Chuyện về Ấn độ
#1
KHÁ DÀI NHƯNG CUỐN. EM ĐỌC NGẤU NGHIẾN KO BỎ TỪ NÀO. AI ĐÓ NÓI VỚI EM LÀ KHÔNG PHẢI ĐI Ạ. EM THÍCH ĐI ẤN ĐỘ LẮM NHƯNG MÀ EM SỢ CỨT  😰😰😰

Đây là câu chuyện phiếm của một travel blogger, người đã từng trải nghiệm Ấn Độ từ nhiều năm trước. Chuyện có nhiều câu từ khá thô tục, có thể không phù hợp với cảm nhận một số người. Nhưng mình sẽ vẫn giữ nguyên vì nó quá thật, quá đúng với XH Ấn Độ. Vì thế, nên cân nhắc trước khi đọc. 
Cảm ơn C Hiền Trần đã chia sẻ để em đc kb với Blogger nổi tiếng Thoa Già và theo dõi rất nhiều các bài viết hay của Chị làm kinh nghiệm cho con đường du lịch bụi của em sau này😍
.
CHUYỆN VỀ ẤN ĐỘ
— Phần 1 —
Vì dịch covid, nên tao có tranh luận với chồng về Ấn Độ. Tranh luận mãi không ai chịu ai. Tao chê Ấn bẩn thỉu, mọi rợ, lạc hậu, gian tà. Sông Hằng thì quá quá tởm. Dân Ấn uống nước sông Hằng, ỉa đái tắm rửa trên sông Hằng, xác chết cũng thủy táng thả trôi trên sông Hằng, tro cốt hỏa táng cũng rắc trên sông Hằng... Không mọi rợ thì biết định nghĩa nó là gì?
Chồng tao bảo nói linh tinh, phong tục tập quán người ta như thế, mọi cái gì mà mọi. Dân Ấn Độ tôn thờ sông Hằng, sông Hằng đối với họ rất linh thiêng làm gì có chuyện ỉa đái và thả người chết trôi sông. Nền văn minh sông Hằng thuộc 1 trong 3 nền văn minh thế giới em không biết à?
Nói chung, tao và chồng thuộc 2 thái cực. Chồng tao thích những nơi hào nhoáng, sang chảnh, nhiều shopping mall, đèn điện sáng trưng, hàng quán đông đúc náo nhiệt. Tao thì ngược lại, nếu đi nghỉ ngơi tao thích nơi yên tĩnh vắng vẻ. Nếu đi du lịch đó đây, tao thích khám phá, thích thâm nhập vào đời sống người dân ở mỗi nơi, muốn tìm hiểu văn hóa tập tục con người.
Thế nên, với những gì mắt thấy, tai nghe, tay cầm nắm, tao đã được sống và trải nghiệm tại chính nơi đó thì tao không thể đồng ý với chồng được. Chồng tao cũng từng đi công tác Ấn Độ, nhưng 1 bước là lên xe đưa rước, đến công ty làm việc xong thì về căn hộ. Cuối tuần sẽ có người đưa đi chơi, tham quan những nơi nổi tiếng. Bởi vậy nên chồng tao đếch biết mẹ gì về Ấn Độ. Tao thì chỉ ở Ấn Độ có nửa tháng thôi, nhưng đó là nửa tháng tao lang thang khắp nơi, vào từng ngõ ngách. Nằm phố ngủ lều cũng có, tụt quần ỉa đường cũng có, vạ vật đu cửa tầu đi vài trăm km cũng có luôn.
Giờ chồng tao lại cứ thằng chết cãi thằng khiêng, bảo thủ bố của bảo thủ. 
Nhân cái chuyện tranh luận với chồng thì lại nhớ chuyện cái ngày đó, đã theo chân các anh tao sang Ấn (hội bạn này tao thân như chị em gái nhé, không ngượng ngùng e thẹn gì hết).
Hồi đó, tao nghe kể về Ấn rồi, cũng đọc qua qua rồi, bởi khi đó Internet chưa phát triển như bây giờ, nên thông tin cũng không đầy đủ lắm. Chỉ biết đại khái là bẩn, rất bẩn và rất rất bẩn.
Trước ngày đi, tao chuẩn bị 90 chai nước tinh khiết cho 15 ngày, 5 bịch to giấy ướt, 10 cuộn giấy vệ sinh, nồi cơm điện mini, mấy kg gạo, 2 thùng phở Viphon, 1 thùng mì gói, 1 thùng miến Phú Hương, rất nhiều bánh quy, bánh mì, cá chỉ vàng, pate hộp, cá ngừ ngâm dầu, giò chả, thịt nguội tất cả đều hút chân không. Tao gọi cho mấy anh: "Các anh chuẩn bị đồ ăn và nước mang theo nhé, em mang hết sức rồi. Các anh cân đồ của các anh xem để em mua thêm hành lý". Các ông ý cười: "Mang làm đếch gì, đến cứt tao còn ăn được thì lo cái gì". Rồi đến ngày ra sân bay, các anh thấy tao vali lớn vali bé thì chửi um lên "Mẹ con điên, sang đó còn di chuyển khắp nơi, tha lôi thế đéo nào được". Ok, fine!
Tới Delhi, các anh hăm hở đi tìm quán ăn. Hàng quán nhan nhản vỉa hè nhưng người bán hàng với bộ quần áo có lẽ vài nghìn ngày không thay, người ngợm tay chân đen như cổ trâu cứ thọc vào bốc bải, thìa muỗng ca cốc cáu bẩn, dầu mỡ nhếch nhác làm các anh tao sợ đến không thể ăn. Thế là chuyển hướng lê lết đi tìm quán. Vào 1 quán tạm gọi là sạch, nhưng họ không có thịt lợn cũng chẳng có thịt bò, tóm lại không thịt cũng không rau. Chả biết hàng ngày họ ăn cái gì nữa, chỉ thấy toàn bột mì nướng chấm cà ri, bắp cải thái sợi trộn cà ri, đậu đỗ, cái gì cũng cà ri, cái gì cũng mỡ và mặn, mùi nồng nàn khét lẹt. Gọi ra 1 bàn rồi thì cũng cố mà nuốt không nổi. Mà cái giống đàn ông ý, cứ đói là nó yếu lả... 🤣. Không có thịt thì các anh càng lả. Ờ, chết các anh chưa? Thích chửi em nữa không? 🤭
Sáng hôm sau ngủ dậy, tao lang thang ra sau khách sạn khám phá phố phường. Tao thấy phía bên kia đường rất đông người ngồi xếp hàng ngang sát bờ tường, 1 số khác thì ngồi ôm gốc cây, tất cả đều nghiêm túc, ngay ngắn và tuyệt đối tập trung, mỗi người tay cầm 1 chai nước. Tính tao luôn luôn tò mò, tao tiến tới gần xem bọn họ đang làm gì, đến khi cách thằng đầu hàng khoảng 1m thì tao mới vỡ ra là chúng nó đang ngồi... ỈA. Tao mới bảo mấy anh là xem hộ tao thằng nào đang rửa đít, để em xem nó dùng tay phải hay tay trái. Bởi theo tao biết thì dân Ấn chỉ dùng tay trái để rửa đít, còn tay phải để ăn. Mấy ông chửi tao thiếu điều muốn đánh: "Bố con điên! Bố mày đang buồn nôn bỏ mẹ, mày đi mà tìm. Bố mày về". Tao mới cười sằng sặc: "Các anh không được về, chờ em xem tí thôi. Các anh bỏ em ở đây chúng nó để nguyên cứt lao vào hiếp em thì tởm lắm"... 🤣.
