Sưu tầm về sức khỏe
#16
Trời lạnh gội đầu kiểu này dễ đột quỵ, ảnh hưởng đến tính mạng
08/12/2021 | 07:23


0:00/0:00

Nam miền Bắc

TPO - Thời tiết đang chuyển lạnh, nhiệt độ giảm sâu, đây là thời điểm dễ bị bệnh nhất. Vì vậy nếu có những thói quen gội này bạn đang tự hại chính mình.
[Image: goi-dau1-1608802553368496277498-1740560-8729.jpg]


Việc gội đầu bằng nước lạnh khiến các mạch máu ở da đầu co lại đột ngột, dễ bị chóng mặt khi đứng dậy, thậm chí các biểu hiện đến sớm như chóng mặt, đau đầu có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ não.

Gội đầu bằng nước quá nóng

Nước nóng trên 45 độ sẽ lấy đi lớp dầu tự nhiên (khác với dầu thừa gây bết tóc) trên da đầu. Không những vậy còn khiến da đầu dễ bong tróc gây ra tình trạng gàu. Nước ấm vừa phải (tùy theo cảm nhận) làm sạch bã nhờn tích tụ, thải độc Da đầu, từ đó giúp thư giãn, lưu thông máu trên da đầu và giảm chứng đau đầu.

Gội đầu vào đêm muộn hoặc sáng sớm


Ban đêm và sáng sớm là hai thời điểm nhiệt độ giảm thấp, lúc này cơ thể thường rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, đây cũng là thời điểm thể chất con người mệt mỏi, thiếu tỉnh táo. Do vậy cần cẩn trọng khi tắm hoặc gội đầu vào thời gian này, tốt nhất là không nên.







Vùng đầu vốn là nơi dễ cảm lạnh, khiến các dây thần kinh co lại gây tắc nghẽn mạch máu. Từ đó có thể dẫn đến liệt mặt, méo miệng, gây tai biến, đột quỵ và tử vong. Ngay cả khi cơ thể đang mệt mỏi hoặc vừa đi làm/đi tập về bạn cũng không nên tắm gội khi đã muộn.

Cần cẩn trọng việc gội đầu vào mùa lạnh, đặc biệt với những người có thể trạng yếu hoặc đang mắc các bệnh lý như huyết áp, tiền đình, suy nhược thần kinh, người cao tuổi hoặc đang bị ốm càng nên cẩn thận.

Trong trường hợp phải gội đầu vào ban đêm, bạn cần lau và sấy khô tóc ngay sau khi gội, tuyệt đối không nên để tóc còn ẩm khi đi ngủ.


Gội đầu mỗi ngày

Việc gội đầu mỗi ngày không chỉ ảnh hưởng đến mái tóc mà sức khỏe cũng bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt gội đầu vào mùa đông quá thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ cảm lạnh, trúng gió, nhất là gội ở những nơi có nhiều gió như ngoài sân hoặc ở quê không kín gió.

Cơ thể con người phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, cho nên cần xem xét yếu tố thời tiết trước khi muốn tắm gội hoặc tập luyện. Thời gian gội đầu không nên kéo dài và chỉ nên gội đầu 2-3 lần /1 tuần.

Gội đầu trước sau đó mới tắm rửa cơ thể

Các chuyên gia đã từng khuyến cáo việc trình tự tắm rửa, đặc biệt nên lưu ý thông tin này vào mùa lạnh. Nên tắm từ cổ trở xuống dưới sau đó mới nên quay trở lại đỉnh đầu.

Tuy nhiên, đa phần chúng ta thường có thói quen gội đầu trước hoặc gội trực tiếp trong quá trình tắm. Điều này khiến cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, rất dễ làm co thành mạch máu, khiến mạch máu đông lại rất nguy hiểm. Còn nếu tắm nước nóng nhưng sai trình tự cũng có thể gây ra sự thay đổi đột ngột trong huyết áp, nhiệt có thể gây giãn mạch.

Đặc biệt, việc để đầu ướt trong một khoảng thời gian dài cũng khiến đầu bị lạnh, nếu phòng tắm thoáng gió có thể khiến bạn bị cảm lạnh, đau đầu, choáng váng...Trình tự khi đi tắm và gội đó là: Rửa mặt - tắm toàn thân - cuối cùng là gội đầu.

Nam giới nên chú ý không dội nước trực tiếp lên đầu trong quá trình tắm. Nhiều tai nạn đáng tiếc ở các bạn trẻ cũng xuất phát từ thói quen xấu này
Be Vegan, make peace.
Reply
#17
Ăn sữa chua kiểu này vừa mất hết chất, vừa "rước đủ bệnh vào người"

Thứ Bảy, ngày 25/07/2020 19:00 PM
Sự kiện:
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe
 


Sữa chua là món ăn rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng nếu ăn sữa chua sai cách, không những làm mất hết chất bổ của thực phẩm này, mà còn gây hại vô cùng cho sức khỏe.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

[Image: 1595677667-a1e66c96f9631d2d986e5cdd16dba4d1.jpg]
Ảnh minh họa: Internet
Ăn sữa chua đông cứng
Việc bạn thường xuyên ăn sữa chua về để trên ngăn đá cho đông cứng thành đá rồi mới ăn. Khi bạn ăn loại sữa chua đông cứng như vậy sẽ khiến một số vi khuẩn có lợi sẽ chết do nhiệt độ quá lạnh không tốt cho sức khỏe của bạn. Ngoài ra, việc bạn để sữa chua đông cứng giảm chất dinh dưỡng, không có nhiều vi khuẩn có lợi cho sức khỏe.
Ăn sữa chua khi đói
Khi bạn ăn sữa chua đừng bao giờ ăn khi bụng bạn đang đói. Khi bạn ăn sữa chua với chiếc bụng rộng, những vi khuẩn trong thực phẩm này sẽ quay sang tấn công dạ dày của bạn dễ gây viêm loét dạ dày của bạn.


[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)]Advertisement[/color]







Đồng thời, nếu bạn ăn sữa chua lúc đói làm tăng lượng axit, về lâu dài gây ra nguy cơ viêm loét dạ dày. Chính vì vây, nếu bạn có thói quen mở đầu một ngày mới bằng một cốc sữa hay hộp sữa chua, hãy từ bỏ để bảo vệ sức khỏe của mình.
Ăn sữa chua với sô cô la
Khi bạn ăn sữa chua giàu protein và canxi, trong khi chocolate lại chứa axít oxalic ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Chính vì vậy, khi kết hợp chúng sẽ dẫn đến sự hình thành canxi oxalat không hòa tan, khiến việc hấp thu canxi khó khăn ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Ăn sữa chua với cháo
Khi bạn sử dụng sữa chua không nên ăn cùng cháo bởi sự kết hợp giữa cháo và sữa chua không tăng thêm chất dinh dưỡng như nhiều người vẫn nghĩ. Nguyên nhân là trong sữa có chứa vitamin A, còn cháo chủ yếu là tinh bột, trong đó chất xúc tác lipoxygenase sẽ phá hỏng vitamin A khiến sữa chua mất sạch dinh dưỡng.
Sữa chua không thể phối hợp với mọi loại thức ăn
Nếu bạn ăn sữa chua cùng với những thực phẩm gia công từ thịt có hàm lượng chất béo cao như lạp sườn, xúc xích, thịt ướp muối thì rất có thể bạn sẽ gây hại cho sức khoẻ của mình. Đó là do axit sunphurơ H2S03 trong những loại thực phẩm này có thể kết hợp với amin trong sữa tạo nên chất gây ung thư.
Và nếu bạn dùng sữa chua chung với các loại thuốc kháng sinh như cloramfenikon, eritromixin, Sunfa thì nghĩa là bạn tự tay phá huỷ những vi khuẩn có lợi trong sữa. Nhưng bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi kết hợp sữa chua với những đồ ăn có chứa tinh bột như cơm, bánh mì, mì sợi, bánh bao, màn thầu...



Sữa chua không giúp giảm cân
Ý nghĩa duy nhất mà sữa chua mang lại cho những người đang muốn giảm cân là tạo ra cảm giác no bụng và nhờ đó có thể giảm bớt lượng thức ăn trong bữa ăn sau đó. Nhưng ngược lại do năng lượng có trong sữa chua còn cao hơn cả sữa thông thường nên nếu bạn ăn nhiều đương nhiên cân của bạn sẽ tăng vùn vụt.
Không phải ai cũng ăn được sữa chua
Sữa chua tốt nhưng không có nghĩa là ai cũng có thể dùng được. Trẻ em dưới một tuổi không nên dùng sữa chua. Người hay bị đau bụng đi ngoài, người mắc bệnh đường ruột cần phải thận trọng khi dùng sữa chua.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật và viêm tuỵ tốt nhất nên tránh loại sữa chua có đường và hàm lượng chất béo cao nếu không muốn bệnh tình ngày càng trầm trọng.
Không hâm nóng trước khi ăn
Nhiều mẹ sợ các bé ăn sữa chua lạnh sẽ bị viêm họng nên ngâm sữa chua qua nước nóng hoặc hâm nóng qua lò vi sóng. Đây cũng là một cách ăn sai lầm vì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động, hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua sẽ bị ảnh hưởng.
Tốt nhất nếu sữa chua lạnh, bạn có thể để ngoài môi trường 30-45 phút, hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 sôi, 1 lạnh trong 15 phút trước khi ăn.
Cần nhớ rằng sau khi ăn sữa chua, đặc biệt là buổi tối cần phải lập tức đánh răng, bởi vì một số vi khuẩn trong sữa chua và một số chất có tính axit sẽ làm tổn hại đến răng.
Tuyệt đối không ăn sữa chua cùng những món này
Sữa chua có thể kết hợp với một số thực phẩm khác rất ngon, đặc biệt là bữa sáng kết hợp với bánh mì, bánh ngọt, có khô có nước, vừa ngon miệng vừa phong phú dinh dưỡng. Nhưng tuyệt đối không được ăn cùng với lạp xưởng, thịt hun khói… những loại thịt chế biến nhiều dầu mỡ. Bởi vì khi chế biến thịt người ta có cho thêm Nitre, cũng chính là Nitric (III) Axit, khi kết hợp với Amine trong sữa chua sẽ tạo thành N-nitrosamine – một trong những chất gây ung thư rất mạnh.
Sữa chua còn không nên ăn cùng khi dùng một số thuốc kháng sinh như Chloramphenicol, Erythromycin, hay thuốc nhóm Sunfonamides, chúng có thể giết chết hoặc phá hoại lactic axit trong sữa chua. Nếu bạn thích ăn sữa chua xin nhớ, sữa chua rất thích hợp với các loại thực phẩm có chất bột, ví dụ như cơm, mì, bánh bao, màn thầu, bánh mì
Be Vegan, make peace.
Reply
#18










Chanh leo uống sai cách dễ trở thành "thuốc độc", chuyên gia chỉ rõ 5 điều cần tránh

Chủ Nhật, ngày 07/06/2020 10:00 AM
Sự kiện:
Sống khỏe
 



Chanh leo thích hợp để giải nhiệt cơ thể trong ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, với đặc tính của chanh leo thì việc ăn không đúng cách sẽ rất bất lợi cho sức khỏe.

