7 ĐIỀU NGƯỜI MỚI HÀNH THIỀN TỨ NIỆM XỨ CẦN BIẾT
#1
Làm thế nào chánh niệm liên tục trong đời sống mưu sinh của người cư sĩ?



[b][Image: domino.jpg?resize=860%2C632&ssl=1][/b]





1-Trước hết chúng ta cần xác nhận lại thế nào là chánh niệm liên tục:


Sự thấy biết liên tục trong quan sát ghi nhận bên trong và bên ngoài thân tâm chính là chánh niệm liên tục. Tâm sẽ thất niệm hay mất chánh niệm khi không hay biết về nó hay đối tượng của chính nó. Có sự nhầm lẫn rằng khi biết tâm có tham, có sân, có si thì không phải là chánh niệm. Dẫn đến việc khi thấy biết tâm tham, sân, si sinh khởi là hành giả cho rằng mình vẫn bị tham, bị sân, bị si và không hài lòng với việc thực hành quan sát. Chúng ta phải biết rằng chúng ta chưa phải là bậc Thánh nên các tâm tham, sân, si sinh lên theo duyên và cảnh của chúng, không theo ý muốn của ai. Nhưng ngay khi quan sát được các tâm này sinh lên và diệt đi thì cũng chính là đang chánh niệm. Đức Phật dạy quán Tâm trong Tứ Niệm Xứ như sau:



“Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo: “Với tâm có tham, biết rằng tâm có tham”; hay “Với tâm không tham, biết rằng tâm không tham”; hay “Với tâm có sân, biết rằng tâm có sân”; hay “Với tâm không sân, biết rằng tâm không sân”; hay “Với tâm có si, biết rằng tâm có si”; hay “Với tâm không si, biết rằng tâm không si…”



Tập chánh niệm chính là tập làm quen, hay tạo thói quen quan sát, ghi nhận với sự “THẤY BIẾT” của tâm. Sống với sự thấy biết ấy chính là sống trong chánh niệm. Chứ không phải sống với tâm tham hay không tham, sân hay không sân, si hay không si khi chúng xuất hiện. Các tâm này khi bị quan sát chúng sẽ trở thành đối tượng hay đề mục chứ không còn là chủ thể trong suy nghĩ, lời nói và hành động nữa. Tâm chánh niệm đồng sinh với tâm trí tuệ tỉnh giác trở thành chủ thể của sự THẤY BIẾT trong chánh niệm. Chức năng của tâm sở Chánh Niệm là thấy biết (quan sát, ghi nhận) đối tượng. Chức năng của tâm sở Trí Tuệ là thấy biết (ghi nhận, quan sát) sự vô thường, khổ, vô ngã của đối tượng cũng như chủ thể. Các tâm chủ thể này cũng sinh diệt liên tục theo đối tượng của nó nên cho chúng ta tưởng có “tánh thấy”, “tánh biết” thường hằng, thường trú. Nhưng thật ra không phải như vậy vì trong mỗi giây có hàng tỷ sát na tâm sinh diệt liên tục nối tiếp nhau. Nghĩa là không có gì là chính nó trong chớp mắt.



Như vậy chánh niệm liên tục chính là quan sát ghi nhận liên tục trên bốn niệm xứ (thân, thọ, tâm, pháp), chính là toàn bộ đời sống bên trong và bên ngoài thân tâm chúng ta. Bất cứ điều gì xảy ra mà tâm thấy biết thì đó là chánh niệm. Thấy biết từ những hơi thở, cử chỉ oai nghi, sinh hoạt, ăn uống nhai nuốt, cho đến các cảm giác, sự hay biết của các loại tâm, các đối tượng sinh khởi qua 6 giác quan… Mọi ý muốn, mong cầu, chán nản, thất vọng, lo âu, nghi ngờ, lờ đờ, buồn ngủ, phóng dật,… đều bị quan sát bởi chính sự THẤY BIẾT của tâm chánh niệm và tỉnh giác.



Trong quyển Mặt Hồ Tĩnh Lặng, ngài Ajahn Chah kể lại rằng Đức Phật đã khích lệ Chư Tăng khi Ngài xác quyết: “Người nào kiên trì nỗ lực hành thiền thì sẽ đắc quả trong vòng bảy ngày. Nếu bảy ngày không thành thì sẽ thành đạo trong vòng bảy tháng hay bảy năm. Một nhà sư trẻ tuổi Hoa kỳ nghe vậy hỏi Ajahn Chah điều đó có thật hay không? Ajahn Chah nói chắc rằng nếu thầy chánh niệm liên tục trong vòng bảy ngày thì thầy sẽ thành đạo.” Điều này xác quyết thực hành CHÁNH NIỆM LIÊN TỤC chính là chúng ta đang trên con đường của Thánh đạo. Vậy tại sao chúng ta lại còn chần chừ hay loay hoay ở chỗ này hay chỗ khác, có chỗ nào nằm ngoài thân tâm mình đâu, cho dù chúng ta đang làm gì, đang ở đâu đi chăng nữa.


2-Bây giờ chúng ta cùng trao đổi xem phương cách nào để hỗ trợ chánh niệm liên tục trong đời sống mưu sinh của người cư sĩ:



Không phải bất cứ việc gì xảy ra cũng chánh niệm dễ dàng, vì chúng ta chưa phải là bậc Thánh, hơn nữa nếu việc thực hành chánh niệm của chúng ta còn chưa thuần thục, tự nhiên. Trong đời sống mưu sinh với nhiều lo toan và ràng buộc với người thân, người cư sĩ đối diện với rất nhiều tâm tham, sân, si sinh khởi liên tục. Có nhiều cách đối trị để hỗ trợ cho chánh niệm sinh khởi. Ở đây chúng ta có thể học tập lời dạy trong kinh Tất Cả Lậu Hoặc. Trong bài kinh này, Đức Phật đã trao cho chúng ta 7 cách để đoạn trừ lậu hoặc, chính là các phương pháp giúp chúng ta duy trì và hoàn thiện việc chánh niệm và chánh niệm liên tục.




Trích dẫn từ Kho Tàng Pháp Học:



“1. Đoạn trừ do tri kiến (Dassanā pahātabbā), tức là biết tác ý pháp cần tác ý, và không tác ý pháp không cần tác ý, nhờ vậy mà các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, các lậu hoặc đã sanh bị trừ diệt.



2. Đoạn trừ do thu thúc (Saṃvarā pahātabbā), tức là thúc liễm sáu căn như mắt, tai… nhờ vậy các lậu hoặc không có.



3. Đoạn trừ do thọ dụng (Paṭisevanā pahātabbā), tức là khi thọ dụng tứ sự có chơn chánh giác sát, khéo quán tưởng, nhờ vậy các lậu hoặc không khởi lên hoặc không còn nữa.



4. Đoạn trừ do kham nhẫn (Adhivāsanā pahā tabbā), tức là biết chịu đựng nhẫn nại với nghịch cảnh, nhờ vậy các lậu hoặc không khởi lên hoặc không còn nữa.



5. Đoạn trừ do né tránh (Parivajjanā pahātabbā), tức là biết thận trọng, tránh né mối hiểm họa có thể sanh phiền não như bạn xấu, thú dữ, chỗ lai vảng không thích hợp… nhờ vậy các lậu hoặc không khởi lên hoặc không còn nữa.



6. Đoạn trừ do dẹp bỏ (Vinodanā pahātabbā), tức là biết từ bỏ, từ khước, không chấp nhận các tà niệm sanh khởi như dục tầm, sân tầm và hại tầm, nhờ vậy các lậu hoặc không khởi lên hoặc không còn nữa.



7. Đoạn trừ do tu tập (Bhāvanā pahātabbā), tức là khéo tu tập bảy giác chi: niệm, trạch pháp, cần, hỷ, tịnh, định và xả, dựa trên viễn ly vô nhiễm, đoạn diệt, phóng thích. Nhờ tu tập như vậy các lậu hoặc không có hoặc không còn nữa.” (Hết trích dẫn)

Nếu chúng ta không biết né tránh, phòng hộ, thọ dụng, kham nhẫn…thì rất khó để chánh niệm sinh khởi. Việc áp dụng 7 phương pháp đoạn trừ sẽ hộ trì, giúp chúng ta trong quan sát chánh niệm liên tục ở mọi lúc mọi nơi, trong công việc mưu sinh cũng như trong mọi sinh hoạt của đời sống. Chánh Niệm (quan sát, ghi nhận) là pháp hành không phải là pháp học, nên chúng ta chỉ thấy được Chánh Niệm khi bước vào quan sát thân tâm liên tục, lúc đó các hoài nghi sẽ chấm dứt theo thời gian. Tất nhiên việc thực hành đạt tới đâu, mức độ nào còn tùy thuộc vào ba la mật và sự tinh tấn của mỗi người trong kiếp sống này.

(Thấy Biết)
tuniemxu.org
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#2
Một Thiền Giả Rối Trí Đến Gặp Đức Phật



[Image: images?q=tbn:ANd9GcQPuu4odK1KaTMxEEFAvs4...Q&usqp=CAU]


Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Đôi lúc sự thiền của ông được an định, đôi lúc không. Ông không thể làm nó được ổn định. Lúc được, lúc không. Đôi lúc ông cảm thấy biếng nhác, đôi lúc lại nhiệt thành. Lúc siêng, lúc chán. Do vậy, ông bắt đầu sinh nghi ngờ, và thấy mình cần phải học hỏi thêm về con đường tu tập. Rồi ông nghe đồn về người thầy nào đó là rất nổi tiếng, rất xuất chúng. Ông đến học và quay về áp dụng tu tập lại.



 Rồi sau khi tu tập những cách đã học được, ông lại thấy có cái được, có cái không. Rồi lại tiếp tục nghi ngờ. Ông lại lên đường đến gặp một người thầy danh tiếng khác để học hỏi, rồi lại quay về tu tập theo những cách đã học. Nhưng rồi lại thấy lúc được lúc không. Sự nghi ngờ càng tăng lên. Ông rối trí đến nỗi chán chường.



 Một bữa nọ ông nghe người ta nói về đức Gotama (Cồ-đàm) là một vị thầy xuất chúng. Ông nghe lòng phấn khởi và lại lên đường đi tìm gặp Phật. Phật giảng giải như vầy:



 “Cố đạt sự hiểu biết từ lời nói của người khác thì sẽ không làm hết sự nghi ngờ. Người ấy càng lắng nghe, người ấy càng nghi ngờ. Càng lắng nghe, người ấy càng thêm rối trí”…

 “Nghi ngờ không phải là cái mà người khác có thể giải quyết cho chúng ta. Người khác chỉ có thể giải thích về sự nghi ngờ; còn chúng ta phải tự trải nghiệm để đi đến sự hiểu biết cho chính mình”…


 Trong tấm thân năm uẩn này, sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Đó chính là những người thầy của ta, cho ta sự hiểu biết; nhưng cần phải có sự điều tra và thiền tập đúng đắn. Nếu ông muốn hết nghi ngờ, vậy ông cần phải ngừng lại và điều tra về thân và tâm”…


 “Dẹp bỏ quá khứ. Dù là đó là việc thiện hay bất thiện, hãy dẹp bỏ chúng. Không ích lợi gì để nắm giữ nó bây giờ. Những việc tốt đã qua. Những việc xấu cũng đã qua”…


 “Tương lai thì chưa đến. Những gì sẽ xảy ra thì sẽ xảy ra và chấm dứt trong tương lai. Khi nào nó xảy ra, cứ nhận biết nó và bỏ qua mà không dính chấp vào nó”…


 “Những gì xảy ra trong quá khứ đã biến mất. Sao ông cứ lãng phí bản thân để suy nghĩ về nó?. Trong hiện tại, ông không cần dính líu đến nó. Ông không cần phải ngừng các ý nghĩ và nhận định, nhưng sau khi đã nghĩ hay nhận định về quá khứ, ông ý thức về điều đó và để nó biến đi, bởi vì đó là điều đã chấm dứt trong quá khứ”…


 “Tương lai thì chưa tới. Hiểu biết về những ý nghĩ về tương lai khi chúng khởi sinh và biến mất, và để chúng biến đi. Những ý nghĩ về thời quá khứ là vô thường. Thời tương lai thì không chắc chắn. Biết về chúng, và để chúng biến đi. Nhìn vào hiện tại, ngay bây giờ. Nhìn vào hiện pháp (dhamma) mà ông đang trải nghiệm tại đây và bây giờ. Đừng nghĩ rằng vị thầy này hoặc vị thầy kia sẽ giải quyết giùm những nghi ngờ của ông”.

 ——–

Đức Phật không khen người chỉ biết tin vào người khác. Những người cứ tin vào lời người khác rồi thấy vui hay buồn thì không được Phật khen ngợi. Sau khi hiểu lời của người khác, mình phải biết buông bỏ, bởi vì những lời đó là của người khác (có từ sự trải nghiệm của riêng họ) và do vậy không nên dính chấp vào chúng. Ngay cả khi những lời đó đúng, thì cũng đúng với người đó. Ta phải biết ứng dụng những lời đó vào thực hành. Nếu chúng ta không thực hành để tự biết ý nghĩa của những lời đó, thì chúng ta không được Phật khen. (Phật cũng không khen chúng ta tin ngay vào lời Phật, tin mà không thực hành để tự tin tự chứng là không đúng đắn).


 Tôi đã luôn nói về Giáo Pháp chỗ này là hãy tự nhìn vào bên trong mình để nhìn thấy, để hiểu biết và để chứng ngộ cho chính mình. Nếu ai nói điều gì là đúng, đừng vội tin ngay. Nếu ai nói điều gì sai, đừng vội tin ngay. Vì ta chưa thể biết điều đó là đúng hay sai, đúng hay sai là do người đó nghĩ mà thôi. Bất kỳ giáo lý nào bạn cũng nên đem nó vào bên trong mình và thực hành nó để chứng thực xem nó đúng hay sai, ngay tại đây và bây giờ.


 Sự tu tập của mỗi người là khác nhau, vì mỗi người có căn trí khác nhau. Chúng ta đến gặp các thiền sư và cố học hiểu cách tu của họ. Chúng ta nhìn vào phương pháp (pháp môn) và tư cách của họ, nhưng những thứ đó chỉ là thứ bên ngoài đối với chúng ta. Nếu ta cứ lo học theo người khác mà không tự tu, thì những nghi ngờ vẫn luôn còn trong tâm. “Tại sao thầy này tu cách này? Tại sao thầy kia tu cách kia?. Tại sao thầy này dạy nhiều, còn thầy kia thì dạy ít, và thầy nọ thì chẳng dạy điều gì?”. Kiểu nghi vấn này càng làm ta rối trí.


 Tìm ra cách tu tập đúng đắn cho mình là việc của mỗi người, chứ không phụ thuộc vào những điều các thầy đã nói. Chúng ta có thể học tập theo gương người khác, nhưng quan trọng là phải biết nhìn vào bên trong mình để tự mình dẹp bỏ sự nghi ngờ. Do vậy, Đức Phật đã dạy vị trưởng lão kia hãy chánh niệm vào giây phút hiện tại, đừng để tâm ông ta trôi giạt về quá khứ hay tương lai.


 Do vậy trong mọi lúc hãy theo dõi tâm mình. Dù thế sự thế nào, điều đó không là vấn đề—chỉ cần nhìn thấy chúng là không chắc chắn, chúng chỉ là vô thường. Đây là cách duy nhất Phật đã dạy cho vị trưởng lão. Thông qua việc tự thân tu tập, ông ta có thể nhìn thấy pháp (dhamma), chứng ngộ là việc tự thân chứng nghiệm bên-trong thân-tâm mình. 

Vòng luân hồi sinh tử (samsara), giống như cái vòng cuốn xoáy, ta không cần chạy theo nó. Nó chạy giáp vòng, nó quá nhanh. Nếu vậy ta chỉ nên đứng lại một chỗ, cứ để nó quay. 

Con thằn lằn có thể cố chạy theo nó; ta cứ đứng yên và nhìn thấy con thằn lằn quay lại và quay lại nhanh chóng. Nó rất nhanh, đó là những vòng lặp lại của vạn pháp thế gian. Nhưng đối với người có trí tuệ, điều đó không sao.

 Nếu một người biết chánh niệm thì trong mọi tình huống mọi sự đến rồi đi, cứ quan sát và nhìn chúng đến-đi, có-mất, sinh-diệt, chẳng có gì hại đến tâm ta.

Lẽ sinh diệt, lý tu hành (Ajahn Chahn)
Lê Kim Kha dich sang lời Việt

tuniemxu.org
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#3
Tôi cần làm gì để thực hành Tứ Niệm Xứ?



[Image: image1-19.jpeg?resize=860%2C860&ssl=1]




Hỏi: Tôi cần làm gì để thực hành được thiền Tứ Niệm Xứ?



Đáp: Bạn cần làm trên cả hai phương diện: Pháp Học và Pháp Hành.



A/ Pháp Học:


1/ Đọc và nếu có thể thì học thuộc kinh Đại Niệm Xứ (kinh số 22) Trường Bộ Kinh hoặc kinh Niệm Xứ (kinh số 10) Trung Bộ Kinh.


2/ Đọc các sách “giảng giải về Tứ Niệm Xứ” và “giảng giải về Đại Niệm Xứ”. Các sách này có thể tìm thấy trên Google.


3/ Tìm nghe các bài pháp về Tứ Niệm Xứ trên Youtube. Bài giảng nào có tiếng, chữ Pali minh hoạ thì mới giảng đúng về Tứ Niệm Xứ.


4/ Đọc và học Vi Diệu Pháp. Tìm hiểu kỹ về chân đê, tục đế, sắc pháp, tâm, tâm sở để khi thực hành Tứ Niệm Xứ không bị nhầm lẫn đề mục và hiểu rõ đề mục ở mức lý thuyết.



B/ Pháp Hành:


1/ Tìm đến các ngôi chùa, thiền viện PG Nguyên Thuỷ (chùa nào có kinh tụng bằng tiếng Pali là chùa PG Nguyên Thuỷ) để quy y tam bảo, thọ ngũ giới.

2/ Học tụng kinh tiếng Pali và tiếng Việt (song ngữ).


3/ Tham dự các khoá thiền Tứ Niệm Xứ mở hàng năm ở nhiều nơi. Đặc biệt ở TV Phước Sơn luôn có các khoá thiền 10-30 ngày mở vào các tháng trong năm. Hoặc tham dự khoá thiền 10 ngày Goenka, đăng ký tại dhamma.org.


4/ Sắp xếp công việc hàng ngày phù hợp để có thể thiền hay đọc sách giáo lý từ 1-2 tiếng. Tham dự nghe các bài giảng pháp ở chùa, thiền viện PG Nguyên Thuỷ khi có dịp thuận lợi.


5/ Tránh những nơi sinh hoạt, công việc, bạn bè không phù hợp với thực hành ngũ giới.


6/ Làm những việc trong 10 phước thiện (bố thí, trì giới, hành thiền, cung kính, phục vụ, hồi hướng, hoan hỷ, nghe pháp, thuyết pháp, chánh kiến). Để tích luỹ Minh và Hạnh cho việc thực hành Tứ Niệm Xứ được thuận lợi.


7/ Luôn nghĩ cuộc đời gặp được chánh pháp không phải là dễ. Mình có thể bệnh và chết bất cứ lúc nào. Cơ hội gặp các vị thầy, các thiện bạn hữu không phải lúc nào cũng có. Nhờ vậy mà bạn sẽ xếp ưu tiên số 1 trong các ưu tiên hàng ngày để thực hành.



C/ Pháp Thành:


Làm được như vậy liên tục trong nhiều tháng, nhiều năm (kinh Tứ Niệm Xứ nói từ 7 ngày, 7 tháng, 7 năm liên tục) thì bạn sẽ thành tựu ở cả 3 phương diện: Pháp Học, Pháp Hành, Pháp Thành.

tuniemxu.org
(Thấy Biết)
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#4
NGÓN TAY CHỈ GÌ ?


Bài viết này dựa trên câu nói huyền thoại: “Ngón tay chỉ trăng” khi các bậc giảng sư tâm linh thường dùng câu nói này với ý nghĩa mỗi người phải lìa bỏ ngòn tay chỉ, để thấy được mặt trăng. Nghĩa là đừng nhìn vào ngón tay mà hãy nhìn vào mặt trăng. Mặt trăng ví cho chân lý. Ngón tay ví cho pháp học, pháp hành.

 

Câu hỏi đặt ra là loại pháp học và pháp hành nào sẽ dẫn đến chân lý và loại nào không dẫn đến chân lý?!. Ngón tay nào chỉ đúng hướng và ngón tay nào chỉ sai hướng chân lý?!. Cũng có câu:”Được ý quên lời”. Nhưng nếu lời không rõ ràng, lấp lửng, chơi chữ đoán nghĩa thì ý cũng sẽ bị hiểu tù mù và khó mà đạt tới chân lý.

 

Vào thời Đức Phật còn tại thế có tới 62 tà kiến tương ứng với 62 ngón tay chỉ “trăng” của các ngoại đạo sư trong các tôn giáo khác nhau. Các đệ tử trong các tôn giáo này cũng đều “đạt ý quên lời” vị thầy và theo hướng tay chỉ. Trong đó có 6 giáo phái nổi bật nhất được quần chúng tôn sùng, còn gọi là nhóm Lục Sư ngoại đạo. Chúng ta cùng xem lại ngón tay của các vị ấy ấy chỉ những gì:

 

[Image: istockphoto-1208521248-612x612-1.jpg?res...C408&ssl=1]

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

 

1-Giáo phái Nigantha Nàtaputta cho rằng còn chấp vào quần áo che thân chính là còn bản ngã, nên chủ trương không mặc quần áo, sống loã thể để chấm dứt bản ngã. Do sống loã thể nên thân thể phải chịu bụi bẩn, nóng ẩm, giá rét nên giáo phái này còn gọi là nhóm Khổ Hạnh.