Theo kế hoạch, bọn tao đi tới thành phố cổ Varanasi (vùng đất thánh) của tín đồ Hồi giáo và Phật giáo. Dứt khoát tao phải đến đây để xem tận mắt thánh địa.
Tới nơi thì có rất đông du khách phương Tây. Chắc các chú Tây cùng có chung tính tò mò giống tao, muốn được tận mắt thấy những điều mà đã được nghe rất nhiều nhưng không thể hình dung được. Tao đọc ở đâu đó, người ta viết "TP Varanasi lộng lẫy bên bờ sông Hằng", tao khẳng định luôn thằng nào viết thế là cực kỳ mất dạy. Lộng lẫy đâu tao không thấy, chỉ thấy ngột ngạt, khói bụi, hôi thối và ô nhiễm. 
Để tới được sát bờ sông nơi có các lò thiêu hỏa táng thì bọn tao phải đi bộ xa lắm, xe tuktuk ko thể vào sâu được vì người nằm ngồi ngổn ngang, đường mấp mô bậc lên bậc xuống. Đi bộ cỡ 4-5 cây thì bọn tao vào tới nơi, dọc đường gặp vô số người ăn mày nằm ngồi la liệt. Mà ăn mày ở đây kỳ cục lắm, tao cho họ đồ ăn. Họ cầm ăn mà không có cảm ơn hay cười chào gì đâu, cứ cầm ăn rồi trừng trừng mắt mà nhìn thôi. Và xung quanh thì có rất nhiều bọn cò mồi nó cứ túm theo khách mời chào gì đó không ai hiểu. Có khi nào nó tưởng bọn tao đến chờ chết mà mời bọn tao vào hỏa táng không nhỉ. Tao nói thế vì ở khu này có rất nhiều phòng trọ, những người Ấn sắp chết sẽ tới đây thuê phòng nằm chờ chết, khi nào chết thì người nhà bó vải rồi khiêng ra lò thiêu. 
Người có tiền thì thuê trọ chờ chết và mua củi để thiêu, không tiền thì nằm vạ vật ngoài đường. Tiền nhiều mua nhiều củi, tiền ít mua ít củi. Chi phí thiêu và cúng trừ tà khoảng 35 triệu VND. Sau khi thiêu xong họ sẽ thả hết cả tro và cốt xuống sông Hằng. Mà thiêu củi có 4 tiếng thì cốt làm sao tan được, nên nói chung là không có cảnh đẹp đẽ như phim Hàn bê lọ tro ra sông rắc đâu. Tao thấy có rất nhiều xác người đang thiêu giở cũng đem thả trôi sông, tao đoán là do nhà đó ít tiền nên chỉ mua được từng đó củi thôi. Những người không có tiền thì nằm luôn ngoài đường để chờ chết, khỏi cần phòng trọ và cũng chẳng có tiền mua củi hỏa táng, họ bó vải và thả xác trôi sông. Ngoài ra, phụ nữ có thai, trẻ em, người chết vì rắn độc cắn cũng không hỏa táng, vì cho rằng những người đó chết thiêng nên chỉ bó vải trôi sông thủy táng luôn. Việc người dân tắm táp trên sông, uống nước trên sông và dập dềnh vài xác chết trôi bên cạnh là bình thường. 
Lúc chưa đến thì tao háo hức hăm hở lắm, đến nơi rồi thì tao ho sặc sụa, nôn ọe, nước mắt nước mũi giàn dụa bởi khói củi đốt xác và mùi khí uế. Tuyệt nhiên không thấy 1 ai tỏ ra khóc thương cho người chết. Tất cả mọi người làm việc bình thản như họ đang xây nhà vậy. Tao có nghe nói đó là tập tục của họ, tuyệt đối không khóc, không buồn và không có đàn bà. Trộm nghĩ, với tình trạng xác chết trôi sông như thế, vô phúc mình có bị nó cướp giết rồi bó vải trôi sông thì có giời mà tìm ra. 
Sau trận đi xem ỉa và xem thủy táng thì các anh tao đã biết sợ nguồn nước, bởi vì hàng ngày quán ăn dùng nước giếng và nước sông để nấu nướng, rửa rau, rửa bát. Chỉ cần 1 cơn mưa thì các thứ xú uế mà bọn họ đại tiện ra đường phố sẽ tràn xuống sông và tràn vào giếng.
Lúc này 90 chai nước của tao bắt đầu phát huy giá trị. Hôm trước các anh chửi tao là con điên, nay đã phải quay sang tao xin xỏ vì sau khi nhìn cái cảnh đó, các anh đã không còn tin tưởng vào nguồn nước ở cái xứ này, dù là nước đóng trong chai. Các anh quay sang dỗ tao: "Thôi, mày nhường nước cho bọn anh. Mày không rửa bim bim vài ngày cũng đéo chết đâu, nhưng không có nước thì bọn tao chết. Về mà có lỡ viêm nhiễm gì thì anh cho mày tiền đi khám phụ khoa". Tổ sư các anh, chửi em nữa đê, đấy em nhịn rửa để nhường nước cho các anh đấy, đéo gì lắm nữa.
Mỗi lần di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, là phải đi tầu hỏa hoặc xe khách. Và đi tầu ở bên này là nỗi kinh hoàng đối với bọn tao. Thời đó nó không bán vé trên mạng và cũng chưa có tàu có điều hòa. Bọn tao phải đi tàu chợ. Mà cú một cái là ra nhà ga chúng nó không bán vé, bắt bọn tao mua lại của cty du lịch. Dĩ nhiên là với giá đắt gấp mấy lần. Vé thì không có số ghế, nó bảo mày tìm chỗ nào đu được thì đu. Đeo mẹ, tao tưởng nó nói bố láo thế thôi, nhưng khi vào tàu thì kín mít chỗ. Người đi tàu ngồi lên cả nóc tàu, bám vào cửa tàu, đu ở cửa sổ, và chúng nó ngồi lên cả cái giàn để hành lý phía sát trần tàu đó. Tóm lại hở chỗ nào thì chen chỗ đó. Bọn tao cũng cố gắng tìm 1 chỗ để đu và ráng bỏ qua vụ nôn ọe vì mùi hôi của người. Nhưng mà đu mẹ, đi mấy trăm km chứ ít gì đâu. 
