Recycle maskers
#46
https://m.youtube.com/shorts/0AqWBTY9rcY
.

Miếng mut chận bụi bậm ..
Be Vegan, make peace.
Reply
#47
.
https://m.youtube.com/shorts/4Jd4hW3NmEU



Hay quá ... Mình có thể lấy cây sơn nhà chế thành cây lau ly, bình
Be Vegan, make peace.
Reply
#48
(2022-10-29, 12:40 PM)Chân Nguyệt Wrote: .
https://m.youtube.com/shorts/4Jd4hW3NmEU



Hay quá ... Mình có thể lấy cây sơn nhà chế thành cây lau ly, bình

4T thấy cái cây đó đâu phải là cây sơn nhà đâu sis CN? Hay sis muốn dùng cây sơn nhà thử rửa ly giống vậy? Suytu
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
Reply
#49
(2022-10-29, 12:54 PM)TTTT Wrote: 4T thấy cái cây đó đâu phải là cây sơn nhà đâu sis CN? Hay sis muốn dùng cây sơn nhà thử rửa ly giống vậy? Suytu

Loại cây sơn nhà có thể chế thành cây rửa bình nếu xứ mình chưa có bán  ...để mình kiếm hình

https://www.praxis.nl/verf-laminaat-deco...R7EALw_wcB
 .

Nó nè. Mỗi lần dọn nhà mới là mua nguyên bộ nhỏ tớ lớn để  sơn cả nhà
Be Vegan, make peace.
Reply
#50
https://m.youtube.com/shorts/RfJ7oBS0cJE

Cách làm Fontaine
Be Vegan, make peace.
Reply
#51
Thứ ba, 1/11/2022, 12:11 (GMT+7)
Kiếm tiền triệu từ lá cây rụng
HÀ NỘINhờ kỹ thuật thêu trên lá, nghệ nhân Quản Thị Cúc đã sáng tạo nên những bức tranh trên xương lá bồ đề, giá bán lên đến 5 triệu nđồng một sản phẩm.
Ba năm trước, chị Cúc, 35 tuổi, ở quận Hoàng Mai, tình cờ tìm ra cách thêu trên lá mà không bị rách sau khi được một học viên nhờ hướng dẫn. Đến nay, ở Việt Nam chưa ai nghiên cứu phương pháp này, buộc chị phải tự mày mò, thử nghiệm.
Là nghệ nhân quốc gia với nghề thêu tay nhưng chị Cúc thừa nhận gặp khó khi thực hành trên chiếc lá mỏng manh. Chị không nhớ làm hỏng bao nhiêu sản phẩm nhưng số lá bị rách ước tính lên đến hàng kg vì chỉ cần một lần lực ở bàn tay mạnh, toàn bộ sản phẩm sẽ hỏng.
Sau ba tháng tìm ra kỹ thuật và thêm hai tháng kiên trì tập luyện, chị dần điều tiết được lực ở bàn tay, việc thêu các họa tiết lên lá thuận lợi hơn, số sản phẩm hỏng ít dần.
[Image: -2085-1667273340_r_460x0.jpg]Xem toàn màn hình 


Chị Cúc tự tìm hiểu, mày mò để tìm ra kỹ thuật thêu trên lá bồ đề khô. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo chị Cúc, lá bồ đề chọn làm tranh phải có hình dáng đẹp, cân đối hai bên, râu thon dài. Từ lá tươi, người thợ phải rửa sạch, ngâm trong nước vôi trong 60 ngày, sau đó chải sạch, giữ lại đường xương gân và phơi khô dưới nắng mặt trời.

Các công đoạn thêu tranh trên lá bồ đề cơ bản giống thêu trên các chất liệu khác, từ tìm ý tưởng, phác họa lên lên giấy, chỉnh sửa họa tiết cho đúng ý, vẽ mẫu lên lá và bắt đầu thêu. "Nhưng thêu trên vải khó một, thì xương lá bồ đề khó cả trăm lần. Không chỉ nhẹ nhàng, khéo léo để thêu không bị rách, người thợ còn phải cần cù, chịu khó, tỉ mỉ, kết hợp với sự tư duy cao để tạo một sản phẩm hoàn chỉnh", chị Cúc nói.
Thời gian đầu, nữ nghệ nhân mất cả tháng để hoàn thiện một sản phẩm do phải sơ chế lá. Nhưng sau, chị tìm mua xương lá được xử lý sẵn tại Hợp tác xã Sinh Dược, thời gian làm giảm xuống còn vài ngày cho đến vài tuần, tùy thuộc vào độ khó của bức tranh.
[Image: -5883-1667273340_r_460x0.jpg]