 

Ngày nay chúng ta cũng thấy có nhóm chấp không lập văn tự gọi là “bất lập văn tự” hay “đọc kinh vô tự khỏi lo âu” để thoát khỏi bản ngã nhưng nhân danh Phật giáo làm cho một số người tin theo.

 

2-Giáo phái Makkhali Góàla cho rằng con người còn chấp vào nỗ lực, sự tinh tấn của bản thân là còn bản ngã vì không chịu thuận theo tự nhiên. Phái này chủ trương khổ vui của con người cũng là tự nhiên. Khi trải qua đủ 8.400.000 kiếp là tự nhiên giải thoát, nên nhóm này gọi là Tự Nhiên Tánh. Nhóm này bị Đức Phật phê phán nhiều nhất và gọi giáo chủ Makkhali của nhóm này là bất hạnh của chư thiên và loài người, là bẫy sập của các loài hữu tình.

 

Ngày nay chúng ta cũng thấy có nhóm tu theo chủ trương “tự nhiên tánh”, tâm rỗng rang, thênh thang như mây trôi, nước chảy, là đạt đạo, nhưng nhân danh Phật giáo nên được một số người tin theo.

 

3-Giáo phái Sanjaya Belatthiputta cho rằng con người bị chi phối bởi không gian, thời gian, hoàn cảnh, phong tục tập quán nên tâm trí con người không có khả năng (bất khả tri) đạt tới chân lý tuyệt đối. Con người chỉ cần sống tuỳ thuận hoàn cảnh, sau khi trải qua vô số kiếp sẽ tự nhiên đắc đạo. Giáo phái này có thể gọi là nhóm Tuỳ Thuận Không Nghi.

 

Ngày nay chúng ta cũng thấy có nhóm tu theo chủ trương tuỳ thuận hoàn cảnh, “tuỳ duyên thuận pháp”, “ung dung trong ràng buộc” là tự do, là thoảt khỏi bản ngã, nhưng nhân danh Phật giáo nên được một số người tin theo.

 

4-Giáo phái Ajita Kéakmabala cho rằng chết là hết, vì thân do tứ đại (đất, nươc, lửa, gió) tạo thành, khi chết tứ đại tan rã, không còn gì cả. Vì thế phủ định nhân quả như không có tội, phước, quá khứ, vị lai, con người chỉ việc hưởng lạc trong hiện tại khi còn sống. Giáo phái có thể gọi là nhóm Tận Hưởng Hiện Tại.

 

Ngày nay chúng ta cũng thấy có nhóm tu theo chủ trương “thực tại hiện tiền”, không có khổ, vì khổ vui tuỳ thuộc vào suy nghĩ chủ quan của con người, nhưng nhân danh Phật giáo nên được một số người tin theo.

 

5-Giáo phái Purana Kassapa cho rằng không có nghiệp báo, thiện ác, những việc đó là do con người bịa đặt để lừa gạt, nên ai muốn làm gì thì làm. Có thể gọi giáo phái này là nhóm Vô Nghiệp Đạo.

 

Ngày nay chúng ta cũng thấy có nhóm tu theo chủ trương Vô Hiệu Nghiệp (Ạhosi) bằng niệm câu Ahosi kèm rảy nước cho là nhân quả và nghiệp sẽ tiêu tan, nhưng nhân danh Phật giáo nên được một số người tin theo.

 

6-Giáo phái Pakudha Kaccana cho rằng con người không thật có mà chỉ là sự tập hợp của 8 yếu tố không sanh không diệt là đất, nước, gió, lửa, không gian, khổ, vui và linh hồn. Sự sống và chết chỉ là hội tụ hay tan ra của 8 yếu tố trên. Kiếp sống và sự khổ vui của con người do cõi trời Tự Tại Thiên tạo ra và quyết định. Có thể gọi giáo phái này là nhóm Định Mệnh Đạo.

 

Ngày nay chúng ta cũng thấy có những nhóm tu theo chủ trương cầu xin ban phúc, biến Phật giáo thành thần quyền, thành cõi Trời cực lạc, nhưng nhân danh Phật giáo nên được một số người tin theo.

 

6 ngón tay chỉ “trăng” của 6 bậc đạo sư ngoại đạo này có đưa đến chân lý Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) hay không? Tất nhiên câu trả lời là không. Để có câu trả lời này, chúng ta vô cùng may mắn khi ra đời gặp giáo pháp của Đức Phật Gotama. Không phải ngẫu nhiên Đức Phật tuyên bố Ngài không có người ngang bằng, và là bậc tối thượng giữa các loài hai chân.

 

Chúng ta cần biết ơn và đền ơn chư Phật đã chỉ ra chân lý diệt khổ. Biết ơn và đền ơn các vị Thánh tăng, thầy Tổ đã hết lòng giữ gìn gần như nguyên vẹn lời dạy của Đức Phật và các bậc Thánh A La Hán hơn 2500 năm qua, với 6 lần tập kết kinh điển cho đến ngày hôm nay. Cùng với sự tinh tấn tu tập pháp Học, pháp Hành để tích luỹ Minh và Hạnh trên con đường chấm dứt mọi khổ như chư Phật và các bậc Thánh đã đi qua và chỉ dạy. Để làm được những việc này, chúng ta cần nhận diện ngón tay nào chỉ đúng và ngón tay nào chỉ sai. Có như vậy thì chúng ta mới có thể chứng ngộ chân lý Tứ Diệu Đế và giúp cho Chánh pháp trường tồn trong thế gian. Để làm được những việc này, việc đầu tiên, cần thiết là chúng ta phải nhận diện, biết rõ đâu là tư tưởng, giáo lý của ngoại đạo đã lẫn vào trong lời dạy của Đức Phật thông qua màu áo của Phật tử, màu áo của chư Tăng, đã bẻ cong theo hướng chỉ của ngoại đạo.

 

“Ví như, này các Tỷ-kheo, trong tất cả loại vải được dệt, mền được dệt bằng tóc được xem là hạ liệt nhất. Mền được dệt bằng tóc, này các Tỷ-kheo, khi trời lạnh thì lạnh, khi trời nóng thì nóng, xấu xí, có mùi hôi, xúc chạm khó chịu. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong các chủ thuyết của các Sa-môn ngoại đạo tuyên bố, chủ thuyết của Makkhali được xem là hèn hạ nhất. Này các Tỷ-kheo, Makkhali, kẻ ngu si có thuyết như sau; có kiến như sau: “Không có nghiệp, không có nghiệp quả, không có tinh tấn”….

 

Còn Ta, này các Tỷ-kheo, nay là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác cũng chủ trương có nghiệp, chủ trương có nghiệp quả, chủ trương có tinh tấn. Nhưng này các Tỷ-kheo, chỉ có Makkhali, kẻ ngu si nói phản lại tất cả: “Không có nghiệp, không có nghiệp quả, không có tinh tấn”. (Kinh Mền Bằng Tóc, Kinh Tăng Chi, HT Thích Minh Châu dịch)

 

“Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, lại phạm tội lớn, này các Tỷ-kheo, như tà kiến. Tối thắng tà kiến, này các Tỷ-kheo, là phạm tội lớn.

 

Ta không thấy một người nào khác, này các Tỷ-kheo, được tuân theo đưa lại bất hạnh cho đa số, bất lạc cho đa số, thất lợi cho đa số, đem đến bất hạnh, bất lạc cho chư Thiên và loài Người, này các Tỷ-kheo, như kẻ ngu si.

 

Ví như, này các Tỷ-kheo, tại cửa sông có đặt một cái nơm bẫy cá, đem lại bất hạnh đau khổ, tổn thương, tổn hại cho nhiều cá. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si Makkhali xuất hiện ở đời, Ta nghĩ rằng như là một cái nơm bẫy cá cho loài Người, đưa đến bất hạnh, bất lạc, bất lợi, đau khổ, tổn thương, tổn hại cho nhiều loại hữu tình.

 

Ai khuyến khích chấp nhận một pháp luật được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo, thời người khuyến khích và người được khuyến khích như vậy tuân hành, tất cả đều đem lại nhiều vô phước. Vì cớ sao? Vì pháp được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo”. (Kinh Một Pháp, Kinh Tăng Chi HT Thích Minh Châu dịch)

 

(Thấy Biết, tuniemxu.org)


Tuniemxu.org
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#5
Dòng Chảy Liên Tục Hiện Tại Diệt Ý Niệm Tôi, Ta và Tà Kiến


Có câu truyện thiền kể rằng có một vị pháp sư thuộc nhiều kinh điển và giảng kinh thuyết pháp rất nổi tiếng. Khi gặp một bà lão bán nước, bà lão hỏi ngài pháp sư rằng: “Tâm quá khứ đã qua, tâm tương lai chưa đến, tâm hiện tại thì luôn liên tục trôi chảy. Ngài lấy tâm gì để thuyết giảng?!” Vị pháp sư không đáp được liền bỏ đi thẳng vào trong núi để chuyên tâm hành thiền.

Nếu vị pháp sư ấy đã trải nghiệm hành thiền Tứ Niệm Xứ thì câu trả lời không còn là vấn đề nữa. Vì ngay khi bà lão hỏi xong câu hỏi thì câu hỏi ấy cũng trở thành quá khứ. Nếu vị pháp sư trả lời thì khi âm thanh truyền đến tai của bà lão thì cũng là quá khứ. Bất cứ cái gì chúng ta nắm bắt qua sáu giác quan đều trở thành quá khứ ngay khi chúng vừa nắm bắt. Nói cách khác hiện tại mà chúng ta nắm bắt nó trôi chảy liên tục như tuột khỏi tay chúng ta ngay khi vừa nắm bắt. Cũng giống như khi chúng ta dùng tay vốc nước lên rồi nắm chặt tay lại. Cho nên vị pháp sư chỉ cần trả lời bà lão rằng: Bà dùng tâm gì để nói thì tôi cũng dùng tâm ấy để thuyết giảng. Đây cũng là điều đã được dạy trong thiền Tứ Niệm Xứ, phần quán nội tâm và ngoại tâm: Tâm của hành giả quán như thế nào thì tâm của người khác cũng cùng cách quán như thế.



Ngay khi bạn vừa đọc những dòng chữ này thì những dòng chữ này đã trở thành quá khứ trong cái nhìn của bạn. Tâm đọc những câu chữ tiếp theo là một tâm khác sinh lên thay thế cho tâm vừa đọc, trong dòng chảy sinh diệt bất tận của tâm và cảnh và cứ tiếp nối như vậy mãi trong đời sống chúng ta.
 


Điều gì xảy ra trong tâm bạn khi bạn chứng kiến mình không thể nắm giữ được bất cứ cái gì qua sáu giác quan?! Bởi bạn đã thấy rằng chúng biến mất ngay khi chúng vừa có mặt. Bạn sẽ cảm thấy bất lực khi nắm giữ bất cứ cái gì và thấy rõ có lực của sự áp chế nào đó trong dòng chảy sinh diệt liên tục này. Áp chế bởi sinh diệt liên tục gọi là Khổ (dukkha). Bất cứ cái gì hiện hữu dưới dạnh thân tâm (sắc và danh) đều bị áp chế diệt ngay khi chúng vừa hiện hữu nên chúng là Khổ đế. Sự bất lực khi không thể thoát khỏi lực áp chế này thể hiện sự vô ngã của mọi hiện hữu. Nghĩa là nếu bạn có ngã, có cái tôi và của tôi, thì không có cái tôi nào muốn bị diệt ngay khi nó vừa sinh lên. Đây là sự phủ định cái tôi hiện hữu bằng sự thực chứng, hành giả thấy được sự sinh diệt liên lục của danh sắc, nhất là khi sự diệt rõ hơn cả sự sinh. Nghĩa là không cái gì là chính nó khi nó vừa được sinh ra. Cái tôi ảo tưởng bị huỷ diệt trong khi hành thiền minh sát. Chúng ta không còn là chúng ta khi vừa có mặt. Bởi sự thật chúng ta là vô ngã, cái tôi, chúng tôi là một ảo tưởng do sự vô minh bởi không thấy dòng chảy sinh diệt của vật chất và tâm, của danh và sắc, hay không thấy Khổ đế như lời Đức Phật định nghĩa về vô minh.



Để phá tan sự vô minh, Đức Phật để tuyên bố con đường duy nhất là Tứ Niệm Xứ. Nghĩa là trong Tứ Niệm Xứ, hành giả sẽ thấy được dòng chảy sinh diệt liên tục của thân tâm. Thấy được sự mất ngay khi vừa có trong từng hơi thở, bước chân, co tay, quay đầu, nhai nuốt…. hay bất cứ cái gì trong bốn xứ là thân, thọ, tâm, pháp. Hành giả thấy được sự áp chế buộc phải diệt đi của mọi tư thế, mọi cảm thọ, mọi ý muốn, mọi cảnh được thấy qua sáu giác quan trong sự vô thường (sinh diệt liên tục). Hành giả thấy không gì có thể nắm giữ được trên cái thân và tâm gọi là thân tôi, tâm tôi này. Chẳng có gì để hành giả có thể nương tựa, nắm giữ trong cái dòng chảy sinh diệt nhanh đến mức sự nối tiếp của thân và tâm như bị cô đặc, như đang đứng yên.





[Image: maxresdefault.jpg?resize=860%2C484&ssl=1]



 

Do không thực chứng sự sinh diệt vô cùng nhanh chóng gần như đứng yên của tâm, mà ý niệm tánh thấy, tánh biết của tâm là bất sinh bất diệt được tạo ra trong pháp môn “tự tánh”, “chân tâm” trong sáng, thanh tịnh, thường hằng, thường trú. Một tà kiến mới khởi sanh lên bởi ý niệm này tạo ra. Một cái ngã có tên gọi là “tánh thấy”, “tánh biết” được tạo ra để tu tập trên ý niệm về sự bất sinh bất diệt, nên không thể có Chánh kiến bằng sự tu tập trên ý niệm tà kiến này.



“Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể chấp nhận các hành là thường còn, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể chấp nhận các hành là thường còn, sự kiện này có xảy ra.” (Kinh Chấp Nhận Các Hành Là Thường Còn, HT T.M.Châu dịch)



Như Đức Phật đã dạy trong câu nói trên: Một khi đã thực chứng nghĩa là có Chánh Kiến về sự sinh diệt của thân tâm thì tà kiến về thường hằng thường trú của các hành (thân hành và tâm hành) sẽ không thể có nữa. Chỉ có phàm phu chưa có Chánh kiến mới chấp nhận các hành (thân hành và tâm hành) là thường còn. Bất cứ cái gì bên trong và bên ngoài thân tâm này đều đang vận hành theo quy luật sinh diệt liên tục của vô thường. Chúng ta không thể tìm thấy bất cứ cái gì bên trong và bên ngoài thân tâm chúng ta mà không bị biến đổi, vô thường.



Tà kiến về thường còn của vật chất và tâm bị diệt ngay khi chúng ta thực chứng sự sinh diệt liên tục của thân tâm. Tà kiến về đoạn diệt (diệt rồi không sinh lên nữa) của vật chất và tâm cũng diệt theo vì không có cái gì bị diệt trên thân tâm mà không sinh lên ngay sau sự diệt đó để nối tiếp dòng chảy liên tục của sự sinh diệt.
 


Đồng thời mọi tham muốn và ghét bỏ trở nên vô nghĩa trong tâm hành giả. Ảo tưởng về cái tôi, ta cũng biến mất theo trong khoảnh khắc đó. Chúng ta sẽ không thể thực chứng được dòng chảy liên tục sinh diệt trong hiện tại này ở bất cứ đâu ngoài thân tâm, ngoài các đề mục trong Tứ Niệm Xứ. Nghĩa là chúng ta không thể phá vỡ vô minh, không thể phá vỡ tà kiến về thường còn và đoạn diệt, không thể phá vỡ ảo tưởng “tôi, ta” để thực chứng vô ngã, một khi không thực hành thiền Tứ Niệm Xứ. Khi thực chứng vô ngã, theo thời gian, mọi gánh nặng của nghiệp sẽ được đặt xuống từng phần và toàn phần. Nghĩa là khi nhân quả và nghiệp xảy ra nhưng vị hành giả ấy sẽ không còn thấy đó là gánh nặng nữa như Đức Phật đã dạy: “Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời.” (Kinh Đại Niệm Xứ)



(Thấy Biết, tuniemxu.org)


Share this:
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#6
Tâm Đặt Sai Hướng Và Tâm Đặt Đúng Hướng



1-Tâm đặt sai hướng và tâm đặt đúng hướng:


“Ví như, này các Tỷ-kheo, sợi râu của lúa mì, hay sợi râu của lúa mạch bị đặt sai hướng, khi tay hay chân đè vào, có thể đâm thủng tay hay chân, hay có thể làm đổ máu; sự tình này không xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì sợi râu bị đặt sai hướng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo với tâm bị đặt sai hướng, có thể đâm thủng vô minh, làm minh sanh khởi, có thể chứng đạt Niết-bàn; sự tình này không xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì TÂM BỊ ĐẶT SAI HƯỚNG.”


“Này các Tỷ-kheo, ví như các sợi râu của lúa mì, hay sợi râu của lúa mạch được đặt đúng hướng, khi tay hay chân đè vào, có thể đâm thủng tay hay chân, hay có thể làm cho đổ máu; sự tình này có xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì sợi râu được đặt đúng hướng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo với tâm được đặt đúng hướng, có thể đâm thủng vô minh, làm minh sanh khởi, có thể chứng đạt Niết-bàn; sự tình này có thể xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì TÂM ĐƯỢC ĐẶT ĐÚNG HƯỚNG.” (Phẩm Đặt Hướng và Trong Sáng, Kinh Tăng Chi)





[Image: Right-Way-or-Wrong-Way.jpg?resize=860%2C645&ssl=1]



Ảnh minh họa (nguồn Internet)




2-Hướng sai và hướng đúng:



” Thưa Tôn giả Gotama, thế nào là bờ bên này? Thế nào là bờ bên kia?….

TÀ ĐỊNH là bờ bên này, CHÁNH ĐỊNH là bờ bên kia” (Phẩm Đi Xuống, Kinh Tăng Chi).


“Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà đạo lộ?

 Tức là tà tri kiến … TÀ ĐỊNH….

 Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh đạo lộ?

Tức là chánh tri kiến…. CHÁNH ĐỊNH.” (Phẩm Tà Tánh, Kinh Tương Ứng Đạo)


3-Loại trừ hướng sai bằng cách chọn hướng đúng:


“TÀ ĐỊNH, này các Tỷ-kheo do CHÁNH ĐỊNH làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà định duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh định. Và những thiện pháp được chánh định duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.”(Đại Kinh Bốn Mươi, Kinh Trung Bộ)


4-Đi theo hướng đúng:


“Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, do chánh kiến, được khởi lên. Chánh ngữ do chánh tư duy được khởi lên. Chánh nghiệp do chánh ngữ được khởi lên. Chánh mạng do chánh nghiệp được khởi lên. Chánh tinh tấn do chánh mạng được khởi lên. Chánh niệm do chánh tinh tấn được khởi lên. CHÁNH ĐỊNH DO CHÁNH NIỆM ĐƯỢC KHỞI LÊN.” (Đại Kinh Bốn Mươi, Kinh Trung Bộ).


“Khi chánh niệm tỉnh giác không có, này các Tỷ-kheo, với người không có chánh niệm tỉnh giác,….chánh định đi đến hủy diệt.”
“Khi chánh niệm tỉnh giác có mặt, với người có chánh niệm tỉnh giác,…chánh định đi đến đầy đủ. (Phẩm Niệm, Kinh Tăng Chi)


“Này các Tỷ kheo, thế nào là CHÁNH NIỆM? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; trên các cảm thọ … trên các tâm … quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh niệm.” (Kinh Đại Niệm Xứ, Kinh Trường Bộ)


*KẾT LUẬN: Các loại định tâm, chú tâm nào khởi lên từ Chánh Niệm mới được gọi là định tâm đúng hướng đi đến giải thoát khỏi phiền não, chứng ngộ Niết Bàn. Định nào của hành giả có CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC trong quan sát các chi thiền (tâm thiền) thì Định đó mới là CHÁNH ĐỊNH”:


“Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định.” (Kinh Đại Niệm Xứ, Kinh Trường Bộ)


“Định tâm ở bậc thiền sắc giới, thiền vô sắc giới không gọi là chánh định” (Tìm Hiểu Pháp Hành Thiền Tuệ, Tỳ khưu Hộ Pháp).


*Các bản kinh được trích dẫn trong bài viết của HT Thích Minh Châu dịch)


Bài viết bởi: TUNIEMXU.ORG
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#7
Những nguyên nhân làm cho trí tuệ sanh lên

[Image: images?q=tbn:ANd9GcSPSHjYY6KC5KTiaGsD46C...A&usqp=CAU]


Có những nguyên nhân để là Ñāṇa-sampayutta, tức là có những nguyên nhân làm cho trí tuệ sanh lên. Đối với một vài người, tâm hợp trí sanh lên thường xuyên hơn so với những người khác. Tại sao điều này lại xảy ra?yên nhân đầu tiên là do trong quá khứ, nghiệp (Kamma) dẫn đến việc sở hữu trí tuệ (Ñāṇa) đã được thực hiện. Điều này có nghĩa là, đôi lúc khi thực hiện một việc đáng kính trọng, các bạn ước nguyện rằng, “Nguyện cho tôi sẽ là một người khôn ngoan, nguyện cho tôi sẽ có trí tuệ trong tương lai.” Nếu các bạn làm một việc đáng kính trọng với một khát vọng như vậy, thì trong những kiếp sống tương lai, tâm thiện (Kusala) của các bạn sẽ hầu như luôn luôn được đi kèm theo với trí tuệ. Và nếu các bạn giúp truyền bá những lời chỉ dạy hay các bạn đóng góp tịnh tài để truyền bá Giáo pháp cũng như các bạn giảng dạy Giáo pháp, đó cũng là nghiệp (Kamma) dẫn đến việc sở hữu trí tuệ trong tương lai. Do nghiệp (Kamma) như vậy trong quá khứ, các bạn có thể thường xuyên có những tâm (Citta) hợp trí.