Nhưng vẫn chưa khốn nạn bằng việc đang đi giữa đường thì tao buồn ỉa, tao nhăn nhó kêu với các anh tao "Chết em rồi, em ỉa ra quần mất!". Các anh bảo: "Ở nhà thì kêu cả tuần mới ỉa 1 lần, sang đây đã đéo có toilet mà ngày đéo nào cũng đòi ỉa thế". Chẳng là bên đó họ xây nhà nhưng không có khái niệm xây toilet, nên mỗi lần tao buồn ỉa thì các anh phải đưa tao ra đường ỉa bậy. Nếu để tao tự đi thì khả năng tao bị bắt cóc và hiếp dâm rất cao, bởi vậy các anh mới biết ngày nào tao cũng đi ỉa. Cuối cùng thì tao cũng nhịn được đến khi tàu dừng, và việc đầu tiên khi tàu vào ga là tao phi như tên bắn nhảy qua cả đầu lũ người đang nằm la liệt ở sân ga để tìm chỗ đi ỉa. Tao chạy rất nhanh mà tay vẫn túm theo 1 anh để canh chừng hộ tao... 🤣
— Phần 2 —
Nếu nói Ấn Độ toàn người nghèo đói thì cũng không đúng. Có 1 bộ phận người Ấn rất giàu, họ sống trong những ngôi nhà lộng lẫy xa hoa, lúc nào nước hoa thơm nức, đồ hiệu đắp từ đầu đến chân và người nghèo không được phép đến gần. Ngay cả khi họ đi ngoài trời nắng, nếu bóng của họ hắt xuống mặt đường thì người nghèo cũng bị cấm không được giẫm lên chiếc bóng của họ. Sự chênh lệch giàu nghèo, phân biệt đối xử giữa 2 tầng lớp là không thể tưởng tượng. 
Nghịch cảnh của Ấn Độ là kinh tế tăng trưởng thì cứ tăng trưởng, còn người nghèo mạt hạng thì vẫn cứ nghèo. Sự nghèo khổ của người dân hiển hiện ở khắp mọi nơi và nếu ta chỉ xem Ấn Độ trên phim ảnh thì không bao giờ ta hình dung ra được cái nghịch cảnh nghèo khó đó. Chỉ khi ta chạm vào thực tế mới thực sự sốc. Chưa cần nói đến những nơi xa xôi, mà ngay ven ngoại ô New Delhi ta cũng đã được chứng kiến thực tế kinh hoàng. Những người vô gia cư nằm ngồi la liệt, những con ngõ chật hẹp bụi bẩn, đầy rẫy rác thải, nước tiểu và phân bò. Những sạp bán hàng ăn ruồi nhặng bu kín, những ánh mắt đục ngầu đờ dại cứ nhìn tròng chọc vào ta như thể ta là sinh vật lạ.
Đi bộ lang thang nhiều, ăn uống lại không đầy đủ nên tao chóng đói. Có gói bánh trong túi mà không tài nào ăn nổi vì những điều xung quanh. Không khí ngột ngạt, khói bụi, ồn ào, còi xe và rất nhiều cứt bò. Và kể cả tao có đủ can đảm để ăn giữa cái không gian hỗn loạn ấy, thì chưa kịp bỏ miếng bánh vào mồm thì đã có cả 1 đàn trẻ thơ chạy theo ta, xin cho bằng hết.
Không biết có phải vì nước sinh hoạt hiếm, hay vì người nghèo ở đây không có thói quen tắm rửa mà rất nhiều những đứa trẻ cởi truồng, người đầy đất cát cáu két như rất lâu rồi chưa tắm. Người lớn cũng không hơn, đầu tóc, quần áo, chân tay bê bết, họ ngồi bán nước ép hoa quả mà tất cả vật dụng bán hàng đều bẩn như thể nó được lưu cữu từ một nghìn năm trước.
Hầu hết những người đàn ông Ấn Độ ta gặp, cho dù nghèo hay không nghèo, cho dù vô gia cư hay buôn bán nhỏ lẻ (không tính tầng lớp học thức và giàu có), họ đều có chung một thói quen rất xấu là thọc tay gãi chim mọi nơi mọi lúc. Ta sẽ được chứng kiến cái hoạt cảnh vài thằng râu dài đến rốn, đứng nói chuyện ồn ào như chợ vỡ và liên tục thọc tay vào quần gãi sồn sột là chuyện thường tình (vi không bao giờ mặc sịp và cứ để con chim tự do ngoe nguẩy).
Đàn ông Ấn Độ rất lỗ mãng, coi thường phụ nữ tột độ. Khi đi ngang qua 1 đám đàn ông, cho dù có ăn mặc kín mít thì chúng vẫn buông những lời cợt nhả và lia những ánh mắt thô tục về phía người phụ nữ. Nếu một người phụ nữ bị hiếp dâm ở Ấn Độ thì lỗi thuộc về người phụ nữ đó, kể cả cảnh sát cũng có định kiến rằng "chắc cô ta phải làm gì sai trái thì mới bị cưỡng bức". Và người phụ nữ bị cưỡng bức là do cô ta để cho người ta cưỡng bức, vậy thì lỗi thuộc về cô ta. 
Đến vấn đề công nghệ. Trước giờ tao vẫn nghĩ Ấn là 1 cường quốc công nghệ thông tin. Nhưng khi tới đây ta mới té ngửa rằng đéo có mạng, sim mua tại sân bay thì không dùng được, sim đt mỗi tỉnh là mỗi mạng khác nhau, sim mua tỉnh nào thì dùng tại tỉnh đó, đt roamming cũng không được luôn. Đù mẹ làm sao giờ? Chết nửa đời người vì ko biết tìm giải pháp nào đây.
Ấy vậy, dù bẩn thỉu và nghèo đói, nhưng tao không thể phủ nhận Ấn Độ có thiên nhiên tuyệt đẹp, có lịch sử văn hóa lâu đời với rất nhiều cung điện, đền đài như những kiệt tác  nghệ thuật. Mấy anh em tao thuê xe đi thảo nguyên chơi 3 ngày, căng lều ngủ giữa thảo nguyên mênh mông bát ngát chẳng còn nhớ gì đến những con người nghèo khổ và những bữa ăn đậm đặc mùi cà ri. Ở đây chỉ có những cánh đồng cỏ xa tít chân trời, có đỉnh Himalaya quanh năm tuyết trắng, có tiếng đàn ghita vang xa và giọng hát vút cao của 5 anh em.