[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]


Uống nước chanh leo mùa hè không chỉ thơm mát mà còn cung cấp năng lượng đáng kể cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chanh leo có giá trị dinh dưỡng cao cung cấp nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể như vitamin B1, B2, B3, chất xơ, protein, khoáng chất, canxi, phốt pho, sắt, carotene và các acid tự do. Ngoài ra, dưỡng chất polyphenol và carotenoid dồi dào trong chanh dây là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.

[Image: 1591495366-94afade822ee0e1134522c6d7756cb64.jpg]

Ảnh minh họa

Mặc dù nhiều công dụng nhưng đối với chanh leo không phải ai cũng thích hợp, đặc biệt uống nhiều sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh.

Các chuyên gia khuyến cáo, chanh leo chỉ dùng 1-2 quả/ngày thì có lợi, còn nếu dùng với số lượng nhiều và thường xuyên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa, dạ dày và ảnh hưởng đến hoạt động của gan, thận.

Một trong những biểu hiện của việc dùng quá nhiều chanh leo gây tác dụng phụ như: mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt và loạn nhịp tim…

Dưới đây là 5 điều cần tránh khi sử dụng chanh leo:

[Image: 1591495367-eac19adebc4525a3b72d4bfbe7657f61.jpg]







Ảnh minh họa

Không dùng khi mắc bệnh dạ dày

Chanh leo là một trong những loại trái cây có nhiều tính axit nhất. Theo lương y Vũ Quốc Trung, bệnh nhân mắc bệnh dạ dày không được tùy tiện ăn uống những thực phẩm có tính axit. Vậy nên người mắc bện dạ dày uống nước chanh leo có thể làm bệnh trầm trọng hơn.

Không dùng khi cơ địa bị dị ứng

Theo chuyên gia, trong chanh leo có chứa các chất dễ gây dị ứng, nổi mề đay, khó thở, phù mạch… nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng. Do đó, người có cơ địa dị ứng tốt nhất không nên dùng, hoặc nếu muốn nhất định phải tham khảo ý kiến chuyên gia.

Không dùng khi đang uống thuốc

Các chất trong chanh leo có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc an thần và thuốc kháng histamine hoặc một số thảo dược... Nó còn khiến tăng nguy cơ chảy máu vì tương tác với thuốc chống đông. Vì vậy chú ý không sử dụng chanh leo khi đang dùng các loại thuốc trên.

Không nên pha đặc, nhiều đường

Chuyên gia khuyên, tốt nhất là bạn chỉ nên uống không quá 2 cốc mỗi ngày. Khi uống, nước chanh leo cần được pha loãng chứ không nên uống quá đặc để đảm bảo tính giải khát. Với người khỏe mạnh, mỗi ngày bạn có thể pha 2 đến 3 quả chanh leo cho 2 cốc nước và không cho quá nhiều đường.

Không ăn chanh leo cả hạt

Màng nhầy bám vào hạt chanh leo chứa nhiều chất xơ và dinh dưỡng, nhưng hạt chanh leo thì không hề chứa một loại dưỡng chất nào, hơn nữa nó còn là vật liệu cứng khó tiêu hóa nên nếu nuốt vào cơ thể có thể đem lại gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa của bạn. Những hạt này nếu vô tình rơi vào túi thừa của ruột già sẽ khiến bạn bị viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa ruột già
Be Vegan, make peace.
Reply
#19
4 dấu hiệu trên cơ thể cho thấy lá gan bị tổn thương
LĐO | 05/01/2022 | 16:00 PM


[Image: Gan-Shutterstock_Rer.jpg?w=414&h=276&cro...scale=both]
Gan bị tổn thương có một số dấu hiệu trên cơ thể mà bạn dễ dàng nhận biết. Ảnh: Shutterstock
Gan bị tổn thương sẽ biểu hiện một số dấu hiệu ra bên ngoài. Việc chú ý các biểu hiện bất thường này trên cơ thể góp phần nhận biết sớm để nhanh chóng điều trị bệnh kịp thời. 
Mắt đỏ hoặc chuyển sang màu vàng
Đôi mắt phản ánh sức khỏe của cơ thể. Nếu mắt bị đỏ mà không phải do thức khuya, hoạt động quá sức… thì rất có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gan.
Đỏ mắt trong thời gian dài gây khó chịu dữ dội, làm khô và ngứa mắt. Sau khi xuất hiện bệnh gan, khả năng giải độc của gan sẽ bị suy yếu đồng thời mắt chuyển sang màu vàng đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh gan.
Lòng bàn tay đỏ bất thường
Nếu lòng bàn tay của bạn có màu đỏ bất thường, xuất hiện xung huyết hoặc các đốm và mảng màu đỏ thì đây là biểu hiện của bệnh gan. Lòng bàn tay là dấu hiệu quan trọng thường gặp nhất của bệnh viêm gan và xơ gan, đồng thời cũng là biểu hiện điển hình của tổn thương gan.
Da mặt xuất hiện các đốm đen
Nếu da mặt của bạn xuất hiện những đốm đen, loại đốm này khác với những đốm tàn nhang li ti như hạt vừng chúng phân bố rải rác trên da mặt. Nguyên nhân chủ yếu là do gan thiếu khí, khí huyết không thông ra được, lâu ngày bị chìm xuống tạo thành tụ huyết, tích tụ lại trên da và gây ra huyết sắc. Trong y khoa, người ta gọi những đốm đen đó là "đốm gan" hay chloasma để chỉ nguồn gốc của loại đốm này.
Chảy máu nướu răng
Nếu bạn thấy nướu của mình đột nhiên trở nên rất nhạy cảm, chảy máu ngay khi đánh răng, thậm chí là khi ăn. Đây có thể không phải là dấu hiệu của một bệnh răng miệng mà là bệnh gan.
Sau khi gan bị viêm, các yếu tố đông máu trong cơ thể sẽ giảm xuống, dẫn đến xu hướng chảy máu ở một số bộ phận trên cơ thể như chảy máu nướu răng, chảy máu cam và vết thương chậm lành.

HỮU HƯỚNG (THEO ABOLUOWANG
Be Vegan, make peace.
Reply
#20
Thứ bảy, 11/9/2021, 09:52 (GMT+7)
Lợi ích khi đi bộ nhẹ nhàng sau bữa tối
Đi bộ nhẹ nhàng 30 phút sau khi ăn tối vừa giúp cải thiện tiêu hóa, giảm cảm giác thèm ăn, vừa giải phóng căng thẳng, giúp ngủ ngon hơn.
Cải thiện tiêu hóa
Đi bộ sau bữa tối thúc đẩy cơ thể sản xuất nhiều enzyme dịch vị hơn bình thường, từ đó giúp dạ dày tiêu hóa hiệu quả hơn các chất dinh dưỡng mà nó đã hấp thụ. Hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả giúp giảm các chứng đầy hơi, táo bón và các bệnh lý đường ruột khác.
Tăng cường trao đổi chất
Một trong những cách đơn giản nhất để tăng cường hiệu quả của quá trình trao đổi chất là đi dạo sau bữa tối. Đi bộ nhẹ nhàng giúp tiêu hao một lượng calo nhất định, đồng thời, giúp cơ thể săn chắc hơn.
[Image: 1-jpeg-1631327897-1755-1631328058.jpg]

Đi bộ sau bữa ăn giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
[size=undefined]
Tăng khả năng miễn dịch
Đi bộ sau bữa tối giúp cải thiện mức độ hiệu quả của quá trình tiêu hóa, thải bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và từ đó hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên. Hệ miễn dịch khỏe mạnh có tác dụng phòng tránh nhiều loại bệnh, bao gồm cả những chứng bệnh nghiêm trọng và nguy hiểm như Covid-19.
Quảng cáo

Điều chỉnh đường máu
Lượng đường trong máu thông thường sẽ tăng đột biến vào khoảng 30 phút sau ăn. Việc đi dạo nhẹ nhàng trong thời gian này giúp cơ thể tiêu hao một lượng đường nhất định, từ đó kiểm soát tốt đường huyết và tránh nhiều loại bệnh có liên quan.
Giảm cảm giác thèm ăn
Ăn vặt sau bữa tối hoặc khi đã đêm muộn là thói quen thiếu lành mạnh, làm tích mỡ dư thừa. Đi bộ sau bữa ăn giúp cải thiện tiêu hóa, cơ thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất sẽ giảm thiểu cảm giác thèm ăn vào ban đêm.

Quảng cáo

[Image: 4-jpeg-5706-1631328058.jpg][/size]

Đi bộ giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
[size=undefined]
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Bên cạnh những tác dụng tích cực về mặt thể chất, đi bộ sau ăn cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần. Một trong số đó là cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu thường xuyên mắc chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hãy đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn tối để cải thiện tình trạng.
Ngăn ngừa trầm cảm
Đi bộ giúp loại bỏ căng thẳng và giải phóng endorphin - một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, đảm đương nhiệm vụ tạo ra những cảm xúc tích cực trong cơ thể, từ đó, giúp cải thiện tâm trạng. Đi bộ sau bữa tối là cách giúp ngăn ngừa trầm cảm đơn giản mà hiệu quả.[/size]

Vienne (Theo Health
Be Vegan, make peace.
Reply
#21
Thứ bảy, 11/9/2021, 09:52 (GMT+7)
Lợi ích khi đi bộ nhẹ nhàng sau bữa tối
Đi bộ nhẹ nhàng 30 phút sau khi ăn tối vừa giúp cải thiện tiêu hóa, giảm cảm giác thèm ăn, vừa giải phóng căng thẳng, giúp ngủ ngon hơn.
Cải thiện tiêu hóa
Đi bộ sau bữa tối thúc đẩy cơ thể sản xuất nhiều enzyme dịch vị hơn bình thường, từ đó giúp dạ dày tiêu hóa hiệu quả hơn các chất dinh dưỡng mà nó đã hấp thụ. Hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả giúp giảm các chứng đầy hơi, táo bón và các bệnh lý đường ruột khác.
Tăng cường trao đổi chất
Một trong những cách đơn giản nhất để tăng cường hiệu quả của quá trình trao đổi chất là đi dạo sau bữa tối. Đi bộ nhẹ nhàng giúp tiêu hao một lượng calo nhất định, đồng thời, giúp cơ thể săn chắc hơn.
[Image: 1-jpeg-1631327897-1755-1631328058.jpg]

Đi bộ sau bữa ăn giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
[size=undefined]
Tăng khả năng miễn dịch
Đi bộ sau bữa tối giúp cải thiện mức độ hiệu quả của quá trình tiêu hóa, thải bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và từ đó hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên. Hệ miễn dịch khỏe mạnh có tác dụng phòng tránh nhiều loại bệnh, bao gồm cả những chứng bệnh nghiêm trọng và nguy hiểm như Covid-19.
Quảng cáo

Điều chỉnh đường máu
Lượng đường trong máu thông thường sẽ tăng đột biến vào khoảng 30 phút sau ăn. Việc đi dạo nhẹ nhàng trong thời gian này giúp cơ thể tiêu hao một lượng đường nhất định, từ đó kiểm soát tốt đường huyết và tránh nhiều loại bệnh có liên quan.
Giảm cảm giác thèm ăn
Ăn vặt sau bữa tối hoặc khi đã đêm muộn là thói quen thiếu lành mạnh, làm tích mỡ dư thừa. Đi bộ sau bữa ăn giúp cải thiện tiêu hóa, cơ thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất sẽ giảm thiểu cảm giác thèm ăn vào ban đêm.