Một tác phẩm thêu trên lá được chị Cúc thực hiện. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chị Cúc sáng tạo hơn 100 mẫu thêu trên lá, từ tranh thêu chữ thư pháp, hoa cỏ, linh vật, phong cảnh, các biểu tượng văn hóa, quốc kỳ... Nhưng khó và tốn nhiều công sức nhất là bức thêu tượng Phật, hổ, chim công, phượng bởi nhiều chi tiết phức tạp, hình ảnh thêu xong phải có hồn, sống động như thật.
Những tác phẩm thêu kỳ công được nữ nghệ nhân giới thiệu lên mạng xã hội khiến nhiều người trầm trồ, ngưỡng mộ, sau liên hệ đặt làm vật phẩm trưng bày hoặc quà tặng bạn bè, người thân trong những dịp đặc biệt.
Trung bình mỗi tháng, chị Cúc nhận vài chục đơn, khách phải đặt trước nhưng nhiều thời điểm làm không xuể bởi số lượng yêu cầu lớn. Giá một sản phẩm dao động từ 400.000 đồng đến 5 triệu đồng, tùy thuộc vào độ cầu kỳ, tỉ mỉ và thời gian hoàn thiện.
"Lá bồ đề không chỉ có hình dáng đẹp mà còn chứa đựng ý nghĩa lớn nên tôi muốn chúng được sống lại trong diện mạo mới. Bản thân tôi cũng rất vui khi sản phẩm được nhiều người đón nhận", chị Cúc tâm sự.
[Image: -8183-1667273340_r_460x0.jpg]

Nữ nghệ nhân thêu tay Quản Thị Cúc thực hiện kỹ thuật thêu trên lá bồ đề. Ảnh: Nhân vật cung cấp



Ngoài duy trì nghề thêu tay truyền thống, đổi mới trên nhiều loại vật liệu thêu khác nhau để giữ và phát triển nghề, chị Cúc còn mở các lớp thêu tay trực tuyến có sự tham gia của gần 3.000 học viên ở trong và ngoài nước.
Với những nỗ lực không ngừng trong việc phát triển kỹ thuật thêu tay, chị Quản Thị Cúc đã nhận được danh hiệu Nghệ nhân bàn tay vàng năm 2019 và Nghệ nhân quốc gia năm 2022 về ngành thêu tay truyền thống.
Trong thời gian tới, nữ nghệ nhân trẻ nhất của ngành thêu tay truyền thống sẽ tiếp tục nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo, có tính thẩm mỹ cao và mang đậm nét văn hóa nghệ thuật.
"Tôi hy vọng có thể lưu giữ giá trị di sản văn hóa dân tộc, nhân rộng nghề thêu đến thế hệ trẻ để chúng sống mãi với thời gian", chị Cúc bộc bạch.
Một số tác phẩm thêu tay trên lá bồ đề của chị Cúc.

[Image: -2653-1667273340_480x0.jpg]

[Image: -5453-1667273340_480x0.jpg]
[Image: -1448-1667273340_480x0.jpg]
[Image: -8645-1667273340_480x0.jpg]
[Image: -1615-1667273340_480x0.jpg]
[Image: -7696-1667273340_480x0.jpg]

[Image: -1837-1667273340_480x0.jpg]



Be Vegan, make peace.
Reply
#52
Chủ nhật, 6/2/2022, 07:00 (GMT+7)
Chàng trai khởi nghiệp từ chiếc lá rụng
HÀ NỘIDưới tán bồ đề, Kiều Cao Dũng nhấc chiếc lá rụng khỏi đầu, soi dưới ánh mặt trời và phát hiện lá vàng như quả bưởi chưng Tết mà không hề héo úa, cong vênh.
Chàng trai quê Đại Đồng, huyện Thạch Thất nhận ra lá bồ đề có hệ thống xương chằng chịt như mạng nhện nên cứng chắc và có thể sáng tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau.
"Tôi nghĩ mình sẽ làm nón lá bồ đề - một sản phẩm chưa có ai làm cả", Dũng, 39 tuổi, kể về nguyên nhân của quyết định khởi nghiệp, giữa năm 2021.
[Image: a5-1667-1642550393-6395-1643912467_r_460x0.jpg]Xem toàn màn hình 

