Posts: 169
Threads: 80
Likes Received: 4 in 3 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
13
VÁN CỜ SINH TỬ
Có một thanh niên trẻ tuổi, đã chịu đựng quá nhiều nỗi thất vọng cay đắng của cuộc đời, tìm đến một thiền viện xa xôi ở rừng sâu núi thẳm, thưa với vị thiền sư, “Con muốn quên hết bao ảo tưởng của cuộc đời. Con muốn đạt giác ngộ, giải phóng con ra khỏi mọi nổi đau khổ bi thương trong tâm, nhưng con không đủ kiên nhẫn tu tập lâu dài, thiền định nhiều năm, hoặc chịu đựng khổ hạnh. Vì con sẽ bị chán nản, sẽ sớm bị trôi về thế tục lần nữa. Có con đường pháp nào ngắn ngủi dành cho loại người như con không?”
“Có,” Thiền sư đáp, “Nếu ngươi thật sự quyết tâm. Hãy cho ta biết, ngươi đã học hỏi những gì rồi?”
Anh thưa, “ Gia đình của con giầu có nên con khỏi phải làm việc. Con chỉ hứng thú với bàn cờ Chess, và đã phí phạm rất nhiều thời gian để chơi cờ.” Thiền sư suy nghĩ một chút rồi ra lệnh thị giả, “Gọi một tăng sĩ lên đây cho ta. Bảo hắn mang theo bàn cờ, và kéo thêm nhiều người đến xem.”
Người thị giả nói, “Bạch thầy, vị thầy này không biết chơi cờ.” Thiền sư đáp, “Con đừng lo. Gọi nó lên đây.”
Vị tu sĩ đến với bàn cờ. Thiền sư sắp đặt các tăng sĩ ngồi chung với nhau. Ngài ra lệnh đem cho ngài một thanh gươm, và giơ lên, “Các con…”
Ngài nói, “Con đã từng tuyên thệ sẽ luôn tuân phục ta vì ta là minh sư của con. Bây giờ, ta yêu cầu con. Con phải chơi một bàn cờ với vị thí chủ này. Nếu con thua, ta sẽ chặt đầu con ngay.”
Lưỡi gươm trần trụi nằm trong tay thiền sư. Ngài đứng ngay bên cạnh. “Ta hứa với con nếu con chết dưới tay ta, con sẽ được lên Thiên đường. Nếu con thắng, ta sẽ chặt đầu vị thí chủ này. Người thanh niên này dành suốt cuộc đời cho việc chơi cờ. Nếu hắn có bị thua, hắn cũng xứng đáng bị chặt đầu.”
Họ nhìn vẻ mặt của thiền sư, và hiểu rằng ngài quả có ý như vậy. Ngài sẽ chặt đầu người nào thua cuộc.
Họ bắt đầu nhập cuộc. Với bước cờ vừa mới mở ra, người thanh niên trẻ tuổi đã cảm nhận được những giọt mồ hôi tuôn xuống chân khi anh chơi cuộc cờ bằng hết cuộc đời của chính mình. Bàn cờ là toàn bộ thế giới của anh trong lúc này. Anh đặt hết tâm tư vào nó. Lúc đầu tiên, anh đã đi những nước cờ sai, nhưng vị tu sĩ đi một nước cờ còn thấp hơn, nên anh chụp lấy cơ hội để tấn công. Các vị trí địch thủ hoàn toàn bị anh làm cho phải sụp đổ. Anh tìm biến đổi ở người tu sĩ này. Anh thấy được một khuôn mặt thông minh, chân thật, mòn mỏi bởi những tháng ngày tu hành khổ hạnh. Vị tu sĩ trẻ tuổi này là một khất sĩ… một Bhikhu…
Đôi mắt ông thật thanh tịnh, và trầm tĩnh. không một chút giao động dù ông đang kề cận với tử thần. Ông chơi cờ qua yêu cầu của minh sư và hoàn toàn tuân phục. Nếu Thiên đường dù không được hứa, ông vẫn tuân theo. Ông chơi cờ trong sự trầm tĩnh và bình lặng. Đôi mắt của ông tuyệt đối tĩnh lặng và vô cùng thông minh… Người thanh niên trẻ tuổi này đang thắng cuộc! Những bước cờ của vị tu sĩ mỗi lúc mỗi sai lầm hơn! Người thanh niên quan sát vị tu sĩ này… Sự cao nhã lẫn khổ hạnh, vẽ đẹp thoát tục, tĩnh lặng và thông minh. Anh nghĩ đến cuộc đời vô dụng của mình, cảm nhận đợt sóng từ bi tràn ngập lòng anh.
Cuối cùng anh quyết định, “Nếu ta để vị tu sĩ trẻ tuổi này chết thật là uổng phí. Nếu ta chết đi, trái đất sẽ không bị mất gì hết vì ta là người vô dụng, đã phí phạm cả cuộc đời. Ta đã không còn gì cả. Vị tu sĩ này đã tu tập, kỷ luật và đã sống một cuộc đời khổ hạnh dành cho tham thiền và cầu nguyện. Nếu ông bị giết, đó là một tổn thất lớn.”
Sự từ bi lớn lao tràn ngập tâm hồn anh. Anh cốt ý đi sai nước cờ, thêm một nước cờ sai lầm nữa, phá hỏng mọi vị trí của anh, làm cho anh không còn có thể phòng thủ được nữa. Trong nước cờ sinh tử đó, bỗng nhiên vị Thiền sư chồm tới xóa bàn cờ. Cả hai đấu thủ đều kinh ngạc, “Không có kẻ chiến thắng và không có người chiến bại!” Thiền sư chậm rãi nói, “Không có một ai phải đổ máu tại đây. Chỉ có hai vấn đề.”
Thiền sư quay lại người thanh niên trẻ tuổi này, “Ngươi đã học được cách tập trung và sự từ bi. Ngày hôm nay, ngươi đã học cả hai điều này. Ngươi đã đặt hết tâm tư vào cuộc cờ, nhưng trong sự tập trung đó, ngươi đã nẩy lòng từ bi, sẵn lòng hy sinh mạng sống của ngươi cho người khác. Hãy tạm trú tại đây một vài tháng, và theo đuổi sự tu tập của chúng ta với một tinh thần như vậy. Sự chứng ngộ sẽ chắc chắn.”
Anh ở lại, và đã giác ngộ.
Trích từ Thiền Con Đường Nghịch Lý. Tập 3,
Bản dịch Osho.
Minh Nguyệt.
Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Posts: 169
Threads: 80
Likes Received: 4 in 3 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
13
Vâng Lời
Khi thiền sư Bankei thuyết pháp, thính giả không những chỉ là thiền sinh mà còn có mọi hạng của các tông phái khác. Ngài không bao giờ trích dẫn kinh sách hoặc say sưa biện luận. Thay vào đó, lời ngài giảng đi thẳng vào tâm người nghe.
Thính chúng đông đảo của ngài làm cho một vị tăng của phái Nichiren tức giận, bởi vì ngay cả đồ đệ của ông ta cũng bỏ đi nghe thiền. Vị tăng cao ngạo kia quyết định tìm đến thiền đường để tranh biện với Bankei.
"Này, ông giáo thiền kia!", vị tăng gọi lớn, "Đợi một chút. Ai kính phục ông đều nghe lời ông cả, nhưng một kẻ như ta đây không hề phục ông. Vậy ông có thể làm cho ta vâng lời ông được chăng?ẽ
"Hãy đến gần đây, ta sẽ chỉ cho" Bankei nói.
Với vẻ tự đắc, vị tăng nọ vạch đám đông bước đến.
Bankei mỉm cười bảo: "Ông hãy sang bên trái ta."
Vị tăng làm theo.
"Không", Bankei nói, "Chúng ta có thể nói chuyện dễ hơn nếu ông bước sang bên phải. Hãy qua đây, " Ông tăng lại vênh váo bước sang bên phải.
"Ông thấy không", Bankei nhỏ nhẹ, "ông đang tuân theo lời ta và ta nghĩ ông cũng là một người rất tốt. Bây giờ hãy ngồi xuống và lắng nghe.
Trích từ Thiền Con Đường Nghịch Lý. Tập 3,
Bản dịch Osho.
Minh Nguyệt.
Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Posts: 169
Threads: 80
Likes Received: 4 in 3 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
13
CHIẾC ĐÈN ĐẤT NUNG
Trích từ Tác Phẩm "Hạt Giống Trí Tuệ: Osho Rajneesh
Việt Dịch: Minh Nguyệt
Luồng ánh sáng duy nhất phát xuất từ chiếc đèn bằng đất nung. Nhưng hiện giờ thì nó đã tắt. Luồng gió thổi tới làm tắt ngọn lửa Chúng ta có thể dựa trên ngọn đèn được bao lâu? Khi chúng dễ dàng bị thổi tắt, thì bao lâu vô số ngọn lửa lớn có thể kéo dài? Chúng ta đều bị chết đuối trong đại dương của bóng tối.
Có một thanh niên trẻ tuổi ngồi cạnh tôi. Anh rất đỗi sợ hãi bóng tối. Anh nói cả châu thân anh đều bị rúng động bởi nó, quá mức đến độ anh khó thở được.
Tôi bảo anh, “Bóng tối, chỉ bóng tối, bao trùm thế giới này. Và thế giới không có ánh sáng để xua tan bóng tối. Bất kỳ ngọn lửa gì cũng lịm tắt dần. Chúng lấp lóe, nhưng bóng tối vẫn không bị ảnh hưởng. Màn đêm của thế gian là vô tận, và người dựa trên những ngọn lửa này thiếu trí tuệ, vì lửa không thật. Cuối cùng, chúng đều bị màn đêm lấn áp.