  1. Nguyên nhân tiếp theo là tái sanh vào sắc giới (Rūpāvacara), tức là tái sanh làm những Phạm thiên (Brahma). Thế giới đó không có sân hận. Kinh sách ghi nhận rằng các Phạm thiên (Brahma) không có sự tức giận hay sân hậữ là một trạng thái tinh thần làm yếu đi sự hiểu biết. Nếu các bạn muốn trở thành một người khôn ngoan, nếu các bạn muốn có sự hiểu biết, các bạn phải điều khiển sự giận dữ của mình. Đừng giận dữ thường xuyên lắm. Nếu các bạn giận dữ quá thường xuyên, thì sự hiểu biết của các bạn sẽ trở nên yếu kém. Cho nên các bạn sẽ không hiểu biết nhiều. Ở thế giới Phạm thiên (Brahmaloka), không có sân hận và tức giận. Những điều kiện cũng tốt hơn nhiều trong những tầng trời đó so với cõi nhân loại. Cho nên, các Phạm thiên (Brahma) có xu hướng có tâm đi kèm theo với trí tuệ nhiều hơn những chúng sanh khác.
  1. Nguyên nhân thứ ba là sự trưởng thành của các căn quyền thuộc về tinh thần. Có năm loại căn quyền: tín, tấn, niệm, định và tuệ. Khi những căn quyền này trở nên trưởng thành, các bạn có khuynh hướng có tâm đi kèm với trí tuệ. Khi nào các căn quyền này trở nên trưởng thành? Chúng ta hãy nhìn vào mười thập niên trong cuộc đời của một con người. Ở đây, chúng ta giả sử rằng con người sống đến 100 tuổi. Một người có thể không sống lâu đến như vậy, nhưng 100 tuổi là tuổi thọ vào thời của Đức Phật và tôi nghĩ điều đó vẫn đúng hiện tại. Như vậy, cuộc đời của con người được chi ra làm mười giai đoạn hay mười thập niên. Giai đoạn đầu được gọi là thập niên dịu mềm. Các bạn chỉ là trẻ con từ lúc mới sinh cho đến mười tuổi cho nên các bạn còn yếu. Giai đoạn thứ hai là thập niên của sự năng động của cơ thể, và nó chứa đựng những hạnh phúc và niềm vui. Giai đoạn thứ ba là thập niên của sắc đẹp. Sắc đẹp của các bạn nở rộ từ 20 cho đến 30 tuổi. Đây là giai đoạn mà mọi người trở nên xinh đẹp. Giai đoạn thứ tư là thập niên của sức mạnh. Từ 30 cho đến 40 tuổi, mọi người trở nên mạnh hơn. Từ 40 cho đến 50 là thập niên của sự khôn ngoan. Đây là thời điểm mà tuệ quyền của các bạn trưởng thành. Bất kỳ suy nghĩ cái gì, các bạn đều có những đáp án tốt và các bạn có kiến thức thâm sâu.
 50 là thập niên của trí tuệ. Các bạn đã đến mốc này chưa? Nếu chưa thì tốt bởi vì các bạn có hy vọng là “Tôi sẽ trở nên trưởng thành hơn và sẽ có nhiều sự hiểu biết hơn khi tôi đến 40-50 tuổi.” Giai đoạn thứ sáu thì giảm thiểu. Điều này không tốt chút nào. Từ 50 đến 60, các bạn sẽ có sự giảm thiểu về sức khỏe thân xác cũng như trí óc. Các bạn có xu hướng quên nhiều và trở nên yếu đi. Thập niên thứ bảy thì còng lưng. Các bạn trở thành một người già. Giai đoạn thứ tám không những còng mà còn gập nữa. Giai đoạn thứ chín thì Momūha, tức là thập niên già yếu. Trong giai đoạn này, các bạn chẳng nhớ gì nhiều đâu. Các bạn không biết các bạn đang làm gì nữa, giống như là bị lẩm cẩm. Giai đoạn thứ mười thì các bạn nằm trên giường chờ chết. Đây là mười thập niên của một con người. Nguyên nhân thứ ba – tức là sự trưởng thành của các căn quyền thuộc về tinh thần – đề cập đến thập niên thứ năm, tức là thập niên của trí tuệ. Từ 40 đến 50 tuổi là thời điểm tốt nhất không chỉ để học hỏi mà còn để giảng dạy, để viết một cuốn sách và vân vân.


  1. Nguyên nhân thứ tư là xa cách những phiền não nhờ vào thiền đị
    Nếu các bạn muốn là người hiểu biết nhiều, là người thông minh, thì đừng để phiền não có trong tâm trí của các bạn. Tránh xa chúng bằng sự hành thiền. Các bạn có thể tiêu diệt phiền não bằng sự hành thiền. Nếu các bạn không thể hủy diệt chúng một cách trọn vẹn bằng sự hành thiền, các bạn vẫn có thể làm cho chúng không khởi lên trong tâm trí của các bạn. Điều này rất quan trọng. Nếu các bạn muốn có nhiều tâm (Citta) đi kèm theo bởi trí tuệ, các bạn phải thực hành thiền định. Nếu các bạn thực hành cả thiền quán (Vipassanā) và thiền chỉ, thì những phiền não sẽ không sanh khởi lên trong các bạn trong một thời gian.


  1. Nguyên nhân cuối cùng là tái sanh với ba nhân thiện. Chúng ta vừa mới học tám tâm quả (Vipāka Citt tâm quả (Vipāka Citta) này có chức năng làm tâm tục sinh cho nhân loại và chư Thiên. Tục sinh với ba nhân thiện nghĩa là tâm tục sinh của các bạn là tâm quả dục giới tịnh hảo (Kāmāvacara Sobhana Vipāka Citta) thứ nhất, thứ nhì, thứ năm hay thứ sáu; các bạn tái sinh với ba nhân thiện.

  2. Nếu các bạn tái sinh bằng một trong bốn tâm quả (Vipāka Citta) này, các bạn có khuynh hướng có nhiều tâm đi kèm theo với trí tuệ. Nhưng đây là kết quả của nghiệp (Kamma), các bạn chẳng thể làm gì được. Đây là những nguyên nhân làm cho một tâm được đi kèm theo hay không được đi kèm theo bởi trí tuệ.




Nguồn: Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp, Tập Một


Tác giả: Venerable Sayādaw U Sīlānanda
Người dịch: Pháp Triều

[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#8
Các tiến trình tâm cận tử



Con người luôn luôn bận rộn với những ý nghĩ tốt và xấu cũng như với những dự định làm điều thiện và ác thế này thế kia. Trong khi mãi còn bận toan tính như vậy, thì tử thần tới vỗ vai và thế là họ phải bỏ lại đằng sau mọi của cải, sở hữu, và những người thân yêu để ra đi khỏi cõi đời này vĩnh viễn.

Bởi thế chúng ta phải hiểu rõ tầm quan trọng của thời gian liền trước cái chết (thời cận tử) và làm thế nào để đương đầu với cái chết sắp đến một cách bình tĩnh và lợi ích nhất.


Bốn Nguyên Nhân Của Sự Chết

Cái chết xảy ra do bốn nguyên nhân, là (1) thọ mạng đã mãn, (2) nghiệp lực chấm dứt, (3) sự kết hợp của hai nguyên nhân trên, và (4) cái chết phi thời do một nghiệp lực (là đoạn nghiệp – upacchedakakamma) – làm gián đoạn. Một tỷ dụ thích hợp cho bốn nguyên nhân của sự chết này là sự tắt của một ngọn đèn dầu. Ngọn đèn có thể tắt do bốn nguyên nhân là (1) dầu cạn, (2) tim lụn, (3) sự kết hợp của cả hai: dầu cạn và tim lụn, và (4) nguyên nhân bên ngoài như một cơn gió thình lình thổi tắt hay người nào đó cố ý thổi tắt.


1 . Thọ mạng đã mãn

Mỗi cõi sống có một thọ mạng khác nhau. Trong cõi nhân loại này thọ mạng thay đổi tuỳ theo kiếp tăng hay kiếp giảm (kappa). Nếu thế gian ở trong thời kỳ kiếp đang tăng dần, thọ mạng con người cũng tăng theo cho đến vô lượng, trong khi ở chu kỳ thế gian đang giảm, thọ mạng của con người cũng giảm dần xuống tới mức chỉ còn mười năm (tuổi). Khi Đức Phật Gotama xuất hiện trên thế gian này tuổi thọ tối đa được nói là một trăm tuổi. Ngày nay mức đó chỉ vào khoảng bảy mươi lăm. Những người với nghiệp bình thường không thể vượt quá mức tối đa này; chỉ những người sinh ra với năng lực của thiện nghiệp đặc biệt mới có thể sống vượt qua mức bảy mươi lăm. Tuổi thọ của họ có thể quy cho thiện nghiệp quá khứ và các loại thuốc bổ như thuốc trường sinh bất lão – rasāyana, chẳng hạn.


Trong thời kỳ Đức Phật Gotama (Cồđàm), Tôn Giả Maha Cadiếp (Mahākassapa), Tôn Giả Anan (Anandā) và Bà Visakha, thí chủ của ngôi Chùa Đông Phương Tự, đã sống đến 120 tuổi; Tôn Giả Bakula sống đến 160 tuổi. Các vị này đã tạo những thiện nghiệp cực kỳ cao thượng trong những kiếp quá khứ. Người bình thường, không có những thiện nghiệp đặc biệt như vậy, sẽ không sống hơn thọ mạng 75 tuổi của họ. Cái chết ở độ tuổi này được gọi là “thọ mạng bình thường đã mãn”, cũng như dầu hết làm tắt ngọn đèn mặc dù tim (bấc đèn) vẫn còn vậy.


2 . Chết do nghiệp lực chấm dứt

Nghiệp lực đưa đến đời sống của một người sẽ hỗ trợ cho cuộc sống từ giai đoạn thụ thai trở đi cho đến ngày năng lực (nghiệp ấy) chấm dứt. Cũng có những nghiệp thuộc loại khác tăng cường thêm cho nghiệp hỗ trợ sự sống chính và khi những nghiệp lực này cạn kiệt, người ta sẽ chết mặc dù thọ mạng của họ vẫn chưa mãn. Vì thế nếu nghiệp lực chấm dứt ở tuổi 50, người đó sẽ chết ở tuổi đó mặc dù thọ mạng của họ là 75. Điều này cũng tương tự như ngọn đèn tắt do tim lụn cho dù dầu trong đèn vẫn còn.


3 . Cái chết do cả hai yếu tố trên

Một số chúng sinh chết do thọ mạng và nghiệp lực cạn kiệt, cũng giống như ngọn đèn tắt do cả dầu lẫn tim đều cạn đồng thời. Do đó, có những người sống đến 75 tuổi nếu như họ có sự hỗ trợ của nghiệp lực cho đến tuổi đó. Ba loại chết kể trên gọi là chết đúng thời (kāla-maṇa).


4 . Chết phi thời

Upacchedaka có nghĩa là chết phi thời hay cái chết không bình thường. Một số chúng sinh đúng ra vẫn tiếp tục sống vì thọ mạng và nghiệp lực của họ cho phép được sống như vậy. Song nếu những ác nghiệp họ đã làm trong quá khứ bất ngờ trổ quả, thời những ác báo của nghiệp khiến cho họ phải chết một cái chết phi thời. Cái chết này cũng tựa như sự tắt của ngọn đèn do một ngọn gió thổi qua dù tim và dầu vẫn còn, hoặc do một người nào đó cố tình thổi tắt. Một cái chết như vậy thường được gọi là chết do đoạn nghiệp – upacchedaka-kamma, tức là sự gián đoạn do quả của ác nghiệp cực mạnh xen vào.


Tôn Giả Mục Kiền Liên (Mahā Moggallāna), trong một tiền kiếp đã phạm tội giết mẹ. Ác nghiệp này của Ngài đã có cơ hội trổ quả trong kiếp chót làm Mahā Moggallāna; bởi thế ngài phải chịu sự tấn công của năm trăm tên cướp trước khi đúng thời ngài nhập vô dư Niết-bàn (parinibbāna). Vua Tầnbàsala (Bimbisara), một trong những kiếp trước đã đi giày vào trong chánh điện. Do nghiệp xấu này, ngài phải chết đau đớn do những vết thương chính con ngài rạch trên lòng bàn chân trong kiếp hiện tại. Hoàng hậu Samagoati (Sāmāvatī) và các tỳ nữ của bà, trong một kiếp quá khứ đã châm lửa vào một đống cỏ khô, vô tình trong đó có một vị Phật Độc Giác đang nhập định (Diệt thọ tưởng định) (samapatti). Khi cỏ cháy hết, họ mới khám phá ra rằng mình đã thiêu sống một vị Phật Độc Giác. Để che đậy hành vi tội lỗi ấy (vì họ nghĩ lầm rằng họ đã đốt cháy đức Phật Độc Giác, mà thực ra ngài không thể bị lửa cháy hoặc bị tổn hại gì lúc đang nhập định), họ đã chất thêm củi vào vị Phật Độc giác và châm lửa đốt rồi bỏ đi, nghĩ rằng “Bây giờ thì ngài sẽ cháy ra tro.” Sau khi xuất thiền vào cuối ngày thứ bảy, Đức Phật Độc Giác đứng dậy và ra đi, không bị tổn hại gì cả. Ác nghiệp đó đã tìm được cơ hội để cho quả và vì thế họ phải chết một cái chết phi thời do bị thiêu sống cho đến chết. Đây là những trường hợp trong đó một nghiệp bất thiện mạnh mẽ đã gây ra cái chết phi thời.Một số cực ác nghiệp có thể tạo ra quả báo tức thời. Ác ma Dūsī (Māra) ném đá vào đầu vị thánh đệ tử của đức Phật Kassapa. Dạ xoa Nanda đánh một búa vào cái đầu mới cạo của Tôn Giả Xá lợi -Phất. Đức Bồ tát Khantivādī khi làm đạo sĩ đã bị giết theo lệnh của đức vua Kalābu. Tất cả những người này – Dūsī, Nanda, và vua Kalābu – do cực ác nghiệp họ làm, đã bị đất nuốt chửng (đất rút) trong kiếp hiện tại của họ. Như vậy, chính những hành vi tàn ác sẽ tạo ra những ác quả tức thời. Cũng tương tự, những người xúc phạm hay xỉ nhục các bậc cha mẹ, người lớn tuổi và giới đức, chắc chắn phải gánh chịu những ác quả của bất thiện nghiệp họ đã làm và chết những cái chết phi thời gọi là akālamaraṇa (phi thời tử) trước khi thọ mạng của họ chấm dứt.

Những Trường Hợp Chết Phi Thời

Dòng tương tục danh – sắc, hay tâm và thân, của mỗi chúng sinh được đi kèm bởi những nghiệp lực xấu của quá khứ. Những nghiệp lực xấu này tự nó không thể cho quả đủ nghiêm trọng để giết chết người đó. Nhưng khi người làm điều sai trái ấy không có sự hiểu biết về cách tự phòng hộ bản thân, không lưu tâm đến sức khoẻ và sự sống hàng ngày của mình, những nghiệp lực ấy sẽ tìm được cơ hội đem đến sự nguy hại hay cái chết cho họ. Nếu trong quá khứ, một người đã từng bỏ đói, hành hạ, đánh đập, thiêu cháy, nhận chìm hoặc tra tấn người khác, thời do những ác nghiệp ấy họ sẽ gặp phải số phận tương tự. Những ai đã từng hành hạ người khác trong quá khứ phải gánh chịu những chứng bệnh mãn tính như hen suyễn, phong cùi, v.v… và phải sống cho đến hết thọ mạng bất hạnh và khốn khổ của mình, sau đó mới chết do những chứng bệnh ấy. Dễ duôi trong những thói quen của cuộc sống sẽ mời gọi những ác nghiệp quá khứ đến cho quả. Các bậc hiền trí ngày xưa đã để lại nhiều câu châm ngôn đáng ghi nhớ: “Cuộc sống được bảo đảm nhờ biết nhìn xa thấy trước và có trí tuệ. Tai hoạ xảy ra chỉ do một phút thiếu suy nghĩ; lắm khi chỉ vì một miếng ăn tồi tàn mà làm hại cả đời người. Kẻ ngu đi vào hang hùm chắc chắn là phải chuốc lấy hoạ, không phải nhờ vào vận may mà có thể tránh được. Chớ tin nghiệp tốt của mình mà nhảy vào lửa, nghiệp ấy sẽ không cứu bạn khỏi bị cháy đâu!”



Những gì mà các bậc hiền trí ngày xưa muốn nói ở đây là: “Mỗi người ai cũng có một kho chứa những nghiệp lực bất thiện trong quá khứ; nếu những nghiệp ác này không quá mạnh, chúng không thể có được cơ hội để tự trở thành quả. Chúng chỉ có cơ hội cho quả khi người ta dễ duôi (sống cẩu thả), không chú tâm chánh niệm và bất cẩn trong lối sống của họ. Do đó, nếu một người sống cẩu thả và xem thường sức khoẻ của mình, không biết lo xa và dự phòng trước để chăm sóc bản thân mình, thì ngay cả những ác nghiệp nhỏ cũng sẽ có cơ hội để cho quả và cái chết cũng sẽ rất gần đối với một người như vậy (ngay cả trước khi thọ mạng và nghiệp lực của họ chấm dứt)” Đây là lời khuyên của các bậc hiền trí cho các thế hệ sau.


Tóm lại, trong số bốn loại chết kể trên, loại sau cùng (chết phi thời) ngày nay rất phổ biến vì hầu hết mọi người đều sống một cách liều lĩnh, khinh suất. Cẩu thả trong lối sống là nguyên nhân chính của những cái chết phi thời. Những ai muốn sống cho đến hết thọ mạng của mình cần phải giữ gìn cuộc sống với chánh niệm và trí tuệ.


Tầm Quan Trọng Của Phút Giây Cuối Cùng

Khi một người sắp chết do bất kỳ nhân nào trong bốn nhân đã nói, điều quan trọng là họ phải có được những tốc hành tâm thiện (javana-cittas) khoảng nửa giờ trước khi chết. Nếu những thiện tư duy này thắng thế cho đến hơi thở cuối cùng, người ấy chắc chắn sẽ tái sinh trong những cõi an vui. Nếu họ có những tốc hành tâm bất thiện trước lúc chết, chắc chắn họ sẽ phải tái sinh vào bốn ác đạo. Do đó, vòng cuối cùng đối với con ngựa đua quan trọng thế nào, thì những sát-na cuối cùng đối với một người muốn có một tái sinh tốt cũng quan trọng như vậy. Một người có được những tư duy tốt hay xấu trước lúc lâm chung tuỳ thuộc vào loại đối tượng hiện khởi đến tâm họ.


Ba Loại Đối Tượng

Ngay trước lúc chết, người ta sẽ thấy một trong ba đối tượng, đó là, kamma (nghiệp), kamma nimitta (nghiệp tướng) và gati-nimitta (thú tướng). Ở đây nghiệp có nghĩa là những việc làm tốt hoặc xấu (nói khác hơn, những tư hay chủ ý – cetanā – thiện hoặc ác) họ đã làm trong quá khứ. Nghiệp tướng – Kamma nimitta là những vật dụng hay công cụ họ đã dùng trong việc thực hiện những việc làm thiện hay ác ấy. Thú tướng – gati nimitta là viễn ảnh về cảnh giới hay nơi họ sẽ tái sinh vào đó.


Nghiệp Xuất Hiện Như Đối Tượng Như Thế Nào

Khi các nghiệp quá khứ hay hành động mà người ta đã thực hiện chỉ một vài giây trước, hoặc chỉ nửa giờ hay một giờ trước, hoặc có khi những nghiệp đã thực hiện nhiều kiếp trước, hoặc nhiều đại kiếp trước, có cơ hội cho quả tái sinh trong kiếp sống kế, chúng sẽ xuất hiện ngay đến tâm của người sắp chết. Liên quan đến sự xuất hiện của nghiệp, cần nói rõ ở đây là, nếu nghiệp ấy là nghiệp bố thí hoặc giữ giới, nó sẽ xuất hiện bằng cách nhớ lại hoặc bằng cách tự hiện khởi ngay lúc đó giống như trong một giấc mơ vậy. Vì thế có hai cách xuất hiện của thiện nghiệp. Còn đối với các nghiệp bất thiện, nếu nghiệp ấy là sát sinh, thì sự xuất hiện của nghiệp là được nhớ lại hay do nó tự hiện khởi như thể việc sát sinh ấy đang được làm ngay lúc đó. Như vậy cũng có hai cách xuất hiện của bất thiện nghiệp. Đối với các nghiệp thiện và bất thiện khác sự xuất hiện cũng cần được hiểu theo cách như vậy.


Nghiệp Tướng Xuất Hiện Như Thế Nào

Ai từng sát sinh sẽ thấy những vũ khí họ đã sử dụng: gươm, dao, lưới (cá), mũi tên, gậy gộc, v.v… như cảnh cận tử. Một người đồ tể được bảo là sẽ thấy những hình ảnh có tính cách tiên tri của một đống xương bò. Ai từng làm những việc vô đạo đức như trộm cắp, tà dâm v.v…, sẽ thấy những cảnh tượng tương xứng với ác nghiệp của họ. Ai từng làm những việc thiện như xây Chùa, tạo Tháp sẽ thấy những cảnh Chùa Chiền, Bảo tháp ngay trước lúc chết. Hoặc họ có thể thấy những vật mà họ đã bố thí, cúng dường kết hợp với thiện sự xây Chùa tạo Tháp của họ, như Y, Bát, hương hoa, đèn nến v.v… Đối với những người đã từng giữ giới hoặc hành thiền sẽ thấy những hình ảnh như xâu chuỗi, áo quần sạch sẽ, thiền đường, những cánh rừng nơi hành giả thường tới hành thiền v.v… Những ai từng làm việc phục vụ, cung kính khác cũng sẽ thấy những hình ảnh tương xứng.