Để mà nói về sự phiền toái, nhiễu nhương thì các cơ quan, tập thể, nhân viên nhà nước ở Ấn Độ là số 1. Ví dụ như máy bay hạ cánh lúc 12h đêm thì tao phải xếp hàng từ lúc đó tới tận trưa hôm sau mới làm xong thủ tục nhập cảnh và nhận hành lý. Méo thể hiểu được! Còn du khách mang hộ chiếu ra ga mua vé tầu, sẽ được nhân viên nhà ga cấu kết với du lịch, đẩy khách ra mua vé giá cao gấp vài lần. Tao nói nhân viên ga cấu kết với du lịch là bởi vì mấy ông Tây vẫn vào ga mua được vé. Bọn Ấn phân biệt khách Tây và khách Á để bắt nạt, mà Á cũng tùy loại Á mà chúng chèn ép. Vào khu tham quan thì bị kiểm tra khám xét, thu đt thu thiết bị, khu vực gửi đồ thì chẳng có cái quy củ nào cả, có mà cụ tao sống lại cũng chẳng dám vứt đồ đạc đó để vào.
Mỗi lần đi xe bus, đi taxi, đi tuktuk đều phải mặc cả mỏi mồm vẫn cứ bị chặt chém. Đi mua hàng mà ko có tiền lẻ thì nó lờ đi không trả tiền thừa, đòi thì nó cả vú lấp miệng em hoặc cướp luôn. Đi vào khu khách du lịch hay tới sẽ gặp lũ cò mồi, cứ đu theo nói nhức óc, và mắt trước mắt sau là bị móc túi rồi. 
Có một sự cố khi lang thang trên phố, làm tao khóc tu tu như đứa trẻ con. Như tao đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần rằng đường phố nơi những người dân nghèo sống, thường nhan nhản rác thải, nilon và cứt. Nếu ko may chúng mày có bị đi lạc đến một đất nước mà chúng mày không biết đó là đâu, nhưng trên phố chúng mày nhìn thấy rất nhiều cứt thì chắc chắn chúng mày đã lạc tới Ấn Độ. Tao luôn mồm cảnh tỉnh các anh tao cẩn thận kẻo giẫm phải cứt, trong khi cái thân tao còn lo chưa xong. Với thị giác mù dở của tao thì việc tránh không giẫm phải cứt trên đường, được coi là bộ môn nghệ thuật tránh boom nâng lên một tầm cao mới. Cẩn thận khủng khiếp, đề phòng khủng khiếp, ấy thế mà thế đéo nào tao lại bép một phát. Nhìn xuống thì dưới chân tao đã gọn gàng 1 bãi cứt, rất mềm và đương nhiên là thối. 
Tao chết trân tháo giầy đứng nhìn, đáng ra tao đã đủ bình tĩnh để suy nghĩ, nhưng các anh tao cứ cười làm tao ức quá, nước mắt tào tràn ra, tao tu tu tao khóc. Tao mà biết thế này thì tao đã mang theo mẹ nó 10 đôi giầy rồi, nhưng tao ngu quá, tao lại mang có 1 đôi và bây giờ đôi giầy của tao đã dính cứt. Ai đó hỏi sao không rửa, thì đọc lại đoạn trên hộ tao. Nước uống còn không có, tao lấy nước rửa giày, các anh tao đánh tao má nhận không ra.
"Thôi vứt đi, vào tp tìm hàng giầy, anh mua cho đôi khác" các anh tao an ủi thế, hành trình đi tìm mua giầy ở cái vùng xa xôi hẻo lánh, nó gây trầm cảm cho bọn tao không kém gì lúc tao giẫm vào cứt. Đi mãi đi mãi ko gặp cái chợ hay siêu thị nào, thực sự bọn tao rất lo lắng, vì không thể đi chân đất thế này mãi được, lỡ giẫm vào cái gì đó rồi bị nhiễm trùng, uốn ván thì chỉ có bỏ xác ở đây. Nhìn thấy 1 người phụ nữ đi đôi dép, bọn tao ngỏ ý muốn mua lại đôi dép đó, mà không có cách nào để giao tiếp. Cuối cùng các anh tao cũng vận dụng hết tài năng, tay chân mồm miệng để lôi được đôi dép từ chân bà ta ra nhét vào chân tao, xong rút mấy tờ tiền múa may một hồi. Cuối cùng thì bà cô cũng đồng ý bán, cơ mà lâu rồi nên tao không còn nhớ đôi dép đó bao nhiêu tiền. 
Đến Ấn Độ du lịch bụi thì chúng mày tạm quên mình là nữ giới đi, nên ăn mặc hầm hố như đàn ông, bịt mặt bịt đầu kín mít, đeo kính râm để tránh bị quấy rối tình dục. Nếu đi 1 nam 1 nữ thì cũng không lấy gì đảm bảo là sẽ an toàn, bởi chúng thường có nhiều hơn 2 thằng, và không ai đảm bảo cái khách sạn mà mình ở nó không công khai thông tin cá nhân của mình cho bọn đang chầu chực ngoài kia.
Nói là thế, nhưng thực tình tao vẫn khuyên chúng mày nên tới Ấn Độ một lần. Đến để thêm biết về thế giới, đến để thay đổi cái nhìn về cuộc sống. Chúng mày đã từng tuyệt vọng về cuộc sống chưa? Chúng mày đã từng đau khổ chưa? Chúng mày có từng chán nản vì nghèo khó? Chúng mày có từng thấy căm hận một ai đó vì bị đối xử bạc bẽo? Vậy hãy một lần đến Ấn Độ đi, khi trở về VN chúng mày sẽ cảm thấy mình cực kỳ hạnh phúc. 
Tới Ấn Độ chúng mày sẽ học được bài học về sự khổ đau, chúng mày sẽ thấy những con người ở đó họ chẳng có gì cả. Nhìn những người nằm hấp hối bên vệ đường chờ chết, mạng người đâu có nghĩa lý gì. Họ sẵn sàng sống khổ hạnh với một đức tin mạnh mẽ, họ thờ tới mấy triệu vị thần trong đó có đủ các thể loại trâu, bò, voi, khỉ, cua, rắn, chuột, lươn, chim... bởi vậy họ sẵn sàng chết đói chứ không ăn thịt động vật. Họ mang thân mình ra để kéo xe, thồ hàng chứ không để trâu bò kéo xe, người có thể chết chứ bò không thể chết. Ấn Độ giống như một nhà thương điên khổng lồ, nó cũng giống như địa ngục của trần gian. Vẫn biết rằng sống ở đời mình phải nhìn lên cao mà phấn đấu, nhưng đôi khi phải biết nhìn xuống dưới để thấy ta đang có quá nhiều. Hạnh phúc đôi khi giản đơn thế đấy. Cứ đi Ấn Độ đi, chúng mày sẽ thấy yêu cuộc sống mà chúng mày đang có hơn bao giờ hết.