“Nhưng có một thế giới khác… Thế giới khác với thế giới hữu hình này. Nếu thế giới này là bóng tối, thế giới kia là ánh sáng. Nếu trong thế giới này, ánh sáng này ngắn ngủi tạm bợ và bóng tối triền miên, ở thế giới bên kia, bóng tối ngắn ngủi tạm bợ và ánh sáng trường cửu.
“Điều kỳ diệu là thế giới tối tăm này xa thẳm với chúng ta, và thế giới quang minh thì rất gần.
“Bóng tối thì bên ngoài, và ánh sáng thì bên trong.
“Và hãy nhớ rằng, nếu như bị không tỉnh giác với ánh minh quang bên trong, không có ánh sáng nào có thể xua tan nỗi sợ hãi của bạn.”
Hãy bỏ đi sự ỷ lại của bạn trên ngọn đèn sinh diệt, và hãy tầm cầu ánh sáng vô sanh. Chỉ điều này cũng có thể cho bạn tánh vô úy, diệu lạc, và ánh minh quang mà không ai có thể tướt đoạt từ bạn. Chỉ thực chứng này là thuộc về chùn ta và chỉ với thực chứng này chúng ta không thể bị cướp đoạt. Chỉ những gì không đến từ bên ngoài thuộc về chúng ta.
“Dĩ nhiên, có bóng tối ngoài mắt bạn. Nhưng khi bạn nhìn trong đôi mắt bạn, bạn thấy gì ở đó?
Nếu có bóng tối ở đó, làm sao bạn có thể nhận thức được bóng tối? Họ, người nhận thức được bóng tối không thể chính họ là bóng tối.
“Lần nữa, nếu họ mong mỏi ánh sáng, làm sao họ có thể là bóng tối? Họ là ánh sáng. Do đó, họ khao khát ánh sáng. Họ là ánh sáng, do đó, họ khao khát ánh sáng. Chỉ ánh sáng mới có thể khát vọng ánh sáng. Hãy tìm nơi mà cơn khát dấy khởi, biến nó thành điểm mục tiêu của bạn, và bạn sẽ thấy bạn khao khát gì ở nơi đó.”
Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Posts: 169
Threads: 80
Likes Received: 4 in 3 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
13
Sự Lìa Bỏ
Trích từ Tác Phẩm "Hạt Giống Trí Tuệ: Osho Rajneesh
Việt Dịch: Minh Nguyệt
Tôi đã viếng ngôi làng này. Tôi nghe có người nói ở đó, “Tôn giáo nằm trong sự lìa bỏ, và sự lìa bỏ gay go và đòi hỏi kỷ luật.” Khi tôi nghe lời này, tôi nhớ đến một sự kiện lúc tôi còn ấu thơ. Tôi có tham dự một buổi tiệc ngoài trời bên bờ sông. Dòng sông tuy nhỏ nhưng có bãi cát rộng lớn bao la. Bên bờ sông trải dài cát đầy dẫy những hòn sỏi với nhiều mầu sắc lung linh chói lọi. Tôi cảm giác như tôi gặp được kho tàng.
Đến buổi hoàng hôn, tôi góp nhặt được vô số hòn sỏi đến mức tôi không thể mang hết về nhà với tôi. Dòng lệ tuôn tràn trên đôi mắt khi tôi phải bỏ chúng lại sau lưng khi tôi ra về, và tôi ngạc nhiên thấy rằng bạn đồng hành của tôi lại không có chút hứng thú nào với những hòn đá cuội đó. Vào ngày đó, họ đối với tôi như là những kẻ lìa bỏ vĩ đại. Khi hôm nay tôi nghĩ đến sự kiện này, tôi thấy rằng không có vấn đề của sự lìa bỏ một khi bạn biết rằng đá sõi vẫn chỉ là đá sõi.
Vô minh tức là chìm đắm si mê. Tuệ giác tức là lìa bỏ.
Lìa bỏ không phải là một tác hành. Nó không phải là một cái gì phải thành tựu. Nó chỉ xảy ra. Nó là hệ quả tự nhiên của thấy biết. Chìm đắm si mê có tính cách máy móc. Hiện tượng đó cũng không phải là tác hành. Nó là hệ quả tự nhiên của vô minh. Do đó, ý tưởng lìa bỏ là việc khó khăn gian nan và vô nghĩa. Trước tiên, nó không phải là một tác hành… Chỉ tác hành có thể khó khăn và là tích cực…Nó là kết quả. Và nữa, trong sự lìa bỏ, những gì buông bỏ đều vô giá trị, và cái đạt được là vô giá. Trên thực tế, sự lìa bỏ như vậy không tồn tại, bởi chúng ta gặt hái nhiều lợi ích hơn là chúng ta buông bỏ. Sự thực, chúng ta chỉ buông bỏ ràng buộc của chúng ta, nhưng chúng ta được giải thoát. Chúng ta chỉ bỏ đi lớp vỏ nhưng chúng ta nhận được kim cương. Chúng ta từ bỏ sự chết nhưng đắc được vô sanh. Chúng ta rời bỏ chỉ bóng tối nhưng chúng ta có được ánh sáng… vĩnh cửu và thường hằng.
Nếu thế thì chỗ nào là sự lìa bỏ? Không xả ly gì cả và nhận được mọi thứ thì không thể nào cho đó là lìa bỏ được.
.
Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Posts: 169
Threads: 80
Likes Received: 4 in 3 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
13
Quote:
MỘT ĐÓA HOA
Tác Giả: Osho
Việt Dịch: Minh Nguyệt
Cuộc Thế Chiến thứ Ba, như mọi người đã biết, đã khiến nền văn minh này bị sụp đổ. Nhiều thành phố, thị trấn, làng mạc biến mất hẵn trên trái đất. Tất cả mọi rừng cây đều bị hủy diệt. Tất cả những khu vườn bị tàn rụi và tất cả tác phẩm nghệ thuật biến mất khỏi thế gian. Đàn ông, phụ nữ, và trẻ thơ bản chất càng ngày càng trở nên thấp kém hơn cả loài vật. Vở mộng và chán nản, loài chó rời bỏ các chủ nhân của chúng. Qua tình trạng đáng thương của những chủ nhân xưa kia của trái đất, loài thỏ và các thú nuôi cũng bắt đầu cũng dần dần bỏ con người mà ra đi.
Sách vở, hội họa và âm nhạc cũng biến mất hẵn khỏi quả địa cầu này. Nhân loại chỉ là một loại động vật lang thang bất định, vô dụng không làm được gì cho thế giới của họ. Nhiều năm tháng trôi qua, ngay cả các vị tướng hùng dũng còn lại họ cũng quên mất cuộc chiến cuối cùng của họ. Thanh niên và thiếu nữ bây giờ chỉ còn nhìn nhau bằng đôi mắt lạnh lùng trống không vì tình yêu đã không còn trên trái đất.
Có một ngày, có một cô gái nhỏ, không còn tìm thấy đóa hoa nào nữa. Cô tung tăng khắp chốn với niềm hy vọng là cô sẽ tìm thấy được đóa hoa cuối cùng của thế giới này. Rồi có một ngày, cô kể cho mọi người nghe là cô đã tìm thấy một đóa và đóa hoa cuối cùng vốn cũng đã sắp tàn. Chỉ có một người duy nhất chú ý đến cô. Đó là một người thanh niên trẻ tuổi mà cô thường thấy một mình lang thang trên đồng cỏ vắng. Cả hai tìm đến nhau và cùng nhau chăm sóc đóa hoa và rồi có một ngày đóa hoa đó lại bắt đầu hồi sinh. Có một ngày, có một chú ong viếng thăm và nhởn nhơ hoa và rồi sau đó lại thêm một chú chim nhỏ nữa đậu trên đóa hoa này. Không lâu sau thì đôi nam nữ thấy giữa đồng cỏ bao la xanh mướt thêm hai đóa hoa lại nở nụ vàng xinh xắn, rồi lại có thêm bốn đóa hoa, và sau đó cả một đồng cỏ đầy hoa nở rộ. Cây cối và rừng sâu lại đâm chồi nẩy lộc xanh tươi.
Cô gái trẻ bắt đầu chăm sóc dung nhan của mình. Người thanh niên khám phá ra rằng khi anh chạm vào cô, anh cảm thấy cực kỳ hạnh phúc. Tình yêu lại nẩy nở trên thế gian này. Con cái của họ trưởng thành, mạnh mẽ và khoẻ mạnh, biết học chạy và biết học cười. Loài chó cũng trở về sau những tháng ngày dài biến mất trong rừng sâu.
Có một ngày, người thanh niên khám phá ra rằng, khi anh chồng các tảng đá lên nhau, thì anh có thể xây được một tổ ấm. Không sớm thì muộn, nơi đó dân chúng đồng cùng nhau xây nhà. Thành phố, làng mạc, đô thị lại mọc lên nhan nhản. Những lời ca lại vang vọng trong thế giới này. Thợ may, họa sĩ, thi nhân, nhà điêu khắc, thợ đóng xe, lính tráng, thiếu úy, đại úy, tướng tá, thượng sĩ, những nhà cách mạng bắt đầu lại trở về vị trí củ của mình. Và dân chúng cùng nhau đổ xô tìm đến những nơi khác để sống. Họ lại tiếp tục xây dựng một thế giới đầy tham sân si của họ.
Rồi thì có những người tìm đến thung lũng để sống họ lại ước là họ nên tìm đến đồi cao. Còn có những kẻ tìm lên đồi cao lại ước là họ có thể trở về thung lũng.
