2021-11-05, 05:12 PM
Source: https://www.bbc.com/vietnamese/forum-59146449
NGUỒN HÌNH ẢNH,POWER SPORT IMAGES/GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Cầu thủ VN (áo đỏ) và Đài Loan trong một trận đấu giải AFC 2018
Vụ VTV cắt tiếng quốc ca Đài Loan trong trận đấu bóng đá giải U23 với đội Việt Nam diễn ra hôm 27/10 tại Kyrgyzstan có vẻ đã chìm xuồng, với tôi thì không.
Tôi đã xem kỹ video của VTV trên YouTube 'Trực tiếp | U23 Đài Bắc Trung Hoa - U23 Việt Nam | Vòng loại U23 châu Á 2022' để xác định sự việc và thấy đúng là vào phút 43'18", VTV đã để mất tiếng hát của các cầu thủ Đài Loan.
Nếu là sự cố kỹ thuật như vài người suy diễn thì một đài truyền hình quốc gia đã phải lên tiếng xin lỗi. Đổ tội cho kỹ thuật khi mà bên cấp tín hiệu khẳng định chất lượng tốt thì còn ê mặt hơn.
Tôi không ngạc nhiên vì đã quá quen các tiểu xảo này khi còn làm việc ở Đài Truyền hình VN từ 1971 cho đến năm 1991.
Nhưng tôi tức giận vì họ làm điều đó vào chính lúc này.
Chỉ 3% người Đài Loan muốn 'về với Trung Quốc'
Mỹ quan ngại sâu sắc về căng thẳng Đài Loan-Trung Quốc
Người ra lệnh cắt phần truyền hình trực tiếp quốc ca Đài Loan có lẽ sẽ thà rút Việt Nam ra khỏi FIFA, hơn là phải đá với đội bóng này tại sân nhà.
Trong khi đó Đài Loan không phải là kẻ thù mà còn là bạn tốt.
Xung đột mô hình
Hành động có phải là một sự thần phục, khiếp nhược trước Trung Quốc đang trỗi dậy, không chỉ với tư cách là một siêu cường, mà còn là một thách thức cho văn minh nhân loại bởi mô hình 'phát triển kinh tế bằng thể chế độc tài'?
Tập Cận Bình thề 'thống nhất' với Đài Loan
Tổng thống Đài Loan tuyên bố không cúi đầu trước TQ
Đối với Việt Nam, Trung Quốc là mối đe dọa trực tiếp và toàn diện, cả về lãnh thổ, kinh tế, văn hóa, quân sự nhưng Đài Loan lại đang chứng minh hùng hồn rằng: Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Hoa không phải là con đường đi lên của các quốc gia chậm tiến, của các xã hội Á châu phong kiến như nhiều người vẫn rao giảng.
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Chụp lại hình ảnh,
Bà Thái Anh Văn phát biểu tại thủ đô Đài Bắc trong lễ kỷ niệm Quốc Khánh Đài Loan 10/10
Hơn thế nữa Đài Loan còn cho thấy một xã hội từng rên xiết dưới ách độc tài vẫn có thể chuyển sang văn minh mà không đổ máu.
Phải nói là không ở đâu mà sự thịnh vượng lại phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc như Đài Loan. Cùng một xuất phát điểm nhưng không bị nền kinh tế XHCN phá hoại nên Đài Loan công nghiệp hóa trước lục địa khoảng 25 năm.
Do vậy khi Trung Quốc mở cửa đầu những năm 1980 Đài Loan trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào đó. Những người cộng sản Trung Quốc đã cúi mọp người đón tư bản Đài Loan vào 'bóc lột sức lao động giá rẻ'.
Giới chủ Đài Loan không bỏ lỡ cơ hội. Chính nhờ vào sức lao động rẻ của Trung Quốc mà Đài Loan đã tiến vọt thành một quốc gia hậu công nghiệp hùng mạnh.
