? Đô la rẻ hơn còn có hệ quả là Nhân dân tệ tăng giá, làm giảm sự cạnh tranh của hàng xuất khẩu Trung Quốc - đồng nghĩa với thua thiệt kép cho Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại.


Hiện tại, Trung Quốc đang bán trái phiếu Mỹ rồi. Chẳng hạn tháng 3/2019 vừa rồi, Trung Quốc đã bán hơn 10 tỉ đô-la trái phiếu. Nhưng đây không phải đợt bán mạnh nhất. Từ tháng 10/2016 đến 11/2017, Trung Quốc đã bán mạnh trái phiếu Mỹ, khoảng 215,2 tỉ đô la. Cá biệt, chẳng hạn tháng 11/2016 họ bán 66,4 tỉ đô-la, tháng 10/2016 họ bán 41 tỉ đô-la, dẫn đến năm 2017-2018 họ đứng sau cả Nhật Bản về số lượng sở hữu trái phiếu Mỹ.

Đó là thời điểm Trung Quốc sắp vỡ thị trường chứng khoán và gặp nhiều khó khăn kinh tế cũng như các tham vọng địa chính trị. Vì thế, mặc dù chưa có thương chiến với Hoa Kỳ, họ vẫn cần bán trái phiếu để có tiền chi tiêu. Việc bán lượng lớn trái phiếu thời điểm đó đã không làm thị trường trái phiếu Mỹ khủng hoảng. Điều đó cho phép dự đoán rằng hậu quả của lời đe dọa của Trung Quốc cũng không đến nỗi khủng khiếp như những gì báo chí Mỹ đang đưa tin.


Nguyên nhân tiếp theo được lý giải từ nguồn cơn vì sao Trung Quốc phải nắm giữ một lượng lớn trái phiếu của Mỹ. Mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc dựa rất nhiều vào xuất khẩu, cho dù từ năm 2008 tới nay, họ chuyển sang tiêu dùng nội địa (và họ đã rất thành công).

Để xuất khẩu nhiều thì phải có người mua, và người mua phải có tiền để mua hàng. Vì thế, Trung Quốc mua trái phiếu Mỹ, như là cách để gián tiếp cho Mỹ vay mà có tiền mua hàng Trung Quốc. Nay, nếu Trung Quốc bán tháo trái phiếu trong hoàn cảnh thuế đánh lên hàng Trung Quốc tăng thì tất nhiên Mỹ càng có cớ để mua "dè xèn" hàng Trung Quốc.



Cho dù có chiến tranh thương mại với Mỹ hay không, việc nắm giữ trái phiếu Mỹ cũng là một lựa chọn không thể đặng đừng mang lời cho Trung Quốc. Kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Trung Quốc nếu để trong "két sắt nhà" thì lãi suất sinh lời hàng năm là 0%. Đem cho Mỹ vay thì còn có thể sinh lời 3-4% mỗi năm. Trung Quốc cũng không thể kiếm ai khác có thể vay số tiền lớn như thế mà đảm bảo rủi ro như công khố Mỹ.



Có người sẽ nghĩ có tiền thừa thì hoặc gửi ngân hàng ăn lời 7-8% một năm hoặc đầu tư làm ăn. Nhưng việc đó chỉ làm được với số tiền trên quy mô cá nhân, còn với hàng trăm, thậm chí hang nghìn tỉ đô la là điều không thể. Bán đứt nợ Mỹ, Trung Quốc sẽ đưa hàng trăm tỉ đô la thành tiền "chết" trong két.



Nếu chúng ta bị ấn tượng với con số hơn 1,1 nghìn tỉ đô-la trái phiếu (gấp 4 lần GDP của quốc gia trăm triệu dân Việt Nam) thì đừng quên chủ nợ thứ hai của Mỹ là Nhật Bản cũng đang nắm giữ hơn một nghìn tỉ đô-la. Nhật Bản cũng chung mục đích cho Mỹ vay tiền mua hàng Nhật và giữ giá Yên thấp.