Các nhà giải phóng, những kẻ tham vọng quyền lực, dưới sự chuyển động quay cuồng của của nhân quả, họ lại làm bùng lên ngọn lửa bất thỏa nguyện này. Sau đó, thế giới này lại xảy ra bao cuộc phong ba chinh chiến, gây nên biết bao nhiêu điêu tàn thảm họa. Máu đổ thành sông. Xác chết mục rữa khắp mọi nơi. Cuộc Chiến Tranh Thế giới lần này xem ra đã hủy diệt hầu như hoàn toàn cả thế giới vốn từng mầu mỡ xinh tươi này…
Thế rồi, có một ngày, lại không có gì còn lại trên thế giới này, ngoại trừ một chàng thanh niên, một cô gái và... một đóa hoa.
Nhưng nhiêu đó cũng đã quá đủ rồi. Nhiêu đó cũng đã đủ. Chỉ cần một đóa hoa mà thôi. Và lần nữa, thế giới này lại sẽ hồi sinh...
06/11/11
Minh Nguyệt
Nguồn: Trích từ "Kabir: Đạo Sư Thần Bí"
Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Posts: 169
Threads: 80
Likes Received: 4 in 3 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
13
Cuộc Cách Mạng Nội Tâm
Tác Giả: Osho
Chuyển Ngữ: Minh Nguyệt
Trích từ tác phẩm Osho "Tâm Học Bí Truyền"
Câu hỏi thứ nhất…
“Trên lộ trình tiến hoá của nhân loại, có thể nào ở một giai đoạn nào đó trong tương lai, toàn thể nhân loại có thể đạt đến giải thoát? Con người ngày nay đang ở điểm tiến hoá nào? ”
Với con người, tiến trình tiến hoá một cách máy móc tự nhiên đó kết thúc. Con người là sản phẩm cuối cùng của cuộc tiến hoá vô thức. Với con người, cuộc tiến hoá tâm thức bắt đầu. Có nhiều vấn đề cần nên nắm bắt.
Trước tiên, cuộc tiến hoá vô thức có tính cách máy móc và tự nhiên. Nó tự diễn ra. Thông qua loại tiến hoá này, tâm thức tiến hoá. Nhưng khi tâm thức đã thể nhập rồi, cuộc tiến hoá vô thức này chấm dứt bởi vì mục tiêu đã được đáp ứng. Cuộc tiến hóa vô thức cần thiết cho đến điểm nơi tâm thức biểu hiện. Con người phải trở nên ý thức. Theo lẽ thì họ đã hoán chuyển thiên nhiên. Hiện tại thì thiên nhiên không thể làm gì được; Sản phẩm cuối cùng có thể thông qua cuộc tiến hoá tự nhiên đã biểu hiện. Bây giờ thì con người được tự do quyết định là có nên tiến hoá hay là không tiến hoá.
Thứ hai nữa, cuộc tiến hóa vô thức có tính cách tập thể, nhưng khoảnh khắc sự tiến hoá này trở nên ý thức thì nó trở thành một cá thể. Phi tập thể, cuộc tiến hoá tự động tiến triển xa hơn nhân loại. Khởi sự từ bây giờ, cuộc tiến hoá đó trở thành một tiến trình cá nhân. Tâm thức tạo ra cá nhân. Trước khi tâm thức tiến hoá thì không có cá nhân nào. Chỉ có sinh vật tiến hoá, không có cá nhân nào.
Khi cuộc tiến hoá vẫn còn vô thức, nó là một tiến trình tự động. Không có gì chắc chắn về nó cả. Vạn pháp lưu hành thông qua luật nhân quả. Sự sống có tính cách máy móc và chắc chắn. Nhưng với loài người, với ý thức, có tính cách bất định. Không có gì chắc chắn cả. Cuộc tiến hóa có lẽ xảy ra hoặc có lẽ không. Tiềm năng có ở đó, nhưng sự chọn lựa sẽ hoàn toàn dựa trên mỗi một cá nhân. Vì lý do đó tại sao mối lo âu đó là hiện tượng của con người. Dưới con người không có mối lo âu đó bởi vì không có sự chọn lựa. Tất cả diễn ra như nó phải xảy ra. Không có sự lựa chọn nào vì không có kẻ chọn lựa, và trong sự thiếu vắng người lựa chọn, mối lo âu đó khó thể. Ai là người lo âu? Ai là người căng thẳng đây?
Với khả năng được lựa chọn, mối lo âu theo sau như hình với bóng. Tất cả đều cần phải được chọn lựa. Tất cả đều là nỗ lực ý thức. Chỉ bạn lãnh chịu trách nhiệm. Nếu bạn sa ngã, bạn sa ngã. Đó là trách nhiệm của bạn. Nếu bạn thành công, bạn thành công. Lần nữa lại do trách nhiệm của bạn. Và mỗi sự lựa chọn theo lẽ, có tính cách tối hậu. Bạn không thể vô tác nó. Bạn không thể quên nó, không thể quay trở lại. Sự lựa chọn của bạn trở thành vận mệnh của bạn. Nó sẽ mãi với bạn và là một phần của bạn, bạn không thể chối bỏ nó. Nhưng sự lựa chọn của bạn luôn là một trò đánh cuộc. Mỗi một sự lựa chọn được thực hiện trong bóng tối bởi vì không có gì chắc chắn cả.
Vì lý do đó tại sao con người lại bị căng thẳng lo âu. Họ lo âu xốn xang chính từ cội rễ của họ. Những gì đang hành hạ họ, bắt đầu với: Tồn tại hoặc không tồn tại? Làm hay không làm? Làm cái gì này hay làm cái kia? “Phi chọn lựa” là bất khả. Nếu bạn không lựa chọn, thì bạn đang chọn lựa là bạn sẽ không chọn lựa. Đó cũng là một sự lựa chọn. Cho nên, bạn bắt buộc phải lội ngược. Bạn không được tự do không lội ngược. Không lựa chọn cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn nhưng bất kỳ sự lựa chọn nào.
Danh dự, thẩm mỹ và sự huy hoàng của con người là ở tâm thức này. Nhưng nó cũng là một gánh nặng. Sự huy hoàng và gánh nặng đến đồng thời giây phút bạn trở nên ý thức. Mỗi một bước là sự lưu hành giữa hai. Với con người, sự lựa chọn và ý thức cá nhân hiện hữu. Bạn có thể tiến hoá, nhưng sự tiến hoá của bạn sẽ là sự nỗ lực cá nhân. Bạn có lẽ tiến hoá trở thành một vị Phật hoặc có lẽ không. Sự lựa chọn là ở bạn.
Cho nên vì vậy, có hai loại tiến hoá: Tiến hoá tập thể và cá nhân, tiến hoá tâm thức. “Tiến hoá” ám chỉ đến vô thức, tiến trình tập thể, cho nên sẽ tốt hơn khi dùng từ “Tiến hoá” khi đang đề cập đến con người. Với con người, tiến hoá trở nên có thể.
Cuộc cách mạng, như tôi ứng dụng từ ngữ này ở đây, có nghĩa là một tâm thức, nỗ lực cá nhân hướng đến cuộc tiến hoá. Nó mang trách nhiệm cá nhân đến đỉnh cao. Chỉ bạn nhận chịu trách nhiệm cho chính cuộc tiến hoá của bạn. Thông thường, con người cố gắng trốn chạy trách nhiệm cho sự tiến hoá của họ. Một nỗi sợ hãi lớn lao của sự tự do. Khi bạn là một kẻ nô lệ, trách nhiệm cho cuộc đời bạn không bao giờ thuộc về bạn, có một ai khác phải chịu trách nhiệm. Cho nên, theo lẽ, sự nô lệ đó là một vấn đề rất dễ chịu. Không có gánh nặng. Theo phương diện đó, sự nô lệ là tự do. Tự do qua ý thức lựa chọn.
Giây phút bạn hoàn toàn được tự do, bạn sẽ phải tự mình chọn lựa. Không ai cưỡng ép bạn phải làm gì cả. Tất cả mọi lựa chọn đều mở ra với bạn. Sau đó thì sự cuộc vật lộn với tâm trí bắt đầu. Cho nên, họ đâm ra sợ hãi sự tự do.
Một phần lôi cuốn của các lý tưởng như chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít là chúng dự phòng một cuộc trốn chạy tự do cá nhân và sự lẩn tránh trách nhiệm. Gánh nặng trách nhiệm bị tướt đoạt từ con người. Xã hội trở nên gánh trách nhiệm. Khi có gì sai lầm, bạn có thể đổ cho chính quyền, đoàn thể. Con người chỉ là một thành phần của cấu trúc tập thể. Nhưng trên tiến trình chối bỏ tự do cá nhân, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít cũng chối bỏ khả năng tiến hoá của con người. Nó là một sự thất bại từ tiềm năng lớn lao mà tiến hoá đã ban cho: Sự chuyển hoá toàn triệt của mọi con người. Khi hiện tượng này xảy ra, bạn hủy diệt khả năng thành tựu trí tuệ vô thượng. Bạn ngã xuống, lần nữa lại trở thành như giống sinh vật.
Đối với tôi, cuộc tiến hoá xa hơn chỉ có thể với trách nhiệm cá nhân. Chỉ bạn chịu trách nhiệm mà thôi! Trách nhiệm này là hạnh phúc lớn lao trong sự cải trang. Với trách nhiệm cá nhân, phát sinh sự xung đột tối hậu dẫn đến sự tỉnh thức phi lựa chọn.
Khuôn mẫu cấu trúc củ kỹ của cuộc tiến hoá vô thức đã kết thúc với chúng ta. Bạn có thể rơi vào nó, nhưng bạn không thể mãi trong nó. Bản thể của bạn sẽ nổi loạn. Con người phải trở nên ý thức. Họ phải duy trì sự ý thức đó. Không còn cách nào khác nữa.