Từ 1993 đến nay, đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc luôn nằm ở mức 70-85% tổng giá trị đầu tư của họ ra nước ngoài. Đối với Đài Loan, quan hệ kinh tế với Trung Quốc là cực kỳ quan trọng.
Nhưng cũng không ở đâu mà sự đe dọa của Trung Quốc về lãnh thổ, về quan hệ quốc tế lại nặng nề như Đài Loan.
Về ngoại giao, trước khi chính quyền Nixon công nhận Trung Quốc là thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc năm 1971, Đài Loan là đại diện duy nhất cho cái tên 'China' trong toàn bộ các tổ chức và dự án quốc tế.
Từ chỗ gần 100 nước, nay chỉ còn 14 nước nhỏ giữ quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Họ phải ngậm đắng từ bỏ cái tên China để khi thì bị gọi là Taipei, khi thì là Taiwan. Gân cổ lên cãi mới tránh được từ "Province of China" (một tỉnh của Trung Quốc).
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Chụp lại hình ảnh,
Lễ kỷ niệm Quốc Khánh của Đài Loan năm 2021 gồm cả lễ diễu hành các phương tiện quân sự và màn trình diễn trên không
Về địa lý, Trung Quốc chỉ cách các đảo nhỏ của Đài Loan chừng mươi km. Đã có thời gian, ngày nào hai bên cũng nã pháo sang nhau. Mối đe dọa của Trung Quốc không chỉ từ bên ngoài, mà còn trực tiếp từ bên trong. Bắc Kinh đã thành công trong việc sử dụng chủ nghĩa dân tộc để xây dựng lực lượng của họ tại Đài Loan (cũng như ở Hong Kong). Đó chính là nguy hiểm lớn cho nền dân chủ Đài Loan.
Tất cả các mối đe doa trên đã tạo ra phản ứng tự vệ khiến cho Đài Loan luôn chủ động chấp nhận các thách thức trên. Chưa bao giờ họ đổ lỗi cho lịch sử, cho cộng đồng quốc tế. Không cho tham khảo trực tiếp tài liệu về Covid-19 ư?
Không sao, chúng tôi sẽ cho ngược WHO kinh nghiệm chống dịch của chúng tôi. Bắt phải mua vaccine qua Trung Quốc ư? Xin lỗi, chúng tôi đã có cách...
Ưu thế về công nghệ đi trước Trung Quốc
Đăc biệt về kinh tế và công nghệ, Đài Loan khác với phương Tây ở chỗ luôn chơi trên trướng Trung Quốc, không bao giờ cho Trung Quốc lợi dụng hay qua mặt.
Nạn khan hiếm chip toàn cầu hiện nay đã biến thành ngữ "Phố Wall hắt hơi, Tài chính thế giới chao đảo" thành: "Công nghiệp điên tử Đài Loan hắt hơi, kinh tế toàn cầu lên cơn sốt". Dịch Covid buộc các hãng sản xuất chip ở Đài Loan phải giảm công suất. Các siêu thị đồ điện ở Đức trống trơn. Toàn bộ các hãng xe hơi đều phải giảm tốc độ sản xuất.
Công ty tôi đặt Server HP cho khách hàng từ gần 4 tháng nay không có.
Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn xuất phát từ Công ty TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company) là một ví dụ.
TSMC là một trong ba nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới (sau Intel và Samsung), nhưng là nhà chế tạo bán dẫn thành phẩm đứng đầu thế giới với doanh thu 2020 là 1339 tỷ đô la Đài Loan (bằng 48 tỷ USD) lãi ròng 580 tỷ đô la Đài Loan.
"Công xưởng của thế giới mang tên China" phụ thuộc vào nguồn chip nano của TSMC nên dù năng lực sản xuất của Trung Quốc không còn vướng Covid nữa thì cũng nằm ngáp chờ các miếng bánh chip từ bên kia eo biển.