Nón lá bồ đề được xếp chín tầng lá với kỹ thuật chằm không lộ đường chỉ, được anh Kiều Cao Dũng và bà Doãn Thị Thái sáng tạo thành công vào tháng 8/2021. Ảnh: Phan Dương

Chiếc nón lá là biểu tượng của Việt Nam tự bao đời nay với các nguyên liệu quen thuộc từ cọ, tre, dừa, lá nón và cũng đã có rất nhiều người đã sáng tạo thêm như nón lá sen, lá bàng ở Huế, nón lụa ở làng Chuông (huyện Thanh Oai). Cao Dũng muốn góp thêm một cách làm nón mới, để khi nhắc đến nón lá bồ đề là gắn với Hà Nội.
Advertisement

Bằng kinh nghiệm của người đầu tiên ở Việt Nam làm thành công hoa sen bất tử, Dũng áp dụng vào lá bồ đề nhưng khi khâu nón, sản phẩm cục mịch, nặng nề, nếu bán chẳng ai mua. Dũng biết cần phải tách thịt lá khỏi xương.
Những ngày đầu tháng 5/2021, cả nước gần như đóng băng trước làn sóng dịch Covid-19, Dũng một mình lặn lội về làng nghề làm tranh lá bồ đề ở Ninh Bình, học cách tách lá bằng nước vôi. Song phương pháp này cũng không khiến anh hài lòng vì cần tới 60 ngày.
Anh vào Huế, gặp người làm nón lá bàng rừng để học được cách ủ bằng clo, thời gian vẫn mất 60 ngày. Dũng tiếp tục vào TP HCM gặp người làm sen bất tử dựa trên kỹ thuật ủ muối của người Nhật.
Kết hợp kỹ thuật của những người đi trước với kiến thức học hỏi từ các chuyên gia hóa sinh, Dũng rút ngắn được thời gian từ 60 xuống 30 ngày, cuối cùng chỉ còn một ngày. Tuy nhiên, với phương pháp này anh gặp tình trạng xương lá bị mềm dẻo, không thể làm nón. Trong xương lá có hai thành phần cơ bản là photpho và canxi, Dũng đã bổ sung canxi mà vẫn không ra được chiếc lá ưng ý.
Một đêm tháng 6 quá mệt mỏi, Dũng quyết định nghỉ sớm. Đang miên man nghe nhạc, bỗng một ý tưởng lóe lên trong đầu anh: Tại sao chiếc lá có xương sống to, xương cánh, xương màng nhỏ dần đều? Nếu vậy cùng một lực tác động thì những xương bé hơn sao chịu nổi. "Tôi nhận ra sai lầm bấy lâu là nghiên cứu trên tổng thể chiếc lá. Thực tế một chiếc lá đang có ít nhất ba bộ phận khác nhau", Dũng chia sẻ.
Bật dậy, anh bắt tay vào thử nghiệm. 5h sáng hôm sau, Dũng có bộ xương lá như mong muốn.
Thành công bước đầu, Kiều Cao Dũng về làng Chuông tìm người chằm nón lá bồ đề cho mình. Ở đây cả tuần, anh tìm gặp những người làm nón có tay nghề nhất nhưng tất cả đều từ chối vì không ai nghĩ thứ lá đó có thể khâu thành nón.
Cao Dũng tiếp tục tìm đến làng nón Phú Mỹ, huyện Quốc Oai. Một lần nữa, những người làm nghề lâu năm nhất ở đây đều từ chối. Chàng trai buồn song không nản. Qua người quen, anh được giới thiệu tới bà Doãn Thị Thái, 61 tuổi, đã có 56 năm tuổi nghề.
Nhớ lại ngày Dũng mang tệp lá bồ đề đến nhà, bà Thái chỉ biết đang có một loại nguyên liệu làm nón mới, nhưng không tin tưởng sẽ thành công. Bà thử những cách chằm khác nhau, vẫn không tài nào thành được chiếc nón ưng mắt. "Thôi trả cháu, bác không làm được", bà nói sau ba lần thất bại.
[Image: a9-4397-1642550393-2528-1643912468_r_460x0.jpg]