Quảng cáo

[Image: 4-jpeg-5706-1631328058.jpg][/size]

Đi bộ giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
[size=undefined]
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Bên cạnh những tác dụng tích cực về mặt thể chất, đi bộ sau ăn cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần. Một trong số đó là cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu thường xuyên mắc chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hãy đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn tối để cải thiện tình trạng.
Ngăn ngừa trầm cảm
Đi bộ giúp loại bỏ căng thẳng và giải phóng endorphin - một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, đảm đương nhiệm vụ tạo ra những cảm xúc tích cực trong cơ thể, từ đó, giúp cải thiện tâm trạng. Đi bộ sau bữa tối là cách giúp ngăn ngừa trầm cảm đơn giản mà hiệu quả.[/size]

Vienne (Theo Health
Be Vegan, make peace.
Reply
#22
Thứ tư, 30/6/2021, 08:08 (GMT+7)
10 lợi ích khi thường xuyên đi chân trần
Đi chân trần không chỉ giúp giảm đau lưng, đau nửa đầu mà còn cải thiện tư thế và tăng cường trí nhớ.
Cải thiện chứng bàn chân bẹt
[Image: 1-jpeg-1395-1624980769.jpg]
Đi bộ trên chân trần là cách hiệu quả và đơn giản để cải thiện chứng bàn chân bẹt. Thậm chí, hiệu quả còn rõ rệt hơn khi bạn đi chân trần trên bãi biển, bãi cỏ hoặc bề mặt không bằng phẳng. Các nhà nghiên cứu cho rằng, bề mặt phẳng hoặc mang giày không phù hợp là những nguyên nhân hàng đầu gây yếu cơ bản chân, dẫn đến tình trạng bàn chân bẹt. Bên cạnh đó, chạy bộ trên chân trần còn giúp làm tăng chiều cao của vòm chân, tăng cường sức mạnh cho cơ bàn chân.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung, đi bộ trên chân trần giúp làm giảm đột nhớt của máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tốt cho gan và thận
Khi bạn đi chân trần, không chỉ xương trở nên chắc khoẻ hơn mà còn giúp kích thích vào các huyệt đạo ở bàn chân. Bấm các huyệt đạo ở bàn chân không chỉ giúp thư giãn gân cốt, đả thông kinh mạch mà còn giảm đau, ngăn ngừa một số bệnh về gan, thận.
Giảm bức xạ
Đi chân trần đồng nghĩa với việc để cơ thể kết nối trực tiếp với trái đất. Các electron từ trái đất giúp loại bỏ điện tích "xấu" ra khỏi cơ thể, mang lại sự bình yên cho tâm trí.
Advertising


Cải thiện thị lực
[Image: 4-jpeg-5980-1624980769.jpg]
Bàn chân có chứa tới hơn 300 huyệt đạo khác nhau, liên quan mật thiết đến nhiều vùng trên cơ thể. Khi đi chân trần, áp lực dồn lên ngón chân cái, ngón trỏ và ngón giữa giúp cải thiện thị lực.
Bổ sung vitamin D
Khi đi chân trần, da tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời, tăng cường quá trình tổng hợp vitamin D trong cơ thể.
Cải thiện tư thế
[Image: 6-jpeg-8270-1624980769.jpg]
Đi giày thường xuyên có thể khiến các cơ ở bàn chân yếu đi, dễ dẫn đến tình trạng sai tư thế. Khi đi chân trần, áp lực lên một số điểm nhất định trên lòng bàn chân có thể giúp cải thiện tư thế.

Advertising







Cải thiện trí nhớ
Theo một nghiên cứu được thực hiện với 72 người trong độ tuổi từ 18 đến 44. Kết quả cho thấy, những người đi giày không có bất cứ thay đổi nào về hiệu suất trí nhớ. Những người đi chân trần có cải thiện hiệu suất trí nhớ đáng kể. Các nhà khoa học chỉ ra, 16 phút chạy bộ trên chân trần có thể cải thiện trí nhớ lên tới 16%.
Giảm đau đầu
Một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu là tiếp xúc lâu với bức xạ. Đi chân trần có thể giảm bức xạ, từ đó, giảm bớt triệu chứng đau đầu.
Giảm đau lưng
[Image: 9-jpeg-5823-1624980769.jpg]
Đi giày thường xuyên có thể gây đau lưng. Đặc biệt, khi đi giày cao gót thường xuyên, xương chậu có thể bị nghiêng về phía trước, gây đau lưng. Đi chân trần không chỉ giúp tăng cường cơ bắp chân mà còn sửa tư thế và dáng đi mà còn giúp giảm đau lưng.

Vienne (theo Bright Side
Be Vegan, make peace.
Reply
#23
Thứ ba, 15/6/2021, 11:29 (GMT+7)
Lý do cơ thể có mùi khó chịu khi bạn già đi
Mùi hương cơ thể thay đổi do nhiều yếu tố như bệnh lý, tốc độ lão hoá, chế độ ăn uống hay thay đổi nội tiết tố.
[Image: 1-1623729986.jpg?w=460&h=0&q=100&dpr=1&f...0NMgI0mXng]


Do một số bệnh lý
Theo tuổi tác, nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường, gan hay bệnh lý tuyến giáp... tăng cao, chúng là nguyên nhân làm thay đổi mùi hương cơ thể. Người bệnh tiểu đường thường có mùi trái cây và siro do cơ thể sản sinh nhiều ketone.

[Image: 2-1623729987.jpg?w=460&h=0&q=100&dpr=1&f...P2ch5-BZPg]


Lão hoá
Khi chúng ta già đi, làn da sẽ sản sinh ra nhiều axit béo hơn. Các axit béo này phản ứng với không khí, làm tăng cường chất 2-nonenal có mùi chua và hơi khó ngửi. Đôi khi, nó được gọi là "mùi người già".

[Image: 3-1623729988.jpg?w=460&h=0&q=100&dpr=1&f...oNA0LY6GUg]


Thay đổi thói quen ăn uống
Các thực phẩm như cá, gia vị và thịt đỏ có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể. Sau khi thức ăn được phân hủy trong cơ thể, chúng ta giải phóng các chất hóa học qua mồ hôi, đôi khi có thể rất mạnh. Lượng nước trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta là một lý do khác gây ra mùi cơ thể. Càng mất nước, cơ thể càng có mùi hôi. Miệng khô là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển vì nó không bị nước bọt hoặc nước rửa trôi.

[Image: 4-1623729988.jpg?w=460&h=0&q=100&dpr=1&f...hMYGzAvKsA]


Thay đổi nội tiết tố
Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi thường xuyên, nhất là giai đoạn rụng trứng và mãn kinh. Một số nghiên cứu chỉ ra, nam giới cảm thấy phụ nữ trong thời kỳ rụng trứng là hấp dẫn nhất vì mùi cơ thể của họ. Sự thay đổi nội tiết tố khác như dậy thì hay do căng thẳng tăng cao cũng khiến mùi cơ thể khác đi.

[Image: 5-1623729989.jpg?w=460&h=0&q=100&dpr=1&f...rjSmJG_qoQ]


Do thuốc
Một số loại thuốc bổ và thuốc điều trị, ví dụ thuốc chống trầm cảm, có thể làm thay đổi mùi cơ thể của người dùng. Các loại thuốc khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, đặc biệt là từ các tuyến mồ hôi lớn ở nách và bẹn, khiến mùi cơ thể thay đổi. Mồ hôi kết hợp với vi khuẩn trên da có thể tạo ra mùi cơ thể nồng nặc, khó chịu.

[Image: 6-1623729990.jpg?w=460&h=0&q=100&dpr=1&f...kVZZqauBeQ]


Bệnh lý răng miệng
Tiết nước bọt là cơ chế tự nhiên để cơ thể bảo vệ khỏi hơi thở có mùi. Càng lớn tuổi, miệng càng tiết ít nước bọt hơn. Việc đeo răng giả cũng làm tăng khả năng đưa vi khuẩn có hại vào miệng, ngay cả khi răng giả được vệ sinh thường xuyên. Các bệnh ở nướu càng phổ biến hơn ở những người lớn tuổi, có thể gây hôi miệng và ảnh hưởng đến mùi cơ thể tổng thể.


Vienne (theo Bright Side
Be Vegan, make peace.
Reply
#24
Muốn biết thận có khỏe mạnh hay không, cứ nhìn 4 đặc điểm ở bàn chân là rõ
  07:55, Thứ hai 01/02/2021 




( PHUNUTODAY ) - Bàn chân là nơi bộc lộ nhiều dấu hiệu bất thường của sức khỏe. Nếu chân bạn có 4 đặc điểm dưới đây chứng tỏ thận đang có vấn đề.

Thận là cơ quan đặc biệt quan trọng có chức năng đào thải độc tố khỏi cơ thể. Thận có mỗi liên kết thông xuống bàn chân nên bạn có thể nắm rõ tình hình sức khỏe vùng thận đang tốt hay xấu.

Nếu chức năng thận suy giảm thì khả năng giải độc kém, cơ thể sẽ tích tụ độc tố, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

[Image: 1-0332.jpg]


4 đặc điểm trên bàn chân chứng tỏ thận có vấn đề

Bàn chân sưng phù, co cứng

Thận có vai trò giải độc đồng thời chuyển hóa nước trong cơ thể, chính vì thế nếu thận gặp vấn đề bất thường thì bạn sẽ rất dễ bị tích nước ở bên trong.