Một trong những mục tiêu của của "Made in China 2025" là đuổi kịp công nghệ chip của TSMC. Do vậy hãng SMIC (Semiconductor Manufacturing International Corporation), nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc nhận được hàng trăm tỷ UDS hỗ trợ của nhà nước. Hiện TSMC đang ở trình độ xử lý chip 5nm, trong khi SMIC đang chết dí ở 14 nm. Khoảng cách hiện là 4-5 năm, trong khi chỉ cần ai đi trước vài tháng là xong. Toàn thế giới: từ Apple, AMD, Intel đến Samsung … đã nhập và định hình dây chuyền theo chip nào ra trước.
Điều đáng nói là TSMC có vài nhà máy ở lục địa, nhưng ông chủ chỉ thuê nhân công giá rẻ để gia công hộ mà không tiết lộ tý công nghệ nào.
Trường hợp Foxconn, nhà lắp ráp bị điện tử số một thế giới cũng vậy. Công ty Đài Loan này hiện đang nắm chặt khâu sản xuất thiết bị cao cấp của Hoa Lục. Thành phố Foxconn City ở Thâm Quyến, được coi như lãnh thổ hải ngoại của Đài Loan với toàn bộ hạ tầng cơ sở khép kín cho 450.000 công nhân, bao gồm cả hệ truyền hình cable Foxconn-TV.
Thành phố Foxconn thứ hai ở tỉnh Hải Nam với 120.000 thợ cũng đang ra sức bóc lột sức lao động Trung Quốc, đẩy dòng tư bản về Đài Loan. Vì vậy hàng tỷ thiết bị cao cấp tuy là "Made in China", nhưng thực ra là của Đài Loan.
Tóm lại, đối với tôi, Đài Loan là một tấm gương sáng cho tinh thần độc lập dân tộc, cho đối sách đúng đắn đủ để chung sống với kẻ thù to hơn, nham hiểm hơn mà vẫn chống lại được ý đồ thanh toán của nó.
Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đài Loan là một cái gân hóc trong cuống họng. Nó vừa dai, vừa dài, vừa không ngoan.
Trong quá khứ, quân đội Trung Quốc đã hai lần ôm đầu máu bỏ chạy khi thử tấn công xứ Đài (1954, 1958).
Từ đó đến nay Trung Quốc luôn khoe khoang việc hiện đại hóa quân đội. Đài loan cũng làm rất nhiều nhưng thầm lặng. Một cuộc tấn công mới, nếu xảy ra sẽ tàn phá cả hai bên. Rất có thể vai trò "công xưởng thế giới "của Trung Quốc sẽ biến mất.
Đối với thế giới, Đài Loan là một "nỗi nhục tế nhị". Tất cả các cường quốc phương Tây đều than phiền về sự lấn át và thách thức của Trung Quốc, đều có thiện cảm với Đài Loan. Nhưng chưa bao giờ họ đồng lòng được với nhau về đối sách với "Hai nước Trung Quốc".
Chưa nguyên thủ phương tây nào dám chính thức đón tiếp Tổng thống Đài Loan. Hận Trung Quốc như Úc mà cũng không dám nâng quan hệ với Đài Loan lên hơn mức "Văn phòng đại diện". Nhiều nước nhỏ có quan hệ kinh tế với Đài Loan tốt hơn với Trung Quốc cũng vẫn "tế nhị" trong các nghi thức lễ tân với Đài Loan. Chỉ gần đây, một số nước nhỏ ở EU như Lithuania, CH Czech bắt đầu dám thay đổi thái độ.
Việt Nam đang hưởng lợi từ quan hệ kinh tế với Đài Loan. Vậy nên nếu cắt quốc ca của Đài Loan, kéo theo cả quốc ca nước mình chỉ vì sợ Trung Quốc thì quả là tự tạo ra nỗi nhục quốc thể.
* Bản gốc của bài đã đăng hôm 31/10/2021 trên trang Facebook cá nhân của tác giả Nguyễn Xuân Thọ, hiện sống tại Cologne, CHLB Đức. Tựa đề và một số câu chữ trong bài do BBC đặt lại.