Anh Kiều Cao Dũng đang dùng một vật để là cho nón lá bồ đề phẳng, đẹp, tại cơ sở chằm nón ở xã Phú Mỹ, huyện Quốc Oai một ngày cuối năm 2021. Ảnh: Phan Dương

Mỗi lần cầm chiếc nón hỏng, lòng đau xót, tay Dũng run run nhưng miệng vẫn cười nài nỉ: "Chúng ta đã đi được nửa chặng đường rồi. Bác cố giúp con lần nữa thôi".
Người ngoài không biết rằng, để chằm một chiếc nón mất trên 500 xương lá, tương đương hai ngày làm việc của Dũng. Để có tiền trả công thợ, anh thạc sĩ từng du học phải nghỉ việc đi buôn bưởi. Anh tự leo cây hái quả, ngày đêm chở bưởi từ quê sang nhà ở Long Biên bán, mong có thêm đồng lãi.

Advertisement

"Nhưng trên tất cả sự vất vả ấy là cảm giác bất lực và hoang mang vào con đường đang đi, bởi tôi không phải là thợ chằm nón. Thành bại phụ thuộc vào người khác", Dũng chia sẻ.
Lần thử thứ tư, một chiếc nón thành hình. Dũng tiếp tục góp ý nên sắp xếp cho xương sống lá thành một hàng và giấu đường chỉ để thẩm mỹ hơn. Cuối cùng, nhiệt huyết của chàng trai cùng sự khéo léo của người nghệ nhân đã tạo ra một kỹ thuật làm nón mới không lộ đường chỉ.
Nón có chín tầng lá được xếp từ nhỏ đến lớn, trong đó hai tầng trên cùng xếp hình xoáy trôn ốc, giúp chóp nón cứng, bền, che mưa nắng tốt hơn các nón thông thường. Chưa hài lòng, Dũng tiếp tục học cách nhuộm xương lá, từ đó tạo ra những chiếc nón như bông hoa sen ở nhiều giai đoạn khác nhau. Khi là nụ xanh mướt hay phớt hồng chúm chím, lúc là bông sen nở bung rực rỡ. Ngoài nón sen hồng, sen trắng, còn có cả sen vàng.
Thành công với nón lá, chàng trai tiếp tục dùng xương lá bồ đề kết đèn hoa đăng, đan thành quạt và những chiếc lá lưu niệm từ xương lá bồ đề.
[Image: a8-7373-1642550393-2700-1643912468_r_460x0.jpg]

Bà Doãn Thị Thái chằm nón lá bồ đề ở Quốc Oai một ngày cuối năm 2021. Thời gian chằm nón lá bồ đề gấp đôi với các nón thông thường, đổi lại bền, đẹp hơn. Ảnh: Phan Dương

Trước khi theo đuổi làm các đồ thủ công, Kiều Cao Dũng là quản lý một khách sạn ở Hà Nội. Hơn 15 năm làm trong ngành du lịch, anh biết khách luôn có nhu cầu mua đồ lưu niệm ở những nơi đặt chân tới, song thực tế hầu hết đồ lưu niệm bị lai tạp xuất xứ.
Cơ duyên đưa anh trở thành học trò của Nghệ nhân nhân Nguyễn Bá Mưu - người được mệnh danh ông tổ của ngành hoa khô Việt Nam. Đam mê bí quyết làm hoa lá bất tử, Dũng bỏ nghề du lịch. Từ những bài học của thầy, Dũng đã dành ba năm nghiên cứu để sáng tạo ra những sản phẩm gắn liền với tên tuổi mình, như hoa sen bất tử, tranh Đông Hồ, tranh Hàng trống trên lá sen... Nay, một lần nữa nón lá bồ đề gắn với tên Kiều Cao Dũng.
"Có lẽ là một người học văn chương nên trong tôi luôn có thôi thúc được khẳng định cái tôi trong xã hội, để một khi hóa thành cát bụi không bị vô danh", Dũng bộc bạch về động lực đằng sau mọi sáng tạo của mình.
Giờ đây, chàng trai Hà Nội mong chiếc nón được làm từ lá của loại cây mang biểu tượng Phật giáo sẽ che mát cho các phật tử khắp nơi trên thế giới trong hành trình tu hành, giống như hơn 2.600 năm trước, Phật Thích ca mâu ni ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề, được cây toả mát chở che và đắc đạo.