Khi bạn ngồi một chỗ hoặc đứng lâu, nước sẽ dồn ứ xuống chân khiến bạn cảm thấy khó chịu. Lúc này, bàn chân sẽ bị sưng phù và co cứng lại làm bạn không thể làm được việc gì ngoài ngồi im một chỗ.

[Image: 2-0332.jpg]

Hay đau ngón chân út

Đau ngón chân út là một biểu hiện cảnh báo thận đang có vấn đề. Nguyên nhân của việc này là do kinh mạch thận bắt nguồn từ bàn chân nên khi thận khí trong cơ thể không đủ thì điều này ngầm cảnh báo sức khỏe đang dần suy yếu.

Bàn chân lạnh toát

Khi thận của bạn khỏe mạnh, khí trong cơ thể sẽ duy trì ổn định và tạo ra nguồn năng lượng ấm từ bên trong.

Tuy nhiên, khi chức năng thận suy giảm, khi trong cơ thể sẽ lưu thông kém, từ đó khiến khí lạnh xâm nhập vào cơ thể. Điều này sẽ làm bàn chân bị lạnh toát do quá trình tuần hoàn máu hoạt động không ổn định.

[Image: 4-0332.jpg]

Bàn chân ngứa ran

Thêm một điểm có thể giúp bạn nhận biết tình hình sức khỏe vùng thận của mình phải kể đến hiện tượng ngứa ran ở bàn chân. Đây là lúc thận không ổn do thận khí lưu thông trong cơ thể kém nên khi đi bộ bạn thường cảm thấy đau nhức, ngứa ran ở bàn chân.

Tình trạng này có thể khắc phục bằng cách chăm chỉ tập luyện thường xuyên để giúp khí huyết lưu thông tốt hơn
Be Vegan, make peace.
Reply
#25
biểu hiện sau bữa ăn cảnh báo đường huyết cao quá mức: Ngoài đồ ngọt, cần tránh 3 thứ để tự cứu mình
  17:34, Thứ hai 03/01/2022 




( PHUNUTODAY ) - Khi thấy những biểu hiện bất thường này xuất hiện sau bữa ăn, bạn đừng chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo đường huyết đang tăng cao.

3 biểu hiện sau bữa ăn cho thấy đường huyết tăng cao
Đói ngay sau bữa ăn
Nhiều báo cao cho thấy người có lượng đường trong máu cao thường cảm thấy nhanh bị đói và khi ăn không cảm thấy nó. Nguyên nhân là do khi ăn, đường không được dung nạp khiến cơ thể luôn cảm thấy bị thiếu năng lượng. Ngoài ra, sau bữa ăn, hệ trao đôi chất cũng bị rối loạn. Thức ăn đi vào cơ thể nhưng không được hấp thụ gây ra tình trạng nhanh đói.
Buồn ngủ sau bữa ăn
Buồn ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Sau khi ăn, nhiều người cũng có hiện tượng buồn ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ nghiêm trọng sau mỗi bữa ăn thì đó có thể là dấu hiệu đường huyết trong cơ thể đang tăng cao.
Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ ức chế bài tiết orexin. Điều này khiến cho não không được cung cấp đủ năng lượng, gây ra tình trạng buồn ngủ.

Ngoài ra, khi đường huyết tăng nhanh, các tế bào thần kinh não bộ bị ức chế và cũng gây ra hiện tượng buồn ngủ.
Ở những người bị tiểu đường lâu năm, chức năng não bị suy giảm và dễ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ sau khi ăn.


[Image: 3-dau-hieu-sau-bua-an-canh-bao-duong-huy...1-1725.jpg]



Thường xuyên khát nước
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khát nước, nhất là sau khi ăn và luôn có cảm giác khô cổ thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy đường huyết tăng cao.
Ở người bình thường, cảm giác khát sau bữa ăn vẫn xảy ra nhưng nó sẽ giảm ngay sau một lần uống nước. Tuy nhiên, nếu bạn đã uống nhiều nước mà vẫn có cảm giác khô cổ, háo nước thì nên đi kiểm tra đường huyết.

Khi đường huyết tăng cao, áp suất thẩm thấu của máu sẽ tăng lên làm cơ thể luôn trong tình trạng thiếu nước. Đây là nguyên nhân khiến người bị tiểu đường luôn cảm thấy khát nước. Do đó, khi gặp tình trạng khát nước bất thường, bạn cần lưu ý và nên đi kiểm tra sức khỏe sớm.
3 thực phẩm nên ăn ít để ổn định đường huyết
Thức ăn chứa nhiều chất béo và cholesterol
Người bị tiểu đường không chỉ có đường huyết cao mà thường đi kèm với lượng cholesterol trong cơ thể dư thừa. Vì vậy, việc ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo và cholesterol sẽ làm tích tụ mỡ, lâu ngày gây ảnh hưởng tới tế bào gan và khiến lượng đường trong máu tăng liên tục, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, hãy cố gắng hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo và cholesterol như mỡ, nội tạng động vật...
[Image: 3-dau-hieu-sau-bua-an-canh-bao-duong-huy...2-1725.png]
Các món ăn vặt
Để hạ đường huyết, nhiều người chỉ nghỉ đến việc giảm các món chứa nhiều đường, đồ ngọt mà không chú ý đến các loại đồ ăn vặt như bim bim, bỏng ngô, khoai tây chiên... Những món ăn vặt này cũng chứa lượng đường và muối không hề thấp. Chúng có thể khiến đường huyết tăng cao hơn và gây hại mạch máu, khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát và dễ gặp biến chứng.
[Image: 3-dau-hieu-sau-bua-an-canh-bao-duong-huy...3-1726.jpg]
Thực phẩm chứa nhiều tinh bột
Thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao có thể làm đường huyết tăng vọt. Người bị bệnh tiểu đường thường cắt giảm lượng gạo, bún, phở, bánh mì... trong bữa ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng chú ý đến các loại rau củ giàu tinh bột khác. Khoai tây, khoai mỡ... là những món giàu tinh bột, cũng có thể khiến đường huyết tăng nhanh.
Thay vào đó, để ổn định đường huyết, chúng ta nên ăn các loại rau lá xanh giàu chất xơ. Chúng có thể thúc đẩy quá trình bài tiết độc tố trong cơ thể và giúp ổn định đường huyết.




[url=https://phunutoday.vn/thanh-nien-28t-ra-di-mai-mai-vi-k-tuyen-giap-bs-noi-thu-pham-la-2-mon-nhieu-nguoi-van-an-moi-ngay-d311092.html][/url]
Be Vegan, make peace.
Reply
#26
Viêm tụy cấp: Căn nguyên mắc bệnh từ sỏi mật và nhiều yếu tố liên quan

Theo L.Vũ (th) (suckhoedoisong.vn) | 15:09 05/04/2022 | 
Viêm tụy cấp là một quá trình tổn thương cấp tính của tụy, bệnh thường xảy ra đột ngột với những triệu chứng lâm sàng đa dạng, phức tạp từ viêm tụy cấp nhẹ đến mức độ nặng với các biến chứng suy đa tạng nặng, tỉ lệ tử vong cao.

Theo BS Lê Tiến Dũng (Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: Viêm tụy cấp là một quá trình tổn thương cấp tính của tụy, bệnh thường xảy ra đột ngột với những triệu chứng lâm sàng đa dạng, phức tạp.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm tụy cấp, đứng hàng đầu là do sỏi mật và nghiện rượu chiếm khoảng 80%. Tiếp theo đó là do tăng triglycerid chiếm 1,3 - 3,8%, thường không được chú ý và hay bị bỏ qua trong chẩn đoán. Viêm tụy cấp ngày càng phổ biến với tần suất mắc vào khoảng 25 - 75 trường hợp/100.000 dân/năm, trong đó 10-30% là viêm tụy cấp nặng.

1. Viêm tụy cấp là gì?

Viêm tụy cấp là tình trạng tuyến tụy bị viêm (sưng) đột ngột trong một thời gian ngắn với các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Hầu hết những người bị viêm tụy cấp đều hồi phục hoàn toàn nếu như được khi điều trị đúng và kịp thời.

Trong trường hợp nghiêm trọng, dịch tuyến tụy chạy vào trong ổ bụng khiến tổn thương mô nghiêm trọng, nhiễm trùng. Viêm tụy nặng cũng có thể gây nguy hiểm cho các cơ quan quan trọng khác như tim, phổi và thận.

[Image: viem-tuy-cap-1649145939-width600height373.jpg]Viêm tụy cấp là một quá trình tổn thương cấp tính của tụy.

2. Nguyên nhân gây viêm tụy cấp
  • Bệnh đường mật do sỏi hoặc giun: chiếm 40-50%.
  • Rượu chiếm 20 – 30%.
  • Các nguyên nhân ít gặp hơn có thể do:
  • Chấn thương vùng bụng hoặc do phẫu thuật về DD-TT, do thủ chụp mật tuỵ ngược dòng qua nội soi (ERCP).
  • Các bệnh lý gây tổn thương mạch máu nhỏ như bệnh tiểu đường, bệnh Luput ban đỏ.
  • Các bệnh có tăng lipide máu như h/ch thận hư hoặc nhóm các bệnh rối loạn chuyển hoá lipide máu.
  • Các rối loạn chuyển hoá: tăng calci huyết như cường tuyến cận giáp.
  • Nhiễm virus (quai bị, CMV, EBV).
  • Do thuốc: Azathioprin, 6-MP, Cimetidine, Estrogenes, Furosemide, Methyl-dopa, Tetracycline …
  • Do dị ứng.
  • Có khoảng 20-25% trường hợp không thể xác định nguyên nhân.
3. Cơ chế bệnh sinh của viêm tụy cấp

Cơ chế bệnh sinh chủ yếu của viêm tụy cấp là do sự hoạt hoá các tiền enzym thành các enzym có hoạt tính ngay trong lòng tuyến tụy, từ đó kéo theo một loạt các phản ứng kiểu dây chuyền khác. 
[size=undefined][size=undefined]
[Image: dau-bung-tren-1649146043-width1000height563.jpg]Đau bụng trên là một trong những triệu chứng của viêm tụy cấp.[/size][/size]
4. Triệu chứng viêm tụy cấp
  • Đau bụng trên.
  • Đau bụng lan ra sau lưng.
  • Sốt.
  • Mạch nhanh.
  • Buồn nôn/ nôn mửa.
  • Ăn uống kém.
  • Vàng da nếu vàng da nhẹ, kín đáo thường do phù nề ống dẫn chung. Nếu vàng da rõ thường do bệnh đường mật đi kèm do sỏi hoặc do giun.
  • Rối loạn nhu động ruột thường có tình trạng liệt ruột và chướng hơi trong ổ bụng.
  • Tràn dịch ổ bụng thường gặp ở những ca nặng, có khi dịch cổ trướng có máu. Tràn dịch màng phổi trái ít gặp hơn và cũng có tiên lượng nặng.
5. Đối tượng bị viêm tụy cấp