Nhật Bản với sức ảnh hưởng của mình sẽ không chịu ngồi yên để Trung Quốc tùy tiện sử dụng thứ "vũ khí" trái phiếu này. Một số chủ nợ (cỡ chính phủ) khác như Brasil (giữ 308 tỉ tiền nợ), Ireland (giữ 274 tỉ tiền nợ), Anh (giữ 284 tỉ tiền nợ), Thụy Sĩ (giữ 229 tỉ tiền nợ) cũng sẽ không chịu bó tay.


Xem ra việc đe dọa với thực hiện và xa hơn là hiệu quả thật sự là khoảng cách rất xa vời. Mỹ sẽ không xuống thang trong thương chiến vì họ coi thương chiến là cách giải quyết "hòa bình" không "đổ máu" để kiềm chế Trung Quốc, ngõ hầu bảo vệ vị trí siêu cường quốc số 1 của họ. Chúng ta sẽ chờ xem những diễn biến "thú vị" sắp tới.

Theo cpf.com
Reply
#2
Chuyện Bên Lề: Thế Giới Sẽ Tẩy Chay Trung Quốc?






Tùng Tùng Soong
Reply
#3
Đối với những quốc gia nhược tiểu thì con nợ sợ chủ nợ.  Hì hì…hì hì.  Đối với mí quốc gia siêu cường thì ngược lại, chủ nợ sợ con nợ nó quỵt. Hù nó thì nó làm lơ.  Muốn quýnh nó thì quýnh hông lại.  Lâu lâu nó hắc xì, sổ mủi thì chủ nợ ngã bệnh nằm liệt gường, muốn chít.  Lol Đời thiệt là éo le.   Rollin

Reply
#4
(2022-05-16, 11:58 PM)Hai hòn Wrote: Đối với những quốc gia nhược tiểu thì con nợ sợ chủ nợ.  Hì hì…hì hì.  Đối với mí quốc gia siêu cường thì ngược lại, chủ nợ sợ con nợ nó quỵt. Hù nó thì nó làm lơ.  Muốn quýnh nó thì quýnh hông lại.  Lâu lâu nó hắc xì, sổ mủi thì chủ nợ ngã bệnh nằm liệt gường, muốn chít.  Lol Đời thiệt là éo le.   Rollin

... really Anh ...  Grinning-face-with-smiling-eyes4 ...
Reply
#5
Một nước vừa vượt Trung Quốc trở thành Không quân mạnh thứ 3 thế giới: Dân mạng kinh ngạc

Vy Lam | 21/05/2022 19:23


Cư dân mạng Trung Quốc tỏ ra rất không hài lòng với kết quả bảng xếp hạng này. Họ đưa ra nhiều dẫn chứng để phản bác.

Ấn Độ qua mặt Trung Quốc

Theo tờ EurAsian Times, website World Directory of Modern Military Aircraft (WDMMA) vừa xếp hạng Không quân Ấn Độ (IAF) trở thành Không quân mạnh thứ 3 toàn cầu năm 2022.


Báo cáo của WDMMA đã đánh giá tổng quan khả năng chiến đấu các lực lượng không quân trên khắp thế giới và xếp hạng dựa vào đó.

Theo bảng xếp hạng, Không quân Ấn Độ đang xếp hạng cao hơn Không quân Trung Quốc - đối thủ của họ trong khu vực, Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF), Không quân Israel và Lực lượng Hàng không & Vũ trụ Pháp.



[Image: -1653122128208975342353.jpg]
Màn trình diễn "voi đi bộ" của Không quân Ấn Độ.




WDMMA sử dụng một công thức tính điểm TrueValueRating (TvR), cho phép đánh giá sức mạnh không quân từng nước dựa trên sức mạnh tổng thể, và các yếu tố khác như hiện đại hóa, năng lực tấn công, phòng thủ...


Theo phương pháp này, lực lượng không quân chiến thuật của một quốc gia được đánh giá không chỉ bởi số lượng máy bay, mà còn bởi chất lượng và sự đa dạng trong kho vũ khí của họ.