Nguồn Blogger Thoa Già❤️
Reply
#2
Wow.  Hì hì...hì hì.  Kiểu này anh hai có lẽ sẽ đẩy Ấn Độ xuống cuối danh sách quốc gia anh hai sẽ đi thăm quan.  Cô Thoa viết chuyện có duyên.  Anh hai đọc ráng tránh mí chữ đ giống như cô Thoa đi bộ mà cũng không được.   Rollin Cảm ơn em Hải nha.

Reply
#3
Hơi tình cờ, sáng nay mở email thấy có bài này về Ấn Độ được forward tới nên tiện thể dán thêm vào đây. 
 

Ấn Độ - thiên đường và địa ngục
 
 
Nhiều người từng đến Ấn Độ chắc đều có chung một cảm giác là đã đến một đất nước với hai thái cực, vừa là địa ngục vừa là thiên đường. Bẩn thỉu và thánh thiện, ồn ào và lười nhác, xảo trá và chính trực. Sự biến đổi ở đây là không thể lường trước được, nhưng lại không thể cưỡng lại được. Sáu nghìn năm văn hiến đã khiến cho Ấn Độ toát lên khí chất mạnh mẽ giữa thần tiên và ma mị, đồng thời cũng khiến tâm trạng một du khách như lão PP thăng trầm như chiếc xe vượt núi băng đèo trong suốt cuộc hành trình.

Hơn 20 năm trước, lão lần đầu tiên đến sân bay Delhi, cảm thấy không khác gì những sân bay quốc tế khác. Nhìn thấy quầy taxi, lão bước đến trả tiền trước cho một chiếc xe, vừa bước ra khỏi sảnh một mùi ẩm nóng phả vào mặt mang theo đủ vị, xăng, dầu, mồ hôi, cứt chó, cứt bò, mùi hoa, mùi nước hoa, mùi gia vị...hỗn độn khó tả. Đang loay hoay tìm phương hướng đi về bãi đậu taxi thì một tia chớp loé sáng, chiếc xe Hindustan Ambassador cũ kỹ tưởng chui ra từ đống rác đỗ xịch trước chân, một chiếc đầu xù tóc, khuôn mặt đen xì với đôi mắt chỉ lòng trắng thò ra bên ngoài xe (Ấn Độ vô lăng bên phải) “Sir, you book a car?” (Thưa ngài, ngài đặt xe chứ?). Lão hơi ngần ngại nhìn chiếc xe như đồ chơi nhưng vì là một tay lão luyện từng trôi nổi giang hồ nên rất dễ thích nghi mọi điều, lão “Yes” xong thì mở cửa xe định chui vào ngồi ghế bên tay trái lái xe thì trên ghế đầy rác rưởi, nào là vỏ hộp đồ ăn nhanh, vỏ chai, thuốc lá, giấy, khăn...Tay lái xe chỉ tay ra hàng ghế sau, lão chui vào chưa yên vị thì hắn đã rồ ga phun khói lao đi.

Cậu ta tăng ga lạng lách trên đường, vượt qua nhiều ô tô có vết đâm xước lồi lõm, xe nào cũng muốn tranh lao đi trước, chạm nhau là chuyện thường tình. Nhiều người chắc sẽ hoảng hồn về kiểu lái như một thằng điên cầm lái này, nhưng đối với lão quen trò mạo hiểm nên không hề lo lắng về điều này, dường như tốc độ điên cuồng của chiếc xe đã mang lại cho lão một cảm giác cực kỳ thú vị, lão luôn miệng cổ vũ “Hey, very good, try faster!” ( Này, được lắm, thử đi nhanh hơn). Một phần cũng để răn đe hắn rằng, bố mày đến từ New York, dọa bố mày đéo được đâu, và đừng giở những trò gì khác.