[Image: Bo-de-5091-1644084497-9178-1644084747_480x0.jpg]
[Image: a2-1842-1641961088-7929-164196-4821-6272..._480x0.jpg]
[Image: a4-6281-1641961088-6179-164196-2054-7851..._480x0.jpg]
[Image: a7-5929-1641961089-3249-164196-4596-9904..._480x0.jpg]


Phan Dương
Be Vegan, make peace.
Reply
#53
Chủ nhật, 8/11/2020, 05:05 (GMT+7)

Cô gái vẽ tranh dân gian trên xương lá bồ đề

TP HCMÝ tưởng vẽ tranh dân gian Việt Nam trên xương lá bồ đề đến với Dương Hương Nhiên, 32 tuổi, cách đây một năm, khi được người bạn gửi tặng xương lá bồ đề để làm bookmark.

[Image: nhien-5_r_460x0.jpg]Xem toàn màn hình 
Hương Nhiên cho biết, khi nhìn thấy chiếc xương lá bồ đề, cô muốn nó "mang dấu ấn cá nhân" nên nảy ra ý tưởng vẽ tranh lên đó. “Người Ấn Độ vẽ lên đó hình các vị thần, người Trung Quốc vẽ các tích về thần tiên của họ, tôi muốn tạo nên những bức tranh mang bản sắc Việt Nam và tôi chọn tranh dân gian”, cô gái 32 tuổi nói. Kể từ đó, Nhiên lên mạng học cách tạo chất liệu cho những bức tranh của mình.
[Image: xong-9-1604720705_r_460x0.jpg]
Để có xương lá chất lượng tốt, phù hợp với việc vẽ tranh, Hương Nhiên nhờ người bạn nhặt những lá bồ đề già, kích thước lớn từ cây bồ đề cổ thụ ở chùa Bái Đính, Ninh Bình.
Khi có lá tươi, cô đem ngâm chừng một tháng cho rã thịt lá, sau đó dùng bàn chải nhẹ nhàng tẩy phần diệp lục còn sót lại. Xương lá đó đem phơi khô, có thể nhuộm màu tùy ý thích.
[Image: xong-16_r_460x0.jpg]
Muốn tạo nên những tác phẩm đậm bản sắc Việt Nam, Nhiên và chồng- một người am hiểu về mỹ thuật - đã tôn trọng nguyên tác tranh dân gian, màu sắc khi vẽ trên lá được thể hiện gần nhất với màu sắc tranh gốc.
[Image: nhien-6_r_460x0.jpg]
Vẽ trên xương lá đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì. Do đó mỗi bức tranh mất khá nhiều thời gian. Tùy thuộc vào độ khó, chi tiết, hay yêu cầu tô bóng, chuyển màu… mà thời gian hoàn thiện sẽ khác nhau. Có những bức cần đến 2-3 ngày như bức Ngũ Hổ. Cũng có bức hoàn thiện trong vài tiếng.
[Image: xong-6-1604720779_r_460x0.jpg]
Những bức tranh đầu tiên nét vẽ không rõ nét, màu bị lem, sau đó phải vẽ đi vẽ lại nhiều lần để tìm cách khắc phục và hoàn thiện hơn. Theo Nhiên, với khổ lá giới hạn và mỏng manh, viết chữ lên lá khó thể hiện nhất bởi không thể có được độ sắc nét như trên giấy. Bức tranh khiến cô tâm đắc nhất là bức Đám cưới Chuột, được thực hiện ngay trước thềm năm Canh Tý. Khác với những bức tranh lá khác thường thể hiện trọn vẹn trên 1 chiếc xương lá, với bức này được vẽ trên 5 lá ghép lại.