Triết gia như Aurobindo có sự lôi cuốn lớn cho những kẻ trốn chạy. Họ cho rằng cuộc tiến hoá tập thể là có thể. Nguồn thiêng liêng sẽ giáng phàm và ai cũng sẽ giác ngộ. Nhưng đối với tôi hiện tượng đó khó thể. Và ngay cả dù xem ra là có thể, cũng không xứng đáng. Nếu bạn có thể chứng đạo giải thoát ngoài nỗ lực cá nhân, thì sự giải thoát đó không xứng đáng được hưởng. Nó sẽ không cho bạn sự ngất ngây tột đỉnh của nỗ lực. Nó sẽ bị xem nhẹ…như đôi mắt bạn, đôi tay của bạn, hệ thống hít thở của bạn. Đây là những hạnh phúc lớn lao, nhưng không ai thật sự thật sự xem trọng chúng, ấp ủ chúng.
Có một ngày, bạn cũng có thể sinh ra với sự giác ngộ, như mọi lời hứa hẹn của Aurobindo. Nó sẽ vô giá trị. Bạn sẽ sở hữu nhiều, nhưng bởi nó đến với bạn, không qua nỗ lực, không qua gian nan khó nhọc thì nó sẽ không có nghĩa gì với bạn cả. Ý thức nỗ lực là cần thiết. Sự thành tựu không ý nghĩa như chính sự nỗ lực. Sự quan trọng của nó sẽ bị đánh mất. Nỗ lực cho nó ý nghĩa. Sự vật lộn cho nó ý nghĩa.
Như tôi đã thấy, sự giác ngộ đó đến với tính cách tập thể, một cách vô thức, như tặng phẩm từ nguồn thiêng liêng, không chỉ bất khả nhưng cũng vô nghĩa. Bạn phải vật lộn cho sự giải thoát. Thông qua sự vật lộn, bạn có được tiềm năng thấy biết và tri nhận và nắm bắt được niềm an lạc khi nó đến.
Cuộc tiến hóa vô thức chấm dứt với con người và cuộc tiến hoá tâm thức… cuộc cách mạng… khởi sự. Nhưng cuộc tiến hoá tâm thức không cần thiết bắt đầu đặc biệt với một người nào. Nó bắt đầu chỉ khi bạn chọn để bắt đầu. nếu bạn không chọn nó… hầu như đa số không chọn nó… bạn sẽ trong một điều kiện cực kỳ căng thẳng. Và vào thời đại này, nhân loại đều như thế này: Không có nơi nào để đi. Chẳng có gì để thành tựu cả. Không có gì có thể thành tựu mà thiếu nỗ lực ý thức. Bạn không thể quay về với trạng thái vô thức. Cánh cửa đã khép lại. Chiếc cầu đã gẫy.
Ý thức lựa chọn để tiến hoá là một cuộc phiêu lưu vĩ đại, cuộc phiêu lưu duy nhất cho một cá thể. Con đường gian nan khó nhọc. Chắc chắn là phải như vậy rồi. Lỗi lầm sẽ có đó, vô số thất bại bởi vì không có gì chắc chắn cả. Hoàn cảnh gây ra sự căng thẳng xốn xang cho tâm trí. Bạn không biết bạn ở đâu. Bạn không biết bạn về đâu. Cá tánh bạn bị đánh mất. Hoàn cảnh có lẽ đến điểm mà bạn có thể tự sát.
Tự sát là hiện tượng nhân loại. Nó đến với sự lựa chọn của con người. Động vật không thể tự sát được, bởi vì chọn lựa cái chết một cách ý thức không thể nào đối với chúng. Khai sinh có tính cách vô thức. Cái chết có tính cách vô thức. Nhưng với con người… con người vô minh, con người không tiến hoá… có một điều có thể là: Khả năng để chọn cái chết. Sự khai sinh của bạn không phải do ở sự lựa chọn của bạn. Theo như sự khai sinh của bạn, bạn trong đôi tay của cuộc tiến hóa vô thức. Thật ra, sự chào đời của bạn không phải là một tiến trình diễn tiến nhân bản… mà là trong bản năng thú tánh, bởi vì đó không phải là sự lựa chọn của bạn. Chỉ với sự lựa chọn mà nhân loại bắt đầu. Nhưng bạn có thể chọn cái chết của mình… một hành động dứt khoát. Và nếu bạn không chọn ý thức tiến hoá, thì có mỗi khả năng là có lẽ bạn chọn con đường tự sát. Có lẽ bạn không đủ dũng cảm tự sát nhưng bạn sẽ đi qua một cuộc tiến trình kéo dài chậm chạp của sự tự sát… kéo dài… chậm chạp… chờ chết.
Bạn không thể bắt ai khác chịu trách nhiệm cho cuộc tiến hoá của bạn. Chấp nhận hoàn cảnh cho bạn sức mạnh. Bạn trên hành trình tăng trưởng và tiến hoá. Chúng ta sáng tạo tàn tích, hoặc là chúng ta quy y với những bậc đạo sư, để chúng ta sẽ không phải chịu trách nhiệm cho cuộc đời của chúng ta, cho cuộc tiến hoá riêng của chúng ta. Chúng ta cố gắng đổ trách nhiệm ở một chỗ nào khác, xa lìa chúng ta. Nếu chúng ta không thể chấp nhận một vài thánh thần nào đó hoặc dược phẩm, thông qua bất kỳ thứ gì sẽ khiến chúng ta vô thức. Nhưng mọi nỗ lực chối bỏ trách nhiệm đều phi lý, trẻ con, và thiếu trưởng thành. Chúng chỉ trì hoãn vấn đề. Chúng không phải là những giải pháp. Bạn có thể trì hoãn cho đến khi chết, nhưng vấn đề vẫn còn lại, và kiếp tới của bạn sẽ vẫn tiếp diễn giống như vậy.
Một khi bạn ý thức rằng chỉ bạn chịu trách nhiệm, thì không có sự trốn tránh thông qua bất kỳ sự vô thức nào. Và bạn ngu xuẩn nếu bạn cố gắng trốn tránh, bởi vì trách nhiệm là cơ hội lớn nhất cho cuộc tiến hóa. Từ sự vật lộn được tạo ra, có một kinh nghiệm mới lạ có thể tiến hoá. Trở nên ý thức có nghĩa là thấy biết tất cả đều tùy thuộc trên bạn. Ngay cả thánh thần của bạn cũng dựa trên bạn, bởi vì họ được sáng tạo bởi sự tưởng tượng của bạn.
Mọi sự tối hậu là một phần của bạn, và bạn chịu trách nhiệm với nó. Không ai nghe bạn viện lý do cả. Không có tòa án nào để thỉnh cầu. Cả trách nhiệm này là của bạn. Chỉ bạn đơn độc, tuyệt đối đơn độc. Điều này nên được hiểu thật rõ ràng. Khoảnh khắc một người trở nên ý thức, họ trở nên cô đơn. Tuệ giác càng lớn lao, sự tỉnh thức của bạn càng lớn lao thì bạn càng đơn độc. Cho nên, đừng trốn tránh sự thật này qua xã hội, thân hữu, đoàn thể, đám đông. Đừng trốn tránh nó! Đây là một hiện tượng lớn lao; Toàn bộ tiến trình của cuộc tiến hoá đã hiện hành thông qua hiện tượng này.
Tâm thức đã đến giai đoạn nơi mà bạn biết rằng bạn cô độc. Và chỉ trong sự đơn độc đó bạn có thể đạt đến giải thoát. Tôi không nói rằng sự cô độc. Cảm giác cô độc là cảm giác chỉ đến khi một người trốn chạy sự cô độc, khi một người chưa sẵn sàng chấp nhận nó. Nếu bạn không chấp nhận sự thật của sự đơn độc này, thì bạn sẽ cảm thấy cô đơn. Nếu vậy thì bạn sẽ tìm đến một vài đám đông hoặc một vài phương tiện say sưa để quên chính mình. Sự đơn độc sẽ tạo ra phép lạ riêng của tánh hay quên. Nếu bạn có thể đơn độc chủ chỉ trong một phút chốc, hoàn toàn đơn độc, bản ngã sẽ chết. Cái “Tôi” sẽ chết. Bạn sẽ bùng nổ. Bạn sẽ không còn. Bản ngã không thể đơn độc. Nó chỉ có thể tồn tại trong mối tương quan với mọi người. Mỗi khi bạn đơn độc, phép lạ xảy ra. Bản ngã yếu đi. Bây giờ thì nó không thể tồn tại lâu dài được. Cho nên, nếu bạn có thể đủ dũng cảm đơn độc, thì bạn sẽ dần dần trở nên vô ngã.
Đơn độc là tác hành cực kỳ ý thức và chủ tâm, chủ tâm hơn cả sự tự sát, bởi vì bản ngã không thể tự hiện hữu, nhưng nó có thể tồn tại trong sự tự sát. Người vị kỷ thường có khuynh hướng tự sát hơn. Tự sát luôn trong mối quan hệ với người nào khác, không bao giờ là tác hành của tánh đơn độc. Trong sự tự sát, bản ngã sẽ không đau khổ. Thay vì vậy, nó sẽ biến hiện hơn. Nó sẽ thấm nhập vào một sự khai sinh mới với năng lực mạnh mẽ hơn.
Thông qua sự đơn độc, bản ngã bị gẫy vỡ. Nó không cái gì để đặt mối liên hệ, cho nên nó không thể tồn tại. Vì thế, nếu bạn sẵn sàng đơn độc, đơn độc một cách không nao núng, không trốn tránh hoặc quay trở lại, chỉ chấp nhận sự thật đơn độc như nó là… Nó trở thành một cơ hội lớn lao. Rồi thì bạn sẽ giống như hạt giống sở hữu nhiều tiềm năng. Nhưng hãy nhớ rằng, hạt giống phải tự hủy để cây có thể mọc lên. Bản ngã là hạt giống, một tiềm năng Nếu nó vỡ, sự thiêng liêng khởi sanh. Nguồn thiêng liêng không “Tôi” không “Người”. Nó là một. Thông qua sự đơn độc, bạn thể nhập vào Vạn Pháp.