Viêm tụy có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng phổ biến hơn ở những người có các yếu tố nguy cơ nhất định như:
  • Sỏi mật. Viêm tụy cấp có thể là dấu hiệu đầu tiên của sỏi mật. Sỏi mật có thể chặn ống tụy từ đó gây ra viêm tụy cấp.
  • Nghiện rượu nặng.
6. Các biện pháp chẩn đoán viêm tụy cấp

Các bác sĩ đo nồng độ hai loại enzyme tiêu hóa là amylase và lipase ở trong máu người bệnh, nếu nồng độ hai loại enzyme này cao thì có thể chẩn đoán người bệnh mắc viêm tụy cấp. Ngoài ra, có thêm một số các chẩn đoán khác như:
  • Kiểm tra chức năng tuyến tụy để tìm hiểu xem tuyến tụy có sản xuất đúng lượng enzyme tiêu hóa hay không.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose để đo mức độ dịch tuyến tụy gây tổn thương cho  các tế bào tuyến tụy tạo ra insulin.
  • Siêu âm, chụp CT và MRI, tạo ra hình ảnh của tuyến tụy để có thể nhìn thấy các vấn đề trong ổ bụng.
  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) là một kỹ thuật chuyên biệt thường được dùng để quan sát hình ảnh của các ống dẫn mật, đôi khi là các ống tụy.
  • Sinh thiết, trong đó đầu kim được đưa vào tuyến tụy để lấy một mẫu mô nhỏ để xét nghiệm.
  • Trong các giai đoạn điều trị, các bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm máu, nước tiểu và phân để điều chỉnh phác đồ điều trị.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: sieu-am-1649146189-width754height566.jpg]Siêu âm để chẩn đoán có bị viêm tụy cấp hay không.[/size][/size]
7. Viêm tụy cấp có nguy hiểm không?

Viêm tụy cấp là một trong những cấp cứu nội khoa nghiêm trọng, có nhiều biến chứng với tiên lượng nặng bao gồm giảm thể tích tuần hoàn, hoại tử nhu mô tụy, suy hô hấp cấp, nhiễm trùng huyết hay liệt ruột cơ năng... Bệnh nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng toàn thân ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan chức năng khác như trụy tim mạch, suy giảm chức năng thận... đặc biệt gây chảy máu trong tụy có thể dẫn đến nguy cơ tử vong ngay trong những ngày đầu bị bệnh.

8. Biến chứng của viêm tụy cấp

Bệnh viêm tụy có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
  • Suy thận: Viêm tụy cấp có thể gây suy thận nặng thậm chí đôi khi cần phải lọc máu.
  • Tổn thương phổi: Viêm tụy cấp gây ra những thay đổi hóa sinh trong cơ thể, ảnh hưởng đến trao đổi khí tại phổi gây giảm oxy máu.
  • Nhiễm trùng: Biến chứng nghiêm trọng với tỉ lệ tử vong cao là viêm tụy hoại tử nhiễm trùng.
  • Nang giả tuỵ: Viêm tụy cấp có thể khiến chất lỏng và các mảnh vụn tích tụ trong các túi giống như nang trong tuyến tụy. Một nang giả lớn vỡ ra có thể gây ra các biến chứng như chảy máu và nhiễm trùng.
  • Suy dinh dưỡng: Khi bị viêm, tuyến tụy sẽ sản xuất các enzym cần thiết ít hơn. Điều này có thể khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy và giảm cân.
  • Viêm tụy mãn tính: Viêm tuỵ cấp lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến viêm tuỵ mãn tính. Viêm tụy mãn tính gây hại cho các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường hoặc nguy cơ ung thư tuyến tuỵ.
9. Viêm tụy cấp có chữa khỏi được không?

Nếu bị viêm tụy cấp người bệnh cần nhập viện điều trị và theo dõi phòng ngừa biến chứng. Nếu điều trị tích cực, bệnh nhân hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh và ngăn ngừa biến chứng gây hại cho sức khỏe. 

10. Viêm tụy cấp có phải mổ không?

Viêm tuỵ cấp chủ yếu là điều trị nội khoa, chỉ can thiệp phẫu thuật khi có chỉ định cụ thể như viêm tuỵ hoại tử, viêm tuỵ xuất huyết, người bệnh hồi sức không hiệu quả hay có nguyên nhân khác như sỏi kẹt Oddi. Thẩm định tình trạng đau bụng của người bệnh và tìm tư thế giảm đau cho người bệnh.

11. Điều trị kiểm soát bệnh viêm tụy

Triệu chứng viêm tụy và biến chứng có thể tiến triển rất nhanh, do đó việc đầu tiên điều trị cần hướng đến là phục hồi chức năng của thận, đảm bảo cho hoạt động trong cơ thể diễn ra một cách bình thường. Vì thế, người bệnh cần cung cấp dinh dưỡng trực tiếp qua ống truyền tĩnh mạch để giảm hoạt động của tụy trong tiêu hóa thực phẩm.

Thông thường, điều trị kiểm soát bệnh sẽ kéo dài vài ngày đến vài tuần tùy theo mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh. Khi bệnh đã được kiểm soát tương đối, bước đầu bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh ăn các thực phẩm lỏng và nhạt rồi dần dần trở lại với chế độ ăn uống bình thường.

Tùy theo triệu chứng và biến chứng bệnh, bác sĩ sẽ xem xét điều trị, trong đó nguyên tắc điều trị là tránh mất cân bằng nước và điện giải, kiểm soát đau bụng kéo dài. 
[size=undefined][size=undefined]
[Image: phau-thuat-viem-tuy-cap-1649146477-width...ht1125.jpg]Phẫu thuật tụy được áp dụng với bệnh nhân biến chứng nặng.[/size][/size]
Điều trị viêm tụy triệt để

Sau giai đoạn điều trị đầu tiên, khi tình trạng viêm tụy đã được kiểm soát tốt, bệnh nhân sẽ được chuyển sang điều trị giai đoạn 2 là điều trị tận gốc từ nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm:
  • Phẫu thuật tụy.
  • Phẫu thuật túi mật.
  • Can thiệp lấy sỏi đường mật.
Trong quá trình điều trị viêm tụy cấp hay mạn tính ở giai đoạn nào, người bệnh cũng cần lưu ý chế độ sinh hoạt lành mạnh bao gồm:
  • Cai nghiện rượu và các chất kích thích.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, song cần hạn chế chất béo hấp thu.
  • Bổ sung enzyme hỗ trợ tiêu hóa trong thời gian chức năng tụy chưa được phục hồi hoàn toàn.
12. Biện pháp phòng ngừa viêm tụy cấp
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
  • Ăn uống khoa học, vệ sinh với chế độ ăn nhạt để tránh bị sỏi mật, vì sỏi mật là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra viêm tuỵ cấp.
  • Uống nhiều nước.
  • Ăn bánh mì nguyên hạt, yến mạch và gạo nâu, giảm chất béo… để đề phòng sỏi mật.
  • Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, mỡ máu, sỏi mật… nên thăm khám định kỳ để quản lý tốt bệnh nền, tránh để biến chứng gây viêm tuỵ cấp
Be Vegan, make peace.
Reply
#27
Sỏi túi mật: Biến chứng xảy ra không báo trước, cần lưu ý gì?

Theo L.Vũ (th) (suckhoedoisong.vn) | 15:51 04/04/2022 | 
Sỏi túi mật là những viên sỏi được hình thành trong túi mật hoặc ống mật. Bệnh thường tiến triển âm thầm, rất ít triệu chứng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sỏi túi mật sẽ gây ra tình trạng tắc mật dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mới đây, Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh (Phú Thọ) vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi cắt túi mật cho một bệnh nhân nam bị hoại tử túi mật do sỏi.

Bệnh nhân vào viện trong tình trạng đau dữ dội vùng hạ sườn phải kèm theo sốt, da vàng, mắt vàng. Sau khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ tiến hành thăm khám, làm các cận lâm sàng cần thiết và chẩn đoán hoại tử túi mật/kẹt cổ túi mật do sỏi. Sau khi tiến hành khảo sát toàn trạng và hội chẩn, các bác sĩ quyết định tiến hành phẫu thuật nội soi cắt túi mật hoại tử và lấy ra được 9 viên sỏi to trong túi mật của người bệnh. Sau phẫu thuật, bệnh nhân phục hồi nhanh, sức khỏe tốt và đã được chỉ định ra viện.

Trên VTV News, BSCKII. Đỗ Xuân Hùng, Trưởng khoa Ngoại - Chuyên khoa cho biết: Sỏi túi mật là căn bệnh ngày càng phổ biến và thường gặp hơn ở nữ giới, người thừa cân, béo phì, người từ 40 tuổi trở lên, các bệnh nhân dùng thuốc giảm mỡ máu hoặc thuốc có chứa estrogen như thuốc điều trị hormone…

[Image: soi-tui-mat3-1649061353-width1349height684.png]Các bác sĩ phẫu thuật nội soi cắt túi mật hoại tử và lấy ra được 9 viên sỏi to trong túi mật của người bệnh. Ảnh: VTV News

Bệnh sỏi túi mật thường tiến triển âm thầm, rất ít triệu chứng. Nhưng biến chứng xảy ra thường không báo trước, diễn biến đột ngột bất cứ lúc nào. Khi sỏi túi mật kẹt cổ túi mật sẽ dẫn đến ứ đọng dịch mật, kết hợp với tình trạng nhiễm khuẩn gây viêm túi mật cấp có thể dẫn đến áp xe túi mật, hoại tử túi mật hoặc vỡ gây viêm phúc mạc mật...

1. Sỏi túi mật là gì?

Sỏi túi mật là những cục nhỏ xuất hiện từ mật đã kết tinh. Sỏi túi mật có thể nhỏ vài milimet hoặc lớn vài centimet, có hình tròn, bầu dục hoặc nhiều hình dạng khác tùy theo cấu tạo. Có khi bệnh nhân chỉ có một vài sỏi nhưng có người bị rất nhiều sỏi.

Ở phương Tây, đa số sỏi túi mật là tập hợp chủ yếu từ cholesterol. Còn ở Việt Nam đa số là sỏi sắc tố, bắt nguồn từ trứng và xác ký sinh trùng đường ruột.

Sỏi túi mật là bệnh lý lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sỏi mật sẽ gây ra tình trạng tắc mật (có thể tắc ở túi mật hoặc hệ thống đường mật trong và ngoài gan), dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Các loại sỏi mật

Có hai loại sỏi mật đó là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố. Cả hai loại đều có các yếu tố dịch tễ học và nguy cơ riêng biệt.