Thú Tướng Xuất Hiện Như Thế Nào

Vào thời cận tử, những dấu hiệu như điềm báo trước sẽ xuất hiện để cho biết đời sống kế tiếp của một người. Nếu một người sẽ tái sinh Thiên giới, những Thiên nữ, Thiên cung, và Thiên viên v.v… sẽ xuất hiện trước mắt (tâm) người ấy. Nếu một người sẽ tái sinh trong cõi nhân loại, màu đỏ của thành vách thai bào của người mẹ tương lai sẽ xuất hiện với họ. Nếu địa ngục là số phận của họ, thời họ sẽ thấy những con chó đen (hắc khuyển), lửa địa ngục, hay những người cai quản địa ngục. Người sắp trở thành ngạ quỷ (petas) sẽ thấy những khu rừng lớn, núi non, sông nước, bờ biển nơi họ sẽ cư trú.


Sự Biểu Lộ Trên Gương Mặt

Sự biểu lộ trên gương mặt của người sắp chết sẽ chỉ ra cho thấy lần sanh kế của họ. Nếu gương mặt họ trong sáng và hân hoan, chắc chắn họ sẽ tái sinh trong những cảnh giới cao (như Chư Thiên v.v…). Một gương mặt u ám, buồn rầu hay nghiêm khắc cho thấy sự tái sinh của họ sẽ là các cảnh giới thấp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp họ sẽ mỉm cười trong trạng thái mê mẩn đối với các dục lạc quá khứ. Những nụ cười ấy không thể xem như dấu hiệu tốt.


Sự Biểu Hiện Qua Lời Thì Thào

Đôi khi người sắp chết thì thào hay nói khe khẽ những lời gì đó không rõ rệt một cách vô ý thức. Xưa có một ông già, Cha của Trưởng lão Sona, bậc Alahán, từng là thợ săn lúc còn trai trẻ, về già ông xuất gia làm Tỳ Khưu trong Chùa của chính con ông. Khi sắp chết, trong cảnh cận tử, ông thấy những con chó đen cứ rượt đuổi theo ông. Ông kêu lên liên tục “Này con ơi! Hãy đuổi lũ chó đi cho cha.”


Ngài Sona biết rằng cha mình đang thấy những điềm xấu và chắc chắn sẽ sinh vào địa ngục. Nhờ các vị sư trong chùa tìm kiếm những bông hoa tức thời đem ra rải chúng trên nền Tháp (thờ Xá Lợi), ngài khiêng cha cùng với giường đến bên Tháp và nói với ông, “Này Sư Phụ, hãy hoan hỷ lên. Con đã cúng dường hoa nhân danh Sư Phụ đó.” Người cha hồi tỉnh và trong lúc đang cúng dường hoa với sự chú tâm vào Đức Phật thì bất tỉnh trở lại. Trong cảnh cận tử bây giờ ông thấy các Thiên nữ (nàng tiên trên trời) và vì thế ông thì thào, “Này con, hãy mời họ ngồi; các kế mẫu của con đang đến kìa.” Lúc đó người con nghĩ, “Bây giờ những dấu hiệu của cảnh giới Chư Thiên đã xuất hiện.” Vị sư già chết và được sinh lên Thiên giới.


Các Loại Thú Tướng (Gati-nimitta)

Khác Có một số người lúc sắp chết chợt thấy những cảnh thực về lần tái sinh kế của họ. Vào thời Đức Phật Gotama (tức Đức Phật Thích Ca của chúng ta), Revati vợ của một người đàn ông giàu có tên Nandiya, là người đàn bà rất kiêu căng tự phụ. Bà không có đức tin nơi đức Phật và thường hay phỉ báng các vị Tỳ Khưu; ngược lại chồng bà là một thiện nam rất mộ đạo. Sau khi chết ông trở thành một vị Chư Thiên. Khi Revati sắp chết, hai giám ngục từ địa ngục tới lôi bà lên thiên giới và chỉ cho bà thấy cuộc sống huy hoàng mà Nandiya (chồng bà) đang hưởng thụ. Rồi chúng lại kéo bà xuống địa ngục để trừng phạt bà về thái độ độc ác trên nhân thế.


Cũng trong thời Đức Phật, một thiện nam đáng kính tên Dhammika (Thăm-mí-ká) quy y nơi Tam bảo. Ông hướng dẫn một nhóm thiện tín sống cuộc đời đạo đức. Khi giờ chết đến gần, ông lắng nghe bài kinh các vị Tỳ Khưu tụng bên giường bệnh của ông, và thấy sáu cỗ Thiên xa (xe từ cõi trời xuống) đang chờ ở trên đầu để đưa ông về Thiên giới (devaloka). Ông cũng thấy và nghe các vị Chư Thiên tranh nhau xem ai sẽ là người đưa ông lên Thiên Xa của họ. Chẳng bao lâu ông chết và được Thiên Xa của cõi Trời Tusita (Đẩu Suất) chở lên Thiên giới, nơi đây ông trở thành một vị Chư Thiên (deva).


Đối với những người bị đất nuốt chửng (đất nứt) do những ác nghiệp nghiêm trọng (ngũ nghịch đại tội), họ sẽ cảm thọ trực tiếp cái nóng của lửa địa ngục Atỳ (Avicī) ngay trong hiện tại. Như vậy, bây giờ chúng ta đã thấy thú tướng (gati-nimitta) xuất hiện theo những cách khác nhau. Trong thời đại của chúng ta cũng vậy, có số người lúc lâm chung nghe được tiếng nhạc (trời) và ngửi được mùi hương thơm ngào ngạt, có khi những người đứng kế bên cũng nghe và ngửi thấy nữa. Những gati-nimitta này cùng với nghiệp (kamma) và nghiệp tướng (kamma nimitta) thường xuất hiện như những ảo ảnh do sức mạnh của nghiệp quá khứ tìm được cơ hội cho quả.


Giúp Cho Cảnh Tốt Xuất Hiện

Khi một người bị bệnh đang dần dần chết một cái chết tự nhiên, các vị thầy tổ, bạn bè và thân quyến của họ có thể giúp cho những đối tượng tốt xuất hiện trong thị lực của người sắp lâm chung ấy. Khi biết chắc rằng người bệnh không thể hồi phục được, họ sẽ dọn dẹp phòng và khu vực quanh đó cho thật sạch sẽ và cúng dường hương hoa lên Đức Phật (bàn thờ Phật). Ban đêm, toàn bộ căn phòng phải được thắp sáng. Họ sẽ khuyên người sắp chết hình dung đến cảnh hương hoa, đèn nến đã được cúng dường đến Đức Phật nhân danh họ và yêu cầu người ấy hoan hỷ với thiện sự này. Họ cũng sẽ đọc những bài kinh Paritta (kinh Bảo-hộ) lúc mà tâm người bệnh vẫn có thể nghĩ đến những đối tượng thiêng liêng. Người thân không nên cảm thấy thất vọng và người săn sóc họ cũng không nên để lộ vẻ u sầu. Việc đọc kinh và cúng dường hương hoa không chỉ làm vào giây phút cuối cùng trước khi người ấy chết, mà phải được thực hiện trước đó nhiều ngày. Chỉ như vậy người sắp chết mới được thấm nhuần trong những ý nghĩ về thiện nghiệp cúng dường Đức Phật và giáo pháp, ngửi được mùi hương ngào ngạt của những bông hoa, nghe được những âm thanh của pháp bảo, hay những lời dạy của Đức Phật trong vài ngày.



Như vậy, khi giây phút lìa đời đến gần, vào lúc người bệnh đang nhìn thấy ánh sáng và hoa quả cúng dường trước đức Phật, ngửi mùi hương trầm ngào ngạt, nghe những lời pháp bảo, thì tử tâm sẽ phát sinh trước khi những đối tượng này biến mất. Vì lẽ đó những tư duy thiện của giây phút cuối cùng này thuộc về thiện nghiệp, người chết chắc chắn sẽ tái sinh vào những cảnh giới tốt. Bởi thế các vị thầy tổ, bạn bè và thân quyến phải có trách nhiệm giúp cho những đối tượng thiện xuất hiện đến tâm người sắp chết trong lúc họ vẫn còn khả năng hướng tâm mình vào những đối tượng này. Hãy nhớ việc Trưởng lão Sona đã giúp cho những dấu hiệu xấu của cha mình biến mất và làm cho những tướng tốt xuất hiện đến tâm ông như thế nào, để giúp cho người sắp chết có được những lợi ích đúng như vậy.


Tâm Tái Sinh Xuất Hiện Như Thế Nào

Liền sau tử tâm (thuộc kiếp trước) chấm dứt, tâm tái sinh khởi lên trong kiếp sống mới. Hai tâm này liên quan lẫn nhau. Giữa tử tâm và tâm tái sinh không có khoảng cách (gián đoạn) nào cả. Một người vừa lìa đời ở cõi nhân loại ngay lập tức sẽ tái sinh trong một cảnh giới nào đó, có thể là địa ngục hay thiên giới. Ngay sau khi chết, tâm tái sinh xuất hiện và đưa đến sự hình thành của một chúng sinh mới, một kiếp sống mới.


Hai Tà Kiến

Chúng ta phải rất thận trọng, bởi nếu không chúng ta sẽ quan niệm về sự chết và tái sinh trong ánh sáng của hai tà kiến là thường kiến (sassata-diṭṭhi) và đoạn kiến (uccheda-diṭṭhi). Tin rằng có một linh hồn cư trú trong thể xác, và chính linh hồn này chuyển di sang một thân mới để trở thành một chúng sinh khác là thường kiến (sassata: cho rằng linh hồn là vĩnh hằng + diṭṭhi: tà kiến). Tin rằng mọi danh (nāma) và sắc (rūpa) của kiếp trước (kể cả những gì họ nghĩ là linh hồn) không hề có sự tiếp tục trong kiếp sống mới, khi một người chết mọi chuyện trong kiếp trước kể như chấm dứt (đi đến sự huỷ diệt hoàn toàn), và có lẽ một chúng sinh mới có thể do thượng đế tạo ra, là đoạn kiến (uccheda: cuối cùng của một đời người tất cả danh và sắc trong kiếp đó hoàn toàn huỷ diệt; không có sự liên tục nào cả + diṭṭhi: tà kiến).


Chánh Kiến Đối với người phải tái sinh trong một kiếp sống mới, ba yếu tố – vô minh (avijjā), tham ái (taṅhā), và nghiệp (kamma) được xem là quan trọng nhất. Khi cái chết tới gần, vô minh che đậy những khuyết điểm của các uẩn danh và sắc trong kiếp sống kế. Tham ái lúc này khao khát đối với kiếp sống ấy. Mặc dù những dấu hiệu (tướng trạng) xấu xa và đáng sợ của kiếp sống kế xuất hiện, tham ái nghĩ rằng nó sẽ được một cuộc sống không có những điều xấu xa, đáng sợ ấy. Như vậy, do không thấy khuyết điểm (của các uẩn) vì vô minh đã che đậy nó, tham ái có khuynh hướng hướng đến và chấp thủ cuộc sống mới. Trong kiếp sống mới đó, do sức mạnh của nghiệp, danh và sắc vốn gọi là tái sinh sẽ được thiết lập đầu tiên.


Như vậy, vì danh và sắc, vào sát na tục sinh trong một kiếp sống mới, phát sinh như kết quả của vô minh, tham ái và nghiệp trong kiếp sống trước, đoạn kiến cho rằng “những người mới sinh (do sự sáng tạo của Thượng đế, v.v…) không có sự liên quan nào với kiếp sống trước”, là không đúng; và thường kiến cho rằng “linh hồn từ kiếp trước đầu thai vào kiếp sống mới” cũng không đúng nốt. Nói gì đến danh và sắc trong kiếp sống trước đầu thai vào kiếp sống mới, ngay cả trong một đời người, danh và sắc sanh ở một nơi, cũng đã không di chuyển sang một nơi khác rồi, vì chúng diệt liền sau khi sanh vậy. Cho nên những gì được gọi là “linh hồn thường hằng” về cơ bản là phi hữu (non-existent: phi hữu, không có hay không tồn tại).


Bởi thế, chúng ta phải rất cẩn thận không nên để bị dẫn dắt đi lầm đường bởi hai tà kiến này. Chúng ta phải hiểu rằng trong một kiếp sống mới, sự thụ thai, sự hình thành của danh và sắc, là kết quả của vô minh, tham ái, và nghiệp của kiếp trước. Đây là chánh kiến duy nhất. Khi chúng ta hét lớn trong vùng phụ cận của một ngọn núi, chúng ta sẽ nghe thấy một tiếng vang. Tiếng vang này không phải là âm thanh ban đầu do chúng ta tạo ra, song nó cũng không độc lập với âm thanh đầu tiên ấy. Khi một cây đèn được mồi từ ngọn lửa của cây đèn thứ nhất, ngọn lửa mới không phải là ngọn lửa của cây đèn thứ nhất; song nó cũng không độc lập với ngọn lửa của cây đèn ấy. Cũng vậy, kiếp sống mới không phải là sự đầu thai của kiếp sống cũ; song nó cũng không độc lập với kiếp sống cũ. Hãy nhớ rằng nếu nghiệp quá khứ là bất thiện, kiếp sống hiện tại cũng sẽ là bất thiện như vậy. Có thể nói, những kinh nghiệm tốt và xấu trong kiếp hiện tại được giải thích bởi hai yếu tố: những hành động (nghiệp) đã làm trong quá khứ, và sự hiểu biết hay kiến thức và nỗ lực chuyên cần trong kiếp hiện tại.


Kết luận

Khi chúng ta nói “một người chết” không có nghĩa rằng đối với người đó thế là hết không còn gì nữa; việc quan trọng là người ấy có được tái sinh trong một kiếp sống tốt đẹp hay không, vì chính để được tái sinh trong một kiếp sống mới mà người ta chết vậy. Và để sửa soạn cho mình có được một tâm trạng tốt ngay trước cái chết – điều chỉ có được khi người ta chết ít đau đớn, ốm đau nhẹ nhàng đến mức có thể, và nhất là phải có những người bạn lành biết làm cách nào để trợ giúp chúng ta vào lúc lâm chung – điều tốt hơn và lợi ích hơn cả vẫn là chúng ta biết chuẩn bị trước cho kiếp sống tương lai, thay vì chờ đến giây phút cuối cùng. Chúng ta phải có một cuộc sống đạo đức, và chuẩn bị cho ngày chết của mình sao cho có được một tái sinh tốt đẹp trong vòng luân hồi này cho đến khi chứng đắc Niết-bàn.


Theo: Chánh kiến và nghiệp

Chuyền ngữ sang tiếng Việt: Tỳ kheo Pháp Thông

Tu Niem Xu. 
nguồn: thienvienphuocson.net
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#9
Dòng Chảy Liên Tục Hiện Tại Diệt Ý Niệm Tôi, Ta và Tà Kiến


Có câu truyện thiền kể rằng có một vị pháp sư thuộc nhiều kinh điển và giảng kinh thuyết pháp rất nổi tiếng. Khi gặp một bà lão bán nước, bà lão hỏi ngài pháp sư rằng: “Tâm quá khứ đã qua, tâm tương lai chưa đến, tâm hiện tại thì luôn liên tục trôi chảy. Ngài lấy tâm gì để thuyết giảng?!” Vị pháp sư không đáp được liền bỏ đi thẳng vào trong núi để chuyên tâm hành thiền.
 


Nếu vị pháp sư ấy đã trải nghiệm hành thiền Tứ Niệm Xứ thì câu trả lời không còn là vấn đề nữa. Vì ngay khi bà lão hỏi xong câu hỏi thì câu hỏi ấy cũng trở thành quá khứ. Nếu vị pháp sư trả lời thì khi âm thanh truyền đến tai của bà lão thì cũng là quá khứ. Bất cứ cái gì chúng ta nắm bắt qua sáu giác quan đều trở thành quá khứ ngay khi chúng vừa nắm bắt. Nói cách khác hiện tại mà chúng ta nắm bắt nó trôi chảy liên tục như tuột khỏi tay chúng ta ngay khi vừa nắm bắt. Cũng giống như khi chúng ta dùng tay vốc nước lên rồi nắm chặt tay lại. Cho nên vị pháp sư chỉ cần trả lời bà lão rằng: Bà dùng tâm gì để nói thì tôi cũng dùng tâm ấy để thuyết giảng. Đây cũng là điều đã được dạy trong thiền Tứ Niệm Xứ, phần quán nội tâm và ngoại tâm: Tâm của hành giả quán như thế nào thì tâm của người khác cũng cùng cách quán như thế.
 


Ngay khi bạn vừa đọc những dòng chữ này thì những dòng chữ này đã trở thành quá khứ trong cái nhìn của bạn. Tâm đọc những câu chữ tiếp theo là một tâm khác sinh lên thay thế cho tâm vừa đọc, trong dòng chảy sinh diệt bất tận của tâm và cảnh và cứ tiếp nối như vậy mãi trong đời sống chúng ta.
 


Điều gì xảy ra trong tâm bạn khi bạn chứng kiến mình không thể nắm giữ được bất cứ cái gì qua sáu giác quan?! Bởi bạn đã thấy rằng chúng biến mất ngay khi chúng vừa có mặt. Bạn sẽ cảm thấy bất lực khi nắm giữ bất cứ cái gì và thấy rõ có lực của sự áp chế nào đó trong dòng chảy sinh diệt liên tục này. Áp chế bởi sinh diệt liên tục gọi là Khổ (dukkha). Bất cứ cái gì hiện hữu dưới dạnh thân tâm (sắc và danh) đều bị áp chế diệt ngay khi chúng vừa hiện hữu nên chúng là Khổ đế. Sự bất lực khi không thể thoát khỏi lực áp chế này thể hiện sự vô ngã của mọi hiện hữu. Nghĩa là nếu bạn có ngã, có cái tôi và của tôi, thì không có cái tôi nào muốn bị diệt ngay khi nó vừa sinh lên. Đây là sự phủ định cái tôi hiện hữu bằng sự thực chứng, hành giả thấy được sự sinh diệt liên lục của danh sắc, nhất là khi sự diệt rõ hơn cả sự sinh. Nghĩa là không cái gì là chính nó khi nó vừa được sinh ra. Cái tôi ảo tưởng bị huỷ diệt trong khi hành thiền minh sát. Chúng ta không còn là chúng ta khi vừa có mặt. Bởi sự thật chúng ta là vô ngã, cái tôi, chúng tôi là một ảo tưởng do sự vô minh bởi không thấy dòng chảy sinh diệt của vật chất và tâm, của danh và sắc, hay không thấy Khổ đế như lời Đức Phật định nghĩa về vô minh.
 


Để phá tan sự vô minh, Đức Phật để tuyên bố con đường duy nhất là Tứ Niệm Xứ. Nghĩa là trong Tứ Niệm Xứ, hành giả sẽ thấy được dòng chảy sinh diệt liên tục của thân tâm. Thấy được sự mất ngay khi vừa có trong từng hơi thở, bước chân, co tay, quay đầu, nhai nuốt…. hay bất cứ cái gì trong bốn xứ là thân, thọ, tâm, pháp. Hành giả thấy được sự áp chế buộc phải diệt đi của mọi tư thế, mọi cảm thọ, mọi ý muốn, mọi cảnh được thấy qua sáu giác quan trong sự vô thường (sinh diệt liên tục). Hành giả thấy không gì có thể nắm giữ được trên cái thân và tâm gọi là thân tôi, tâm tôi này. Chẳng có gì để hành giả có thể nương tựa, nắm giữ trong cái dòng chảy sinh diệt nhanh đến mức sự nối tiếp của thân và tâm như bị cô đặc, như đang đứng yên.




 

[Image: maxresdefault.jpg?resize=860%2C484&ssl=1]


 

Do không thực chứng sự sinh diệt vô cùng nhanh chóng gần như đứng yên của tâm, mà ý niệm tánh thấy, tánh biết của tâm là bất sinh bất diệt được tạo ra trong pháp môn “tự tánh”, “chân tâm” trong sáng, thanh tịnh, thường hằng, thường trú. Một tà kiến mới khởi sanh lên bởi ý niệm này tạo ra. Một cái ngã có tên gọi là “tánh thấy”, “tánh biết” được tạo ra để tu tập trên ý niệm về sự bất sinh bất diệt, nên không thể có Chánh kiến bằng sự tu tập trên ý niệm tà kiến này.
 


“Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể chấp nhận các hành là thường còn, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể chấp nhận các hành là thường còn, sự kiện này có xảy ra.” (Kinh Chấp Nhận Các Hành Là Thường Còn, HT T.M.Châu dịch)
 


Như Đức Phật đã dạy trong câu nói trên: Một khi đã thực chứng nghĩa là có Chánh Kiến về sự sinh diệt của thân tâm thì tà kiến về thường hằng thường trú của các hành (thân hành và tâm hành) sẽ không thể có nữa. Chỉ có phàm phu chưa có Chánh kiến mới chấp nhận các hành (thân hành và tâm hành) là thường còn. Bất cứ cái gì bên trong và bên ngoài thân tâm này đều đang vận hành theo quy luật sinh diệt liên tục của vô thường. Chúng ta không thể tìm thấy bất cứ cái gì bên trong và bên ngoài thân tâm chúng ta mà không bị biến đổi, vô thường.


Tà kiến về thường còn của vật chất và tâm bị diệt ngay khi chúng ta thực chứng sự sinh diệt liên tục của thân tâm. Tà kiến về đoạn diệt (diệt rồi không sinh lên nữa) của vật chất và tâm cũng diệt theo vì không có cái gì bị diệt trên thân tâm mà không sinh lên ngay sau sự diệt đó để nối tiếp dòng chảy liên tục của sự sinh diệt.
 