Bạn có thể tạo ra một sự thay thế giả tạo cho tánh Nhất thể này. Tín đồ Ấn Giáo trở nên Nhất thể. Tín đồ Công Giáo trở nên Nhất thể. Tín đồ Hồi Giáo trở nên Nhất thể. Ấn Độ là một. Trung Quốc là một. Đây chỉ là sự thay thế của tánh Nhất thể. Nhất thể chỉ đến thông qua sự đơn độc toàn triệt.
Dnsdg có thể tự xem là một, nhưng tánh Một đó luôn đối lập với một cái gì khác. Khi đám đông với bạn, bạn dễ chịu thoải mái. Bây giờ bạn không chịu trách nhiệm nữa. Bạn sẽ không tự mình đốt cháy đạo tràng nữa. Bạn sẽ không tự mình phá huỷ đền thờ, nhưng là một thành phần của một đám đông, bạn có thể hành động như vậy, bởi vì bạn không phải chịu trách nhiệm nữa. Ai cũng phải chịu trách nhiệm, nên không ai đặc biệt lãnh trách nhiệm cả. Không có ý thức cá nhân, chỉ ý thức tập thể. Bạn chuyển ngược trong đám đông và trở thành một con thú.
Đám đông là sự thay thế giả tạo cho cảm giác của tánh Nhất thể. Một người ý thức hoàn cảnh, ý thức trách nhiệm của họ như một con người, ý thức được phận sự khó khăn, gian nan khi là một con người, không chọn lựa sự thay thế giả tạo nào. Họ sống với sự thật như chúng là. Họ không tạo ra bất kỳ giả tưởng nào. Tôn giáo và lý tưởng chính trị của bạn chỉ là mọi giả tưởng, tạo nên tánh nhất thể giả tưởng.
Tánh Nhất thể chỉ đến khi bạn vô ngã, và bản ngã có thể chết đi chỉ khi nào bạn hoàn toàn đơn độc. Khi bạn hoàn toàn đơn độc, bạn không là. Chính ngay giây phút đó là sự bùng nổ. Bạn bùng nổ trong sự vô hạn. Kinh nghiệm này, và chỉ có kinh nghiệm này, là sự tiến hoá. Tôi gọi nó là cuộc cách mạng bởi vì nó không phải là sự vô thức. Có lẽ bạn trở nên vô ngã hoặc có lẽ không. Tùy thuộc vào bạn. Đơn độc là cuộc cách mạng chân chánh duy nhất. Phải cần nhiều sự can đảm.
Chỉ một Đức Phật là đơn độc. Chỉ một Đức Chúa Giê Su hoặc một Mahavira là đơn độc. Không phải là bởi họ đã từ bỏ gia đình của họ, từ bỏ thế gian. Họ không từ bỏ một cái gì tiêu cực. Hành động đó tích cực. Đây là một sự lưu xuất hướng đến sự đơn độc. Họ không đang từ bỏ. Họ trong sự tìm kiếm được hoàn toàn đơn độc. Cả sự tìm kiếm đó dành cho giây phút bùng nổ khi họ đơn độc. Trong tánh đơn độc đó là nguồn an lạc. Và chỉ khi đó thì sự giác ngộ thành tựu. Chúng ta không thể đơn độc. Mọi người khác cũng không thể đơn độc, cho nên chúng ta dựng lập nhiều nhóm khác nhau, gia đình, xã hội, quốc gia. Tất cả mọi quốc gia, tất cả mọi gia đình, mọi nhóm được dựng lập do những kẻ hèn nhát, của những kẻ không đủ can đảm độc cư.
Dũng lực chân chánh là dũng lực được đơn độc. Nó có nghĩa là một sự trực ngộ tâm thức về một sự thật là bạn đơn độc và bạn không thể khác đi. Bạn có thể một là gạt bản thân mình hoặc là bạn có thể sống với sự thật đó. Bạn có thể tiếp tục tự lường gạt mình hằng vô lượng kiếp, nhưng bạn sẽ phải mãi luẩn quẩn trong một vòng tròn khủng khiếp. Chỉ khi nào bạn có thể sống với sự thật của tánh đơn độc thì vòng tròn khủng khiếp đó sẽ đứt đoạn và bạn thể nhập trung tâm. Trung tâm đó là trung tâm của tánh thiêng liêng, của vũ trụ pháp giới, của sự thánh thiện. Tôi không thể hình dung đến thời điểm khi mỗi một con người sẽ có thể thành tựu kinh nghiệm này như một đặc quyền của họ. Không thể nào.
Tâm thức vốn cá nhân. Chỉ vô thức là tập thể. Nhân loại đã đến điểm tâm thức nơi mà họ trở thành những con người. Không có nhân loại nào như vậy cả. Chỉ có cá nhân con người. Mỗi một con người phải nhận thức cá nhân tánh của họ và trách nhiệm dành cho nó. Điều đầu tiên chúng ta phải làm là chấp nhận sự đơn độc như một sự thật căn bản và học cách sống với nó. Chúng ta nhất định không tạo nên ảo tưởng nào cả. Nếu bạn tạo ra ảo tưởng, bạn sẽ không bao giờ có thể thấy biết được Chân lý. Mọi sự giả tưởng đều được phóng chiếu, sáng tạo. Chân lý tu dưỡng ngăn chạn bạn thấy biết thể tánh như thị. Sống với sự thật của tánh đơn độc của bạn. Nếu bạn có thể sống với sự thật này, nếu không có ảo tưởng nào giữa bạn và sự thật này, thì Chân lý sẽ hiển lộ với bạn. Mỗi một sự thật, nếu được khảo sát kỹ càng, hiển lộ Chân lý.
Cho nên, sẽ sống sự thật trách nhiệm, với sự thật rằng bạn đơn độc. Nếu bạn có thể sống với sự thật này, sự bùng nổ sẽ xảy ra. Nó gian nan khó nhọc, nhưng đó là con đường duy nhất. Thông qua sự khó khăn, thông qua tiến trình chấp nhận sự thật này, bạn đến được điểm bùng nổ. Chỉ có vậy thì mới có an lạc. Nếu nó được ban cho bạn sẵn rồi, nó mất đi giá trị bởi vì bạn đã không tự giành được. Bạn không có khả năng để cảm nhận được nguồn hỷ lạc này. Khả năng này chỉ đến với kỷ luật.
Nếu bạn có thể sống với sự thật rằng trách nhiệm này là do ở bạn, thì kỷ luật sẽ tự động đến với bạn. Qua sự nhận chịu hoàn toàn trách nhiệm ở chính mình, bạn không thể làm gì khác ngoài cách trở nên kỷ luật. Nhưng kỷ luật này không phải là một cái gì áp chế trên bạn từ bên ngoài. Nó phát xuất từ bên trong. Bởi vì trách nhiệm hoàn toàn là do ở bạn, mỗi một bước bạn đi đều được kỷ luật. Bạn không thể thậm chí thốt lên một lời vô trách nhiệm. Nếu bạn ý thức được sự đơn độc của chính mình, bạn sẽ ý thức được nổi thống khổ của những người khác. Rồi thì bạn sẽ có một hành động nào thiếu trách nhiệm, bởi vì bạn sẽ cảm thấy có trách nhiệm với chính bản thân mình nhưng cũng với cả bao nhiêu người khác nữa. Nếu bạn có thể sống với sự thật đơn độc này, bạn biết rằng tất cả đều cô đơn cả. Khi người con trai biết được cha mình cô độc, người vợ biết chồng mình cô độc, người chồng biết vợ mình cô độc. Một khi bạn nhận biết điều này, thì không thể nào mà không có lòng từ bi được.
Sống với sự thật này là Du già duy nhất, kỷ luật duy nhất. Một khi bạn hoàn toàn ý thức được hoàn cảnh con người, bạn trở nên tín ngưỡng. Bạn trở thành chủ nhân của chính mình. Nhưng khổ hạnh đó không phải là khổ hạnh của một nhà khắc kỹ. Nó không bị áp chế, không xấu xa. Sự khổ hạnh có tính chất thẩm mỹ. Bạn cảm giác là kinh nghiệm nhất vốn có thể, rằng bạn không thể làm gì khác. Rồi thì bạn từ bỏ mọi sự. Bạn không còn chấp thủ.
Sự thúc đẩy được chiếm hữu là sự thúc đẩy không bị cô độc. Mọi người không thể đơn độc nên họ phải tìm bạn. Nhưng làm bạn với bao người khác thì không có tính cách tín nhiệm lắm, nên họ tìm kiếm, thay vì vậy, sở hữu của cải. Sống với vợ thì quá khó khăn, sống với xe cộ thì không khó khăn lắm. Cho nên, cuối cùng, tánh chiếm hữu đó hướng đến của cải tài vật.
Có lẽ bạn cố gắng thay đổi con người thành của cải tài vật. Bạn cố gắng uốn nắn theo cách mà họ có thể đánh mất bản chất của họ, cá nhân tánh của họ. Người vợ là một món đồ, không phải là một con người. Chồng là một món đồ, không phải là một con người.
Nếu bạn ý thức được sự đơn độc của bạn, thì bạn cũng sẽ ý thức kể cả sự đơn độc của bao nhiêu người khác. Rồi thì bạn biết là nỗ lực chiếm hữu ai tức là vượt quá giới hạn của mình. Bạn không bao giờ từ bỏ một cách tích cực. Sự thoái bộ trở thành chiếu sáng phủ định của sự cô đơn của bạn. Bạn trở nên phi chấp thủ. Sau đó thì bạn có thể trở thành một tình nhân, nhưng không phải là một người chồng, hoặc là một người vợ.