- Nguyễn Xuân Thọ
- Từ Cologne, Đức
NGUỒN HÌNH ẢNH,POWER SPORT IMAGES/GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Cầu thủ VN (áo đỏ) và Đài Loan trong một trận đấu giải AFC 2018
Vụ VTV cắt tiếng quốc ca Đài Loan trong trận đấu bóng đá giải U23 với đội Việt Nam diễn ra hôm 27/10 tại Kyrgyzstan có vẻ đã chìm xuồng, với tôi thì không.
Tôi đã xem kỹ video của VTV trên YouTube 'Trực tiếp | U23 Đài Bắc Trung Hoa - U23 Việt Nam | Vòng loại U23 châu Á 2022' để xác định sự việc và thấy đúng là vào phút 43'18", VTV đã để mất tiếng hát của các cầu thủ Đài Loan.
Nếu là sự cố kỹ thuật như vài người suy diễn thì một đài truyền hình quốc gia đã phải lên tiếng xin lỗi. Đổ tội cho kỹ thuật khi mà bên cấp tín hiệu khẳng định chất lượng tốt thì còn ê mặt hơn.
Tôi không ngạc nhiên vì đã quá quen các tiểu xảo này khi còn làm việc ở Đài Truyền hình VN từ 1971 cho đến năm 1991.
Nhưng tôi tức giận vì họ làm điều đó vào chính lúc này.
Chỉ 3% người Đài Loan muốn 'về với Trung Quốc'
Mỹ quan ngại sâu sắc về căng thẳng Đài Loan-Trung Quốc
Người ra lệnh cắt phần truyền hình trực tiếp quốc ca Đài Loan có lẽ sẽ thà rút Việt Nam ra khỏi FIFA, hơn là phải đá với đội bóng này tại sân nhà.
Trong khi đó Đài Loan không phải là kẻ thù mà còn là bạn tốt.
Xung đột mô hình
Hành động có phải là một sự thần phục, khiếp nhược trước Trung Quốc đang trỗi dậy, không chỉ với tư cách là một siêu cường, mà còn là một thách thức cho văn minh nhân loại bởi mô hình 'phát triển kinh tế bằng thể chế độc tài'?
Tập Cận Bình thề 'thống nhất' với Đài Loan
Tổng thống Đài Loan tuyên bố không cúi đầu trước TQ
Đối với Việt Nam, Trung Quốc là mối đe dọa trực tiếp và toàn diện, cả về lãnh thổ, kinh tế, văn hóa, quân sự nhưng Đài Loan lại đang chứng minh hùng hồn rằng: Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Hoa không phải là con đường đi lên của các quốc gia chậm tiến, của các xã hội Á châu phong kiến như nhiều người vẫn rao giảng.
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Chụp lại hình ảnh,
Bà Thái Anh Văn phát biểu tại thủ đô Đài Bắc trong lễ kỷ niệm Quốc Khánh Đài Loan 10/10
Hơn thế nữa Đài Loan còn cho thấy một xã hội từng rên xiết dưới ách độc tài vẫn có thể chuyển sang văn minh mà không đổ máu.
Phải nói là không ở đâu mà sự thịnh vượng lại phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc như Đài Loan. Cùng một xuất phát điểm nhưng không bị nền kinh tế XHCN phá hoại nên Đài Loan công nghiệp hóa trước lục địa khoảng 25 năm.
Do vậy khi Trung Quốc mở cửa đầu những năm 1980 Đài Loan trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào đó. Những người cộng sản Trung Quốc đã cúi mọp người đón tư bản Đài Loan vào 'bóc lột sức lao động giá rẻ'.
Giới chủ Đài Loan không bỏ lỡ cơ hội. Chính nhờ vào sức lao động rẻ của Trung Quốc mà Đài Loan đã tiến vọt thành một quốc gia hậu công nghiệp hùng mạnh.