Đồng thời mọi tham muốn và ghét bỏ trở nên vô nghĩa trong tâm hành giả. Ảo tưởng về cái tôi, ta cũng biến mất theo trong khoảnh khắc đó. Chúng ta sẽ không thể thực chứng được dòng chảy liên tục sinh diệt trong hiện tại này ở bất cứ đâu ngoài thân tâm, ngoài các đề mục trong Tứ Niệm Xứ. Nghĩa là chúng ta không thể phá vỡ vô minh, không thể phá vỡ tà kiến về thường còn và đoạn diệt, không thể phá vỡ ảo tưởng “tôi, ta” để thực chứng vô ngã, một khi không thực hành thiền Tứ Niệm Xứ. Khi thực chứng vô ngã, theo thời gian, mọi gánh nặng của nghiệp sẽ được đặt xuống từng phần và toàn phần. Nghĩa là khi nhân quả và nghiệp xảy ra nhưng vị hành giả ấy sẽ không còn thấy đó là gánh nặng nữa như Đức Phật đã dạy: “Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời.” (Kinh Đại Niệm Xứ)

(Thấy Biết, tuniemxu.org)
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#10
Thuyết Vô Ngã 

Thiền Sư Sayādaw U Sīlānanda


Hôm nay chúng ta học về đề tài quan trọng trong Phật Giáo. Đó là thuyết Vô Ngã Anatta. Thuyết Vô Ngã chỉ tìm thấy trong Phật Giáo. Như vậy thuyết Vô Ngã khiến cho Phật Giáo khác hẵn các tôn giáo khác. Bởi vì hầu hết các tôn giáo khác đều có sự tin tưởng ngược hẵn với thuyết Vô Ngã (Anatta).

Thuyết Vô Ngã là thuyết nòng cốt hay thuyết cốt yếu của Phật giáo. Điều quan trọng trước tiên là chúng ta phải hiểu thuyết Vô Ngã bằng lý thuyết. Sau đó phài thực hành Thiền Minh Sát mới hiểu thấu đáo hơn. Đức Phật thuyết bài pháp Vô Ngã cho năm người học trò đầu tiên. Sau khi thuyết bài pháp đầu tiên “Chuyển Pháp Luân” cho các thầy Kiều Trần Như, năm ngày sau Đức Phật mới thuyết bài pháp Vô Ngã Tướng. Sau khi nghe và thực hành, năm thầy Kiều Trần Như đắc quả A La Hán.Trong bài Kinh Vô Ngã Tướng (AnattaLak-khana). Đức Phật tuyên bố Năm Uẩn là Vô Ngã. Thật ra, Đức Phật lấy từng uẩn một mà nói rằng: Vật Chất là Vô Ngã, Thọ là vô Ngã, Tưởng là Vô Ngã, Hành là Vô Ngã, Thức là Vô Ngã. Như vậy, Đức Phật dạy rằng: Tất cả Năm Uẩn là Vô Ngã.

Anatta là Vô Ngã, có nghĩa không phải là Ngã (Atta). Chữ Anatta trong tiếng Pāḷi có hai phần: Na và Atta. Na có nghĩa là không, Atta có hai nghĩa:

Một nghĩa để chỉ cho chính ta, đó là dùng chữ Atta như một đại danh từ.

Một nghĩa khác là tôi, ta, linh hồn, tự ngã, một thực thể vĩnh cửu. Ý niệm này được rất nhiều người trong quá khứ và ngày nay chủ trương. Theo những người này, Atta có nghĩa là cốt lõi của tất cả chúng sinh.

Như vậy chữ Atta có ít nhất hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất chỉ là một Đại danh từ ngôi thứ nhắt, như: Tôi ăn, tôi uống… Nghĩa thứ hai là “thực thể vĩnh cửu” như: Linh hồn, tự ngã v.v… Đây là điều được mọi người chấp nhận vào thời kỳ Đức Phật.

Đức Phật đã từ chối Ngã (Atta) theo nghĩa thứ hai này như tôi đã nói trước đây. Ngày xưa cũng như ngày nay, người ta tin tưởng có một linh hồn vĩnh cữu hiện diện thường xuyên trong cơ thể con người. Khi cơ thể bị già đi, bị hủy hoại từ từ và chết thì Ngã (Atta) sẽ rời khỏi cơ thể này đến nhận một cơ thể khác.

Cũng vậy, họ tin tưởng rằng: Có một cái Ngã (Atta) hoàn toàn vĩnh cửu. Ngã (Atta)là một “thực thể trọn vẹn” làm nhiệm vụ một kẻ tạo ra tác động, và cũng là một kẻ nhận chịu đau khổ hay hạnh phúc. Họ cho rằng: cái “thực thể trọn vẹn” hay cái “thực thể hoàn toàn” này là chúa tể. Vị này có quyền năng điều khiển mọi hoạt động của cơ thể v.v…

Khi Đức Phật ra đời, Ngài tuyên bố rằng: Năm Uẩn không phải là Ngã (Atta), Năm Uẩn không thể được xem như là một thực thể trọn vẹn. Trong Kinh Vô ngã Tướng Đức Phật nói Vật Chất không phải là Ngã (Atta). Đức Phật phân tích toàn thế giới thành ra Năm Uẩn, ngoài Năm Uẩn ra không có gì cả. Như vậy, Khi Đức Phật nói Năm Uẩn là Vô Ngãtức là Đức Phật muốn nói rằng: chẳng có Ngã (Atta) nào trên thế gian này. Mặc dầu Đức Phật chẳng nói rằng: không có Ngã (Atta). Nhưng khi Ngài nói Năm Uẩn không phải là Ngã (Atta) thì có nghĩa là không có Ngã (Atta).

Ngã (Atta) là gì? Vô Ngã (Anatta) là gì? Tôi vừa nói với bạn rằng: Đức Phật tuyên bố Ngũ Uẩn không phải là Ngã (Atta).
Có ba câu nói nổi tiếng trong Phật giáo:

“Tất cả Pháp Hữu Vi” đều Vô Thường.
“Tất cả Pháp Hữu Vi” đều Khổ.
“Tất cả Các Pháp” đều Vô Ngã.

Như vậy hai câu đầu tiên Đức Phật nói rằng: Tất cả Pháp Hữu Vi hay tất cả các Pháp có điều kiện hay Vật Chất và Tâm đều Vô Thường và Khổ. Nhưng câu thứ ba Đức Phật không dùng “Tất cả Pháp Hữu Vi” mà Ngài dùng “Tất cả các Pháp” (Dhamma). Như vậy, theo câu thứ ba thì tất cả các pháp đều là Vô Ngã. “Tất cả các Pháp” có nghĩa là cảNgũ Uẩn và Niết Bàn. Như vậy, chúng ta phải hiểu rằng: không những chỉ có Ngũ Uẩn mới Vô Ngã màNiết Bàn cũng Vô Ngã. Đôi lúc chúng ta có thể nghĩ rằng: bởi vì Niết Bàn là đối tượng của thế gian, nênNiết Bàn phải có ngã, nhưng ở đây Đức Phật nói rằng: tất cả các pháp đều Vô Ngã. Mà các pháp ở đây bao gồm cả Niết Bàn. Như vậy, khi nói đến Vô Ngã (Anatta) ta phải hiểu rằng: Tất cả Năm Uẩn lẫn Niết Bàn đều Vô Ngã. Bởi vậy, chúng ta phải hiểu câu thứ ba: “Tất cả các pháp đều Vô Ngã” một cách đúng nghĩa tùy theo bản kinh. Khi nói một cách tổng quát thì chúng ta phải hiểu tất cả Các pháp (Dhamma) ở đây là Năm Uẩn và Niết Bàn. Nhưng khi nói đến Vipassana thì Các Pháp ở đây chỉ là Năm Uẩn mà thôi, bởi vì không thể lấy Niết Bànlàm đối tượng của Thiền Minh Sát.

Trong Kinh Vô Ngã Tướng, Đức Phật không nói Niết Bàn là Vô ngã. Tại sao Đức Phật không nói Niết Bàn là Vô Ngã trong bản kinh này. Tôi nghĩ rằng: bởi vì Đức Phật muốn hướng dẫn năm học trò trực tiếp hướng đến sự thực tập Thiền Minh Sát. Đối với những người hành Thiền Minh Sát chỉ có Năm Uẩn mới là đối tượng để hành thiền. Đó là lý do tại sao Đức Phật không nói đến Niết Bàn là Vô Ngã trong Kinh Vô Ngã Tướng.

Theo nguyên nghĩa Anatta (Vô Ngã) tức là không có Ngã. Nhưng Chú Giải đưa ra một nghĩa nữa, Vô Ngã (Anatta) có nghĩa là không có cốt lõi, hay không có một thẩm quyền nào trên nó. Như vậy, chúng ta có thể hiểu chữ Vô Ngã ít nhất hai nghĩa: Vô Ngã có nghĩa là không có cốt lõi và không có thẩm quyền trên nó. Do Đó, Đức Phật nói Vật Chất hay Sắc là Vô Ngã, có nghĩa là Vật Chất không có cốt lõi hay không có chủ quyền. Không có quyền lực nào có thể hành xử chủ quyền hay làm chủ Vật Chất được.

Theo hai lời giảng giải trên thì Vô Ngã có nghĩa là“không có cốt lõi” và“không ai có thẩm quyền trên nó”,nhưng nghĩa thích hợp nhất khi nói về Vô Ngã là “không có cốt lõi”. Nhưng khi ta nói: Vật Chất là Vô Ngã (Anatta) bởi vì nó không có cốt lõi thì người ta có thể lý luận rằng: Đồng ý Vật Chất không có cốt lõi, nhưng phải có một cái có cốt lõi ở đâu đó; chỉ có Vật Chất không có cốt lõi mà thôi. Theo lời dạy của Đức Phật thì luận cứ đưa ra đó không đúng.

Chữ “cốt lõi” hay “bản chất” hoặc “cốt tủy” ở đây có nghĩa là gì? TheoChú Giảithì đây là một quan niệm sai lầm: cho rằng: có một cái ngã, một cái tôi, một thực thể trường tồn, vĩnh viễn. Chữ không có cốt lõi ở đây muốn nói đến không có thực thể trọn vẹn, không có một linh hồn. Trước đây tôi cũng có nói với các bạn rằng: Người ta thường có quan niệm sai lầm cho rằng: có một linh hồn hay một thực thể trọn vẹn nằm trong cơ thể của chúng sinh, và thực thể này là một thực thể hằng cửu. Khi cơ thể một người trở nên già và chết thì linh hồn hay thực thể này chuyển qua một thân thể mới.

Cốt lõi ở đây cũng là “kẻ tạo tác”, có nghĩa là một kẻ nào đó đã thể hiện hành động. Người ta có quan niệm sai lầm rằng: “Mặc dầu chúng ta nghĩ rằng: chúng ta đang làm một hành động theo ý muốn của chúng ta, nhưng thật ra đó là cái “Ngã” (Atta) đã làm ra hành động này chứ không phải chính chúng ta làm”. Như vậy, “Ngã” (Atta) thể hiện hành động hay tác động, chúng ta chỉ là dụng cụ hay phương tiện của “Ngã”. Cũng vậy, mỗi khi chúng ta kinh nghiệm điều gì, hạnh phúc hay đau khổ thì cũng không phải chúng ta kinh nghiệm mà cái “Ngã” (Atta) đã kinh nghiệm, và chúng ta cũng chỉ là dụng cụ hay phương tiện của cái Ngã thôi. Ngã (Atta) này là chủ nhân ông”.

Một người làm chủ chính mình, đó mới là điều quan trọng. Không thể làm chủ chính mình có nghĩa là không có cốt lõi. Như vậy,Vật Chất (Rūpa) không có cốt lõi, bởi vì là Vật Chất (Rūpa) không có những đặc tính trên. Vật Chất không phải là kẻ thực hành, Vật Chất cũng không phải là kẻ kinh nghiệm. Vật Chất (Rūpa) cũng không phải là kẻ làm chủ chính mình. Khi chúng ta hiểu Ngã (Atta) theo cách này thì chúng ta có thể biết được Vật Chất (Rūpa) là Vô Ngã hay không có linh hồn, không có tự ngã, không phải là kẻ sống trong cơ thể này, không phải là người tác động, không phải là người kinh nghiệm, và không phải là kẻ làm chủ chính mình. Chú Giải đã giải thích rằng: Trước tiên chúng ta thấy Vật Chất là Vô Thường, vậy nó là Khổ. Hai điều đó chúng ta đã hiểu, nếu Vật Chất là Vô Thường thì nó phải Khổ, nó sẽ không có cốt lõi, không có bản chất, và tất nhiên là không có chủ quyền, bởi vì nó không thể ngăn cản cho mình khỏi bị Vô Thường, khỏi bị Khổ.

Đây là luận cứ được dạy trong Chú Giải: Cái gì bị Vô Thường, Khổ thì không thể ngăn cản chính mình không bị sự Vô Thường và sự Khổ chi phối.

Còn về vấn đề kẻ tác động, kẻ kinh nghiệm thì sao? Có nghĩa là một vật gì đang Vô Thường thì không thể nào trở thành Thường được. Nếu cái khổ không tự mình ngăn cản trở thành không khổ được, thì làm sao nó có thể làm chủ được chính nó để làm kẻ tác động hay kẻ kinh nghiệm. Như vậy, cái gì là Vô Thường, cái gì là Khổ, thì chắc chắn cái đó là Vô Ngã hay có thể nói chúng là Vô Ngã trong ý nghĩa là không có cốt lõi, không có bản chất.

Điều này đưa đến sự giải thích khác về chữ Vô Ngã (Anatta). Đó là không thể hành xử chủ quyền được. Đơn giản có nghĩa là không thể theo ý muốn của chúng ta được. Tất cả Năm Uẩn đều là Anatta; bởi vì Đức Phật đã nói rằng: Cái gì Dukkha thì cái đó là Anatta. Anatta không nhận chịu quyền hành xử của kẻ khác. Nếu chính nó không thể ngăn cản mình trở thành Vô Thường, Khổ thì nó là Anatta, Vô Ngã.

Đức Phật đã đưa ra một tiêu chuẩn để ta dựa vào đó mà phán đoán; như vậy chúng ta có hai mô thức ở đây:

Cái gì Vô Thường là Khổ,
Cái gì Khổ là Vô Ngã.

Vậy cái gì là tiêu chuẩn để dựa vào đó, ta có thể đoán định một vật là Vô Thường. Nói một cách nôm na thì đó là: nó “biến mất” sau khi “khởi sinh”. Như vậy, biến mất sau khi khởi sinh đó là dấu hiệu của Vô Thường. Bất kỳ cái gì khởi sinh và biến mất là Vô Thường. Cái gì Vô Thường thì cái đó là “Dukkha” hay đau khổ. Cái gì “Dukkha” thì “Anatta”. Chúng ta đã biết Năm Uẩn tức Sắc, Thọ Tưởng, Hành, Thức khởi sinh rồi hoại diệt hay hoại diệt sau khi khởi sinh. Khi chính ta thấy chúng khởi sinh rồi hoại diệt, ta biết chúng Vô Thường. Khi chúng ta biết chúng Vô Thường, thì chúng ta cũng biết chúng “Dukkha”. Chúng Dukkha hay Khổ không có nghĩa là Khổ về phương diện vật lý nhưng có nghĩa là bị đàn áp, bị áp chế bởi sự sinh diệt. Như vậy, nghĩa của Dukkha ở đây là bị đàn áp, bị áp chế bởi sự sinh diệt. Điều này có nghĩa là một vật gì bị định luật sinh diệt chi phối là Dukkha. Bất kỳ cái gì có sự sinh diệt đều gọi là Dukkha. Nếu bạn thấy cái gì có bản chất Vô Thường thì bạn biết rằng:, bạn không thể làm cho nó trở thành Thường Còn được. Nếu bạn thấy cái gì đó là Dukkha thì bạn không thể chuyển nó thành Sukha được. Như vậy, bạn không thể hành xử gì trên chúng được. Do đó, chúng không có Tự Ngã hay chúng là Anatta (Vô ngã), trong ý nghĩa là chúng không tuân theo nghe theo ý muốn của bạn. Có nghĩa là chúng khởi sinh và hoại diệt theo ý của chúng, chứ không theo ý của bạn. Như vậy, Vật Chất và Tâm khởi sinh rồi hoại diệt, tùy theo điều kiện. Dầu ta có muốn chúng khởi sinh hay không, chúng cũng tùy thuộc vào điều kiện của chúng. Chúng khởi sinh rồi chúng hoại diệt. Như vậy, chúng ta không thể điều khiển hay kiểm soát sự sinh diệt của chúng được. Đó là lý do tại sao chúng ta không có thẩm quyền, không thể kiểm soát điều khiển được chúng. Đó là biểu hiện của Vô Ngã. Nếu chúng ta muốn biết chúng Vô Ngã hay không, chúng ta phải tìm xem những dấu hiệu đó, đó là chúng không chìu theo quyền điều khiển của một ai. Theo Chú Giải thì đặc tính hay dấu hiệu của Anatta là không chịu dưới quyền điều khiển của ai cả.

Chúng ta cần phải hiểu rằng: không có cốt lõi là một đặc tính của Anatta. Vậy khi chúng ta muốn biết xem một vật nào đó có Anatta không thì chúng ta có thể nhìn vào một trong hai dấu hiệu: không có cốt lõi, không có bản chất hay không chìu theo ý muốn của chúng ta.

Phần lớn không thể thấy được Anatta của sự vật. Bởi vì bản chất Anatta hay Vô Ngã bị che lấp bởi ý niệm “toàn khối”. Chúng ta xem một vật dưới cái nhìn toàn khối. Bởi vì chúng ta nhìn sự vật dưới cái nhìn toàn khối, nên chúng ta không thấy được bản chất Vô Ngã (Anatta) của sự vật.

Sự vật bị che lấp bởi “toàn khối” có nghĩa là chúng bị che lấp bởi “ý niệm toàn khối”. Chúng ta tưởng rằng: chúng ta là một khối: Vật Chất này là toàn khối và Tâm này cũng toàn khối. Bao lâu chúng ta còn nghĩ rằng: chúng ta là toàn khối thì chúng ta chưa thể thấy được sự không có bản chất của chúng ta.

Bởi vì chúng ta không chú ý đến sự tan vỡ của các yếu tố nên bị ý niệm toàn khối che lấp bản chất của các yếu tố. Bao lâu chúng ta còn thấy Vật Chất và Tâm là toàn khối bấy lâu chúng ta chưa thấy được bản chất Vô Ngã. Nhưng khi chúng ta đập vỡ Thân và Tâm này thành những yếu tố. Đó là những yếu tố đã kết hợp lại thân tâm này thì chúng ta sẽ thấy sự không có cốt lõi hay không có bản chất của sự vật.

Nhiều người, ngay cả Vật Chất và Tâm là hai chuyện riêng biệt mà họ cũng không thấy được. Đôi lúc họ nghĩ Vật Chất và Tâm chỉ là một. Bao lâu chúng ta chưa thấy được sự tách rời hay sự riêng rẽ của “Vật Chất và Tâm” (cùng“những yếu tố khác tạo nên Vật Chất”, và “những yếu tố khác tạo nên tâm”) thì bấy lâu chúng ta chưa thể thấy rõ được chúng; chúng ta chưa thể phá vỡ ý niệm về sự toàn khối. Nếu chúng ta không thể phá vỡ ý niệm về sự toàn khối thì chúng ta sẽ không thấy được bản chất của Vô Ngã (Anatta). Khi chúng ta chú tâm quán sát vào những gì đang xảy ra đối với chúng ta, những gì xảy ra trong thân chúng ta, hoặc những sự vật trong hiện tại thì chúng ta sẽ thấy rõ ràng những gì trước đây chúng ta nghĩ là toàn khối thật ra là sự kết hợp của những thành phần rất nhỏ. Nếu chúng ta không hành Thiền Minh Sát thì chúng ta sẽ nghĩ rằng: chỉ có một cái tâm làm tất cả các nhiệm vụ thấy, nghe, ngữi, nếm, xúc chạm và suy nghĩ. Nhưng khi chúng ta quán sát kỹ càng tâm mình thì sẽ thấy và hiểu rõ rằng: Ta thấy với một cái tâm khác; ta nghe với một cái tâm khác; ta ngữi với một tâm khác, ta nếm với một cái tâm khác, ta suy nghĩ với một tâm khác… Chúng là những tâm riêng biệt, chúng là những yếu tố riêng biệt. Nhiều yếu tố kết hợp vào trong đó. Có bốn yếu tố chính là đất, nước, gió, lửa. Khi chúng ta thấy rõ ràng những yếu tố này tách rời hẵn nhau thì chúng ta sẽ phá vỡ ý niệm về toàn khối. Chúng ta có thể phá vỡ ý niệm toàn khối của sự vật vì chúng ta hiểu rõ rằng:, những cái mà chúng ta tưởng rằng: có cốt lõi, có bản chất thật ra chẳng có cốt lõi hay bản chất gì cả. Như vậy, ta thấy được chúng là Vô Ngã. Khi ta thấy những yếu tố tách rời hẵn nhau, cái này khác cái kia, và khi chúng ta thấy rõ chúng khởi sinh rồi biến mất tùy thuộc vào những điều kiện thì chúng ta sẽ hiểu rõ rằng: chẳng có một thẩm quyền nào có thể hành xử chúng. Chẳng hạn như trường hợp Tâm Thấy hay Thức Thấy: Khi có một vật thấy, và khi vật ấy đi vào lộ trình của mắt thì sẽ có Thức Thấy. Bạn không thể nào ngăn trở hay kiểm soát Thức Thấy khi có đủ điều kiện để thấy. Dầu cho bạn có mong muốn Thức Thấy đừng khởi sinh thì Thức Thấy cũng sinh khởi bởi vì có những điều kiện để Thức Thấy khởi sinh. Như vậy, chẳng có một thẩm quyền nào hành xử hay kiểm soát của Thức Thấy. Thức Thấy tùy thuộc vào những điều kiện. Bao lâu có đủ điều kiện, thì bấy lâu Thức Thấy khởi sinh. Bạn không có thẩm quyền trên chúng. Không có thẩm quyền trên chúng là một biểu hiện của sự Vô Ngã. Khi thực hành, chúng ta có thấy thật sự, thấy rõ bản chất Vô Ngã của sự vật. Chỉ khi nào chúng ta hành Thiền Minh Sát (Vipassana), chỉ khi nào chúng ta chú tâm chánh niệm vào sự vật thì mới thấy rõ chúng không có bản chất, không có cốt lõi và không bị sai khiến, không nhận chịu một sự hành xử hay chủ quyền nào. Không thực hành Thiền Minh Sát, chúng ta không thể nào thấy được bản chất Vô Ngã một cách rõ ràng. Chúng ta có thể đọc sách, chúng ta có thể nghe nói, và chúng ta nghĩ rằng: chúng ta đã hiểu bản chất của Vô Ngã nhưng thật ra sự hiểu biết này không phải là sự hiểu biết của chúng ta. Sự hiểu biết này chỉ là một sự hiểu biết vay mượn. Chỉ khi nào chúng ta hành Thiền Minh Sát, chỉ khi nào chúng ta chú tâm chánh niệm một cách chặt chẽ vào sự vật trong giây phút hiện tại, chúng ta mới thấy được bản chất Vô Ngã của sự vật cùng với bản chất Vô Thường và bản chất Đau Khổ. Như vậy, bản chất Vô Ngã chỉ có thể chứng nghiệm xuyên qua việc hành Thiền Minh Sát. Bởi vì, khi hành Thiền Minh Sát chúng ta thấy chẳng có cái gì là bản chất, chẳng có cái gì chúng ta có thể hành xử quyền hành trên chúng thì chúng ta sẽ hiểu rõ rằng: Chỉ có sự đau khổ mà không có ai đau khổ. Bởi vì những cái mà chúng ta gọi là người, tôi, ta chỉ là sự kết hợp của Vật Chất và Tâm. Chẳng có gì vượt qua hay nằm trên Vật Chất và Tâm. Như vậy xuyên qua việc hành Thiền Minh Sát, chúng ta sẽ thấy rằng: chỉ có đau khổ mà thôi. Chỉ có sự sinh và sự diệt mà chẳng có cái gì sinh diệt. Khi chúng ta quán sát những tác động, chúng ta sẽ thấy tác động chỉ là tác động, chẳng có ai thể hiện tác động cả.