Không khí nóng ẩm phả mạnh vào mặt, nhìn xung quanh, dọc đường có rất nhiều cây xanh khiến lão hơi ngạc nhiên. Bỗng tay tài xế phanh gấp, một thằng cha khoác một chiếc bị hơi to đứng bên đường. Xe đậu lại, hắn tự nhiên như ruồi mở cửa chui lên xe ngồi cạnh lão, hắn chào lão cũng rất tự nhiên. Cậu lái xe cũng rất thản nhiên bắn cho lão hai câu cộc lốc “My friend “ ( bạn tôi). Lão chưa kịp hoàn hồn thì chiếc xe lại lao đi như bay rồi dừng lại ở một khu chợ ven đường, tay bạn đi nhờ xe lao xuống nhưng cũng không quên quay đầu vẫy tay chào lão “Thank you sir!” (Cảm ơn ông). Lão bị cứng lưỡi sau khi tay này lên ngồi cạnh và hít đủ mùi cà ri và mồ hôi của hắn. Lão chỉ kịp bật ra câu “Địt mẹ, chuối thật!”.

Điểm đến của lão là khách sạn 5 sao “The Park New Delhi” nhưng một người bạn từ Hồng Kông đến trước hẹn gặp lão tại sảnh nhà ga xe lửa New Delhi. Tay lái xe đậu xe trên một con đường bẩn thỉu và nói với lão rằng đây là chợ Main Bazaar đi bộ xuyên vào bên trong là ga xe lửa, hỏi sao không đưa tớ đến tận cửa, hắn nói phải về đi lễ với vợ, nếu đi đến cửa lại phải vòng hơi xa. Thôi đành vậy, tức giận cũng chẳng giải quyết được gì. Lão lê bước trên một con đường gập ghềnh đầy bùn đất và rác thải, không khí nồng nặc mùi phân bò, hai bên là những tòa nhà cũ nát tưởng chừng như sắp đổ sập, những cửa hàng nhỏ bày bán đầy quần áo, khăn quàng, thảm đủ màu sắc, dân tình đi lại nháo nhào, tiếng rao hàng, tiếng hét tìm người, tiếng đọc kinh kệ, tiếng chó sủa, tiếng còi xe cũng kinh thiên động địa.

Đến sảnh ga thì đã thấy thằng bạn đứng đấy bên cạnh là một chiếc xe Tuktuk. Cậu ta làm ăn ở đây nên rất thông thạo New Delhi. Cậu ta giải thích, giờ này đi Tuktuk sẽ nhanh hơn taxi vì tắc đường trầm trọng. Thế là lại ngồi lên Tuktuk, rồi như một cơn lốc, xe luồn lách lao đi như một con chó điên xổng chuồng khiến người ngồi trên rớt tim nếu như chưa từng trải. Một hồi rồi cũng đến được khách sạn.

Bước vào khách sạn là thiên đường, là một thế giới hoàn toàn khác chỉ cách một bức tường với bên ngoài. Kẻ hầu người hạ giúp xách hành lý, đưa tận tay những chiếc khăn, đồ uống mát lạnh. Mọi tiện nghi từ nhà hàng, quầy bar, mát xa, bể bơi cho đến phục vụ đều tiêu chuẩn thế giới. Tắm rửa thay đồ xong, hai thằng xuống sảnh khách sạn. Một chiếc xe Mercedes-Benz đen mới cứng từ từ lăn bánh vào trước sảnh, một cậu lái xe ăn mặc áo trắng quần Tây đen là lượt phẳng phiu nhẩy xuống mở cửa xe mời hai vị lên. Ngồi trong xe mát lạnh thơm tho nên cũng không cảm thấy đường dài sau đấy đến một dinh thự ở khu người giàu Sunder Nagar bên cạnh là dòng sông Sunder Nagar tuyệt đẹp. Chủ nhân là một cặp vợ chồng trẻ thuộc giới thượng lưu Ấn Độ kinh doanh trong ngành công nghiệp phim ảnh Ấn Độ Bollywood. Mỗi năm họ làm vài chục bộ phim và thu nhập vài trăm tỷ VNĐ như chơi.

Đừng hình dung biệt thự 40 nghìn mét vuông của hai vợ chồng này như biệt thự Ecopark Việt Nam hay thậm chí như biệt thự bình thường ở Beverly Hills, Los Angeles, California, Mỹ. Nó kinh khủng hơn nhiều, nó rộng và chiếm cả một quả đồi. Hai vợ chồng hai đứa con có hơn 50 người hầu hạ. Lão cũng không muốn tả lại căn biệt thự này làm chi, bởi nói như vậy là đủ. Riêng căn phòng làm rạp chiếu phim của họ thì lão thực sự ngưởng mộ.  Màn hình rộng, ghế ngồi như ghế máy bay hạng thương gia năm sao cho khoảng 30 người, mỗi người một tủ lạnh một bàn đủ đồ uống, rượu và đồ ăn vặt. Âm thanh nổi, sự phân giải màu sắc thì tuyệt đỉnh. Lão đã từng tự hào về căn phòng xem duyệt phim của hãng phim Gia Hoà, Hồng Kông và cứ đinh ninh là nhất châu Á, khi nhìn thấy căn rạp mini thượng lưu này mới cảm thấy hổ thẹn.

Chiều hôm ấy được hai vợ chồng chiêu đãi một bữa ăn nửa Âu nửa Á do một đầu bếp thuê từ Hồng Kông. Suốt bữa ăn, lão được nghe chủ nhân kể về sự khác biệt trong xã hội Ấn Độ và ngành điện ảnh mà họ đang kinh doanh. Nói tóm lại, họ đã giải thích trước những cái mà lão sẽ được chiêm nghiệm vào vài ngày tới.

3 giờ sáng hôm sau vợ chồng này cho lái xe đến đón lão tại khách sạn đi 3 tiếng đồng hồ thì đến Taj Mahal để vừa kịp ngắm bình minh ở đây. Taj Mahal là một trong bảy kỳ quan thế giới và còn được biết đến như một đài tưởng niệm tình yêu tuyệt đẹp do Hoàng đế Shah Jahan xây dựng cho vợ mình là Mumtaz Mahal. Đây là một kỳ quan kiến trúc được làm bằng đá cẩm thạch trắng và khảm 33 loại đá quý khác, các nghệ nhân đã mất gần 22 năm để xây dựng lăng mộ kỳ diệu này. Nếu để chiêm ngưỡng kỹ càng lăng mộ này thì cần khoảng vài ngày. Nhưng cưỡi ngựa xem hoa thì cũng nhìn ra một mối tình đáng ca tụng đến muôn thuở. Lão nhớ khi bước vào cổng Taj Mahal, có một dòng chữ viết như sau: “O Soul, thou art at rest. Return to the Lord at peace with Him, and He at peace with you.” ( Này linh hồn, ngươi đã yên nghỉ. Hãy trở về bên Thượng đế, bình yên với Ngài, và Ngài sẽ bình yên với bạn.)