Advertisement

[Image: xong-8-1604720832_r_460x0.jpg]
Ban đầu Nhiên và chồng vẽ trên xương lá làm nắp hộp quà tặng. Sau đó vẽ những bức với kích cỡ lớn hơn để lồng khung treo tường với nền giấy mỹ thuật hoặc giấy lá chuối thủ công. Sau đó cô bắt đầu nghĩ đến việc tạo hiệu ứng với hộp đèn và tranh vẽ trên 2 mặt lá lồng khung kính trong suốt để bàn nhằm tôn lên nét đẹp độc đáo của xương lá. Những sản phẩm này mang tính ứng dụng cao và nhận được những phản hồi rất tích cực khi được giới thiệu trong các cộng đồng về handmade, decor tại Việt Nam.
[Image: xong-7-1604720867_r_460x0.jpg]
Những chiếc đèn trang trí tranh xương lá có kích cỡ ngang 17-19cm, dài 25 – 27cm tùy thuộc vào kích cỡ lá. Điều đặc biệt của kiểu đèn này là được tạo hình theo dáng lá tự nhiên, khung đèn được làm hoàn toàn thủ công bằng chất liệu gỗ siêu nhẹ. Vì thế mỗi chiếc là duy nhất, sẽ không tìm thấy chiếc thứ 2 giống y chang.


Advertisement

[Image: xong-10-1604720900_r_460x0.jpg]
Vẽ trên 2 mặt lá là một ý tưởng bắt nguồn từ những bức tranh dân gian Đông Hồ đối xứng như tranh Dạ Xướng – Nhật Minh. Hương Nhiên cho hay, ban đầu thực hiện vẫn bị lem màu, nhưng sau hàng trăm lần thất bại, giờ cô đã vẽ được một lúc trên 2 mặt lá. Với việc thể hiện trên 2 mặt lá và lồng khung kính trong suốt, có thể tôn trọn vẻ đẹp thanh thoát, duyên dáng của những đường gân thiên nhiên.
[Image: xong-2-1604720933_r_460x0.jpg]
Hiện khách hàng chủ yếu của tranh xương lá bồ đề là người Việt trẻ, ngoài ra còn một bộ phận khách hàng là Việt kiều. Ngoài tranh dân gian, Nhiên và chồng còn vẽ các chủ đề như tranh đức Phật trên xương lá và tranh hoa, tranh 3D. Các sản phẩm đều do 2 vợ chồng làm thủ công với số lượng giới hạn, chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng.


Hải Hiền

Ảnh: Nhân vật cung cấp


Advertisement


 
Ý 
Be Vegan, make peace.
Reply
#54
https://m.youtube.com/shorts/XxOeg52RKvU

.
Thay thế Hộp đụng giấy tissue coi sang hơn
Be Vegan, make peace.
Reply
#55
https://m.youtube.com/shorts/Axt1wat9cmk
Bông cúc làm bằng lá bắp khô.
Be Vegan, make peace.
Reply
#56
https://m.youtube.com/shorts/mhey71QT1xQ





Đầm,  khăn choàng để dự dạ hội dể bị rách .... Thêu thành áo mới , sáng kiến hay
Be Vegan, make peace.
Reply
#57
https://m.youtube.com/shorts/WdrFvR19Xvk

Chỉ cần lắc cái thùng lựa đồ vật thông minh
Be Vegan, make peace.
Reply
#58
https://m.youtube.com/shorts/UVaNZy8i4TU

Vỏ đậu óc walnuts biến thành ngôi nhà , vườn
Be Vegan, make peace.
Reply
#59
https://m.youtube.com/shorts/N9Rf1fKHO-Q


https://m.youtube.com/shorts/5hJxk7dT1Kk

Cắt chử xuân đón Tết về.


https://m.youtube.com/shorts/2uPIgPjD9ds

Lòng đèn hoa mai

https://m.youtube.com/shorts/IYF-eN-2CKY
3 cái lòng đèn 


https://m.youtube.com/shorts/8g2oPEElteQ

Lòng đèn bằng chay nhựa và lot trái cây
https://m.youtube.com/shorts/wShpCoQKasA

Làm pháo bông bằng vỏ đậu phọng 
https://m.youtube.com/shorts/-PuJRbgQwdg
Lột vỏ đậu phọng bằng cây kẹp tre
Be Vegan, make peace.
Reply
#60
https://m.youtube.com/shorts/6AeE4tmZB0E


Làm Ghế củ đẹp hoặc ghế chống gió bằng thắc dây gối
Be Vegan, make peace.
Reply