Cũng vậy, khi nói rằng: Có sự chấm dứt của đau khổ hay Niết Bàn nhưng không có người nào kinh nghiệm Niết Bàn. Chỉ có Vật Chất và Tâm mà không có ai cả. Cũng vậy khi nói rằng: Có Bát Chánh Đạo, hay có Đạo, nhưng không có ai đi trên Đạo này. Ngoài tám yếu tố của Đạo chẳng có cái gì gọi là Đạo cả. Như vậy, Đạo chỉ là tám tâm sở, bởi vì trong sự phân tích tuyệt đối (chân đế) chúng chỉ là Vật Chất và Tâm. Ngoài Vật Chất và Tâm chẳng có gì có thể gọi là người hay cá nhân nào cả. Bản chất Vô Ngã của Vật Chất và Tâm hay của Ngũ Uẩn không phải là đoạn cuối của việc thực hành Thiền Minh Sát mà thật ra chỉ là sự khởi đầu của thiền Thiền Minh Sát. Chúng ta phải cần nhiều cố gắng để đạt được những tầng mức cao hơn cho đến khi đạt được tầng mức thấy rõ được Tứ Diệu Đế. Sự chứng ngộ Tứ Diệu Đế không thể có được nếu không có sự hiểu biết bản chất Vô Ngã. Thật ra, không phải chỉ bản chất Vô Ngã mà còn bản chất Vô Thường, bản chất Khổ của Vật Chất và Tâm hay hay của Ngũ Uẩn.

Như vậy, điều rất quan trọng khi chúng ta hành Thiền Minh Sát là chúng ta phải, qua kinh nghiệm của chính mình hay tự mình, thấy rõ bản chất Vô Thường, Khổ, Vô Ngã của Vật Chất và Tâm để chúng ta có thể đi trên Đạo, tiến đến những tầng mức cao hơn của Thiền Minh Sát cho đến khi chúng ta đạt được mục đích tối hậu.

Tóm lại, Đức Phật dạy cho chúng ta biết không có Atta (Ngã) trong Ngũ Uẩn. Nhưng trên thế gian này chỉ có Ngũ Uẩn mà thôi, vậy không có Atta (Ngã) trên thế gian này. Đặc tính Vô Ngã (Anatta) là một trong ba đặc tính phổ thông của Vật Chất và Tâm hay của mọi hiện tượng có điều kiện. Điều quan trọng của chúng ta là phải thấy đặc tính Vô Ngã cùng với đặc tính Vô Thường và Khổ của Vật Chất và Tâm. Thấy được đặc tính của Vật Chất và Tâm cuối cùng sẽ đưa ta đến Giác Ngộ.



Hòa Thượng Sīlānanda giảng, 

tuniemxu.org
Sư Khánh Hỷ soạn dịch

[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#11
Sis Xí Xọn mến,

LTP rất thích văn dịch của Pháp Triều, và Sư Khánh Hỉ .  Văn phong hai người đều gọn gàng, dễ hiểu .  

Pháp Triều có vẻ thiên về văn chương bác học, thận trọng truy lục và so sánh từng chữ Pali được trích dẫn trong Chánh Kinh, ghi footnotes rõ ràng .  Nhờ có sis giới thiệu, LTP mới biết người dịch rất trẻ và có tâm đạo tên là Pháp Triều này.  Cám ơn sis vô cùng . 

Sư Khánh Hỉ thiên về các sách thực hành như cuốn Mặt Hồ Tĩnh Lặng của Ngài Thiền Sư Ajahn Chah (Thầy của Ngài Ajahn Brahm), Ngay Trong Kiếp Sống Này của Ngài Thiền Sư U Pandita (thuộc nhánh Thiền của Ngài Mahasi), Đại Niệm Xứ cu?a Ngài Thiền Sư U Silananda (thuộc nhánh Thiền của Ngài Mahasi), vân vân .

Trước thềm năm mới 2022, LTP thân chúc sis một năm an vui, tu hành tinh tấn . Sis bảo trọng sức khoẻ khi giúp các bệnh nhân nhé Tulip4 Tulip4 Tulip4 .

Thanks-sign-smiley-emoticon  Mến,
LTP
Reply
#12
Bodhgaya, Nơi Đức Phật Giác Ngộ


1.1 Cách để đi đến nơi:

Bodhgaya (Bồ-Đề Đạo Tràng) nằm trong bang Bihar, cách Patna 105 km bằng đường bộ và Varsanasi 230 km bằng đường bộ.


1.2 Ý Nghĩa Tôn Gíao (2), (16), (26)


Sau ‘Cuộc Từ Bỏ Vĩ Đại’, Bồ-tát đã đến gặp 2 đạo sư tu khổ hạnh là Alara Kalama và Udakka Ramaputta, những vị thầy này đã dạy cho Người tu chứng được những tầng thiền Vô Sắc Giới. Mặc dù những cảnh giới chứng đạt được đó là những cảnh giới cao nhất vào lúc bấy giờ, nhưng Người vẫn không thỏa mãn, vì những cảnh giới đó không dẫn đến Niết-Bàn (Nibbana). Sau khi từ giã họ, Người tìm đến một hang động vắng vẻ trên một ngọn đồi có tên là Đồi Dhongra. Ở đó Người đã thực hành những pháp tu khổ hạnh, đau đớn và vô ích, trong vòng 6 năm trời, có thể chỉ còn lại bộ xương gầy guộc và Người gần như sắp chết. Sau nhận thấy sự vô ích của việc tu hành xác, Người quyết định đi theo Con Đường Trung Đạo và bắt đầu ăn uống trở lại để hồi phục sức khỏe. 5 người bạn tu khổ hạnh kia nghĩ rằng người đã bỏ cuộc và bắt đầu quay lại việc hưởng lạc, nên họ đã từ bỏ Người. Bấy giờ, Bồ-tát bắt đầu cuộc đấu tranh một mình đi tìm sự giác ngộ. Một ngày trước ngày Trăng Tròn tháng Wesak, trong khi mang bình bát đứng dưới một cây Banyan chuẩn bị đi khất thực, một thiếu nữ tên là Sujata đã đến dâng món cháo nấu bằng gạo với sữa trong một cái đĩa bằng vàng. Thiếu nữ Sujata là con của một tộc trưởng của ngôi làng Senanigama sát bên. Sau khi dùng xong món cháo, Bồ-tát mang cái đĩa vàng ra bờ sông Neranjara (Ni-Liên-Thuyền) và nói lên rằng:“Nếu Ta có thể thành công trở thành một vị Phật, hãy cho chiếc đĩa này trôi ngược dòng nước, còn nếu không thể thành, hãy để chiếc đĩa trôi xuôi dòng”– và Người quăng cái đĩa vàng xuống sông. Chiếc đĩa nổi lên giữa dòng sông và trôi ngược dòng nước, được khoảng 80 cubits (37m) rồi chìm xuống theo dòng nước xoáy. Buổi chiều hôm đó, trên đường Bồ-tát đi đến Cây Bồ-Đề, người cắt cỏ tên là Sotthiya đã mang đến nắm cỏ dâng cho Bồ-tát để Người làm chỗ ngồi thiền dưới gốc cây Bồ-Đề. Bồ-tát ngồi xếp tréo chân hoa sen, mặt quay về hướng Đông, Người kiên quyết một lòng và nói rằng:“Dù cho da, gân, xương khô héo. Dù cho thịt và máu có khô cạn. Ta quyết sẽ không rời khỏi chỗ ngồi cho đến khi ta chứng ngộ thành Phật”.


Đến đây đỉnh điểm cuối cùng của những pháp tu Hoàn Thiện (Ba-la-mật) mà Người đã hoàn thành trong vô lượng kiếp (aeons), mà không có một chúng sinh nào, ngay cả Ma Vương và đạo quân gây chết chóc của Ma Vương cũng không thể nào làm cho Đức Phật phân tán hay rời khỏi chỗ ngồi này. Chỗ ngồi Aparajita này không thể bị làm lung lay, không thể bị phá được, Ma Vương không thể nào phá hoại được. (Aparajita: Không thể làm lung lay, không lúc nào có thể phá thế được. Hán Việt thường dịch là: Chỗ ngồi “Minh Vương Vô Năng Thắng”).


Khi Ma Vương (Mara) đến thách thức và quấy nhiễu, Bồ-tát liền đưa tay phải chạm xuống mặt đất và hô to trái đất minh chứng cho 30 pháp Hoàn Thiện (Ba-la-mật) của người. Ngay lập tức, trái đất rền vang, rung chuyển và làm phân tán Ma Vương và đạo quân của Ma Vương.


Sau đó, tâm Người tĩnh lặng và trong sạch, vào canh một, Người chứng đạt được (1) Trí Lực Biết Rõ Quá Khứ, như nhớ rõ, biết rõ những kiếp trước sau của mình và người khác, về mặt thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai. (Hán Việt đọc là:Túc Mạng Minh’).


Vào Canh hai, vào ngay nửa đêm, Người chứng đạt được (2) Nhãn Lực Nhìn Thấy Rõ Quá Khứ, Hiện tại & Tương Lai, như nhìn thấy rõ được những kiếp trước sau của mình và người khác, về mặt không gian. (Hán Việt đọc là: ‘Thiên Nhãn Minh’).


Và cuối cùng, vào canh ba, Người chứng đạt (3) Trí Thấy Được Nguyên Nhân & Con Đường Kết Thúc Sinh Tử, không còn ô nhiễm và bất tịnh, không còn ‘rơi’, ‘rớt’ vào cõi sinh tử nào nữa. (Hán Việt đọc là:‘Lậu Tận Minh’) – (Xem thêm Hoa Vô Ưu, tập I của HT. Thích Thanh Từ).


☼ Một Đức Phật Chánh Đẳng, Chánh Giác (Samma-sambuddho) đã xuất hiện trên thế gian vào ngày Trăng Tròn của tháng Wesak năm 588 trước CN.


1.3 Bối cảnh Lịch Sử (9), (27)

Bodhgaya (Bồ-Đề Đạo Tràng) là nơi giác Ngộ tối thượng của Đức Phật, là nơi thiêng liêng nhất trên trái đất đối với tất cả phật Tử. Trong suốt thời gian Đức Phật còn tại thế, địa danh nằm bên bờ Neranjara (Ni-Liên-Thuyền) này được gọi là UruvelaVua Asoka là người đầu tiên xây đền thờ ở nơi thánh địa này. Một bức chân dung về Đền Thờ của Vua Asoka xây và những cơ ngơi khác dduocj xây ở khu vực Bodhgaya đã được tìm thấy trong một bức phù điêu trên bảo Tháp Bharhut Stupa ở Madhya, Pradesh. Bắt đầu từ chuyến viếng thăm lần đầu tiên bởi vua Asoka vào năm 259 trước CN, vô số những người hành hương đã liên tục đến chiêm bái cái nôi Phật giáo này suốt 1.500 năm qua. Sau đó, thời gian những thánh tích này bị tàn phá bởi đội quân Hồi giáo vào thế kỷ 13 là khoảng thời gian gián đoạn dòng người hành hương đến Bodhgaya. Dharmasvamin, một nhà hành hương Tây Tạng đã thăm Bodhgaya vào năm 1234 sau CN. Ông đã chứng kiến quang cảnh điêu tàn của nơi này và đã ghi lại như sau:


Chỉ thấy có 4 tu sĩ còn ở lại (trong chùa). Một sư nói rằng: ‘Thật không lành’. Tất cả đã bỏ chạy trong nổi khiếp sợ trước đội quân của Turushka. Họ (những nhà sư) bít kín cổng trước Tháp Đại Bồ-Đề (Mahabodhi) bằng gạch và trám chặt bằng vữa. Gần đó, họ xây một tượng khác để thay thế.”


Khi Phật giáo suy tàn tại Ấn Độ, người Miến Điện đã đến cứu ngôi Tháp Đại Bồ-Đề thoát khỏi bàn tay phá hoại. Họ sửa chữa lại ngôi Tháp Đại Bồ-Đề ít nhất 3 lần suốt từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 15. Lần sửa chữa sau cùng là những năm 1472-1492.


Từ đó về sau, Bồ-Đề Đạo Tràng đã bị quên lãng và ngôi Tháp Đại Bồ-Đề ngày càng hoang phế. Với điều kiện thuận lợi về vị trí, ông Gosain Giri, một tu sĩ khổ hạnh Hindu giáo đã xây dựng một ngôi đền Hindu tại Bồ-Đề Đạo Tràng năm 1590. Sự có mặt của ngôi đền này đã làm cho Bồ-Đề Đạo Tràng rơi vào tay những Mahants của Hindu người không phải Phật tử và giai đoạn phi Phật giáo bắt đầu.


Năm mươi năm sau, năm 1861, ngài Cunningham đã gặp những Mahants của giáo hội Hindu và những môn đồ tổ chức những nghi lễ phi Phật giáo tại Tháp Đại Bồ-Đề. Hơn thế nữa, mặc dù tổ chức này tuyên bố Tháp Đại Bồ-Đề và vùng đất quanh đó là của riêng họ nhưng họ chưa từng bao giờ sửa sang lại ngôi Tháp lịch sử này. Ngài (Sir) Edwin Arnold, tác giả của quyển ‘Light of Asia’ đã viếng thăm Tháp Đại Bồ-Đề Mahabodhi vào năm 1885 và đã đăng thuật lại những nghi lễ này trên tờ báo Daily Telegraph ở London như sau:


“Thế giới Phật giáo đã, thật sự, lãng quên tâm điểm thiêng liêng nhất và đáng quan tâm nhất này- Đó là một Mecca, một Jerusalem, của cả triệu giáo đoàn của phương Đông, khi tôi lưu lại Buddhagaya (Bồ-Đề Đạo Tràng) cách đây vài năm. Tôi cảm thấy thật đau buồn khi thấy những nông dân Maharatta đang hành lễ ‘Sharaddh (hay Shrada)’ ở nơi đó, và hàng ngàn di tích quý giá bằng đá chạm khắc bằng tiếng Phạn nằm chất đống xung quanh”.


Ghi chúShrada là một tập tục sau cùng của người Hindu, khi hành lễ, những câu thần chú và câu kệ được tụng thay cho người chết, với niềm tin rằng sẽ giải thoát linh hồn khỏi thế gian và sẽ được tái sinh ở cõi trời.


1.4 Tỳ kheo hộ pháp Anagarika Dharmapala & Hội Đại Bồ-Đề (Maha Bodhi) (5), (23)

Cuộc đấu tranh giành lại quyền chăm nom và kiểm soát Tháp đại Bồ-Đề bởi những người Phật tử bắt đầu từ ngày 22 tháng Giêng, 1891 sau khi vị Tỳ kheo Anagarika Dharmapala từ Tích Lan đến thăm Bodhgaya. Nhìn thấy cảnh thánh tích thiêng liêng nhất này bị lãng quên và bị xúc phạm, ngài đã phát tâm nguyện: “Tôi sẽ làm việc để cho thánh địa thiêng liêng này trở thành được chăm nom bởi những Tỳ kheo của chúng ta”.


Bước đầu tiên, ngài thành lập Hội Đại Bồ-Đề (Maha Bodhi Society) ở Bồ-Đề Đạo Tràng vào ngày 31 tháng Năm, 1891 để huy động những sự ủng hộ cho mục đích cao cả của mình. Sau đó, ông thỉnh mời những Tỳ kheo từ Tích Lan đến ở lại Bồ-Đề Đạo Tràng, gồm có: ngài Chandajoti, ngài Sumangala, ngài Pemmananda và ngài Sudassana. Họ đến Bồ-Đề Đạo Tràng vào tháng Bảy, 1891 và ngự lại ở Nhà Khách Miến Điện. Khi Mahant (đạo sĩ đạo Hindu, chỉ người đang cai quản Tháp Đại Bồ-Đề) đang nắm quyền sở hữu đất của khu Bồ-Đề Đạo Tràng Bodhgaya, ông ta đã từ chối, không chấp nhận sự có mặt của những Tỳ kheo Phật giáo, và vào tháng hai, 1893, 2 Tỳ kheo đã bị người của ông ta đánh đập nặng nề. Hai năm sau, năm 1895, khi ngài Anagarika Dharmapala đang cố gắn một bức hình Phật (những Phật tử Nhật Bản đã dâng tặng cho ngài) lên tầng trên của Tháp, ngài đã bị người của Mahant tấn công và ngăn cản. Vì vậy ngài phải đem bức hình về để tại nhà khách Miến Điện. Mahant Hindu và những tổ chức đạo Hindu đó vẫn không chịu và họ đã tìm cách đẩy bức hình Phật ra khỏi Nhà Khách Miến Điện, nhưng chính phủ đã can thiệp. Vào năm 1906, Mahant đó đệ đơn kiện và tìm cách trục xuất những Tỳ kheo ra khỏi Nhà Khách Miến Điện. Và cuộc đấu tranh pháp lý này giữa Mahant Ấn giáo và những Tỳ kheo Phật giáo đã kéo dài đến tận năm 1949, khi chính quyền Bang Bihar đã ra Đạo Luật Quản Lý Tháp việc Quản Lý Buddha Gaya (Bồ-Đề Đạo Tràng) sẽ được chuyển qua Ủy Ban Quản Lý của chính quyền. Đạo Luật đưa ra 2 điều đáng phản đối, đó là: Ủy Ban Quản Lý gồm 9 người, trong đó đa số phải là người Hindu, và những thành viên Phật giáo khác trong ủy ban phải là người Ấn Độ. Mặc dù Hội Đại Bồ-Đề đã phản đối, Dự Luật vẫn được thông qua với một tu chỉnh là Ban Cố Vấn (Advisory Board) phải có đa số là người Phật giáo và không nhất thiết phải là người Ấn Độ. Điều này có nghĩa là: Những người Phật giáo chỉ có thể cố vấn cho Ủy ban Quản Lý, nhưng quyết định cuối cùng vẫn thuộc về quyền của ban quản lý là người Hindu!.


Đối với Hội Đại Bồ-Đề (Maha Bodhi Society), điều đó giống như một thứ ngụy biện, khi mà Tháp Đại Bồ-Đề (Mahabodhi Temple) lại được quản lý bởi những phần tử không phải là Phật tử, thử tưởng tượng xem sẽ ra sao nếu một đền thờ Hồi giáo, một nhà thờ Thiên Chúa giáo, một ‘Sikh gurdwara’ hay đền thờ đạo Hindu lại được kiểm soát bởi những người thuộc tôn giáo khác. Trong bài viết của mình “Lời Thề Nguyện Vẫn Còn Đó” ở Sambodhi, 1996, Đại Đức Pannarama Mahathera, Tỳ kheo phụ trách Hội Đại Bồ-Đề lúc bấy giờ, nay đã quá cố, đã tiết lộ một sự thật mỉa mai là ngay cả Ban Cố Vấn (Advisory Board) đã được cho là gồm đa số là những người Phật giáo, nhưng chỉ có được 11 người, trong khi đó bên phi Phật giáo lại chiếm đến 14 người!. Đã đến lúc cần phải thay thế những người bên đa số phi Phật giáo kia bằng những người Phật giáo đa số, như luật định đã được đưa ra trước kia. Những lời Thề Nguyện đó của các Tỳ kheo vẫn chưa được đáp ứng cho đến tận ngày hôm nay.


1.5 Những Điểm cần Thăm Viếng (26), (27), (31), (32)


1) Tháp Đạ[Image: hinh-hanh-huong8.jpg?resize=454%2C680]i Bồ-Đề hay Tháp Đại Giác (Mahabodhi Temple)



Tháp đại Bồ-Đề có một lịch sử lâu đời. Những cuộc khai quật bởi Ngài Cunningham vào năm 1872 cho thấy có 3 giai đoạn xây dựng của tháp này.