Với tánh vô chấp thủ này là lòng từ bi và tánh khắc kỹ. Sự thuần khiết đến với bạn. Khi bạn chối bỏ mọi sự thật cuộc đời, bạn không thể trong sạch thuần khiết được. Bạn trở nên khôn khéo xảo quyệt. Bạn tự gạt chính mình và bao người khác. Nhưng nếu bạn đủ can đảm sống với sự thật như chúng là, bạn trở nên vô tội. Sự trong sạch thuần khiết này không phải do ở sự tu dưỡng. Bạn là nó.
Đối với tôi, để được trong sạch thuần khiết là tất cả những gì được thành tựu. Hãy trong sạch thuần khiết và nguồn hạnh phúc thiêng liêng sẽ luôn trôi chảy về bạn. Sự trong sạch thuần khiết tức là khả năng tiếp nhận, trở thành một thành phần của nguồn thiêng liêng. Hãy trong sạch thuần khiết, và người khách ở đây. Hãy trở thành chủ nhân.
Sự thuần khiết trong sạch này không thể rèn luyện bởi vì rèn luyện luôn là một thủ đoạn. Nó được tính toán. Nhưng sự thuần khiết trong sạch không bao giờ tính toán cả. Không thể nào.
Thuần khiết trong sạch tức là tín ngưỡng. Thuần khiết trong sạch tức là đỉnh cao của sự nhận thức chân chánh. Nhưng thuần khiết chân thực chỉ đến thông qua cuộc cách mạng tâm thức. Không thể thông qua bất kỳ cuộc tiến hóa vô thức, tập thể nào. Con người vốn đơn độc. Họ được quyền tự do chọn lựa Thiên Đàng hoặc địa ngục, sinh và tử, sự ngây ngất xuất thần của trực ngộ hoặc nổi đau khổ của cái gọi là cuộc đời của chúng ta.
Sarte đã nói ở đâu đó, “Con người bị kết án để được tự độ.” Có lẽ bạn chọn một là Thiên Đàng hai là địa ngục. Tự do có nghĩa là sự tự do lựa chọn cả hai. Nếu bạn có thể chỉ chọn được Thiên Đàng, thì đó không phải là sự chọn lựa. Đó không phải là sự tự do. Thiên Đàng ngoài sự chọn lựa địa ngục tức là địa ngục. Sự lựa chọn luôn có nghĩa là này/kia. Nó không có nghĩa là bạn chỉ được quyền tự do chọn lựa điều tốt mà thôi. Nếu vậy thì sẽ không có sự tự do nào cả.
Nếu bạn chọn sai, tự do trở thành một sự kết án, nhưng nếu bạn chọn đúng, nó trở thành niềm an lạc. Tùy thuộc vào bạn là sự lựa chọn của bạn khiến tự do của bạn thành sự phê phán hoặc là niềm an lạc. Sự lựa chọn này hoàn toàn là ở trách nhiệm của bạn.
Nếu bạn sẵn sàng, thì từ những chiều sâu thăm thẳm của bạn một phạm trù mới lạ có thể bắt đầu: Phạm trù của cuộc cách mạng. Cuộc tiến hóa đã kết thúc. Bây giờ thì một cuộc tiến hoá cần có để khai triển bạn với kinh nghiệm siêu vượt. Đây là cuộc cách mạng có tính cách cá nhân, cuộc cách mạng nội tâm.
Minh Nguyệt
Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Posts: 169
Threads: 80
Likes Received: 4 in 3 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
13
Tôn Trọng Sự Sống
Tác Giả: Osho Rajneesh
Việt Dịch: Minh Nguyệt
Câu hỏi: Osho kính yêu, trong sự sống, chỉ có thế giới loài vật là có khả năng tự nó ăn nó để sinh tồn. Một cây bắp không thể ăn một củ cà rố được, nhưng con người được biết là đã ăn đồng loại của họ. Thiền nhân đã thể nhập trong pháp giới vô biên và chọn không ăn thịt. Xin ngài giải thích.
Osho: Trước tiên, bạn không biết là ngay cả loài vật cũng không ăn đồng loại của chúng. Một con sư tử sẽ không bao giờ ăn thịt một con sư tử khác, hoặc là một con rắn sẽ ăn thịt một con rắn khác. Đúng thế, loài vật ăn thịt loài vật không cùng giống. Rau cải thì không thể ăn uống một cách bình thường, nhưng có nhiều cây cối, những loại cây quí hiếm tại Phi Châu, vẫn còn tồn tại. Chúng ăn thịt loài vật, chim chóc và thậm chí cả con người. Chúng dùng những tàng lá của chúng và hương thơm ngào ngạt để lôi cuốn chim chóc. Bởi hương thơm này, chim đã bay vào tàng lá, tưởng rằng đó chỉ là một thân cây bình thường, nhưng khi nó bay lên đậu trên lá thì những tàng lá này đã co lại và hút máu nó.
Có một vài loại cây có thể bắt chim chóc qua cành của chúng để ăn. Còn có những loại cây cối khác biết di động. Chúng di động từ nơi này đến nơi khác. Chúng cần tìm đến vùng đất mềm để chúng có thể bám rễ sâu hơn. Và chúng sẽ tìm đến nơi mà có con người hoặc loài vật đang ngủ để ăn thịt họ.
Con người có thể ăn tất cả. Họ là giống ham ăn. Có nhiều thứ mà bạn không thể tưởng tượng là có thể ăn được nhưng họ lại ăn được. Lại có người ăn thịt người. Vào đầu thế kỷ này có ba ngàn giống dân ăn thịt người tại Phi Châu, một bộ lạc ăn thịt người. Bây giờ chỉ còn lại vỏn vẹn ba trăm người mà thôi. Không còn ai dám đi ngang qua đó nữa. Vì khó tìm người để ăn thịt nên họ phải ăn thịt đồng loại của họ… cụ già, trẻ em. Dần dần, thay vì dân số là ba ngàn người, bây giờ dân số bộ lạc chỉ còn lại ba trăm mà thôi. Họ đang bị tuyệt chủng dần, nhưng họ cũng là giống người như chúng ta. Người ăn thịt người nói rằng thịt người là một món ăn ngon nhất thế giới này. Bạn không có cơ hội để thưởng thức món khẩu vị tuyệt hảo nhất thế giới này, nên bạn đã ăn thịt loài vật vốn có sự sống như con người.
Con người cũng sở hữu tính loài vật trong họ. Tính bạo hành mà họ đang mang theo khi họ mới chào đời. Ngay cả những ấu nhi khi thấy kiến hoặc dán, cũng sẽ giết ngay mà không cần lý do gì. Sát hại là một niềm vui. Và tương tợ như vậy… Có nhiều người săn bắn săn nai, hươu, sư tử, hổ và họ gọi đó là “Trò chơi”. Nhưng thật là lạ lùng. Khi sư tử ăn thịt người thì họ không gọi đó là trò chơi. Hoàn toàn vô lý. Trong một cuộc chơi, lúc nào cũng phải cần có hai đối tượng. Nếu bạn giết sư tử thì đó là một “trò chơi”, nhưng nếu sư tử giết bạn, thì bạn lại cho đó là một “thảm kịch”. Thật quái đản. Sư tử chỉ có thể sát hại bạn với móng vuốt trần trụi của chúng, còn bạn thì sẽ giết sư tử ở một nơi xa, với súng, cung tên, và đủ loại vũ khí khác. Bạn thật là một kẻ hèn nhát.
Tôi từng sống tại cung điện Maharaja Bhavnagar. Cả cung điện này treo đầy dẫy đầu sư tử, đầu nai, đầu cọp trên bốn bức tường. Đây là một cung điện rất lớn… với hàng nghìn đầu loài vật. Chủ nhân của cung điện rất tự hào và hay chia sẻ với mọi người… Ông kể cho họ biết ai là người đã sát hại những con vật đó… Con vật này bị sát hại bởi cha của ông. Con vật kia được sát hại bởi ông nội của ông. Còn con vật kia thì do ông sát hại. Ông cũng chia sẻ với tôi như vậy lần đầu tiên khi tôi đến sống với ông.
Tôi hỏi ông, “Trong gia đình dòng họ của ông, không còn ai là con người sao?”
Ông hỏi. “Ý của ngài là gì?”
Tôi đáp, “Ba đời dòng họ của ông đều sát hại loài vật. Để làm gì? Ông đã có đầy đủ thực phẩm rồi. Ông không cần phải giết chúng như vậy.”
Ông bảo, “Đây chỉ là trò chơi mà.”
Tôi nói, “Nhưng trò chơi nào cũng phải có quy luật của nó cả. Hai bên nên có cùng một thứ vũ khí. Hai bên phải đối diện nhau dưới ánh sáng mặt trời. Ông thì trốn sau cây với cây súng máy, để giết con nai vô tội đó và còn cho rằng là ông đang vui chơi? Con nai có vui chơi hay không? Nó có đồng ý tham dự trò chơi này với ông không? Thật là bất công quá. Tại sao ông phải trèo lên cây cao? Ông đúng là kẻ hèn nhát dù ông đã có súng máy trong tay của ông. Đây không phải là trò vui chơi, mà là do ở tính bạo hành của ông, thích giết chóc. Nếu ông còn có tính người, nên lấy hết tất cả mọi thứ vô nghĩa này khỏi bốn bức tường cung điện của ông! Vì điều này cho thấy bản chất thật của ông. Những đầu thú này không phải là đầu thú mà là đầu của ông đó.
Ông không thể hiểu được. Ông trả lời, “Không ai nói tôi những lời như vậy cả. Thủ tướng cũng đã từng sống ở đây. Tổng thống cũng đã từng sống ở đây. Họ có vẻ thích lắm, “Dòng họ của ông toàn là những người săn bắn giỏi.”
Tôi trả lời, “Tôi không thể nói dối với ông. Tôi chỉ cho ông biết điều tôi thấy.”