Không quân Mỹ (USAF) có điểm TvR cao nhất là 242,9. Họ có lực lượng máy bay đa dạng, trong đó nhiều loại được cung cấp nội địa nhờ nền công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ.


Không quân Mỹ có các loại máy bay ném bom chiến lược chuyên dụng, máy bay yểm trợ đường không, lực lượng máy bay chiến đấu và cường kích quy mô lớn (trong số đó có nhiều loại đa nhiệm), hàng trăm máy bay vận tải. Họ cũng đang tiếp tục đặt hàng để trang bị thêm hàng trăm máy bay các loại.


Điều thú vị là 2 vị trí dẫn đầu theo bảng xếp hạng của WDMMA đang thuộc về Không quân và Hải quân Mỹ, tiếp đó mới đến Không quân Nga, Không quân Lục quân Mỹ và Thủy quân Lục chiến Mỹ. Tiếp sau danh sách này là Không quân Ấn Độ và Trung Quốc (PLAAF).


Theo WDMMA, Không quân Ấn Độ (IAF) có tổng cộng 1.645 máy bay đang hoạt động trong kho vũ khí.



[Image: photo-1-16531221550341785827138.png]
Bảng xếp hạng của WDMMA.



Cư dân mạng Trung Quốc phản ứng

Trong khi giới truyền thông Ấn Độ hoan hỉ với bảng xếp hạng, thì cư dân mạng Trung Quốc tỏ ra không hài lòng, họ đặt ra nhiều câu hỏi về năng lực của Không quân Ấn Độ và bảng xếp hạng WDMMA.



Cư dân mạng Trung Quốc cho rằng sở dĩ Không quân Ấn Độ đứng ở vị trí cao hơn là bởi WDMMA thiếu thông tin về Không quân Trung Quốc.

Mạng xã hội Trung Quốc chia sẻ một bài viết nêu rằng: Trong một thời gian dài, Ấn Độ đã phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài để tăng cường năng lực quân sự.


Năm 2016, Ấn Độ đã trả gần 8.7 tỷ USD cho 36 máy bay chiến đấu Rafale nâng cấp từ Pháp. Hiện tại, các máy bay chiến đấu này đã được triển khai tới khu vực biên giới Trung Quốc-Ấn Độ và Ấn Độ-Pakistan để giành lợi thế cạnh tranh với mẫu J-16 và J-20 của Trung Quốc.


[Image: photo-1-16531221745571138961708.png]
Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc.



Bài viết này nói thêm rằng, chính phủ Ấn Độ luôn nhấn mạnh vào chương trình "Make in India" [sản xuất tại Ấn Độ] nhưng hãy cứ nhìn vào chương trình máy bay chiến đấu LCA Tejas của Ấn Độ mà xem, đó là một sự thất vọng.


  • [Image: photo1652503172837-16525031729851614052148.jpg]
    Vì sao tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ có giá đắt gấp đôi Su-30SM của Nga?
Khi Trung Quốc tung ra mẫu máy bay chiến đấu nội địa J-10, Ấn Độ cũng vội vã cho ra mắt LCA Tejas. Khi J-10 bay thử nghiệm, LCA cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm.


Thế nhưng khi J-10 được đưa vào trang bị, LCA vẫn đang thử nghiệm. Khi phiên bản J-10B ra đời, LCA vẫn tiếp tục thử nghiệm.


Và rồi khi Trung Quốc đưa tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 vào thử nghiệm, chương trình LCA của Ấn Độ không có gì khả quan hơn.

Theo các cư dân mạng Trung Quốc, đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy sự yếu kém của Không quân Ấn Độ so với Không quân Trung Quốc. Họ hoàn toàn không đồng tình với bảng xếp hạng này.

soha
Reply
#6
Zero-Covid Là Vì Trung Quốc Muốn Bế Quan Tỏa Cảng?





Tùng Tùng Soong
Reply
#7
Cơ Hội Vàng Cho VN Khi Trung Quốc Bế Quang Toả Cảng?





Nguồn: Tùng Tùng Song
Reply