Từ 1993 đến nay, đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc luôn nằm ở mức 70-85% tổng giá trị đầu tư của họ ra nước ngoài. Đối với Đài Loan, quan hệ kinh tế với Trung Quốc là cực kỳ quan trọng.
Nhưng cũng không ở đâu mà sự đe dọa của Trung Quốc về lãnh thổ, về quan hệ quốc tế lại nặng nề như Đài Loan.
Về ngoại giao, trước khi chính quyền Nixon công nhận Trung Quốc là thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc năm 1971, Đài Loan là đại diện duy nhất cho cái tên 'China' trong toàn bộ các tổ chức và dự án quốc tế.
Từ chỗ gần 100 nước, nay chỉ còn 14 nước nhỏ giữ quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Họ phải ngậm đắng từ bỏ cái tên China để khi thì bị gọi là Taipei, khi thì là Taiwan. Gân cổ lên cãi mới tránh được từ "Province of China" (một tỉnh của Trung Quốc).
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Chụp lại hình ảnh,
Lễ kỷ niệm Quốc Khánh của Đài Loan năm 2021 gồm cả lễ diễu hành các phương tiện quân sự và màn trình diễn trên không
Về địa lý, Trung Quốc chỉ cách các đảo nhỏ của Đài Loan chừng mươi km. Đã có thời gian, ngày nào hai bên cũng nã pháo sang nhau. Mối đe dọa của Trung Quốc không chỉ từ bên ngoài, mà còn trực tiếp từ bên trong. Bắc Kinh đã thành công trong việc sử dụng chủ nghĩa dân tộc để xây dựng lực lượng của họ tại Đài Loan (cũng như ở Hong Kong). Đó chính là nguy hiểm lớn cho nền dân chủ Đài Loan.
Tất cả các mối đe doa trên đã tạo ra phản ứng tự vệ khiến cho Đài Loan luôn chủ động chấp nhận các thách thức trên. Chưa bao giờ họ đổ lỗi cho lịch sử, cho cộng đồng quốc tế. Không cho tham khảo trực tiếp tài liệu về Covid-19 ư?
Không sao, chúng tôi sẽ cho ngược WHO kinh nghiệm chống dịch của chúng tôi. Bắt phải mua vaccine qua Trung Quốc ư? Xin lỗi, chúng tôi đã có cách...
Ưu thế về công nghệ đi trước Trung Quốc
Đăc biệt về kinh tế và công nghệ, Đài Loan khác với phương Tây ở chỗ luôn chơi trên trướng Trung Quốc, không bao giờ cho Trung Quốc lợi dụng hay qua mặt.
Nạn khan hiếm chip toàn cầu hiện nay đã biến thành ngữ "Phố Wall hắt hơi, Tài chính thế giới chao đảo" thành: "Công nghiệp điên tử Đài Loan hắt hơi, kinh tế toàn cầu lên cơn sốt". Dịch Covid buộc các hãng sản xuất chip ở Đài Loan phải giảm công suất. Các siêu thị đồ điện ở Đức trống trơn. Toàn bộ các hãng xe hơi đều phải giảm tốc độ sản xuất.
Công ty tôi đặt Server HP cho khách hàng từ gần 4 tháng nay không có.
Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn xuất phát từ Công ty TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company) là một ví dụ.
TSMC là một trong ba nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới (sau Intel và Samsung), nhưng là nhà chế tạo bán dẫn thành phẩm đứng đầu thế giới với doanh thu 2020 là 1339 tỷ đô la Đài Loan (bằng 48 tỷ USD) lãi ròng 580 tỷ đô la Đài Loan.
"Công xưởng của thế giới mang tên China" phụ thuộc vào nguồn chip nano của TSMC nên dù năng lực sản xuất của Trung Quốc không còn vướng Covid nữa thì cũng nằm ngáp chờ các miếng bánh chip từ bên kia eo biển.