Sỏi cholesterol

Loại này chiếm 80% các loại sỏi mật, thường liên quan đến tình trạng tắc nghẽn và viêm nhiễm. Sỏi cholesterol có màu xanh vàng và chủ yếu được tạo thành từ cholesterol cứng. Phụ nữ và những người béo phì, có liên quan đến mật quá bão hòa với cholesterol thường dễ bị sỏi cholesterol.

Sỏi sắc tố

Sỏi sắc tố có hai loại sỏi đen và sỏi nâu.
  • Sỏi sắc tố đen: Được tạo thành từ canxi bilirubinate tinh khiết hoặc phức hợp của canxi, đồng và glycoprotein mucin. Những viên sỏi mật này thường hình thành trong tình trạng ứ trệ (ví dụ: dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch) hoặc dư thừa bilirubin không liên hợp (ví dụ: tán huyết hoặc xơ gan). Sỏi sắc tố đen có nhiều khả năng vẫn còn trong túi mật.
  • Sỏi sắc tố nâu: Được tạo thành từ muối canxi của bilirubin không liên hợp với một lượng nhỏ cholesterol và protein. Những viên đá này hay nằm trong đường mật gây tắc nghẽn và thường thấy ở những nơi có dịch mật bị nhiễm khuẩn. Sỏi sắc tố nâu phổ biến ở người bệnh Châu Á và hiếm khi gặp ở bệnh nhân ở Hoa Kỳ.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: soi-tui-mat4-1649061442-width800height600.jpg]Sỏi mật là sỏi hình thành và tồn tại trong túi mật hoặc đường mật.[/size][/size]
3. Đối tượng có nguy cơ bị sỏi túi mật

Sỏi túi mật có thể gặp ở bất kể ai, người trẻ tuổi ít bị hơn. Những người sau đây thuộc nhóm có nguy cơ cao:
  • Người béo: Vì sỏi liên quan đến vấn đề thừa cholesterol trong máu.
  • Phụ nữ dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen.
  • Người có bệnh viêm đường ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
4. Nguyên nhân gây sỏi túi mật

Thường là do chuyển hoá, khi trong dịch mật có nồng độ cholesterol dư thừa quá cao tạo thành các tinh thể mà từ đó sỏi túi mật được hình thành.

Những yếu tố thuận lợi cho việc tạo sỏi mật là:
  • Lối sống: Người ít vận động, béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, cholesterol và ít chất xơ, giảm cân nhanh trong một thời gian ngắn, đái tháo đường,
  • Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi: Nữ giới, người mang thai, người có tiền căn gia đình có sỏi mật, tuổi từ 60.
  • Yếu tố nguy cơ sử dụng thuốc làm hạ cholesterol máu, thuốc có nồng độ estrogen cao.
5. Cơ chế hình thành sỏi mật

Sỏi mật hình thành khi mật được lưu trữ trong túi mật bị cứng lại thành các mảnh vật chất rắn. Gồm ba điều kiện:
  • Điều kiện thứ nhất: Mật phải bão hòa với cholesterol. Điều này có thể xảy ra khi dư thừa cholesterol với lượng muối mật bình thường hoặc mức cholesterol bình thường với giảm số lượng muối mật.
  • Điều kiện thứ hai: Quá trình tạo mầm tinh thể cholesterol tăng tốc hoặc sự chuyển đổi nhanh chóng từ thể lỏng sang tinh thể. Điều này xảy ra khi có thừa yếu tố tạo mầm hoặc không có chất ức chế tạo mầm.
  • Điều kiện thứ ba: Sự giảm vận động của túi mật, một tình trạng trong đó làm các tinh thể lưu lại trong túi mật đủ lâu để tạo thành sỏi.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: soi-mat4-1649061599-width800height530.jpg]Sỏi mật hình thành khi mật được lưu trữ trong túi mật bị cứng lại thành các mảnh vật chất rắn.[/size][/size]
6. Triệu chứng của bệnh sỏi túi mật

Nếu sỏi không làm tắc túi mật thì không có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ không rõ ràng. Chỉ khi túi mật bị viêm mới có các biểu hiện:
  • Cơn đau đến đột ngột, thường xuất hiện ở bên phải, ngay dưới xương sườn, giữa hai bả vai hoặc ở vai phải.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Bồn chồn.
  • Đổ mồ hôi.
  • Mệt mỏi, sốt trên 38 độ kèm cảm giác rét run, rối loạn tiêu hóa.
7. Sỏi túi mật đau ở đâu?

Trong các triệu chứng cơ bản có cơn đau thường xuất hiện ở giữa hoặc bên phải phần trên ổ bụng, ngay dưới đường xương sườn. Tình trạng đau đớn gia tăng kéo dài khoảng 60 phút và có thể duy trì, mức độ giảm dần suốt vài tiếng tiếp theo.

8. Sỏi túi mật có nguy hiểm không?

Sỏi túi mật là bệnh diễn tiến âm thầm với những dấu hiệu không điển hình nên người bệnh ít quan tâm và chỉ phát hiện qua siêu âm. Do đó, việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng. Để phòng ngừa sỏi túi mật cần phải thay đổi lối sống nhằm giảm nguy cơ hình thành sỏi mật cũng như làm chậm quá trình phát triển và ngăn ngừa nguy cơ tái phát sỏi 

Nếu bị sỏi túi mật cần phải được điều trị ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm như: Viêm túi mật hoại tử, viêm phúc mạc mật, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong.

9. Bị sỏi túi mật phải làm sao?

Khi có những triệu chứng của cơn đau sỏi mật, cần tìm cách giảm bớt và chủ động điều trị sớm trước khi dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tạm thời tại nhà nếu cơn đau không quá dữ dội:
  • Chườm ấm bụng bằng túi giữ nhiệt hoặc chai nước ấm, đặt túi giữ nhiệt lên vùng bụng bị đau, xoa nhẹ nhàng, sức nóng tỏa ra sẽ giúp dịu cơn đau.
  • Uống nước hoa quả như nước cam, nước chanh hoặc nước ép rau củ. Các loại thức uống giàu vitamin này rất tốt cho sức khỏe và còn rất ngon miệng, giúp tinh thần phấn chấn hơn, làm dịu đi cơn đau do sỏi mật.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: sieu-am-1649061908-width678height565.jpg]Siêu âm bụng để chẩn đoán đúng sỏi túi mật là 90-95%. Ảnh: BVTA[/size][/size]
10. Chẩn đoán sỏi túi mật bằng cách nào?
  • Siêu âm bụng: Hiện nay siêu âm bụng được xem là phương tiện đầu tay để chẩn đoán sỏi túi mật, khả năng chẩn đoán đúng sỏi túi mật của siêu âm là 90-95%.
  • Chụp cắt lớp điện toán (CT) và cộng hưởng từ (MRI) có thể được sử dụng trong việc chẩn đoán các trường hợp nghi ngờ sỏi mật mà siêu âm không thể khẳng định được.
11. Sỏi túi mật có chữa được không?

Sỏi túi mật có thể chữa khỏi bằng cách phẫu thuật cắt túi mật và lấy sỏi mật. Việc này thường được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi. Với phương pháp này, việc hồi phục sức khỏe khá nhanh và bệnh nhân có thể về nhà sau phẫu thuật một ngày.

Trong một số trường hợp bác sĩ có thể cho thuốc làm tan sỏi mật nếu việc phẫu thuật quá nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần sử dụng thuốc trong thời gian dài và bệnh có thể tái phát khi ngưng sử dụng thuốc.

Bệnh nhân bị sỏi mật cần phải kiêng ăn mỡ, nhất là các loại thịt mỡ động vật như bò, gà, lợn... Có thể uống các loại nước thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như nước khoáng, nước nhân trần, actiso.

12. Sỏi túi mật có kích thước bao nhiêu thì phải mổ?

Sỏi túi mật nếu không gây viêm đau túi mật, người bệnh không gặp triệu chứng nào thì hầu hết được theo dõi, kết hợp với thay đổi lối sống lành mạnh để sỏi không phát triển về kích thước cũng như gia tăng về số lượng. Một số trường hợp có thể điều trị nội khoa bổ sung mà không cần thiết phải phẫu thuật.

Nếu sỏi mật gây ra biến chứng hoặc có nguy cơ gây ra biến chứng thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy sỏi dựa trên xem xét tình trạng sức khỏe và mức độ cấp tính của bệnh. Phải mổ lấy sỏi mật trong các trường hợp sau:
  • Sỏi mật gây viêm túi mật, gây đau đớn cho người bệnh, tái phát nhiều lần và các triệu chứng như sốt, buồn nôn, đầy trướng...
  • Khi sỏi mật kết hợp với polyp mật kích thước lớn (khoảng từ 10mm trở lên) có nguy cơ cao gây ung thư túi mật thì cần phẫu thuật để loại bỏ nguy cơ.
  • Sỏi túi mật kích thước lớn ảnh hưởng đến hoạt động của túi mật.
  • Sỏi mật kích thước lớn ở người cao tuổi, có thể gây biến chứng và không thể phẫu thuật ở độ tuổi cao hơn do sức khỏe không đáp ứng.
  • Túi mật sứ (tình trạng thành túi mật nhiễm canxi, dày và không đàn hồi) khiến túi mật không còn khả năng co bóp tốt, dễ bị cô đặc dịch mật, hình thành sỏi và tăng kích thước sỏi, nguy cơ tiến triển ung thư cao.
  • Sỏi túi mật xuất hiện hoặc có nguy cơ di chuyển đến các vị trí hẹp dễ gây tắc như cổ túi mật.
  • Bệnh nhân không đáp ứng điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc các phương pháp khác, số lượng và kích thước sỏi tiếp tục tăng lên nguy cơ biến chứng cao.
  • Bệnh nhân được chỉ định mổ sỏi mật cũng được cân nhắc khi mắc đồng thời bệnh mãn tính như tiểu đường dù chưa có triệu chứng hoặc nguy cơ biến chứng.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: bs-mo2-1649062048-width800height533.jpg]Nếu sỏi mật gây ra biến chứng hoặc có nguy cơ gây ra biến chứng thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy sỏi.[/size][/size]
13. Sỏi túi mật điều trị như thế nào?