Giai đoạn thứ nhất công trình do vua Asoka xây dựng vào thế kỷ 3 trước CN, được gọi là Đền Bồ-Đề (Bodhi Shrine), như được minh họa trong bức phù điêu gắn trên Tháp Bharhut Stupa vào thế kỷ 2 trước CN.


Giai đoạn thứ hai là công trình trùng tu Tháp Bồ-Đề nguyên thủy (Bodhi Shrine) được thực hiện bởi 2 nữ Phật tử mộ đạo là Surangi và Nagadevi, những người vợ của Vua triều đại Sunga.


Giai đoạn thứ ba là công trình trùng tu xây dựng do Huviska, vua của vương quốc Kusana vào thế kỷ 2 sau CN. Những hình tượng Phật đều xuất thân từ giai đoạn này. Những đền Tháp được xây dựng để thiết đặt những hình, tượng này. Ngài Cunningham cho rằng, toàn bộ Tháp Đại Bồ-Đề, như được thấy ngày nay, chủ yếu là công trình của Vua Huviska (năm 111-138 sau CN). Vì tháp được xây dựng lại trên cơ sở nền tháp nguyên thủy của vua Asoka, nên Tòa Kim Cương (Vajrasana Throne), vị trí ngồi thiền và Giác Ngộ của Đức Phật, vẫn được giữ nguyên như nguyên thủy. Vào thế kỷ 7, việc trùng tu đã được thực hiện và gắn thêm những phiến đá ba-zan xây trên tòa cũ bằng thạch cao. Vào thế kỷ 19, cuộc đại trùng tu được tiến hành, dưới sự giám sát của những nhà chuyên môn CunninghamBeglar và RLMitra, khôi phục lại Tháp Bồ-Đề, sau nhiều thế kỷ bị tàn phá bởi những người Hồi giáo và sự bỏ lơ của những Mahant ngoại đạo. Công trình huy hoàng mà chúng ta nhìn thấy hôm nay là kết quả của những tấm lòng mộ đạo và những sự đóng góp vô cùng quý hiếm.

Tháp Đại Bồ-Đề đương nhiên là một công trình huy hoàng và nổi bật nhất trong khu vực Thánh Địa Bodhgaya (Bồ-Đề Đạo Tràng). Cao 52m, với tổng diện tích phần nền móng hình vuông là 231 m2, mỗi cạnh vuông là 15.2 m2 (50 feet), bao gồm một tháp lớn hình kiểu kim tự tháp và 4 tháp nhỏ nằm ở 4 góc, là những mô hình thu nhỏ của tháp lớn.(Hình 9). Cổng chính quay về hướng Đông, phía trước bên ngoài cổng là một cổng chào bằng đá do vua Asoka xây, được chạm khắc rất tinh xảo. Những khoảng trống âm tường của cả 2 mặt vách của Bảo Tháp đều có khắc hình tượng Phật. Gian đại Chánh Điện (Sanctum) ở tầng trệt sau khi đi qua một lối đi có  mái vòm vòng cung, hai bên là cầu thang bằng đá dẫn lên một điện thờ nhỏ hơn nằm ở tầng một. Ngay sau khi tiến vào đại Chánh Điện, chúng ta sẽ gặp ngay một tượng Phật bằng đá mạ vàng trong tư thế ngồi với tay phải tiếp đất (bhumi phassa-mudra) trong ngày Giác Ngộ.


Chỉ cần ngắm nhìn bức tượng Phật lộng lẫy, trái tim của người hành hương chắc chắn sẽ khởi sinh niềm hoan hỷ và thành kính!. Đó là kết quả của lòng tin và lòng kính đạo của người hành hương trong việc làm theo lời khuyên dạy của Đức Phật là “nên đến viếng thăm và chiêm bái với lòng thành kính”.


Bức tượng Phật bằng đá mạ vàng được làm từ thế kỷ 10 sau CN. Ở đây, Đức Phật được miêu tả trong tư thế ngồi trên (miếng lót) tọa cụ, thay vì trên một đài sen. Tọa cụ được đặt trên một bệ dài lớn hơn, dày hơn, trên mặt vách dày hơn đó có khắc hình lần lượt sư tử, voi. Tư thế ngồi trên tọa cụ là nét chung được tìm thấy ở rất nhiều hình, tượng Phật khác ở Đông Ấn Độ, có thể được làm theo kiểu của bức tượng này. Nhiều người đã không biết được rằng bức tượng này đã không được đặt ở đây trong những cuộc khảo cổ xung quanh khu vực Buddhagaya (Bồ-Đề Đạo Tràng) bởi chính quyền thuộc địa của người Anh lúc bấy giờ. Theo một bài báo viết về “Những Tượng Điêu Khắc Bồ-Đề Đạo Tràng ở Sambodhi, 1993” (Buddhagaya Sculptures in the Sambodhi, 1993), R. L. Mitra đã ghi rằng, bức tượng đã bị đặt trong khu vực của Mahant. Sau đó theo yêu cầu của Ngài Cunningham và Beglar, (những nhà khảo cổ học tiến hành cuộc đại trùng tu, như đã nói ở phần trên), bức tượng đã được dời qua đặt tại vị trí hiện tại trong Chánh Điện. Nhờ công đức và sự can thiệp của 2 người đáng kính này, bức tượng đã được đặt vào nơi đúng đắn ở Chánh Điện cho những người hành hương sau này được chiêm bái, thay vì như trước đây bị lãng quên, lãng phí ở trong bên khu vực của Mahant đạo Hindu.


2) Cây Bồ-Đề (Bodhidruma)


[Image: hinh-hanh-huong9.jpg?resize=454%2C680]

Cây Bồ-Đề (Bodhi), nơi Đức Phật ngồi tọa thiền bên dưới và chứng đạt Giác Ngộ Tối Thượng, đứng ở phía sau Tháp Đại Bồ-Đề. Đó là một cây Tất-Bát-La (thuộc họ Ficus religiosa), tiếng Pali gọi là cây “assattha”, có nghĩa là an lạc.


Truyền thuyết nói rằng cây này mọc lên cùng lúc Đức Phật đản sinh, như là một loại đồng sinh (sahajata) của Người vậy – (tiếng Anh: co-natal). Theo nhiều luận giảng, nhiều vị Phật khác nhau cũng đắc đạo khi ngồi dưới một gốc cây, bất cứ loại cây nào mà vị Phật đó chọn, và mỗi cây đó đều trở thành cây Bồ-Đề, tức là cây Giác Ngộ trong cõi của vị Phật đó. Trong cõi này, cây Tất-Bát-La trở thành Cây Giác Ngộ hay Cây Bồ-Đề và chỉ có Cây Bồ-Đề của Đức Phật Cồ-Đàm là được tôn kính. Di tích Cây Bồ-Đề này là tượng trưng giống nhau cho tất cả chư Phật. Người ta tin rằng không nơi nào trên thế gian này có thể hỗ trợ cho uy nghi của sự Giác Ngộ của Đức Phật. Nền đất ở đây rất chắckhông hề bị lung laydi chuyển ngay cả khi trái đất rung chuyển thế gian để xua đuổi Ma Vương và đội quân của ông ta đến để thách thức, phá rối nhằm làm cho vị Bồ-tát phải rời bỏ chỗ ngồi Giác Ngộ. Ngay cả Vua Trời Sakka Devaraja cũng không thể bay qua ngang cây Bồ-Đề. Lực hút siêu nhiên ở nơi đó được gọi là Trung tâm điểm hay cái Rốn của Trái Đất.


Vào thời xưa những vị Vua và thường dân đã đến nơi này để suy tôn cây Bồ-Đề. Vì cây Bồ-Đề trở thành đối tượng được tôn vinh của những Phật tử, nên lẽ tự nhiên cây trở thành mục tiêu phá hủy bởi những kẻ thù hằn Phật giáo. Theo Ngài Huyền Trang, Cây Bồ-Đề đầu tiên lại bị chặt phá bởi Vua Asoka, nhưng sau này, nhà Vua ân hận, đã chăm bón lại Cây Bồ-Đề bằng cách tưới tẩm nước hương thơm và sữa tươi vào rễ cây. Nhà Vua thể hiện lòng thành kính sâu sắc đối với cây Bồ-Đề, đến nỗi một hoàng hậu đương triều lúc đó của nhà Vua là Tissarakkha, đã trở nên ghen tị với Cây Bồ-Đề và đã cho người lén lút phá hủy cây. Nhà Vua lại tiếp tục làm sống lại cây. Sau đó, nhà Vua cho xây bức tường cao 3m xung quanh cây để bảo vệ. Sau khi sự sụp đổ của triều đại đế chế Maurya vào thế kỷ 2 trước CN, vua của triều đại Sunga, Pusyamitra, là kẻ tra tấn Phật giáo, lại phá hủy Cây Bồ-Đề. Nhưng một cây con của chính Cây Bồ-Đề nguyên thủy được mang về từ Tích Lan, và được trồng lại đúng ngay chỗ ấy. Vào thế kỷ 6 sau CN, Sasanka, một vua Hindu, lại chặt phá Cây Bồ-Đềnhưng sau đó, một cây con của Cây Bồ-Đề lại được mang về từ Tích Lan và được trồng lại bởi nhà Vua Purvavarma của nước Magadha (Ma-kiệt-đà), và ông cũng đã cho xây bức tường cao 7.3m để rào Cây Bồ-Đề lại. Bức tường này chỉ còn lại 6.1m khi Ngài Huyền Trang viếng thăm trong lịch sử.


Đến năm 1876, Cây Bồ-Đề già bị ngã đổ trong một trận bão và một cây con của Cây Bồ-Đề được trồng lại chính ngay chỗ cũ bởi Ngài Cunningham. Đến nay, Cây Bồ-Đề này đã 135 tuổi.


3) Tòa Kim Cương (Vajrasana)

Tòa Kim Cương (Vajrasana) nằm giữa Cây Bồ-Đề và Tháp Đại Bồ-Đề. Điểm này đánh dấu đích thực ngay chỗ ngồi của Đức Phật lúc chứng đạt sự Giác Ngộ Tối Thượng. Hiện nay, chỗ này được đánh dấu bằng một tảng đá sa thạch dài 2.3m, rộng 1.3m và dày 0.9m (Hình 10). Những người hành hương khi đến thánh điểm thuận lợi (đầy hộ niệm) này nên dành thời gian để quán chiếu công hạnh của Đức Phật để tăng trưởng tròn đầy lòng tin và sự an lạc có được nhờ chánh niệm để phát triển trí tuệ minh sát.


4) Đức Phật Ở Lại 7 Chỗ sau khi Giác Ngộ

Sau khi giác ngộ thành Phật vào đêm Trăng Tròn tháng Wesak, đến rạng sáng, Đức Phật đã thầm reo lên khúc ca vui mừng, hỷ lạc viên mãn. Ngài quyết định tiếp tục ngồi trên Tòa Kim Cương (Vajrasana), chỗ ngồi bất bại và tối thắng trước cuộc chiến với Ma Vương và Người đã thành tựu viên mãn mọi ước nguyện trước đây, bao gồm cả đại nguyện thành Phật. Đó là thời điểm cả thế gian trời, người còn ghi nhớ đến tận ngày nay. Và sau đó, Đức Phật nhịn đói luôn suốt bảy tuần và lưu lại bên dưới và xung quanh khu vực gần gốc Cây Bồ-Đề.


(i) Tuần Lễ Đầu Tiên: Đức Phật Tọa Thiền Trên Tòa Kim Cương (Pallanka Sattaha)


[Image: hinh-hanh-huong10.jpg?resize=454%2C680]

Trong suốt bảy ngày của tuần lễ đầu tiên, Đức Phật ngồi yên một tư thế, trải nghiệm niềm An Lạc của Sự Giải Thoát. Sau 7 ngày, ra khỏi định an lạc đó và suy tưởng về Thuyết Duyên Khởi (Paticca Samuppada) suốt một đêm.


(ii) Tuần Lễ Thứ Hai: Đức Phật Ngắm Nhìn Cây Bồ-Đề (Animisa Sattaha)



Trong tuần thứ hai, để tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với cây Bồ-Đề đã che chở cho Người suốt thời gian thiền hành để thành Đạo, Ngài đã đứng chăm chú ngắm nhìn cây Bồ-Đề suốt một tuần liền mà không hề nháy mắt (Animisalocana). Về sau, chính nơi này, vua Asoka đã dựng lên một tháp kỷ niệm gọi là Animisalocana Cetiva và đến nay vẫn còn. (Hình 11).


(iii) Tuần Lễ Thứ Ba: Đức Phật Đi Hành Thiền (Cankama Sattaha)

Trong suốt tuần thứ ba, Đức Phật đi kinh hành lên xuống trên quãng đường gần cây Bồ-Đề, sau này được gọi là “Đường Kinh Hành Ngọc Báu” (Ratana Cankamana: đường kinh hành ngọc báu). (Hình 12).


(iv) Tuần lễ Thứ Tư: Đức Phật Ngự Trong Bảo Điện (Ratanaghara Sattaha)

Trong tuần lễ thứ tư, Đức Phật ngồi tham thiền trong thất, được gọi là “Bảo Thất” (Ratanaghara: nghĩa là cái phòng bằng ngọc báu, trong ý nghĩa “cái phòng quý báu”) để suy niệm về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), triết giảng về những Chân lý Tuyệt đối, tột cùng liên quan đến phạm trù danh và sắc (tâm và vật chất). Trong khi Đức Phật quán chiếu về triết lý sâu sắc và vi diệu là Luận Thuyết về Nhân Duyên (Patthana, tiếng Anh: Conditional Relations), Người vui mừng và khởi sinh niềm hỷ lạc thật lớn lao trong tâm Toàn Trí cvuaR Người, làm phát quang bên trong sắc thân, Kinh sách ghi nhận rằng, tâm và thân Người phát sáng một vầng hào quang sáu màu – xanh, vàng, trắng, đỏ, hồng và luồng ánh sáng kết hợp 5 màu đó. Vị trí của Bảo Thất này được đánh dấu bằng một Điện Tháp, phía trước có một bia đá có khắc chữ ghi lại nơi Đức Phật đã ngồi và suy niệm về thuyết Nhân Duyên (Patthana). Điện Tháp này cũng nằm trong khuôn viên Tháp Đại Bồ-Đề, sát bên hướng Bắc của Đường Kinh Hành Ngọc Báu (Cankama). (Hình 13).


v) Tuần lễ Thứ Năm: Đức Phật Ngồi Dưới Cây Ajapala Banyan Nigrodha (Ajapala Sattaha)

Trong tuần thứ năm, Đức Phật ngồi dưới cây Ajapala Banyan để suy niệm về Giáo Pháp và thấm nhuần niềm hạnh phúc của sự giải thoát. (Ajapala có nghĩa là “chỗ của người chăn dê”. Cây Banyan là một loại cây đa, cây này là nơi những người chăn dê trong vùng thường ngồi nghỉ trong khi thả cho bầy dê ăn cỏ). Vào cuối tuần, khi Ngài xuất ra khỏi trạng thái siêu thế ấy, có một vị Bà-la-môn ngã mạn (Huhumka Jakita) đến gần và hỏi Người rằng “đứng về phương diện nào và những điều kiện nào ông ta có thể trở thành một thánh nhân (Brahmana)?”. Đức Phật đã trả lời và chỉ ra những phẩm chất cần có của một Bà-la-môn đích thực nên có. Vị trí di tích này được đánh dấu bằng một bia đá bảng hiệu gắn trên cột bê-tông, có khắc chữ ghi chú để tưởng niệm. (Hình 14).

vi) Tuần lễ Thứ Sáu: Đức Phật Ngồi Dưới Cây Mucalinda (Mucalinda Sattaha)


Tuần thứ sáu, Đức Phật đến ngồi dưới cây Mucalinda, gọi theo tên của Mãng Xà Vương (cây thuộc họ Barringtonia acutangula). Lúc bấy giờ, trời giông bão, gió lạnh mù mịt kéo dài suốt bảy ngày. Truyền thuyết kể lại rằng, Mucalinda, Vua Rắn từ dưới hồ nước đi lên, dùng thân quấn quanh người Đức Phật và lấy cái mỏ to che trên đầu Đức Phật để che chở, bảo vệ cho Người. Vị trí di tích cũng là Ao Mucalinda (Ao Mãng Xà Vương) ngày nay, ở phía Nam và gần bên Tháp Đại Bồ-Đề. (Hình 15).


vii) Tuần Thứ Bảy: Đức Phật Ngồi Dưới Cây Rajayatana (Rajayatana Sattaha)


Tuần thứ bảy, Đức Phật đến ngồi dưới cây Rajayatana, (thuộc họ Buchanania latifolia) gần Tháp Đại Bồ-Đề. Lúc đó có hai người lái buôn tên là Tapussa và Bhallika đến từ Ukkala (Orissa) dâng lên cúng dường Đức Phật bánh gạo nếp và mật ong. Sau khi Đức Phật thọ trai bữa ăn xong, hai người quỳ lạy dưới chân Người và xin được quy y nương tựa vào Đức Phật và Giáo Pháp của Người. Họ trở thành những Phật Tử cư sĩ đầu tiên, quy y vào Phật & Pháp (Nhị Bảo). Sau lúc đó, Đức Phật đưa tay lên đầu và lấy 8 sợi tóc của mình để tặng cho 2 Phật tử đầu tiên. Sau này, hai anh em trở về lại Miến Điện với xá lợi tóc quý giá đó, sau này xá lợi tóc đó được đặt thờ trong ngôi Chùa Shwedagon Pagoda ở thủ đô Yangon. Vị trí di tích này, ở phía Nam Tháp Đại Bồ-Đề, được đánh dấu bằng một bia đá bảng hiệu gắn trên cột bê-tông, có khắc chữ ghi chú để tưởng niệm. (Hình 16).

5) Nhà Của Cô Sujata Kuti


Trước khi Giác Ngộ, vị Bồ-tát đã ở gần bờ sông Neranjara (Ni-Liên-Thuyền) trong hang động Dungeswari. Hang động này ở trên một ngọn đồi, tên là Đồi Dhongra, cách Bồ-Đề Đạo Tràng khoảng 1 giờ đi bộ. Sau khi trải qua 6 năm tu hành khổ hạnh một cách đau đớn và vô ích, Người quyết định đi theo con đường Trung Đạo và bắt đầu đi về hướng Rừng Uruvela gần ngôi làng Senanigama, ở đây, chúng ta có thể thấy được khu di tích ‘Nhà của cô Sujata’, nằm trên một dãi đất nhỏ. Trong làng, chúng ta cũng có thể thăm một Miếu Thờ, dưới bóng một cây Banyan, trong đó có những tượng miêu tả cảnh Cô Sujata dâng cháo gạo sữa cho Bồ-tát vào ngày trước đêm Người giác ngộ thành Phật. (Hình 19).


6) Rừng Uruvela

Khu vực, trước kia là rừng, bây giờ là một khu cây cỏ mọc, gần chỗ Miếu Thờ Sujata. Tại đây, chúng ta có thể thấy một di tích xây có một cái giếng cạn. (Hình 20). Nơi đây được tin là ‘hầm lửa’ của ba anh em nhà Ca Diếp Kassapa, những Jalita búi tóc thờ thần lửa có đến 1 ngàn đệ tử. Ở đây, Đức Phật cũng đã hàn phục một con rắn, ẩn núp trong hầm lửa. Sự thu phục người anh Ca Diếp (Kassapa Uruvela) đã mất nhiều thời gian hơn. Đức Phật đã phải dùng đến thần thông mới thuyết phục và chuyển hóa những Jalita thờ thần lửa được. Sau khi Uruvela Kassapa (Hán Việt đọc: Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp) trở thành đệ tử của Đức Phật, 2 người em, Nadi và Gaya, cùng những đệ tử của họ cũng đi theo. Sau khi nghe Phật thuyết giảng Kinh Lửa, một ngàn Tỳ kheo mới vừa được thọ giáo vào Tăng đoàn đã đều trở thành A-la-hán (Arahants).


7) Pragbodhi, Nơi Bồ-tát thực hành Tu Khổ Hạnh 6 năm

Trước khi Giác Ngộ, Bồ-tát đã ở bên bờ hữu ngạn sông Neranjara (Ni Liên Kiền) trong một khu rừng gần Pragbodhi, phía trước đồi Bồ Đề (Bodhi). Truyền thuyết kể rằng Người sống trong một hang động nhỏ có tên là Dungeswari, nằm ngang dốc lên đỉnh đồi. Sau khi đã thực hành việc tu khổ hạnh, hành xác 6 năm trời, Người quyết định đi theo con đường Trung Đạo, và đến khu rừng Uruvela gần ngôi làng Senanigama, tức ngôi làng Bakraur ngày nay. Chúng ta leo lên một đoạn dốc đứng dẫn đến một ngôi chùa nhỏ tên là Chùa Hang Động Dungeswari do những nhà sư Tây Tạng trông nom. Bên [Image: hinh-hanh-huong12.jpg?resize=454%2C680]
trong hang động Dungeswari, (Hình 18), có một bức tượng vị Bồ-tát với thân hình chỉ còn lại xương, sau 6 năm hành xác, khổ hạnh. Đồi Pragbodhi (rất nhiều khu di tích trên nhưng ngọn núi nhỏ, người ta vẫn gọi là đồi) ngày nay gọi là đồi Dhongra, (Hình 17), cách làng về phía Đông Bắc khoảng 1 dặm Anh (1.6 km), cách khoảng 30 phút lái xe đến Rajgir (thành Vương-xá).