Mấy ngày sau, lão muốn tự mình đi khám phá  New Delhi và lang thang hết hang cùng ngõ hẻm. Từ New Delhi hiện đại đến Old Delhi cũ kỹ rách nát. Ghé thăm Chandni Chowk, Jama Masjid, Kinari Bazaar, Silver Market và Chợ Gia vị lớn nhất Châu Á. Rồi đi thăm Cổng Ấn Độ, Tòa nhà Tổng thống, Quốc hội Ấn Độ và Quảng trường Connaught.

Những con đường nhỏ hẹp, quanh co và lề đường của Delhi cũ là minh chứng cho sự cai trị của Mughal trước đây. Old Delhi có một trong những khu chợ lâu đời nhất và sầm uất nhất của đất nước – Chandni Chowk (Moonlight Square). Ở đây bạn có thể chiêm nghiệm những món ăn dân gian của Ấn Độ. Đây cũng là một con phố khác thường, một địa điểm tôn giáo nổi tiếng mà các tôn giáo khác nhau cùng tồn tại. Ở đây có Đền Tianyi Sect Jain, Đền Gaoli Sankha của Ấn Độ giáo, Nhà thờ Christian Central Baptist, nhà thờ Đạo Sikh, Nhà thờ Hồi giáo vàng Islam, Nhà thờ Hồi giáo Islam Fatehpur. Nhà thờ Hồi giáo nổi tiếng nhất ở Delhi, Jama Masjid, cũng nằm gần đó và được xây dựng vào năm 1650.

Đi bộ trên đường phố New Delhi, thủ đô của Ấn Độ, những khác biệt rất lớn ở thành phố này thật đáng ngạc nhiên. Bên cạnh những khu ổ chuột đổ nát là những khu dân cư cao cấp, với những con chim cùng con người kiếm ăn trên bãi rác, những con khỉ trên dây điện trong khu phố cổ ... Sự nghèo đói và giàu sang được bộc lộ quá ư là sắc nét.

Lão đi vào khu ổ chuột Tughlakabad, không khí nồng nặc đầy mùi nước tiểu. Ngoài ra, nhiều con đường ngập rác và chất thải không rõ nguồn gốc, nhiều lúc không biết đặt chân vào đâu, phân trẻ em chỗ nào cũng có, lão thấy vài bà mẹ bế con để chúng ỉa ngay trên đường. Lão len lõi vào một chiếc hẻm, có đoạn chỉ rộng bằng một người đi vào để theo chân một anh bạn lái xe Tuktuk vào thăm nhà anh ta ở đây. Căn nhà có 5 mét vuông kê 2 giường tầng ở đến 6 người. Tuy họ nghèo khổ nhưng họ vẫn vui vẻ nhiệt tình và không hề ái ngại với người bạn mới quen.

Ngược lại ở New Delhi, đặc biệt là trong khu vực trung tâm thành phố, cây cối rậm rạp, sạch sẽ và thoáng rộng, trong khi tình trạng lộn xộn ở Old Delhi thật sự gây sốc, hai cảnh tượng chỉ ngăn cách nhau bởi một bức tường cổ.

Khoảng cách giàu nghèo ở Ấn Độ lớn như thế nào? 5 mét vuông nhà cho người nghèo và 40 nghìn mét vuông dinh thự cho người giàu. Nói vậy dễ hình dung hơn.

Ấn Độ luôn được biết đến là nghèo đói trong mắt người nước ngoài. Nhưng điều mà nhiều người không biết là đất nước bị người khác chê nghèo, nhưng số lượng tỷ phú lại đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Lấy ví dụ như người đàn ông giàu nhất Ấn Độ, Mukesh Ambani. Thu nhập hàng ngày của ông có thể đạt 10,7 tỷ Rupee. Ông đã vượt qua người giàu nhất Trung Quốc Jack Ma trước khi trở thành người giàu nhất châu Á và đứng thứ 16 trong danh sách người giàu toàn cầu.

Ở đất nước này, những khu nhà giàu và khu ổ chuột thường được ngăn cách chỉ một bức tường, nhưng những người giàu lại ngoảnh mặt làm ngơ trước những đồng bào đang chật vật với cơm ăn áo mặc, và cảm thấy không cần thiết phải giúp họ thoát nghèo. Ở phía đông và phía tây của một bức tường, phía đông là thiên đường tráng lệ trên trái đất, phía tây là địa ngục kinh hoàng của trần gian.

Những người giàu sống trong biệt thự, lái những chiếc xe hơi sang trọng và được kẻ thấp hèn hầu hạ. Họ sống như đế vương. Khi màn đêm buông xuống, họ lái những chiếc xe thể thao đắt giá gầm rú trên đường phố và ngõ hẻm. Họ có thể vung phí tiền kể cả ở Paris và hô phong hoán vũ bắt những người da trắng hầu hạ dưới ma lực của đồng tiền.

Còn những người “hàng xóm” của họ sống như chuột cống, tiền sinh hoạt hàng ngày thường chỉ vẻn vẹn một Đô La, họ phải sống trong những căn nhà dột nát, tối tăm ẩm thấp với bốn bức tường, suốt ngày quanh quẩn ở bãi rác tìm kiếm thức ăn có thể nuôi sống bản thân.