Sỏi mật được điều trị nếu chúng đã gây ra viêm túi mật, tắc nghẽn đường mật hoặc nếu sỏi đã di chuyển từ đường mật vào ruột. Các phương pháp điều trị sỏi mật bao gồm:
  • Cắt túi mật: Có thể thực hiện bằng phương pháp mổ mở hoặc nội soi. Sau phẫu thuật cắt túi mật, sỏi mật vẫn có thể tái phát trong vòng một năm. Để giúp ngăn ngừa điều này, người bị sỏi mật cần được cung cấp axit ursodeoxycholic để hạn chế việc hình thành sỏi.
  • Nội soi mật tụy ngược dòng: Phương pháp này còn gọi là ERCP. Bác sĩ gây tê cục bộ cho người bệnh rồi dùng một camera sợi quang linh hoạt, hoặc ống nội soi, đi vào miệng, qua hệ thống tiêu hóa và vào ống mật chủ. Đồng thời ERCP có thể giúp lấy sỏi kẹt ở đoạn cuối của ống mật chủ.
  • Tán sỏi: Phương pháp này là dùng sóng xung kích siêu âm nhằm vào sỏi mật để làm vỡ chúng. Nếu sỏi mật trở nên đủ nhỏ, chúng có thể trôi qua đường mật và vào ruột non một cách an toàn. Đây là loại điều trị không phổ biến và chỉ được áp dụng đối với người bệnh có ít sỏi mật.
14. Phòng ngừa bệnh sỏi mật
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây và ngũ cốc; chất béo tốt từ nguồn thực phẩm tốt như dầu cá và dầu ô liu; tránh ăn tinh bột, đường và chất béo không lành mạnh.
  • Tránh thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi mật như bơ, pho mát cứng, bánh ngọt và bánh quy. 
  • Kiểm soát ăn uống chống thừa cân béo phì, tránh dùng các thuốc estrogen chữa bệnh cho người có bệnh sỏi mật từ trước.
  • Định kỳ 6 tháng một lần tẩy giun, thực hiện ăn chín uống sôi để để tránh nhiễm trùng và ký sinh trùng đường tiêu hóa.
  • Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần để ngăn ngừa các bệnh có làm tăng yếu tố nguy cơ gây ra sỏi mật.
Chia sẻ FacebookChia sẻ Google
Be Vegan, make peace.
Reply
#28
Những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh tứ chứng Fallot

Theo BS Nguyễn Quang Vinh (suckhoedoisong.vn) | 14:11 03/04/2022 | 
Tứ chứng Fallot là một bệnh tim bẩm sinh thường gặp, chiếm tỉ lệ 75% các bệnh tim bẩm sinh ở trẻ trên 1 tuổi. Có khoảng 3 - 5/10000 trẻ ra đời mắc tứ chứng Fallot còn sống, chiếm 6% các trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh. Vì vậy việc phát hiện sớm khi trẻ mắc dị tật là điều vô cùng quan trọng.

1. Tổng quan bệnh Tứ chứng Fallot

Tứ chứng Fallot bao gồm 4 tổn thương: Thông liên thất lớn, hẹp đường thoát thất phải, động mạch chủ cưỡi ngựa và phì đại thất phải.

Thông liên thất trong tứ chứng Fallot thường là thông liên thất lớn, phần quanh màng lan lên vùng dưới động mạch phổi. Hẹp đường thoát thất phải thường nhất là do hẹp phễu (45%), hiếm khi chỉ hẹp tại van động mạch phổi (10%), hẹp phễu lẫn van động mạch phổi gặp trong 30% các trường hợp.

Ngoài bốn tổn thương mô tả trên, tứ chứng Fallot còn có thể gặp những bất thường khác, ảnh hưởng đến việc điều trị, nhất là điều trị ngoại khoa: Bất thường xuất phát và đường đi của động mạch vành, còn ống động mạch, hẹp ngoại biên phối hợp với các hội chứng di truyền khác...

[Image: 080205-phau-thuat-benh-tim-bam-sinh-tu-c...938802.jpg]

Tứ chứng Fallot là một bệnh tim bẩm sinh thường gặp.

2. Nguyên nhân bệnh tứ chứng Pallot

Hiện chưa xác định được nguyên nhân của bệnh tứ chứng Pallot. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện bệnh. Trong đó phải kể đến yếu tố môi trường: Tim thai được hình thành từ ngày thứ 20 đến ngày thứ 30 của thai kỳ. Thời gian này yếu tố môi trường như thời tiết lạnh, tiếp xúc với hoá chất... có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tim, dẫn đến bệnh tim bẩm sinh.

Các yếu tố khác như tiếp xúc với thuốc: Nhiều thuốc như an thần (TD: Diazepam), Corticosteroids, Phenothiazine, các thuốc dạ dày ruột làm tăng nguy cơ bệnh tim bẩm sinh. Mẹ khi mang thai mắc đái tháo đường. Yếu tố di truyền cũng có một tỷ lệ nhất định, các nghiên cứu cho thấy nếu cha hoặc mẹ bị bệnh tim bấm sinh sẽ dẫn đến nguy cơ bệnh tim bẩm sinh ở con.

[Image: swbz6hybkk9lr23aoiux3q-1648807745419779814533.png]
[size=undefined][size=undefined]
Hầu hết trẻ bị tứ chứng Fallot sẽ xuất hiện cơn tím nặng, biểu hiện bằng trẻ thở mạnh, thở nhanh, bứt rứt.[/size][/size]
3. Dấu hiệu nhận biết tứ chứng Pallot

Khi trẻ mắc bệnh, biểu hiện lâm sàng của tứ chứng Fallot tùy thuộc chủ yếu vào mức độ nghẽn đường ra thất phải. Trẻ có thể không có triệu chứng cơ năng và tím rất ít hoặc tím nặng kèm nhiều triệu chứng cơ năng (cơn tím nặng, khó thở gắng sức).

Các biểu hiện lâm sàng chính bao gồm:

- Tím: Hầu hết trẻ tứ chứng Fallot xuất hiện tím vào 3 tháng tuổi, chỉ một ít tím vào lúc mới sinh. Tím toàn diện và đồng đều cả phần trên và dưới thân thể. Tím tăng khi trẻ gắng sức.

- Ngồi xổm: Dấu hiệu thường thấy ở trẻ lớn bị tứ chứng Fallot khi gắng sức. Ở vị thế này sức cản mạch hệ thống tăng, do áp lực buồng thất trái tăng, máu sẽ từ trái qua phải nhiều hơn.

- Cơn tím nặng: Biểu hiện bằng trẻ thở mạnh, thở nhanh, bứt rứt, kích động, có thể dẫn đến hôn mê. Có thể xảy ra không có dấu hiệu báo trước hoặc xảy ra khi trẻ khóc, ăn hoặc đi tiêu. Cơn tím kéo dài 15 - 30 phút, có thể tự hết, cũng có thể nặng hơn dẫn đến hôn mê và sau đó tử vong. Cần được chẩn đoán và cấp cứu nhanh. Những triệu chứng gợi ý chính là: Thở mạnh, tím nhiều hơn và đường thở bình thường (loại trừ dị vật đường thở).

- Ngón tay, ngón chân dùi trống: Xảy ra ở trẻ tím lâu ngày.

[i][Image: tu-chung-fallot-la-mot-tinh-trang-hiem-g...985973.jpg][/i]
[size=undefined][size=undefined]
Tứ chứng Fallot thường có tiên lượng xấu nếu không được phẫu thuật sớm.[/size][/size]
4. Bệnh tứ chứng Pallot chữa như thế nào?

Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp. Các phương pháp bao gồm điều trị nội khoa, ngoại khoa.

Điều trị nội khoa tùy thuộc vào biểu hiện lâm sàng. Điều trị nội khoa chỉ là tạm thời, lựa chọn thời điểm thích hợp để phẫu thuật. Trẻ nhỏ không có triệu chứng cơ năng không cần điều trị. Theo dõi sự phát triển của trẻ, sự xuất hiện triệu chứng cơ năng và độ bão hòa oxy. Nếu trẻ tím hơn hoặc đạt tới trọng lượng hay tuổi thích hợp thì nên phẫu thuật. Sự xuất hiện cơn tím là một chỉ định của phẫu thuật sớm.

Điều trị ngoại khoa được chỉ định phụ thuộc vào tuổi, cân nặng của bệnh nhân, triệu chứng của bệnh nhi như thế nào. Nếu bệnh nhân không có triệu chứng hay tím rất nhẹ: Phẫu thuật triệt để ở tuổi từ 1 đến 2 tuổi (cân nặng ≥ 8 kg).

Bệnh nhân có triệu chứng thiếu oxy nặng hay có cơn tím do thiếu oxy phẫu thuật tạm thời trong trường hợp cấp cứu hay bệnh nhi có cân nặng < 8 kg. Phẫu thuật triệt để nếu cân nặng ≥ 8kg.

Các trường hợp tứ chứng Fallot đi kèm với các bất thường khác động mạch vành bất thường nhiều lỗ thông liên thất, kênh nhĩ - thất, thiểu sản thất trá.

Tóm lại: Tứ chứng Fallot thường có tiên lượng xấu nếu không được phẫu thuật sớm. Trường hợp tím nặng, hầu hết không sống quá 20 tuổi. Điều trị ngoại khoa giúp cải thiện tiên lượng. Các biến chứng có thể xảy ra là cơn tím nặng dẫn đến sốc tim và tử vong, loạn nhịp tim, hở van động mạch chủ và suy tim.

Chính vì vậy, khi nghi ngờ thai nhi hoặc trẻ nhỏ bị tứ chứng Fallot, cần cho trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Về phòng bệnh, do tứ chứng Pallot có sự liên quan giữa bệnh sởi rubella vì vậy phụ nữ cần được tiêm ngừa bệnh này trước có thai. Cần tránh tiếp xúc với hoá chất, tất cả các thuốc vào 3 tháng đầu thai kỳ; ngoại trừ trường hợp tối cần thiết.

Chia sẻ FacebookChia sẻ Google
Be Vegan, make peace.
Reply
#29
U tim: Hiếm gặp nhưng biến chứng có thể nguy hại đến tính mạng

Theo L.Vũ (th) (suckhoedoisong.vn) | 21:09 01/04/2022 | 
U tim là khối tế bào bất thường hình thành ở trong tim, trong cơ tim hoặc bên ngoài thành tim có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Khối u trong tim có thể là lành tính, đôi khi u tim có thể là ác tính có thể xâm lấn và hủy hoại các mô tế bào gây ra các triệu chứng tương tự như các bệnh tim mạch khác.

U trong tim là bệnh hiếm gặp. Khối u có thể mọc bất cứ nơi nào của tim, có thể gặp ở cơ tim, ở lớp nội tâm mạc (lớp màng bao bọc bên trong tim) hoặc lớp ngoại tâm mạc (lớp màng bao bọc bên ngoài tim).

U tim có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và rất khó dự phòng. U trong tim có thể là u lành tính và ác tính. U tim đa số là lành tính (chiếm tỷ lệ trên 75%) và thường gặp nhất là u nhầy nhĩ trái. U ác tính nguyên phát ở tim rất hiếm, đôi khi u tim ác tính có thể xâm lấn và hủy hoại các mô tế bào gây ra các triệu chứng tương tự như các bệnh tim mạch khác; bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng rất xấu nếu phát hiện muộn.

