VÀI ĐIỀU CĂN BẢN
#1
VÀI ĐIỀU CĂN BẢN 
TRONG BƯỚC ĐẦU THIỀN TẬP VIPASSANA
Lần cuối cập nhật : tháng 11-2021
 
Mục đích :
 
     Giúp bạn hữu cởi mở một vài thắc mắc lúc mới bắt đầu thực tập thiền Vipassana. Các điều ghi chép ở đây được lựa ra và tóm tắc từ các bài giảng của các ngài thiền sư Vipassana như các ngài Mahasi, Ledi, Ajahn Cha, Goenka, U Ba Khin, U Silananda, U Pandita, U Jatila, Ahann Naeb, etc.. 
     Chi tiết và chánh tả thế nào cũng có chổ sai sót, xin người xem hoan hỉ … giử ý quên lời. 
 
Mục lục :
 
1.         Thế giới chúng ta đang sống : 31 cõi Ta-Bà
2.         Ý nghĩa Giác-Ngộ trong Đạo Phật : 4 tầng giác ngộ
3.         Con đường đưa đến giác ngộ : Kinh Tứ Niệm Xứ
       Bốn trình độ tu tập , Bốn hạng người tu tập
4.         Phương pháp tu tập Đức Phật dạy : Giới Định Huệ , Bát Chánh Đạo
5.         Tiến trình tu tập đưa đến giác ngộ : 
       7 giai đoạn thanh lọc tâm, 
       16 tầng tuệ trong tiến trình thiền tập Vipassana
6.         Tóm tắt tiến bộ trong tiến trình thiền tập Vipassana 
7.         Vipassana là cách thực tập Bát Chánh Đạo hoàn hảo nhất
8.         Vipassana là cách vun bồi Ba La Mật hoàn hảo nhất
9.         Vipassana để phát triễn Trí-Tuệ 
10.      Vipassana cắt vòng sinh tử luân hồi 
11.      Vipassana để tận diệt Tập-khí : Diệt trừ tập khí qua từng giai đoạn, 10 chướng ngại trên đường tu tập
12.      Vipassana để thấy 5 Uẫn là không   
13.      Vipassana là chuyễn nghiệp
14.      Vipassana để kinh nghiệm trọn vẹn 3 điều cần thiết (Parinna) đưa đến giải thoát
15.      Vipassana (Thiền Tuệ) và Thiền Định (Samatha)            Ba loại định, Năm chi thiền
       Bốn tầng thiền định
       Khác nhau giửa thiền tuệ & thiền định
       An chỉ định không cần thiết cho thiền Vipassana
       Kinh Susima – vai trò của thần thông trong đạo Phật 
16.      Hai phương pháp thiền Vipassana đang thịnh hành 
       Mahasi & Goenka, Nguồn gốc hai phương pháp này
       Lịch sử thiền Vipassana ở Miến Điện
17.      Vipassana để phát triễn Ngũ Căn, Ngũ Lực
       Vai trò của Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ
       Nguyên tắc thiền Vipassana 
18.      Vipassana – phương pháp Mahasi
       Một vài nguyên tắc căn bản 
       Ba phần của thiền tập : ngồi thiền, kinh hành, chánh niệm trong hoạt động hàng ngày
       Phải thực tập cả 3 phần : sự quan trọng và cần thiết
       Trình pháp : cần thiết trong thiền tập lúc ban đầu
       Mục đích gần xa trong thiền tập 
       Ba mốc điểm đặc biệt trong tiến trình thiền tập
       Tại sao thiền sinh không tiến bộ
       Năm yếu tố cần thiết để thực tập có kết quả 
       Sơ đồ tóm tắt tiến trình thiền tập : Niệm Định, phấn khởi, chán nãn, qua các tầng Tuệ
19.      Tóm tắt lịch sử Theravada
       Ý nghĩa danh từ Phật-giáo Nguyên-thủy
       Hệ phái Tỳ Khưu Ni
       Sáu lần kết tập kinh điển trong lịch sử Theravada
20.      Một vài chia sẽ với bạn hữu trong giai đoạn đầu thực tập Vipassana

xin tri ân Sư Dhamma Rakkhita , xin được hồi hướng đến tất cả chúng sanh
Reply
#2
1.0   Thế giới chúng ta đang sống : 31 Cõi Ta-Bà (Samsara)   
 

[Image: Screenshot-2022-01-06-224758.png]




1.1     Thọ mạng , AK = A-Tăng-Kỳ kiếp (Asankheyya) = dài vô tận, không sao đếm được Thọ mạng , AK = 10 lũy thừa 140 năm của cõi người
Thọ mạng , MK = Đại Kiếp (Mahakappa) = 4 AK = 1 chu kỳ thế giới 
1 chu kỳ thế gới = trãi qua 4 giai đoạn (thành, trụ, hoại, diệt) mỗi giai đoạn dài 1 AK
 
1.2      Theo lời dạy của Đức Phật, tất cả mọi sự trên thế gian này đều bất toại nguyện (dukkha) hay phiền não. Các điều như ý và bất như ý liên tục xen kẻ lẫn nhau, cái này trợ duyên cho cái kia trỗ sanh. Ngay cả khi chúng ta hưởng thụ những điều tốt đẹp hay mọi dục lạc và hỷ lạc thế gian, ngay cả khi được sinh lên cõi trời, tất cả đều được Đức Phật gọi là dukkha. Ngày nào còn sinh ra trong Samsara là còn luân hồi sinh tử trong 31 cõi, là ngày đó cuộc sống chúng ta còn đầy phiền não. 
 
1.3      Cũng theo lời dạy của Đức Phật, chúng sanh đã từng luân hồi trong 31 cõi Ta-bà này, và hầu hết ở các cõi thấp (cõi giới 1-5), từ vô thỉ (không có bắt đầu) cho đến vô chung (không có chấm dứt), qua vô vàn kiếp sống, không sao đếm được. 
 
1.4      Theo kinh điển, khi đức Phật thuyết pháp chư thiên từ 10,000 thế giới, tương tự thế giới (31 cõi) chúng ta đang sống, đến tham dự. Khi đức Phật rãi tâm từ, tâm từ của ngài ảnh hưởng đến chúng sanh trong
10 triệu thế giới. Các thế giới còn lại trong vũ trụ, Đức Phật không có ảnh hưởng. Cũng theo lời Phật dạy, vũ trụ có vô vàn (tam thiên, đại thiên) thế gới, không sao đếm được. 
 
1.5 Mục đích tối hậu của đạo Phật là Giác-ngộ, giải thoát, không còn tái sanh vào một trong 31 cõi Ta Bà này nữa. Như ngọn đèn tắt, bật giác ngộ chứng Niết Bàn, kiếp sống này là kiếp sống cuối cùng, không đễ lại một dấu vết gì trong thế gian sau khi nhập diệt. Niết Bàn không phải là một cõi Tịnh-độ nào đó trong 31 cõi Ta Bà để về sống an lạc đời đời. Chứng Niết Bàn là kinh nghiệm sự giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Trích từ bài kinh Châu Báu (Ratana Sutta) :
  
                             “ … Nhân quá khứ đã đoạn, Mầm tương lai không gieo,                           Với tâm không ý chấp trong sinh hữu đời sau,
                         Bởi tham muốn (trở lại cõi ta bà) đã đoạn,
                         Các chủng tử (kilesa và sankhara) không còn 
                         Ví như ngọn đèn tắt (không đễ lại vết tích) 
                         Bậc trí (người giác ngộ) chứng Niết Bàn (hoàn toàn giải thoát) … “      
         
1.6 Đạo Hindu (Ấn-độ-Giáo) : khi chết mong cầu về cõi Tịnh-Độ (cõi trời thứ 27), nơi đó Tiểu Ngã  (cá nhân) hội nhập với Đại Ngã (đấng sáng tạo). Đạo Hindu tin luân hồi, nghiệp quả, tái sanh, chủ trương ăn chay trường ( nhưng không cử hành tõi ) nhưng không nhằm mục đích thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Cõi Tịnh-Độ trong đạo Hindu không phải là mục đích của đạo Phật, chỉ là một trạm dừng chân trong 31 cõi Ta-Bà. Ngày nào còn trong 31 cõi Ta Bà, ngày đó còn luân hồi sinh tử trong 3 cõi, 6 loài. 
 
1.7 Thọ mạng ở các tầng trời cao nhất, và các địa ngục thấp nhất dài vô tận đến nỗi bao Đức Phật ra đời mà cũng chưa có dịp tái sinh ra làm người hay làm Chư Thiên, hay Phạm Thiên để có mắt và tai, để có có thể học hỏi giáo pháp từ đức Phật, hay từ Giáo Pháp Đức Phật lưu truyền. 
 
           1.8 Đức Phật dạy có 7 loại người trong thế gian (Kinh Udakupama Sutta)
 
(1)  Có chúng sanh một lần bị nhận chìm sâu dưới nước (bốn đường ác đạo) và vẫn còn chìm trong nước. Loại chúng sanh này vì có quá nhiều tập khí, tâm bất thiện, và bất thiện nghiệp nên không thể tái sanh về những cõi giới cao hơn. 
(2)  Có loại chúng sanh bị chìm trong nước, có cơ hội nổi lên mặt nước, nhưng lại bị chìm trong nước trở lại. Lành thay loại chúng sanh này có chút đức tin trong việc vun bồi thiện nghiệp, biết xấu hổ tội lổi, biết ghê sợ tội lổi. Nhưng đức tin này không vững mạnh mà lại suy yếu, khiến cho bị đọa vào bốn đường ác đạo trở lại.   
(3)  Có loại chúng sanh bị chìm trong nước, có cơ hội nổi lên mặt nước, không bị chìm xuống nữa nhưng cứ trôi dạt dật dờ trên nước. Đây là loại chúng sanh được sanh làm người nhưng gặp nhiều khổ ãi, là chúng sanh tiếp tục luân hồi sinh tử. 
(4)  Có loại chúng sanh bị chìm trong nước, có cơ hội nổi lên mặt nước, rồi nhìn quanh và chọn phương hướng và nơi an toàn để bơi đến đó, để không bị trôi dạt trên nước. Đây là loại người có đức tin mạnh mẽ trong việc vun bồi thiện nghiệp, biết xấu hổ tội lổi, biết ghê sợ tội lổi, muốn tu tập để hết khổ. Loại người này chứng quả Tu Đà Hoàn, chỉ còn tối đa 7 kiếp luân hồi trước khi chứng ngộ niết bàn.  
(5)  Có loại chúng sanh bị chìm trong nước, có cơ hội nổi lên mặt nước, và đã tìm được một chổ đứng vững vàng giửa biển nước, nhưng không còn bị chìm trong nước nữa. Đây là loại người có đức tin mạnh mẽ hơn trong việc vun bồi thiện nghiệp, biết xấu hổ tội lổi, biết ghê sợ tội lổi, muốn thoát khổ. Loại người này chứng quả Tu Đà Hàm, chỉ còn tái sanh làm người một kiếp nữa trước khi chứng ngộ niết bàn.  
(6)  Có loại chúng sanh bị chìm trong nước, có cơ hội nổi lên mặt nước, và đã bơi vào bờ, an toàn không bị chìm trong nước nữa. Đây là loại người có đức tin càng mạnh mẽ hơn trong việc vun bồi thiện nghiệp, biết xấu hổ tội lổi, biết ghê sợ tội lổi, muốn thoát khổ. Loại người này chứng quả A Na Hàm, chỉ còn tái sanh về cõi Phạm Thiên, rồi từ đó chứng ngộ niết bàn.   
(7)  Có loại chúng sanh bị chìm trong nước, có cơ hội nổi lên mặt nước, đã bơi vào bờ, và an toàn vững chải đứng trên bờ cao, mãi mãi không bị chìm trong nước nữa. Đây là loại người có đức tin vô cùng mạnh mẽ trong việc vun bồi thiện nghiệp, biết xấu hổ tội lổi, biết ghê sợ tội lổi, muốn thoát khổ. Loại người này chứng quả A La Hán, kiếp này là kiếp cuối cùng trong cõi ta bà, không còn luân hồi sanh tử nữa.
Reply
#3
[Image: Screenshot-2022-01-06-224758.png]
Reply
#4
(2022-01-06, 11:50 PM)abc Wrote: [Image: Screenshot-2022-01-06-224758.png]

Chữ nhỏ quá, không đọc được, bác abc ui .
Reply
#5
(2022-01-07, 07:23 AM)LeThanhPhong Wrote: Chữ nhỏ quá, không đọc được, bác abc ui .

Bạn LTP, 

Viết chữ nhỏ đe xem coi có ai đọc không? Vì có đọc mới ….


Tại hồi hôm xài Phone nên chữ nhỏ, thường ngày monitor của tui to nên chữ cũng bự theo
Reply
#6
(2022-01-07, 08:04 AM)abc Wrote: Bạn LTP, 

Viết chữ nhỏ đe xem coi có ai đọc không? Vì có đọc mới ….


Tại hồi hôm xài Phone nên chữ nhỏ, thường ngày monitor của tui to nên chữ cũng bự theo

LTP cố đọc từ tối qua, tìm tài liệu xem có hi`nh nào tương tự, nhưng không thấy nên im luôn .  Trong tâm ấm ức quá, nên sáng nay phải lên tiếng .  

Bác coi cái hình này có OK không ?

https://budsas.net/hoc/vutru_pg.htm

[Image: vutru_pg.jpg]
Reply
#7
(2022-01-06, 11:38 PM)abc Wrote: 1.0   Thế giới chúng ta đang sống : 31 Cõi Ta-Bà (Samsara)   
 

[Image: Screenshot-2022-01-06-224758.png]




1.1     Thọ mạng , AK = A-Tăng-Kỳ kiếp (Asankheyya) = dài vô tận, không sao đếm được Thọ mạng , AK = 10 lũy thừa 140 năm của cõi người
Thọ mạng , MK = Đại Kiếp (Mahakappa) = 4 AK = 1 chu kỳ thế giới 
1 chu kỳ thế gới = trãi qua 4 giai đoạn (thành, trụ, hoại, diệt) mỗi giai đoạn dài 1 AK
 
...

Tài liệu này còn tiếp không, bác abc?
Reply
#8
(2022-01-20, 04:01 AM)LeThanhPhong Wrote: Tài liệu này còn tiếp không, bác abc?

bạn LTP ,

cái file này use excel table, paste into VB cái format bị remove nên nó off. để tui post a little  at a time
Reply
#9
2.0 Ý Nghĩa Giác-Ngộ trong Phật-giáo Nguyên thủy , Theravada : 4 tầng Giác-Ngộ 

 
 
Tu-Đà-Hoàn
(Sotapanna)
 
*               Chỉ còn luân hồi trong cõi Ta-bà tối đa 7 kiếp nữa
*               Thật sự là Phật tử, đệ tử của Phật, là Thánh Tăng  * Thấy rõ Ngũ Uẫn tự nó làm việc, theo luật nhân quả,    không có 1 đấng tối cao nào thưởng phạt
*               Giới : không thể nào phạm 5 giới
*               Tín : Niềm tin giáo pháp không lay chuyển
*               Tri kiến : vững mạnh, biết phải làm gì, làm sao thực hành
*               Bố thí : rất rộng lượng, giúp đở mọi người * Trí tuệ : Không còn mê tín, dị đoan. 
*               Tự mình có chánh kiến, không cần ai khác giải thích
*               Tàm : xấu hổ những điều mình làm, suy nghĩ không ai biết
*               Quý : Sợ hậu quả những điều mình làm, suy nghĩ 
*               Sống an nhiên tự tại giữa cuộc đời
*               Đoạn trừ tất cả thù hận, hiểm nguy * Không còn tái sanh vào 4 đường ác đạo 
*               Hết kiếp sống này sẽ tái sanh lên cõi trời Dục Giới (7-11) , hay làm người, có cơ hội tu tập à Alahan à Niết bàn
*               Nếu tái sanh làm người không thể nào phạm 5 giới
*               Khi là đứa trẻ cũng không biết sát sanh, ăn cắp, nói láo
 
 
Tận diệt : 
* Thân kiến 
   (ngã chấp) 
* Hoài nghi  
   (giáo pháp)
* Giới cấm thủ 
   (mê tín) 
 

Yếu đi : 
* Sân hận, ác ý
* Ái dục, tình dục 
 
Reply
#10
Tu-Đà-Hàm
(Sakadagami)
        
     
* Hết kiếp sống này sẽ tái sanh lên cõi trời Dục giới (7–11) 
* Rồi trở lại làm người 1 lần nữa à A-La-Hán  à Niết-bàn
* Sân hận, ác ý giảm bớt
* Ái dục qua 5 giác quan giảm bớt 
 
Yếu thêm : 
* Sân hận, ác ý
* Ái dục, tình dục
Reply
#11
A-Na-Hàm
(Anagami)



*               Hết kiếp sống này sẽ tái sanh lên Tịnh Cư Thiên
  ( cõi trời Tứ Thiền 23 – 27 ) tối đa 5 lần từ thấp lên cao
*               Tiếp tục tu tập -- > A-la-Hán  -- >  Niết bàn * Không còn sinh làm người hay Chư Thiên nữa 
*         Không biết sợ trong bất kỳ hoàn cảnh nào
*               Không biết giận trong bất kỳ hoàn cảnh nào
*               Ái dục qua 5 giác quan ( cả tình dục ) hoàn toàn tận diệt
 
 
Tận diệt :
* Sân hận, ác ý
* Ái dục, tình dục
Reply
#12
A-La-Hán
(Arahan)
 

* Kiếp này là kiếp cuối cùng trong 31 Cõi Ta-Bà
* Không còn luân hồi sinh tử trong 31 Cõi Ta-Bà
* Phạm hạnh đã tròn, những gì cần làm đã làm xong, 
* Không còn gì phải làm nữa
* Khi còn sống : an hưởng Hữu dư Niết-bàn
* Khi chết : an hưởng Vô-dư Niết-bàn
* Như ngọn đèn tắt , không lưu lại dấu vết gì trong thế gian
* Không có phần thưởng, hình phạt nào để trở lại nhận lảnh 
 

Tận diệt :
* Vô-Minh
* Ngã mạn
* Trạo cữ
* Sắc ái 
* Vô sắc ái
Reply
#13
(2022-01-20, 09:35 AM)abc Wrote: bạn LTP ,

cái file này use excel table, paste into VB cái format bị remove nên nó off. để tui post a little  at a time

Các post bác vừa post hay quá, vừa đầy đủ chi tiết vừa ngắn gọn.

Xong, bác post hết tài liệu còn lại của PDF file luôn nha.  Thank you.

Thanks-sign-smiley-emoticon.
Reply
#14
4 -- Phương Pháp Tu Tập Đức Phật Dạy

4.1 Phương Pháp tu tập : Giới à Định à Huệ
 
4.1.1 Tôn giáo nào cũng dạy Giới, Định. Chỉ có đạo Phật dạy Huệ
 
4.1.2 Trong đạo Phật : Huệ là mục đích , Định là phương tiện. Nền móng của Định là Giới. Không có Giới à không thể có Định
 
4.1.3 Ai thực tập đúng theo lời Phật dạy sẽ đạt được kết quả như nhau, không phân biệt tôn giáo, giai cấp, chủng tộc, nam hay nữ, ngay cả tuổi tác. 
 
Svākkhāto  Bhagavatā  Dhammo           
 Sandiṭṭhiko 
 Akāliko   
 Ehipassiko 
 Opanayiko   
 Paccattaṃ  veditabbo  viññūhī  ti . 
[i] 
[/i]
Tam tạng Pháp Bảo Ðức Thế Tôn đã khẩu truyền
Ai thực tập có thể kinh nghiệm giáo pháp rõ ràng, và ngay trong kiếp sống này,  
ngay trong lúc thực tập, không phải chờ đợi kết quả ở đời sau
Cho những ai có duyên đến với  giáo pháp
Có thực tập là có lợi ích, không có sự cố gắng nào là vô ích
Phải tự mình kinh nghiệm giáo pháp,
con đường chỉ dành cho những ai có hiểu biết  

4.1.5 Thiền Tuệ (Vipassana)  chứng Vô thường, Khổ, Vô Ngã  Giác ngộ, giải thoát.  

 
4.1.6 Thiền Định (Samatha)  chứng đắc các tầng thiền sắc gới, thiền vô sắc giới. 
 
4.1.7 Thiền Định có trước, trong, và sau thời kỳ Đức Phật, cho đến ngày nay. Trước khi thành đạo, Đức Phật cũng đã tập thiền Định và chứng đắc tất cả 8 tầng thiền sắc gới và vô sắc giới nhưng biết mình vẫn còn bị trói buộc trong vòng sanh tử luân hồi, chưa đạt được mục đích.  
 
4.1.8 Trong giờ phút sắp nhập diệt, Đức Phật dạy : Này Subhadda, ngày nào còn có người sống đời phạm hạnh, thực hành Bát Chánh Đạo, ngày đó thế gới không thiếu những bậc A La Hán.  



[i] [/i]
 
 
Reply
#15
4.2 Phương Pháp tu tập : Bát Chánh Đạo 

8 Chi trong Bát Chánh Đạo

Giới
1. Chánh Ngữ 
2. Chánh Nghiệp
3. Chánh Mạng  

Định
4. Chánh Tinh Tấn 
5. Chánh Niệm 
6. Chánh Định 

Tuệ
7. Chánh Kiến 
8. Chánh Tư Duy (Chánh Hướng Tâm)
Reply