Bạn hỏi Thiền nhân tại sao lại chấm dứt việc ăn thịt. Không cần phải là Thiền nhân. Không cần phải vì do giác ngộ, mà do ở lòng bi mẫn, tôn trọng sự sống. Nếu bạn muốn sống thì những chúng sinh khác cũng muốn được sống. Thế giới này không phải riêng bạn độc quyền. Nếu bạn là một lữ khách ở nơi này thì cọp cũng là một lữ khách. Nếu bạn giết cọp thì bạn đúng là con người vô cảm. Tôi không bận tâm đến cọp vì cọp cũng một ngày chết đi…. Dù là chết vào ngày Thứ hai hoặc Thứ ba. Tôi quan tâm cho bạn, bởi vì khi bạn giết người hoặc giết bất kỳ sinh vật nào, cũng khiến trái tim bạn khô lạnh như đá. Nếu tim của bạn thành đá, thì sự phát triển tâm linh của bạn trở nên bất khả. Đá sẽ không cho phép bạn đạt đến bản tâm của bạn. Nó sẽ cản trở bạn… và bạn đã tự mình tạo tác, nên bản tâm không có ở đó.
Đối với tôi, vấn đề căn bản nhất là bất kỳ những gì kết thúc sự tiến hoá tâm thức của bạn là bạo hành… Nó là một tội lỗi… và tất cả những gì giúp bạn hướng đến tâm linh là đức hạnh. Đó là định nghĩa duy nhất tôi có thể chia sẻ cho bạn… Bạn có thể áp dụng dễ dàng. Hãy chân mỹ hơn. Hãy mẫn cảm hơn. Hãy tôn trọng sự sống… bởi vì bạn là một phần tử của nó. Hể bạn giết hại sinh linh thì đó là lúc bạn đang tự hủy mình. Tính hủy diệt này của bạn là một sự tự sát.
Tự nhiên rằng, khi một hành giả đạt ngộ thì họ khó có thể ăn thịt được. Với Đông phương đây là một tiêu chuẩn căn bản. Vì lý do đó tại sao Phật tử, tín đồ Kỳ Nan Giáo, Bà La Môn sẽ không xem Đức Chúa Giê Su hoặc Mohammed là những bậc giác ngộ… với lý do là hai bậc giác ngộ này vẫn còn ăn thịt sinh linh. Các ngài thiếu lòng mẫn cảm. Tâm của các ngài thiếu từ bi và lòng yêu thương. Các ngài vẫn chưa đủ nhậy cảm, vốn tuyệt đối cần thiết cho bậc đã chứng đạo. Người chứng đạo chỉ có thể là người ăn chay, không thể là người ăn thịt được.
Đây không phải là vấn đề tôn giáo mà là ở vấn đề trí tuệ. Đừng chậm trể nữa… Khi bạn đã chứng ngộ hoặc đang là một Thiền nhân, hãy chấm dứt việc ăn thịt. Không cần phải trì hoãn lâu như vậy. Bạn chỉ cần chút lòng mẫn cảm. Bạn sẽ không đạt ngộ qua việc không ăn thịt và điều đó sẽ giúp bạn hiền dịu hơn, từ bi hơn, yêu thương hơn, và sẽ khiến bạn trở thành một phần tử của bầu khí quyển sinh động quanh bạn. Chúng ta là một phần tử của nó. Và những gì mà bạn có thể làm ngay hiện tại, tại sao lại phải cần trì hoãn?
Người đã đạt ngộ chắc chắn sẽ có sự chuyển đổi lớn lao trong cuộc đời họ, nhưng ngay cả dù bạn không đạt ngộ, bạn cũng có thể có những thay đổi lớn lao, phát xuất từ sự hiểu biết đơn thuần. Những thay đổi này sẽ giúp bạn đạt ngộ. Tác dụng cho cả hai bên: Bạn đạt ngộ và sẽ chuyển đổi trong bạn. Bạn thay đổi mô thức sống một cách vô ý thức và điều đó sẽ khiến bạn có thể đạt đạo.
-ooOoo-
Nguồn: Trích từ tác phẩm Osho, "Lộ Trình Huyền Bí"
Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Posts: 505
Threads: 56
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
(2018-02-03, 12:44 AM)Minh Nguyệt Wrote: VÁN CỜ SINH TỬ
Có một thanh niên trẻ tuổi, đã chịu đựng quá nhiều nỗi thất vọng cay đắng của cuộc đời, tìm đến một thiền viện xa xôi ở rừng sâu núi thẳm, thưa với vị thiền sư, “Con muốn quên hết bao ảo tưởng của cuộc đời. Con muốn đạt giác ngộ, giải phóng con ra khỏi mọi nổi đau khổ bi thương trong tâm, nhưng con không đủ kiên nhẫn tu tập lâu dài, thiền định nhiều năm, hoặc chịu đựng khổ hạnh. Vì con sẽ bị chán nản, sẽ sớm bị trôi về thế tục lần nữa. Có con đường pháp nào ngắn ngủi dành cho loại người như con không?”
“Có,” Thiền sư đáp, “Nếu ngươi thật sự quyết tâm. Hãy cho ta biết, ngươi đã học hỏi những gì rồi?”
Anh thưa, “ Gia đình của con giầu có nên con khỏi phải làm việc. Con chỉ hứng thú với bàn cờ Chess, và đã phí phạm rất nhiều thời gian để chơi cờ.” Thiền sư suy nghĩ một chút rồi ra lệnh thị giả, “Gọi một tăng sĩ lên đây cho ta. Bảo hắn mang theo bàn cờ, và kéo thêm nhiều người đến xem.”
Người thị giả nói, “Bạch thầy, vị thầy này không biết chơi cờ.” Thiền sư đáp, “Con đừng lo. Gọi nó lên đây.”
Vị tu sĩ đến với bàn cờ. Thiền sư sắp đặt các tăng sĩ ngồi chung với nhau. Ngài ra lệnh đem cho ngài một thanh gươm, và giơ lên, “Các con…”
Ngài nói, “Con đã từng tuyên thệ sẽ luôn tuân phục ta vì ta là minh sư của con. Bây giờ, ta yêu cầu con. Con phải chơi một bàn cờ với vị thí chủ này. Nếu con thua, ta sẽ chặt đầu con ngay.”
Lưỡi gươm trần trụi nằm trong tay thiền sư. Ngài đứng ngay bên cạnh. “Ta hứa với con nếu con chết dưới tay ta, con sẽ được lên Thiên đường. Nếu con thắng, ta sẽ chặt đầu vị thí chủ này. Người thanh niên này dành suốt cuộc đời cho việc chơi cờ. Nếu hắn có bị thua, hắn cũng xứng đáng bị chặt đầu.”
Họ nhìn vẻ mặt của thiền sư, và hiểu rằng ngài quả có ý như vậy. Ngài sẽ chặt đầu người nào thua cuộc.
Họ bắt đầu nhập cuộc. Với bước cờ vừa mới mở ra, người thanh niên trẻ tuổi đã cảm nhận được những giọt mồ hôi tuôn xuống chân khi anh chơi cuộc cờ bằng hết cuộc đời của chính mình. Bàn cờ là toàn bộ thế giới của anh trong lúc này. Anh đặt hết tâm tư vào nó. Lúc đầu tiên, anh đã đi những nước cờ sai, nhưng vị tu sĩ đi một nước cờ còn thấp hơn, nên anh chụp lấy cơ hội để tấn công. Các vị trí địch thủ hoàn toàn bị anh làm cho phải sụp đổ. Anh tìm biến đổi ở người tu sĩ này. Anh thấy được một khuôn mặt thông minh, chân thật, mòn mỏi bởi những tháng ngày tu hành khổ hạnh. Vị tu sĩ trẻ tuổi này là một khất sĩ… một Bhikhu…
Đôi mắt ông thật thanh tịnh, và trầm tĩnh. không một chút giao động dù ông đang kề cận với tử thần. Ông chơi cờ qua yêu cầu của minh sư và hoàn toàn tuân phục. Nếu Thiên đường dù không được hứa, ông vẫn tuân theo. Ông chơi cờ trong sự trầm tĩnh và bình lặng. Đôi mắt của ông tuyệt đối tĩnh lặng và vô cùng thông minh… Người thanh niên trẻ tuổi này đang thắng cuộc! Những bước cờ của vị tu sĩ mỗi lúc mỗi sai lầm hơn! Người thanh niên quan sát vị tu sĩ này… Sự cao nhã lẫn khổ hạnh, vẽ đẹp thoát tục, tĩnh lặng và thông minh. Anh nghĩ đến cuộc đời vô dụng của mình, cảm nhận đợt sóng từ bi tràn ngập lòng anh.
Cuối cùng anh quyết định, “Nếu ta để vị tu sĩ trẻ tuổi này chết thật là uổng phí. Nếu ta chết đi, trái đất sẽ không bị mất gì hết vì ta là người vô dụng, đã phí phạm cả cuộc đời. Ta đã không còn gì cả. Vị tu sĩ này đã tu tập, kỷ luật và đã sống một cuộc đời khổ hạnh dành cho tham thiền và cầu nguyện. Nếu ông bị giết, đó là một tổn thất lớn.”
Sự từ bi lớn lao tràn ngập tâm hồn anh. Anh cốt ý đi sai nước cờ, thêm một nước cờ sai lầm nữa, phá hỏng mọi vị trí của anh, làm cho anh không còn có thể phòng thủ được nữa. Trong nước cờ sinh tử đó, bỗng nhiên vị Thiền sư chồm tới xóa bàn cờ. Cả hai đấu thủ đều kinh ngạc, “Không có kẻ chiến thắng và không có người chiến bại!” Thiền sư chậm rãi nói, “Không có một ai phải đổ máu tại đây. Chỉ có hai vấn đề.”
Thiền sư quay lại người thanh niên trẻ tuổi này, “Ngươi đã học được cách tập trung và sự từ bi. Ngày hôm nay, ngươi đã học cả hai điều này. Ngươi đã đặt hết tâm tư vào cuộc cờ, nhưng trong sự tập trung đó, ngươi đã nẩy lòng từ bi, sẵn lòng hy sinh mạng sống của ngươi cho người khác. Hãy tạm trú tại đây một vài tháng, và theo đuổi sự tu tập của chúng ta với một tinh thần như vậy. Sự chứng ngộ sẽ chắc chắn.”
Anh ở lại, và đã giác ngộ.
Trích từ Thiền Con Đường Nghịch Lý. Tập 3,
Bản dịch Osho.
Minh Nguyệt.
Câu chuyện thật ý nghĩa!
Posts: 169
Threads: 80
Likes Received: 4 in 3 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
13
Kiến Thức Và Tuệ Giác
37. Có nhiều loại kiến thức. Có loại kiến thức chỉ là sự góp nhặt thông tin, đơn thuần là sự hiểu biết trí năng, và có một kiến thức vốn là kinh nghiệm, trí tuệ, và tri giác sống động. Có sự khác nhau rất xa giữa hai, sự khác nhau giữa trời và đất. bóng tối và ánh sáng. Trên thực tế, kiến thức trí năng không hề là kiến thức. Nó là ảo ảnh kiến thức. Một người mù có thể thấy được ánh sáng hay không? Đây là kiến thức trí năng. Ảo ảnh kiến thức che đậy sự vô minh, nhưng nó đơn thuần là sự ngụy trang. Trong mê lộ của từ ngữ và trong bức màn khói của vọng niệm của nó, vô minh là sự lãng quên. Nhưng để lãng quên sự vô minh còn độc hại hơn cả chính sự vô minh: Chỗ vô minh hiện rỏ, là sở cầu đạt vượt trên nó.
Chỗ vô minh vô hình, thì không thể nào khai phóng chính mình từ nó được. Người được gọi là thông thái bị hủy diệt trong sự vô minh của họ. Kiến thức… tri kiến chân chánh… không đến từ bên ngoài. Hãy đề phòng rằng những gì bắt nguồn từ bên ngoài không phải là kiến thức. Nó là dữ kiện. Hãy xem chừng, đừng rơi vào ảo ảnh kiến thức, vì bất kỳ những gì đến từ bên ngoài, tạo thêm một lớp nữa trên bản ngã.
Kiến thức không giành được, nó được khám phá. Sự sống phải bị cưỡng chế để thích hợp với mẫu dạng của kiến thức thu thập được. Nhưng sự thích hợp này không thể chính xác, và do đó sự xung đột phát huy giữa kiến thức đó và sự sống.
Nhưng hành xử của chúng ta tự nhiên sắp xếp chính nó cho phù hợp với kiến thức được khám phá. Không thể nào đối lập lại với tri kiến chân chánh. Việc như vậy chưa từng xảy ra trên trái đất này.
Tôi nhớ đến một câu chuyện. Có hai hiền giả đang đi dọc theo những lộ trình nguy hiểm của một khu rừng rậm rạ. Mối quan hệ của họ là cha con. Người con đi trước và người cha theo sau. Con đường vắng vẻ và đáng sợ. Bỗng nhiên, họ nghe tiếng gầm củ một con sư tử. Người cha nói với con trai,”Hãy đứng sau lưng cha. Có nguy hiểm trước mặt.” Người con trai cười và tiếp tục dẫn đường. Lần nữa, người cha lại cảnh báo anh. Bỗng nhiên, con sư tử đang đối mặt với họ. Tử thần không thể tránh được. Người con nói,”Vì con không phải là thân, nguy hiểm chỗ nào? Có phải cha thường dạy như vậy?”
Người cha chạy xa, hét lớn,”Đứa con điên khùng kia. Hãy tránh con sư tử ngay.” Nhưng người con trai vẫn đi tới trước, cười lớn. Rồi thì, con sư tử đã vồ lấy anh. Anh đã ngã xuống rồi, nhưng anh thấy rõ rằng người vừa rơi xuống không phải là cái “Tôi”. Anh không phải là thân, và như vậy anh không thể nào chết được. Bây giờ thì anh thấu hiểu lời cha anh thường dạy. Và sự khác biệt vô biên không cùng. Người cha buồn bã, nước mắt tuôn ra từ đôi mắt của ông. Nhưng người con trai vẫn duy trì là một chứng nhân, trong sinh cũng như tử. Anh không đau khổ, không đau đớn. Anh vẫn bất động, và không dính mắc vì bất kỳ những gì đang diễn ra với thân anh chỉ là biến cố bên ngoài. Chính anh không liên hệ hề liên hệ đến dù sao đi nữa. Vì lý do đó tại sao tôi khẳng định rằng có sự khác biệt giữa kiến thức và tuệ giác.
Nguồn: Trích từ tác phẩm Osho, "Hạt Giống Trí Tuệ"
Việt Dịch: [b]Minh Nguyệt[/b]
Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Posts: 169
Threads: 80
Likes Received: 4 in 3 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
13
Trực Tiếp Chính Mình
Tôi kể cho ông nghe một câu chuyện.
Có một phụ nữ mất trí. Cô hoàn toàn tin rằng thân thể của cô không phải là than thể vật lý và cô sở hữu một pháp thân.
Cô thường cho rằng không có thân thể nào trên trái đất lại đẹp đẽ, xinh đẹp và mỹ miều hơn thân thể của cô. Có một ngày, cô mặt đối mặt với một chiếc gương lớn. Cô thấy thân cô trong gương và cô đã nỗi cơn thịnh nộ. Cô ném chiếc ghế vào gương, và gương vỡ ra tan tành từng mảnh. Cô thở ra dễ chịu.
Khi cô được hỏi lý do tại sao cô lại đập vỡ gương thì cô trả lời, “ Chiếc gương này khiến thân thể tôi có vẻ mang tính vật chất. Nó đã bóp méo vẻ đẹp của tôi. “
Xã hội và những mối quan hệ không hơn những chiếc gương đó. Chúng chỉ phản chiếu những gì trong ta. Cũng vô nghĩa như ta sẵn sang đập vỡ gương, để có thể từ bỏ bao mối quan hệ. Nó là cái bản ngã này. Nó không phải là gương. Gương cần được chuyển hoá. Và sự chuyển hoá này có thể xảy ra chính xác cái họ đang là. Cuộc cách mạng bắt đầu từ trung tâm. Để làm việc ở bên ngoài là phí phạm thời gian một cách không cần thiết. Một người phải bắt đầu làm việc trực tiếp với chính mình.
Xã hội và các mối quan hệ không hề là chướng ngại. Chướng ngại này, nếu có, là trong chính bản thân của con người này.
Trích từ Tác Phẩm "Hạt Giống Trí Tuệ: Osho Rajneesh
Việt Dịch: Minh Nguyệt
Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Posts: 169
Threads: 80
Likes Received: 4 in 3 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
13
VÔ TÁC HÀNH
Tôi đi tản bộ khi trời tối. Con đường làng gồ ghề, không bằng phẳng. Có một người bạn cùng tản bộ với tôi là một tôn giả. Ông thường vân du rất nhiều nơi. Hầu như không có nơi chốn hành hương nào mà ông chưa đến. Ông tìm kiếm con đường dẫn đến sự thiêng liêng. Đêm đó, ông hỏi tôi một câu hỏi. “Lộ trình gì hướng đến sự thiêng liêng?” Ông đã hỏi câu hỏi này với vô số người khác. Dần dần ông trở nên thiện xảo với nhiều lộ trình. Nhưng khoảng cách giữa ông và sự thiêng liêng vẫn như trước đó. Không phải rằng ông không thử các lộ trình này. Ông đã hành trì tất cả mà ông có thể. Nhưng dẫm chân lên lộ trình là kết quả duy nhất. Ông không đến được mục tiêu nào. Nhưng ông vẫn chưa mệt mỏi với cuộc vân du, và sự tìm kiếm những lộ trình mới mẻ khác vẫn tiếp tục.
Tôi im lặng một chút. Sau đó, tôi bảo, “Không có con đường nào để đạt đến cái mà chính tôi là. Con đường để đến “cái kia” và “khoảng cách” Cái gì “gần”… không chỉ gần nhưng cái chính tôi là… không thể đạt đến bởi lộ trình. Không có không gian ngăn trở lộ trình. Sự đạt được vốn là cái bị mất. Nhưng có thể nào sự thiêng liêng bị đánh mất?”
Cái có thể bị đánh mất không thể bản ngã riêng của họ.
Bản ngã chỉ có thể bị lãng quên.
Do đó, hành giả không phải đi bất kỳ nơi nào cả. Họ chỉ nhớ đến. Không có gì thành tựu… Chỉ có sự thấy biết. Và thấy biết tức là đạt đến. Cái mà chúng ta nên biết là, “Ta là ai?” Thấy biết điều này tức là đạt đến sự thiêng liêng.
Có một ngày, khi tất cả mọi nỗ lực của chúng ta xem ra phù phiếm, khi không có một lộ trình nào dẫn đến nơi nào cả, thì rõ ràng rằng bất kỳ những gì chúng ta làm không đạt đến chân lý.
Vô hành mang chúng ta đến vạn hữu. Chỗ tác hành dứt bặt, sự sống chính nó hiển lộ. Vô hành sẽ cho cái đó đến chúng ta, bởi cái đó trong sự sống thậm chí trước cả mọi tác hành.
Không có con đường dẫn đến “nơi đó” bởi “nơi đó” là ở đây.
Trích từ Tác Phẩm "Hạt Giống Trí Tuệ: Osho Rajneesh
Việt Dịch: Minh Nguyệt
Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
|