[Image: u-tim2-1648804055-width529height339.png]U tim có thể mọc bất cứ nơi nào của tim, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và rất khó dự phòng.

1. Khối u tim là gì?

U tim là khối tế bào bất thường hình thành ở trong tim, trong cơ tim hoặc bên ngoài thành tim có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Trong số các u nguyên phát tại tim thì 80% là u lành tính.

Trong số các u lành tính thì u nhầy là thể thường gặp nhất chiếm trên 50%. Hầu hết các khối u tim là lành tính nhưng vẫn có thể gây ra vấn đề tùy theo kích thước và vị trí của chúng. Đôi khi, những mảnh nhỏ của khối u rơi vào máu và được vận chuyển tới các mạch máu xa, từ đó được dẫn tới các cơ quan quan trọng.

Các trường hợp u ác tính thường hiếm gặp hơn với dưới 10% các trường hợp u tim nguyên phát. U ác tính có thể nguyên phát tại tim cũng có thể do di căn từ ung thư cơ quan khác đến.

Các u tim lành tính gồm có: Myxoma (u nhầy), papillary fibroelastoma, Rabdomyoma, Fibroma (u xơ), lipoma (u mỡ), u nút nhĩ thất.

Các u tim ác tính gồm: Angiosarcoma, osteosarcoma, leiomyosarcoma, rhabdomyosarcoma, lymphoma, pericardial mesothelioma.

2. Nguyên nhân bệnh u tim

Nguyên nhân cũng như nguồn gốc của các khối u tim lành tính cũng như khối u tim ác tính (nguyên phát tại tim) khá phức tạp và còn chưa được nghiên cứu nhiều vì tỉ lệ gặp khá thấp.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: trieu-chung-u-tim-1648804279-width500height300.jpg]Đôi khi u tim không gây ra bất cứ triệu chứng nào, tuy nhiên cũng có thể có triệu chứng tương tự như các bệnh tim mạch.[/size][/size]
3. Các triệu chứng của u tim

Đôi khi u tim không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Trong những trường hợp khác, chúng có thể có những triệu chứng tương tự như các bệnh tim mạch hay các khuyết tật trên tim như suy tim, loạn nhịp tim.

Sự hình thành các triệu chứng của bệnh u tim phụ thuộc vào: Vị trí hình thành khối u trong tim, kích thước khối u.

U tim thường có triệu chứng giống với các bệnh tim mạch khác gây khó khăn cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán đúng bệnh.

Trẻ đã bị ung thư thường bị nghi ngờ mắc bệnh u tim nhất là khi trẻ có những dấu hiệu như thở gấp, đau ngực, sưng mắt cá.

Các triệu chứng có thể gặp:
  • Tắc mạch: Có thể tắc mạch phổi, hoặc tắc mạch hệ thống.
  • Triệu chứng do tắc nghẽn: Khối u tim gây cản trở sự tống máu, cản trở sự hoạt động của các van tim gây ra nhiều dấu hiệu của suy tim như: khó thở, khó thở khi gắng sức, phù, gan to…
  • Khối u ác tính xâm lấn cơ tim, gây ra giảm chức năng thất trái, các rối loạn nhịp, block nhĩ thất, tràn dịch màng ngoài tim (có thể gây ép tim cấp hoặc không).
  • Một số loại u có thể gây đột tử.
4. Đối tượng mắc bệnh u tim

Khối u ở tim là căn bệnh rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đàn ông. Một số loại u người ta thấy tỉ lệ ở nữ cao hơn nam như u nhầy. U nhầy ở người trẻ có thể có yếu tố gia đình với sự tác động đa nhân tố.

Các khối u thứ phát do di căn có thể từ ung thư phổi, ung thư vú, ung thư thực quản, tuyến giáp, biểu mô thận, lơ-xê-mi… thì có thể có các yếu tố nguy cơ chung như: hút thuốc lá, uống rượu nhiều, phơi nhiễm với các tia xạ…

5. Khi nào cần phải gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: sieu-am-tim1-1648804344-width800height600.jpg]Siêu âm tim có thể phân biệt được các tính chất, vị trí, hình thái và khả năng di động của khối u.[/size][/size]
6. Chẩn đoán u tim 
  • Xét nghiệm máu: Cấy máu để đánh giá khả năng của viêm nội tâm mạc.
  • X-quang tim phổi: Thường không phát hiện được bất thường, một vài trường hợp có bóng tim to hoặc trung thất giãn rộng, vôi hóa ở tim có thể đặc điểm của u sợi (đặc biệt ở trẻ em).
  • Siêu âm tim: Có thể là xét nghiệm chẩn đoán tốt nhất để đánh giá các bệnh nhân có tiền sử hoặc lâm sàng gợi ý rối loạn chức năng van hoặc khả năng có u khối trong tim. Siêu âm còn có thể phân biệt được các tính chất, vị trí, hình thái và khả năng di động của khối u.
  • Chụp MRI: Chụp cộng hưởng từ rất hữu ích để xác định mức độ lan rộng của khối u và đặc điểm tế bào học tuy nhiên không phân biệt được u lành hay u ác nên cần thêm chẩn đoán mô bệnh học để khẳng định.
  • CT Scanner: Đánh giá khả năng có khối u ác tính trong lồng ngực và có thể gợi ý một u tim nguyên phát nhưng ít có giá trị chẩn đoán hơn siêu âm tim kỹ lưỡng.
7. Biến chứng của u trong tim

Thông thường, bệnh nhân khi đến khám thường ở giai đoạn muộn, khối u đã to. Nhiều người chỉ cảm thấy mệt, khó thở, ngất... và thường hay chữa nhầm là bệnh động kinh.

Chỉ tính riêng u nhầy đã có tới 15% bệnh nhân bị đột tử do tắc cấp tính van hai lá hoặc mạch vành.

Đối với khối u khác, đặc biệt là u ác tính di căn từ nơi khác đến tim, thường gây ra suy tim ứ huyết, tràn dịch màng ngoài tim, rối loạn nhịp và blốc tim, tiên lượng rất xấu, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: phau-thuat-cat-u-tim-1648804403-width455height375.jpg]Các khối u đơn lành tính có thể được bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ.[/size][/size]
8. Điều trị u tim
  • Trong một số trường hợp, bệnh u tim sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị, chủ yếu là với dạng lành tính rhabdomyomas. Nếu các triệu chứng diễn biến nặng, bác sĩ sẽ lên kế hoạch để điều trị.
  • Các khối u đơn lành tính có thể được phẫu thuật cắt bỏ.
  • Đối với các khối u ác tính hay trường hợp khối u lành tính quá lớn không thể phẫu thuật, các bác sĩ có thể cân nhắc đến biện pháp ghép tim.
  • Đối với khối u ác tính nguyên phát hay thứ phát mà không thể chữa khỏi thì thường chỉ có thể điều trị triệu chứng. 
9. Người mắc u tim cần làm gì?

Bệnh u ở tim là bệnh lý không thể dự phòng, bệnh có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, vì thế khi có biểu hiện đau ngực, nhịp tim nhanh biểu hiện bằng đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi và đặc biệt gây ngất khi thay đổi tư thế người bệnh cần khám tại cơ sở y tế chuyên khoa tim mạch để có thể phát hiện bệnh sớm.

Bệnh có tỷ lệ tái phát dù đã được phẫu thuật, do đó người bệnh cần được tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chia sẻ FacebookChia sẻ Google
Be Vegan, make peace.
Reply
#30
3 bộ phận trên khuôn mặt chuyển màu thâm đen cảnh báo gan và phổi suy yếu, hay đi khám ngay
  10:48, Thứ hai 21/06/2021 




( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn đột nhiên nhận thấy 3 bộ phận này trên cơ thể chuyển màu thâm đen bất thường, rất có thể gan và phổi đang bị tổn thương nghiêm trọng.

Ai cũng mong muốn mình sống lâu, sống khỏe, tuy nhiên 'bệnh tật không chừa một ai', chắc chắn sẽ tới một lúc nào đó, cơ thể của bạn bị bệnh tật tấn công.

Nếu nhận thấy 3 bộ phận sau trên khuôn mặt có màu thâm đen bất thường, hãy đi khám gấp.

[Image: 1-1051.jpg]


Mũi màu đen

Bạn có biết, các cơ quan trong cơ thể chúng ta có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mũi có sự liên kết rất lớn với phổi. Sức khỏe của phổi cũng là chìa khóa để kéo dài tuổi thọ, bởi phổi là cơ quan hô hấp quan trọng bậc nhất. Khi nước da trên mũi có màu sẫm có thể là do phổi có vấn đề.

[Image: 2-1051.jpeg]





Mũi bị thâm đen có thể xuất phát từ việc bạn bị bệnh phổi khiến lượng oxy cung cấp cho phổi giảm, tuần hoàn máu gây tắc nghẽn dẫn đến không thể thải độc tố, rác thải ra ngoài cơ thể thông qua vùng da trên mũi kịp thời.

Từ đó, chất độc tích tụ lại ở mũi và làm xuất hiện tình trạng mũi có màu đen. Lúc này, bạn nên kịp thời đi khám và điều chỉnh sức khỏe phổi của mình.

Mặt tối

Da mặt sạm đen bất thường cũng có thể là do gan không đủ máu sau khi nó bị tổn thương, điều này khiến da mặt không được máu nuôi dưỡng, làm mất đi vẻ sáng bóng. Đồng thời, lúc này độc tố tích tụ không thải ra ngoài được sẽ làm xuất hiện hiện tượng da mặt có màu vàng đen, vàng nghệ, tái xám trông rất xấu.

[Image: 3-1051.jpg]

Hoặc tình trạng mặt bị tối màu này cũng có thể do hệ thống nội tiết bị mất cân bằng dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, da trở nên xấu đi, sạm đen, xuất hiện tình trạng thiếu năng lượng và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tuổi thọ của cơ thể.

Vùng quanh mắt đen

Đôi mắt thâm quầng, nhiều người nghĩ rằng nó đơn giản chỉ là do mất ngủ hoặc thiếu ngủ, tuy nhiên, thực tế tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng chức năng gan gặp vấn đề.

[Image: 7-1051.jpg]

Nếu quầng thâm xuất hiện lâu ngày, dù là vấn đề về gan hay thức khuya, mất ngủ đều ảnh hưởng đến sức khỏe, ngủ không đủ giấc, thức khuya sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa các cơ quan trong cơ thể, trong khi đó, gan không tốt sẽ gây ra hiện tượng chức năng giải độc bất thường, cũng gây hại cho sức khỏe cho chất độc không được loại bỏ kịp thời. Do đó, tốt nhất bạn vẫn nên đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra được nguyên nhân và giải quyết nó sớm.
Be Vegan, make peace.
Reply