Một trong những mục tiêu của của "Made in China 2025" là đuổi kịp công nghệ chip của TSMC. Do vậy hãng SMIC (Semiconductor Manufacturing International Corporation), nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc nhận được hàng trăm tỷ UDS hỗ trợ của nhà nước. Hiện TSMC đang ở trình độ xử lý chip 5nm, trong khi SMIC đang chết dí ở 14 nm. Khoảng cách hiện là 4-5 năm, trong khi chỉ cần ai đi trước vài tháng là xong. Toàn thế giới: từ Apple, AMD, Intel đến Samsung … đã nhập và định hình dây chuyền theo chip nào ra trước.
Điều đáng nói là TSMC có vài nhà máy ở lục địa, nhưng ông chủ chỉ thuê nhân công giá rẻ để gia công hộ mà không tiết lộ tý công nghệ nào.
Trường hợp Foxconn, nhà lắp ráp bị điện tử số một thế giới cũng vậy. Công ty Đài Loan này hiện đang nắm chặt khâu sản xuất thiết bị cao cấp của Hoa Lục. Thành phố Foxconn City ở Thâm Quyến, được coi như lãnh thổ hải ngoại của Đài Loan với toàn bộ hạ tầng cơ sở khép kín cho 450.000 công nhân, bao gồm cả hệ truyền hình cable Foxconn-TV.
Thành phố Foxconn thứ hai ở tỉnh Hải Nam với 120.000 thợ cũng đang ra sức bóc lột sức lao động Trung Quốc, đẩy dòng tư bản về Đài Loan. Vì vậy hàng tỷ thiết bị cao cấp tuy là "Made in China", nhưng thực ra là của Đài Loan.
Tóm lại, đối với tôi, Đài Loan là một tấm gương sáng cho tinh thần độc lập dân tộc, cho đối sách đúng đắn đủ để chung sống với kẻ thù to hơn, nham hiểm hơn mà vẫn chống lại được ý đồ thanh toán của nó.
Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đài Loan là một cái gân hóc trong cuống họng. Nó vừa dai, vừa dài, vừa không ngoan.
Trong quá khứ, quân đội Trung Quốc đã hai lần ôm đầu máu bỏ chạy khi thử tấn công xứ Đài (1954, 1958).
Từ đó đến nay Trung Quốc luôn khoe khoang việc hiện đại hóa quân đội. Đài loan cũng làm rất nhiều nhưng thầm lặng. Một cuộc tấn công mới, nếu xảy ra sẽ tàn phá cả hai bên. Rất có thể vai trò "công xưởng thế giới "của Trung Quốc sẽ biến mất.
Đối với thế giới, Đài Loan là một "nỗi nhục tế nhị". Tất cả các cường quốc phương Tây đều than phiền về sự lấn át và thách thức của Trung Quốc, đều có thiện cảm với Đài Loan. Nhưng chưa bao giờ họ đồng lòng được với nhau về đối sách với "Hai nước Trung Quốc".
Chưa nguyên thủ phương tây nào dám chính thức đón tiếp Tổng thống Đài Loan. Hận Trung Quốc như Úc mà cũng không dám nâng quan hệ với Đài Loan lên hơn mức "Văn phòng đại diện". Nhiều nước nhỏ có quan hệ kinh tế với Đài Loan tốt hơn với Trung Quốc cũng vẫn "tế nhị" trong các nghi thức lễ tân với Đài Loan. Chỉ gần đây, một số nước nhỏ ở EU như Lithuania, CH Czech bắt đầu dám thay đổi thái độ.
Việt Nam đang hưởng lợi từ quan hệ kinh tế với Đài Loan. Vậy nên nếu cắt quốc ca của Đài Loan, kéo theo cả quốc ca nước mình chỉ vì sợ Trung Quốc thì quả là tự tạo ra nỗi nhục quốc thể.
* Bản gốc của bài đã đăng hôm 31/10/2021 trên trang Facebook cá nhân của tác giả Nguyễn Xuân Thọ, hiện sống tại Cologne, CHLB Đức. Tựa đề và một số câu chữ trong bài do BBC đặt lại.