8) Những Chùa & Tu Viện ở Bodhgaya (Bồ-Đề Đạo Tràng)


Bodhgaya (Bồ-Đề Đạo Tràng) là cái nôi của Phật giáo. Trong khu vực chiếm khoảng 15km2, nhưng trong một diện tích nhỏ này có đến 30 tu viện và cơ sở đại diện cho nhiều quốc gia Phật giáo trên thế giới, trong một cộng đồng Phật giáo nhỏ ở đây. Một cuộc thăm viếng đến những ngôi Chùa ở đây sẽ giúp cho chúng ta hiểu được Phật giáo được thực hành ở những nước khác nhau như thế nào, theo văn hóa địa phương của họ, mà vẫn theo đúng Phật Pháp. Ở đó cũng có một trung tâm Thiền Minh Sát Vipassana, chẳng hạn như trong Chùa Miến Điện (Burmese Vihara) và Trung Tâm Thiền Quốc tế. Danh sách những tên, những đền, chùa, tu viện Phật giáo và cơ sở Phật giáo được ghi trong Chương Trình Lưu Niệm Buddha Mahotsav 1999 theo thứ tự chữ cái như sau:
Tăng Đoàn Toàn Ấn Độ (All India Bhikkhu Sangha), Trung Tâm Văn Hóa Phật giáo Châu Á (Asian Buddhist Culture Centre), Chùa Bangladesh (Bangladesh Temple), Ban Quản Lý Bồ-Đề Đạo Tràng (Buddhagaya Temple Management Committee), Chùa Miến Điện (Burmese Vihara), Chùa Trung Hoa (Chinese Temple), Chùa Đại Tạng Kinh Nhật Bản (Đaijokyo Japanese Buddhist Temple), Trung Tâm Thiền Pháp Giác (Dhamma Bodhi Meditation Centre), Qũy Từ Thiện Drikyug (Drikyug Charitable Trust), Chùa Druk Nawag Thupten Choeling, Chùa Nhật Bản Indosan Nipponjee (Indosan Nipponjee Japanese Temple), Trung Tâm Thiền Quốc Tế (International Meditation Centre), Chùa Jambunad Vihar, Chùa Karma Temple, Chùa Triều Tiên, Hội Đại Bồ-Đề (Maha Bodhi Society), Dự Án Di-Lặc (Maitreya Project), Chùa Nav Bauddha Vihar, Chùa Panch Sheela Vihar, Viện Văn Hóa Trí Tuệ Root (Root Institute for Wisdom Culture), Chùa Hoàng Gia Bhutan (Royal Bhutan Temple), Tu Viện Thích Ca (Sakya Monastery), Hội Văn Hóa và Phúc Lợi Tam Bồ-Đề (Sambodhi Welfare and Cultural Society), Tu Viện Shechen Monastery, Chùa Đài Loan (Taiwan Temple), Chùa Tamang Nepal Temple, Hội Bharat Thái Lan (Thai Bharat Society), Chùa Thái Lan Bodhi Kam, Chùa Tây Tạng (Tibetan Temple), Trung Tâm Trailokya Centre, Chùa Việt Nam Quốc Tự và Chùa Thái Lan (Wat Thai).

tuniemxu.org
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#13
Những nguyên nhân làm cho trí tuệ sanh lên


Có những nguyên nhân để là Ñāṇa-sampayutta, tức là có những nguyên nhân làm cho trí tuệ sanh lên. Đối với một vài người, tâm hợp trí sanh lên thường xuyên hơn so với những người khác. Tại sao điều này lại xảy ra?

Nguyên nhân đầu tiên là do trong quá khứ, nghiệp (Kamma) dẫn đến việc sở hữu trí tuệ (Ñāṇa) đã được thực hiện. Điều này có nghĩa là, đôi lúc khi thực hiện một việc đáng kính trọng, các bạn ước nguyện rằng, “Nguyện cho tôi sẽ là một người khôn ngoan, nguyện cho tôi sẽ có trí tuệ trong tương lai.” Nếu các bạn làm một việc đáng kính trọng với một khát vọng như vậy, thì trong những kiếp sống tương lai, tâm thiện (Kusala) của các bạn sẽ hầu như luôn luôn được đi kèm theo với trí tuệ. Và nếu các bạn giúp truyền bá những lời chỉ dạy hay các bạn đóng góp tịnh tài để truyền bá Giáo pháp cũng như các bạn giảng dạy Giáo pháp, đó cũng là nghiệp (Kamma) dẫn đến việc sở hữu trí tuệ trong tương lai. Do nghiệp (Kamma) như vậy trong quá khứ, các bạn có thể thường xuyên có những tâm (Citta) hợp trí.


  1. Nguyên nhân tiếp theo là tái sanh vào sắc giới (Rūpāvacara), tức là tái sanh làm những Phạm thiên (Brahma). Thế giới đó không có sân hận. Kinh sách ghi nhận rằng các Phạm thiên (Brahma) không có sự tức giận hay sân hữ là một trạng thái tinh thần làm yếu đi sự hiểu biết. Nếu các bạn muốn trở thành một người khôn ngoan, nếu các bạn muốn có sự hiểu biết, các bạn phải điều khiển sự giận dữ của mình. Đừng giận dữ thường xuyên lắm. Nếu các bạn giận dữ quá thường xuyên, thì sự hiểu biết của các bạn sẽ trở nên yếu kém. Cho nên các bạn sẽ không hiểu biết nhiều. Ở thế giới Phạm thiên (Brahmaloka), không có sân hận và tức giận. Những điều kiện cũng tốt hơn nhiều trong những tầng trời đó so với cõi nhân loại. Cho nên, các Phạm thiên (Brahma) có xu hướng có tâm đi kèm theo với trí tuệ nhiều hơn những chúng sanh khác.


  1. Nguyên nhân thứ ba là sự trưởng thành của các căn quyền thuộc về tinh thần. Có năm loại căn quyền: tín, tấn, niệm, định và tuệ. Khi những căn quyền này trở nên trưởng thành, các bạn có khuynh hướng có tâm đi kèm với trí tuệ. 
  2. Khi nào các căn quyền này trở nên trưởng thành? Chúng ta hãy nhìn vào mười thập niên trong cuộc đời của một con ngườiỞ đây, chúng ta giả sử rằng con người sống đến 100 tuổi. Một người có thể không sống lâu đến như vậy, nhưng 100 tuổi là tuổi thọ vào thời của Đức Phật và tôi nghĩ điều đó vẫn đúng hiện tại. Như vậy, cuộc đời của con người được chi ra làm mười giai đoạn hay mười thập niên. Giai đoạn đầu được gọi là thập niên dịu mềm. Các bạn chỉ là trẻ con từ lúc mới sinh cho đến mười tuổi cho nên các bạn còn yếu. Giai đoạn thứ hai là thập niên của sự năng động của cơ thể, và nó chứa đựng những hạnh phúc và niềm vui. Giai đoạn thứ ba là thập niên của sắc đẹp. Sắc đẹp của các bạn nở rộ từ 20 cho đến 30 tuổi. Đây là giai đoạn mà mọi người trở nên xinh đẹp. Giai đoạn thứ tư là thập niên của sức mạnh. Từ 30 cho đến 40 tuổi, mọi người trở nên mạnh hơn. Từ 40 cho đến 50 là thập niên của sự khôn ngoan. Đây là thời điểm mà tuệ quyền của các bạn trưởng thành. Bất kỳ suy nghĩ cái gì, các bạn đều có những đáp án tốt và các bạn có kiến thức thâm sâu.
Cho nên 40 đến 50 là thập niên của trí tuệ. Các bạn đã đến mốc này chưa? Nếu chưa thì tốt bởi vì các bạn có hy vọng là “Tôi sẽ trở nên trưởng thành hơn và sẽ có nhiều sự hiểu biết hơn khi tôi đến 40-50 tuổi.” Giai đoạn thứ sáu thì giảm thiểu. Điều này không tốt chút nào. Từ 50 đến 60, các bạn sẽ có sự giảm thiểu về sức khỏe thân xác cũng như trí óc. Các bạn có xu hướng quên nhiều và trở nên yếu đi. Thập niên thứ bảy thì còng lưng. Các bạn trở thành một người già. Giai đoạn thứ tám không những còng mà còn gập nữa. Giai đoạn thứ chín thì Momūha, tức là thập niên già yếu. Trong giai đoạn này, các bạn chẳng nhớ gì nhiều đâu. Các bạn không biết các bạn đang làm gì nữa, giống như là bị lẩm cẩm. Giai đoạn thứ mười thì các bạn nằm trên giường chờ chết. Đây là mười thập niên của một con người. Nguyên nhân thứ ba – tức là sự trưởng thành của các căn quyền thuộc về tinh thần – đề cập đến thập niên thứ năm, tức là thập niên của trí tuệ. Từ 40 đến 50 tuổi là thời điểm tốt nhất không chỉ để học hỏi mà còn để giảng dạy, để viết một cuốn sách và vân vân.



  1. Nguyên nhân thứ tư là xa cách những phiền não nhờ vào 
    Nếu các bạn muốn là người hiểu biết nhiều, là người thông minh, thì đừng để phiền não có trong tâm trí của các bạn. Tránh xa chúng bằng sự hành thiền. Các bạn có thể tiêu diệt phiền não bằng sự hành thiền. Nếu các bạn không thể hủy diệt chúng một cách trọn vẹn bằng sự hành thiền, các bạn vẫn có thể làm cho chúng không khởi lên trong tâm trí của các bạn. Điều này rất quan trọng. Nếu các bạn muốn có nhiều tâm (Citta) đi kèm theo bởi trí tuệ, các bạn phải thực hành thiền định. Nếu các bạn thực hành cả thiền quán (Vipassanā) và thiền chỉ, thì những phiền não sẽ không sanh khởi lên trong các bạn trong một thời gian.


  1. Nguyên nhân cuối cùng là tái sanh với ba nhân thiện. 
    Chúng ta vừa mới học Tám tâm quả (Vipāka Citta) này có chức năng làm tâm tục sinh cho nhân loại và chư Thiên. Tục sinh với ba nhân thiện nghĩa là tâm tục sinh của các bạn là tâm quả dục giới tịnh hảo (Kāmāvacara Sobhana Vipāka Citta) thứ nhất, thứ nhì, thứ năm hay thứ sáu; các bạn tái sinh với ba nhân thiện.Nếu các bạn tái sinh bằng một trong bốn tâm quả (Vipāka Citta) này, các bạn có khuynh hướng có nhiều tâm đi kèm theo với trí tuệ. Nhưng đây là kết quả của nghiệp (Kamma), các bạn chẳng thể làm gì được. Đây là những nguyên nhân làm cho một tâm được đi kèm theo hay không được đi kèm theo bởi trí tuệ.
Nguồn: Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp, Tập Một

Tác giả: Venerable Sayādaw U Sīlānanda
Người dịch: Pháp Triều


Tuniemxu.org
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#14
Bốn loại thức ăn của loài hữu tình


[Image: 4-loai-thuc-an.jpg?resize=600%2C200&ssl=1]



1) …Ở Sàvatthi.

2) …Này các Tỷ-kheo, có bốn loại đồ ăn này đưa đến sự tồn tại, hay sự chấp thủ tái sanh cho các loài hữu tình hay chúng sanh.

3) Thế nào là bốn? Ðoàn thực hoặc thô, hoặc tế; thứ hai là xúc thực; thứ ba là tư niệm thực; thứ tư là thức thực.

Này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này đưa đến sự tồn tại, hay sự chấp thủ tái sanh cho các loài hữu tình hay các loài chúng sanh.



1- ĐOÀN THỰC

4) Và này các Tỷ-kheo, đoàn thực cần phải nhận xét như thế nào?

5) Ví như, này các Tỷ-kheo, hai vợ chồng đem theo một ít lương thực đi qua một quãng đường hoang dã, với một đứa con khả ái, thương mến.

6) Rồi này các Tỷ-kheo, trong khi hai vợ chồng ấy đang đi trên con đường hoang vu, số lương thực ít ỏi ấy đi đến hao mòn, khánh tận. Và một vùng hoang vu còn lại chưa được họ vượt qua.

7) Rồi này các Tỷ-kheo, hai vợ chồng người ấy suy nghĩ: “Ðồ lương thực ít ỏi của chúng ta đã bị hao mòn, khánh tận; còn lại vùng hoang vu này chưa được vượt qua; vậy chúng ta hãy giết đứa con một, khả ái, dễ thương này, làm thành thịt khô và thịt ướp, ăn thịt đứa con và vượt qua vùng hoang vu còn lại này, chớ để tất cả ba chúng ta đều bị chết hại”.

8) Rồi hai vợ chồng ấy giết đứa con một, khả ái, dễ thương ấy, làm thịt khô và thịt ướp, ăn thịt người con và vượt qua vùng hoang vu còn lại ấy. Họ vừa ăn thịt con, vừa đập ngực, than khóc: “Ðứa con một ở đâu? Ðứa con một ở đâu?”



9) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Họ ăn món ăn có phải để vui chơi? Hay họ ăn món ăn để tham đắm? Hay họ ăn món ăn để trang sức? Hay họ ăn món ăn để béo tốt?

— Thưa không phải vậy, bạch Thế Tôn.

10) — Có phải họ ăn các món ăn chỉ với mục đích vượt qua vùng hoang vu?

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

11) — Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói đoàn thực cần phải nhận xét như vậy. Này các Tỷ-kheo, khi đoàn thực được hiểu biết, thời lòng tham đối với năm dục trưởng dưỡng được hiểu biết. Khi lòng tham đối với năm dục trưởng dưỡng được hiểu biết, thời không còn kiết sử, do kiết sử này, một vị Thánh đệ tử bị trói buộc để phải sanh lại đời này.



2-XÚC THỰC

12) Và này các Tỷ-kheo, xúc thực cần phải nhận xét như thế nào?

13) Này các Tỷ-kheo, ví như một con bò cái bị lở da, nếu nó đứng dựa vào tường, thời các sanh vật sống ở tường cắn nó. Nếu nó đứng dựa vào cây, thời các sanh vật sống ở cây cắn nó. Nếu nó đứng ở trong nước, thời các sanh vật sống ở trong nước cắn nó. Nếu nó đứng giữa hư không, thời các sanh vật giữa hư không cắn nó. Này các Tỷ-kheo, con bò cái ấy đứng dựa vào chỗ nào, thời các sanh vật trong các chỗ ấy cắn nó. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói xúc thực cần phải được nhận xét.

14) Này các Tỷ-kheo, khi xúc thực được hiểu biết, thời ba cảm thọ được hiểu biết. Khi ba cảm thọ được hiểu biết, thời Ta nói rằng vị Thánh đệ tử không có gì cần phải làm thêm nữa.



3- TƯ NIỆM THỰC

15) Và này các Tỷ-kheo, tư niệm thực cần phải nhận xét như thế nào?

16) Này các Tỷ-kheo, ví như một hố than hừng, sâu hơn một thân người, chứa đầy than cháy đỏ rực, hừng cháy không có khói. Rồi một người đi đến, muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, chán ghét khổ. Rồi hai người lực sĩ đi đến, nắm chặt hai cánh tay người ấy, kéo người ấy đến hố than hừng ấy. Này các Tỷ-kheo, người ấy quyết chí muốn lánh xa, tinh cần muốn lánh xa, phát nguyện muốn lánh xa hố than hừng ấy.

17) Vì sao? Này các Tỷ-kheo, người ấy chỉ nghĩ như sau: “Nếu ta rơi vào hố than hừng này, do nhân duyên ấy, ta đi đến chết, hay đi đến khổ gần như chết”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng tư niệm thực cần phải nhận xét.

18) Này các Tỷ-kheo, khi tư niệm thực được hiểu biết, thời ba ái được hiểu biết. Khi ba ái được hiểu biết, Ta nói rằng vị Thánh đệ tử không có gì cần phải làm thêm nữa.


4- THỰC THỰC

19) Và này các Tỷ-kheo, thức thực cần phải nhận xét như thế nào?

20) Ví như, này các Tỷ-kheo, người ta bắt một người ăn trộm, một người phạm tội, dẫn đến vua và thưa: “Thưa Ðại vương, người này là người ăn trộm, một người phạm tội. Hãy trừng phạt người ấy nếu như Ngài muốn”. Vị vua nói như sau về người ấy: “Các Ông hãy đi và đánh người này với một trăm hèo vào buổi sáng”. Và họ đánh người ấy với một trăm hèo vào buổi sáng.

21) Rồi vị vua vào buổi trưa nói: “Này các Ông, người ấy như thế nào?” — “Thưa Ðại vương, người ấy vẫn còn sống”. Rồi vua nói về người ấy: “Này các Ông, các Ông hãy đi và đánh người này một trăm hèo vào buổi trưa”. Và họ đánh người ấy một trăm hèo vào buổi trưa.

22) Rồi vị vua vào buổi chiều nói: “Này các Ông, người ấy như thế nào?” — “Thưa Ðại vương, người ấy vẫn còn sống”. Rồi vua nói về người ấy: “Này các Ông, các Ông hãy đi và đánh người này một trăm hèo vào buổi chiều”.

23) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy trong ngày bị đánh đến ba trăm hèo, do nhân duyên ấy có cảm thọ khổ ưu không?

— Bạch Thế Tôn, chỉ bị đánh một hèo, do nhân duyên ấy có cảm thọ khổ ưu, còn nói gì bị đánh đến ba trăm hèo!

24) — Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói thức thực cần phải nhận xét.

25) Này các Tỷ-kheo, khi thức thực đựơc hiểu rõ, thời danh sắc được hiểu rõ. Khi danh sắc được hiểu rõ, thời Ta nói rằng vị Thánh đệ tử không làm gì thêm nữa.

Tương Ưng Bộ Kinh (HT Thích Minh Châu dịch Viêt)

tuniemxu.org
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#15
7 ĐIỀU NGƯỜI MỚI HÀNH THIỀN TỨ NIỆM XỨ CẦN BIẾT

[Image: vipassana4.jpg?resize=612%2C406&ssl=1]




1/ Tại sao phải thọ trì Tam quy và Ngũ giới trước khi hành thiền?

Tam quy là nương tựa vào giáo pháp (giới, định, tuệ) để thực hành theo các phẩm hạnh của Phật, Pháp, Tăng. (10 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 12 ân đức Tăng).

Ngũ giới là giới cần làm trong sạch trước khi thực hành Định và Tuệ. Ví như 2 cây củi chà vào nhau ra lửa. Giới ô nhiễm như cây củi bị ướt. Giới trong sạch như cây củi khô. Định ví như sự ngọn lửa phát ra khi chà sát hai cây củi. Tuệ ví như ánh sáng của ngọn lửa.


2/ Tại sao phải tụng kinh tiếng Pali và tiếng Việt?
Phật giáo có 2 truyền thống Pháp Học và Pháp Hành. Pháp học là duy trì, bảo tồn kim ngôn hay lời dạy của Đức Phật trong thế gian. Pháp hành là để đưa người đến sự diện tận các phiền não tham, sân, si. Việc tụng kinh có 2 ý nghĩa:

2-1. Duy trì Phật ngôn có mặt trong thế gian khi tụng bằng tiếng Pali và làm chư thiên hoan hỷ. Khi tụng bằng tiếng Việt tăng thêm hiểu biết Phật ngôn bằng tiếng mẹ đẻ và để mọi người dễ hiểu dễ thuộc, phát sinh tâm muốn học và hành theo lời dạy của Đức Phật.

2-2. An trú thân tâm trước khi hành thiền.

3/ Tại sao cần rải tâm từ và hồi hướng sau khi hành thiền?

3-1. Rải tâm từ là một thiện pháp giúp cho bản thân và chúng sinh luôn được an vui

3-2. Hồi hướng công đức sau khi hành thiền hay làm phước thiện cũng là một thiện pháp làm tăng trưởng phước thiện cũng như tỏ lòng tri ân tới tất cả.

4/ Cách điều thân trong 3 tư thế ngồi: bán già Trung Quốc, Miến điện và kiết già. Cách xả thiền. Lưu ý các tư thế cằm tỳ yết hầu, cổ thẳng, lưng thẳng, răng chạm nhau, hai bàn tay trên đùi chạm nhau, mắt nhắm (khi quan sát hơi thở).

5/ Quan sát hơi thở trong tư thế ngồi bán già hoặc kiết già: 4 giai đoạn quan sát hơi thở: Có 3 tâm tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác khi quan sát hơi thở.

a/ Tinh tấn là siêng năng chú tâm nơi quan sát đề mục.

b/ Chánh niệm là quan sát ở mức chân đế: đụng chạm, nóng lạnh, cứng mềm khi hơi thở vào ra.

c/ Tỉnh giác (trí Tuệ) là thấy biết sự thay đổi tự nhiên của đề mục ở thực tại chân đế, chứ không phải cố giữ đề mục không thay đổi. Điều này chỉ có trong thiền Tứ Niệm Xứ. Trong thiền Định (Vắng Lặng Samatha) hành giả sẽ cố định đề mục để neo tâm vào.

5-1. Hơi thở vào hơi thở ra ở đầu mũi
5-2. Hơi thở dài hơi thở ngắn ở đầu mũi
5-3. Hơi thở bên trong bụng (cảm giác toàn thân) khi thở vào, thở ra.
5-4. Hơi thở tự nhiên nơi đầu mũi hay trong bụng (an tịnh toàn thân) khi thở vào, thở ra.


[Image: vipassana5.jpg?resize=567%2C585&ssl=1]




6/ Quan sát các oai nghi chính đi, đứng, ngồi, nằm: Quan sát với ba tâm tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác như đã nói ở mục 5. Đặc tính khi đi là sức nặng nơi bàn chân thay đổi. Đặc tinh khi đứng là sức nặng nơi bàn chân liên hệ chặt chẽ với hơi thở vào ra. Đặc tính khi ngồi là sức nặng nơi mông. Đặc tính khi nằm là sức năng nơi lưng (khi nằm ngửa) hay bụng (khi nằm úp), nơi sườn (khi nằm nghiêng)

7/ Quan sát các oai nghi phụ (co tay duỗi tay, nhai nuốt, ăn uống,…). Trong quán thân, các oai nghi chính và phụ cần làm chậm lại thì mới thấy rõ các đặc tính chân đế của sắc pháp cứng mềm, co giãn, nóng lạnh, nâng đỡ, nặng nhẹ nổi bật rõ ràng. Ví dụ khi nhai thức Ăn cần nhai chậm lại 20 lần nhai trở lên trong mỗi lần cho thức ăn vào miệng để quan sát.

Tuniemxu.org
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply