2022-09-07, 11:58 PM
♩♪♫♬
|
2022-09-07, 11:59 PM
Cũng như ở diễn đàn Đặc Trưng, 5 xin có ít lời. Trước hết 5 xin cám ơn anh chị em và các bạn đã phân ưu cùng 5 nhé. Sau đến là lời tâm sự như thế này ... Ngày trước nhà 5 lúng túng lúc thân mẫu mất. Lúc đó nhà không có sự chuẩn bị tờ Living Will. Tiếng Đức là Patientenverfügung. Nôm na tiếng Việt có lẽ là "Tờ xác nhận duy trì mạng sống". 5 không biết tờ giấy như vậy như một loại di chúc về việc đi ở của mình sang thế giới bên kia, trước và sau 1975 có hay không. Nhưng ở Tây phương thì có. Trong đó mình ký tên thỏa thuận trong trường hợp nào và có đồng ý các biện pháp hồi sinh v.v.v hay không. Lúc Mẹ 5 mất, nhà 5 không có tờ đó. Không làm sao quyết định thay Mẹ. Sau đó, anh chị em nhà 5 ra tòa công chứng (Notary) vụ này cho thân phụ. Đã nhiều năm trước, lúc thân phụ còn minh mẫn. Ông còn minh mẫn nên tự quyết định được việc này. Thân phụ 5 vĩnh viễn ra đi chỉ trong vòng 3 ngày qua bệnh viêm phổi cấp tính nhưng không phải do corona. Nhưng hậu quả y hệt như các bệnh nhân corona. Nghĩa là phổi mất dần tế bào và không thu nhập được dưỡng khí (ô-xy). Dưỡng khí được truyền liên tục vào người (12 lít dưỡng khí trong 1 phút), nhưng cơ thể không hấp thụ được, máu mất dần ô-xy. Lúc đó bác sĩ mới thảo luận với gia đình, rằng chúng ta nên giảm quy trình đưa dưỡng khí vào cơ thể, và chuyển sang quy trình truyền morphine vào cơ thể thân phụ. Lý do là sau khi lượng dưỡng khí trong máu giảm dưới 60% (người mạnh khỏe là 97%) tình trạng chết tế bào não bắt đầu hiện hành. Chỉ trong vòng vài phút thôi. Tế bào não không thể phục hồi. Vì lẽ đó có tình trạng chết não. Trong các bệnh viện chữa trị corona. 2 năm trước 5 hiểu nhưng không hiểu rõ vì sao các bác sĩ rút ống thở (nghĩa là đường truyền dưỡng khí cho bệnh nhân khi lượng ô-xy cứ giảm dần) để dành ô-xy cho bệnh nhân khác. Bây giờ được bác sĩ giải thích nên 5 hiểu nên chia sẻ với mọi người. Rằng nếu viêm phổi nặng, sẽ đi đến tình trạng mất dần dưỡng khí. Não chết trước, sau đó đến các bộ phận khác. Lúc đó cơ thể đau đớn nên người thân nên quyết định sớm việc chuyển sang giai đoạn truyền morphine để bệnh nhân được thanh thản đi trong yên ổn. Không còn biết đau đớn gì nữa. Thân phụ 5 cách đây 8 tuần bị covid. Nhưng tình trạng nhẹ. Nghĩa là ho sơ sơ, và không có đi bệnh viện mà cũng không phải truyền dưỡng khí gì cả. Nhưng có lẽ đó là long covid. Là điều mà bây giờ chỉ còn là hậu đoán chứ không ai biết đích xác thế nào. Nhưng việc mất dưỡng khí vì viêm phổi nặng không có triệu chứng ho là có thật. Thân phụ 5 không hề ho tiếng nào trong vòng 3 ngày cuối cùng. Nhưng việc ông cụ đột nhiên đi đứng không được nữa nên mới có bác sĩ cấp cứu và vào nhà thương mới biết là viêm phổi cấp tính. 5 chia sẻ ở đây về việc tờ duy trì mạng sống, và xử trí của người thân nếu thân nhân của mình gặp tình trạng như vậy, nên quyết định giúp người thân của mình sao cho êm ấm nhất, thoải mái nhất. Việc truyền morphine giúp đi trong thanh thản là có thật và hoàn toàn hợp pháp khi có tờ giấy kia với tòa chứng. Các bạn, anh chị em nào cha mẹ đã gần đất xa trời, khi còn minh mẫn, nên làm tờ giấy có tòa chứng như vậy, 5 nghĩ đến lúc cần thiết sẽ đỡ bối rối vì đã có sẵn di nguyện của người thân. Một lần nữa 5 xin cám ơn các anh chị em đã phân ưu cùng 5 và gia đình nhé.
2022-09-08, 07:12 PM
Xin chia buồn cùng anh 005 và thân quyến về sự ra đi của bác.
anattā
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
2022-09-09, 12:08 AM
5 xin cám ơn anh Tà, Lý Đạo Cô và Đường tiểu thơ đã phân ưu cùng 5 và gia đình nhé.
2022-09-09, 09:58 AM
Nguyện cầu cho hương linh của ông cụ được sớm vãng sanh về cõi an lành.
Cầu mong a.5và gia đình sớm vượt qua đau buồn, mất mát. Sống an vui .
2022-09-14, 01:43 PM
xin chia buồn với thầy 5 và gia đình
2022-09-23, 11:20 PM
Có nhiều giai thoại về thi sĩ Bùi Giáng, sau 1975 đã trở thành lãng tử ngây ngô. Nhưng nếu không có lãng tử ngây ngô, và dòng nhạc ưu ái của ông Phạm Duy nâng đỡ, làng âm nhạc Việt Nam đã không có một Mùa Thu Chết. Đó là hạnh ngộ.
[ MÙA THU CHẾT ] . cover: 5 . thơ nguyên tác: L' Adieu (Alcools,1913) / Guillaume Apollinaire J’ai cueilli ce brin de bruyère L’automne est morte souviens-t’en Nous ne nous verrons plus sur terre Odeur du temps brin de bruyère Et souviens-toi que je t’attends . dịch giả: Lời Vĩnh Biệt / Bùi Giáng Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa Mộng trùng lai không có ở trên đời Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó... . phổ nhạc: Mùa Thu Chết / Phạm Duy Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi Mùa Thu đã chết, em nhớ cho Mùa Thu đã chết, em nhớ cho Mùa Thu đã chết, đã chết rồi. Em nhớ cho Em nhớ cho, Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa! Trên cõi đời này, trên cõi đời này Từ nay mãi mãi không thấy nhau Từ nay mãi mãi không thấy nhau... Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi ! Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em. Vẫn chờ em, vẫn chờ em Vẫn chờ.... Vẫn chờ... đợi em !
2022-09-26, 11:26 PM
[ CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG ] . tác giả: Tuấn Khanh . cover : 5 Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang Chiều vào Thu tiễn em sầu lạnh giá Lá trên cành từng chiếc cuốn bay xa Đêm chia ly buồn gì sao chẳng nói Chỉ nghe tim nói nhỏ trở về thôi Ngày buồn tênh cũng đưa chiều vào tối Mím môi cười mà nhớ thương khôn nguôi Mộng về một đêm Xuân sang Em thì thầm ngày đó thương anh Thuyền về một đêm trăng thanh Xây mộng vàng đậu bến sông xanh Mộng tràn ngập đêm trăng sao Sao đầy trời từng chiếc lấp lánh Rồi một chiều Xuân thơ trinh Cho lòng mình về với dĩ vãng Xa nhau chưa mà lòng nghe quạnh vắng Đường thênh thang gió lộng một mình ta Rượu cạn ly uống say lòng còn giá Lá trên cành một chiếc cuối bay xa
2022-09-28, 11:50 AM
[liên khúc ĐOÀN CHUẨN & TỪ LINH] .cover: Hát Xưa & 5 Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay Với bao tà áo xanh đây mùa Thu Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ Lá vàng từng cánh rơi từng cánh Rơi xuống âm thầm trên đất xưa Gửi gió cho mây ngàn bay Gửi bướm muôn màu về hoa Gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư Về đây với Thu trần gian. Gửi gió cho mây ngàn bay Gửi phím tơ đồng tìm duyên Gửi thêm lá thư màu xanh ái ân Về đôi mắt như hồ Thu Mây bay về đây cuối trời Mưa rơi làm rụng lá vàng Duyên ta từ đây lỡ làng Còn đâu những chiều dệt cung đàn yêu. Thu nay vì đâu tiếc nhiều Thu nay vì đâu nhớ nhiều Đêm đêm nhìn cây trút lá Lòng thấy rộn ràng ngỡ bóng ai về. Thu Quyến Rũ Anh mong chờ mùa Thu Tà áo xanh nào về với giấc mơ Mầu áo xanh là mầu Anh trót yêu Người mơ không đến bao giờ. Tà Áo Xanh Em còn nhớ anh nói rằng Khi nào em đến với anh Xin đừng quên chiếc áo xanh Em ơi có đâu ngờ đến rằng Có màu nào không phai Như màu xanh ái ân. Rồi chiều nao xác pháo bên thềm tản mác bay Em đi trong xác pháo anh đi không ngước mắt thôi đành sao. Lúc anh ra đi lạnh giá tâm hồn Hoa mai rơi từng cánh trên đường Lạnh lùng mà đi luyến tiếc thêm chi Hoa tàn tình tan theo không gian Lá Đổ Muôn Chiều Thu đi cho lá vàng bay Lá rơi... cho đám cưới về. Ngày mai, người em nhỏ bé Ngồi trong thuyền hoa tình duyên đành dứt Có những đêm về sáng Đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi Đã vội chi men rượu nhấp đôi môi Mà phung phí đời em không tiếc nhớ Lá đổ muôn chiều ôi lá úa Phải chăng là nước mắt người đi Em ơi đừng dối lòng Dù sao chăng nữa xin nhớ đến tình đôi ta. Thôi thế từ đây anh cố đành quên rằng có người Cầm bằng như không biết mà thôi Lá Thu còn lại đôi ba cánh đành lòng cho nước cuốn hoa trôi Thôi thế từ nay như lá vàng bay tình lỡ rồi Thuyền rơi xa bến vắng người ơi! Hướng dương tàn tạ trong đêm tối Còn nhớ phương nào hoa đã rơi.
2022-10-01, 12:31 AM
THU QUYẾN RŨ . tác giả: Đoàn Chuẩn & Từ Linh . cover: 5 . music arrangement: Nguyễn Đức Lượng Anh mong chờ mùa Thu Trời đất kia ngả mầu xanh lơ Đàn bướm kia đùa vui trên muôn hoa Bên những bông hồng đẹp xinh. Anh mong chờ mùa Thu Dìu thế nhân dần vào chốn Thiên Thai Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay Mùa Thu quyến rũ Anh rồi. Mây bay về đây cuối trời Mưa rơi làm rụng lá vàng Duyên ta từ đây lỡ làng Còn đâu những chiều Dệt cung đàn yêu. Thu nay vì đâu nhớ nhiều Thu nay vì đâu tiếc nhiều Đêm đêm nhìn cây trút lá Lòng thấy rộn ràng Ngỡ bóng ai về. Anh mong chờ mùa Thu Tà áo xanh nào về với giấc mơ Mầu áo xanh là mầu Anh trót yêu Người mơ không đến bao giờ.
2022-10-02, 11:39 AM
Nhạc sĩ Thông Đạt đã gieo vào làng âm nhạc Việt Nam một huyền thoại kỳ bí: sông Tương. Cho đến nay không ai biết sông Tương là sông gì. Hay đó chỉ là "giòng chảy tương tư" của chàng nhạc sĩ trẻ Thông Đạt của thế kỷ trước? [ AI VỀ SÔNG TƯƠNG ] .tác giả: Thông Đạt .cover: 5 .music arrangement: Nam Trân Entertainment Ai có về bên bến sông Tương, nhắn người duyên dáng tôi thương, bao ngày ôm mối tơ vương Tháng với ngày mờ, nhuốm đau thương, tâm hồn mơ bóng em luôn, mong vài lời em ngập hương Thu nay về vương áng thê lương, vắng người duyên dáng tôi thương, mối tình tôi vẫn cô đơn Xa muôn trùng lưu luyến nhớ em, mơ hoài hình bóng không quên, hương tình mộng say dịu êm Bao ngày qua, Thu lại về mang sầu tới Nàng say tình mới hồn tôi tơi bời, nhìn hoa cười đón mừng vui duyên nàng: Tình thơ ngây từ đây nát tan Hoa ơi! Thôi ngưng cười đùa lả lơi Cùng tôi buồn đắm đừng vui chi tình, đầy bao ngày tháng dày xéo tâm hồn này lệ sầu hoen ý thơ Ai có về bên bến sông Tương, nhắn người duyên dáng tôi thương, sao đành nỡ dứt tơ vương Ôi duyên hờ từ nay bơ vơ Dây tình tôi nắn cung tơ, dứt lòng sầu trách người mơ. Thông Đạt Thông Đạt là bút danh của nhạc sĩ Văn Giảng (1924 - 2013) là một nhạc sĩ Việt Nam có những sáng tác thuộc nhiều thể loại. Ông là tác giả của nhiều bản hùng ca. Ông đã viết bản Ai về sông Tương nổi tiếng. Ngoài ra Văn Giảng còn những bút danh khác như Nguyên Thông. Nhạc sĩ Văn Giảng sinh ngày 12 tháng 5 năm 1924 tại Huế. Xuất thân trong một gia đình trung lưu có truyền thống về âm nhạc; ông nội của Văn Giảng là một nhạc sĩ cổ nhạc, ngay từ bé Văn Giảng đã tỏ ra những năng khiếu về âm nhạc. Ông bắt đầu tập chơi mandoline rồi sau đó đến guitar. Văn Giảng từng dạy nhạc ở Huế, rồi ông vào Sài Gòn thi tú tài và tốt nghiệp cử nhân ở đó. Sau khi thi đỗ Anh văn ở Hội Việt Mỹ, Văn Giảng trúng tuyển và ông sang Hoa Kỳ học âm nhạc tại Hawaii và Bloomington. Tốt nghiệp xuất sắc, ông được học bổng để tiếp tục nghiên cứu bậc cao học âm nhạc. Sau đó Văn Giảng trở về nước và được đề cử làm giám đốc trường Quốc gia Âm nhạc Huế. Phần lớn các sáng tác của Văn Giảng thuộc thể loại hùng ca như Thúc quân (1949), Lục quân Việt Nam (1950), Đêm Mê Linh (1951), Quân hành ca (1951), Qua đèo (1952), Nhảy lửa (1953)... nhưng ông còn viết tình ca với bút danh Thông Đạt, nổi tiếng nhất là nhạc phẩm Ai về sông Tương. Ai về sông Tương được Thông Đạt viết vào năm 1949. Về ca khúc này có một giai thoại: Những năm cuối thập niên 1940 đó, Văn Giảng có chơi thân cùng ông Tăng Duyệt, giám đốc nhà xuất bản Tinh Hoa Huế, một số hành khúc của Văn Giảng cũng được nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành. Một lần Tăng Duyệt nói đùa ngụ ý rằng nhạc sĩ Văn Giảng chỉ viết được những bài hùng ca thôi còn về những bài tình ca không phải sở trường của Văn Giảng. Văn Giảng nghe như vậy và không trả lời. Sau đó ông viết bản Ai về sông Tương và ký tên Thông Đạt. Ai về sông Tương được tác giả Thông Đạt gửi đến các đài phát thanh ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và nhanh chóng nổi tiếng. Sau nhiều lần được nghe bản nhạc đó trên đài, Tăng Duyệt gặp Văn Giảng và hỏi ở trong giới nhạc, Văn Giảng có biết Thông Đạt, tác giả bài Ai về sông Tương là ai không. Tăng Duyệt muốn tìm mua lại bản quyền để xuất bản nhạc phẩm đó nhưng Văn Giảng trả lời không biết. Một lần hai người bạn của Văn Giảng là nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng và nhà văn Lữ Hồ tới chơi và tình cờ nhìn thấy bản thảo của Ai về sông Tương. Nhờ đó Tăng Duyệt mời biết Văn Giảng chính là Thông Đạt, tác giả của bàn tình ca nổi tiếng đó. Bút danh Thông Đạt chính là tên ghép pháp danh Nguyên Thông của ông và Tâm Đạt của người vợ. Văn Giảng mất ngày 9/5/2013 ở thành phố Footscray, tiểu bang Victoria, nước Úc. /* nguồn: https://hopamviet.vn/info/composer/93/thong-dat.html |
« Next Oldest | Next Newest »
|