Hiện thực là vậy, một trong số ít họ đang đứng trên đỉnh của kim tự tháp và nhiều người còn lại đang quỳ dưới đáy của kim tự tháp, sự khác biệt là không thể tránh khỏi. Nhưng tuy vậy, tầng lớp dưới đáy sống rất vừa lòng với thực trạng, với số mệnh an bài và họ lại rất lãng mạn yêu đời. Bất cứ ở đâu, các bạn đều thấy nụ cười và ánh mắt chan chứa tình cảm của họ. Họ thích múa, thích hát, thích pha trò, chỉ cần đốt lửa và âm nhạc nổi lên, cho dù họ đang bận tay làm gì cũng vứt đấy ra tụ tập nhẩy múa hát hò đã. Mọi người đều không vì nghèo đói mà mất đi sự nhiệt tình và trung thực, một sự thành kính với tôn giáo tuy đơn giản nhưng vững vàng như đá hoa cương không hề suy suyển trước gió mưa, tháng ngày.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Ấn Độ là đất nước huyền diệu và lãng mạn, là cõi Cực Lạc mà Đường Tam Tạng đã trải qua muôn vàn gian nan đi đến để thỉnh kinh. Ấn Độ cũng là một đất nước đầy mâu thuẫn, đầy tranh cãi, nhưng lại đầy hấp dẫn. Một số người khi đã bước chân đến đây đều không khỏi yêu nó đến say đắm và khó có thể rời xa, coi nó như thiên đường, nhưng một số người lại chế nhạo Ấn Độ, mô tả nó như một khu chợ ồn ào, bẩn thỉu, nghèo nàn và lạc hậu, và coi nó như địa ngục. Nhà văn Mỹ Mark Twain đã từng nói rằng “vì sự phức tạp của Ấn Độ nên bất kỳ sự đánh giá nào cũng đều đúng”. Bản thân Ấn Độ là nơi giao thoa giữa thực tế và mộng cảnh. Câu trả lời nằm trong trái tim mỗi người, ngay trong mắt bạn. Bạn hy vọng nhìn thấy điều gì? Bạn muốn ngăn chặn điều gì? Chỉ bạn mới có thể giải thích Ấn Độ.

Ấn Độ là đất Phật, tuy rằng nó lộn xộn bẩn thỉu phản ảnh lên muôn kiếp nhân sinh trong cõi ta bà. Nhưng nếu bạn đến đây với một tấm lòng hành hương để trải nghiệm, thì ngoại cảnh không cần thiết. Bạn nhìn thấy dấu ấn của Phật, chạm tay vào cổ tích, đấy là thiên đường. Bạn nhìn thấy và chứng kiến hiện thực, đấy là địa ngục.

Lão đã chứng kiến  những cảnh tượng không thể hiểu nổi này mà rơm rớm nước mắt, khi đã ngộ ra thấu hiểu mới cảm thấy sự ngu dốt và tầm thường của chính mình. Điều kỳ diệu của Ấn Độ là trong sự hoang tàn và hỗn loạn vẫn tỏa sáng trí tuệ của nền văn minh triết học cổ đại. Nếu nhìn nó bằng bộ óc văn minh hiện đại, bạn sẽ không hiểu hết Ấn Độ. Chúng ta chỉ nhìn thấy sự bất công của chế độ đẳng cấp và sự mê muội vào nhiều vị thần, nhưng chúng ta không thể cảm nhận được sự cân bằng của việc chấp nhận luân hồi ở mỗi người nơi đây, bởi vì tất cả những điều này có thể bị cho là mê tín.

Mặc dù Ấn Độ là một quốc gia, nhưng có hai thế giới cực đoan. Mặc dù họ cực đoan chia rẽ, nhưng lại khăng khít với nhau. Tầng lớp trên bóp cổ tầng lớp dưới, tầng lớp giàu sụ thành công là nhờ sự bóc lột tầng lớp dưới. Vậy trong thế kỷ 21, tại sao Ấn Độ vẫn chưa thay đổi được tình trạng này?

Thứ nhất, chế độ đẳng cấp phân tầng xã hội đã được lưu truyền hàng nghìn năm. Xã hội Ấn Độ được chia thành bốn đẳng cấp, Bà la môn, Kshatriya, Vaisha và Sudra. Theo quan điểm của họ, Bà La Môn là cửa miệng của người nguyên thủy và thuộc tầng lớp cao nhất của xã hội. Họ thuộc hàng tăng lữ và có quyền giải thích mọi kinh điển. Kshatriya  là cánh tay của người nguyên thủy, do Bà-la-môn trực tiếp điều khiển, phụ trách quyền lực quân sự và chính trị. Vaisha là đùi của người nguyên thủy, là những người bình thường bao gồm nông dân, người chăn nuôi và thương gia. Sudra là chân của người nguyên thủy, thuộc về thấp nhất. Những người thuộc đẳng cấp này bao gồm những người hầu, thợ thủ công, bồi bàn và đầu bếp. Đây là giai cấp đông dân nhất. Những người thuộc dạng Bà La Môn sẽ không hề coi người thuộc dạng Sudra là “người”, không chạm tay vào họ thậm chí nếu đang đi trên đường mà chiếc bóng của họ bị chiếc bóng của người Sudra đè lên cũng lập tức về ngay để tắm rửa sạch sẽ.

Những người ở khúc cuối thấp nhất của kim tự tháp cam chịu phục tùng và không bao giờ cảm thấy rằng có bất kỳ vấn đề gì. Theo quan điểm của họ, ngay từ khi sinh ra, họ đã có một định mệnh bi thảm, nếu không phục tùng tầng lớp thượng lưu, họ sẽ vi phạm ý trời và bị ông trời trừng phạt.

Chế độ đẳng cấp ban đầu chỉ là lời nói xảo quyệt được tạo ra bởi những người ở cấp cao để hưởng sự thịnh vượng và giàu có vĩnh viễn, nhưng lời xảo quyệt này đã được lưu truyền trong 3000 năm và mọi người đều biết bộ mặt thực sự của nó. Người Anh khi thống trị nước này cũng đã từng nghĩ đến việc xóa bỏ chế độ này nhưng cũng không thành.

Ấn Độ đã độc lập trong nhiều năm và chưa bao giờ cảm thấy rằng chế độ đẳng cấp là một tệ hại. Chừng nào nó còn tồn tại, giai cấp xã hội sẽ tiếp tục cố định theo cách này, những người ở dưới đáy sẽ không bao giờ có cơ hội đứng lên và nắm quyền kiểm soát, và khoảng cách giàu nghèo sẽ tiếp tục được nới rộng.

Thứ hai, những mặt hạn chế của Ấn Độ giáo. Tôn giáo này cho rằng phụ nữ là hiện thân của cái ác. Họ được sinh ra để làm mê hoặc thế giới, họ chỉ là kẻ hầu của đàn ông, họ không xứng đáng với bất kỳ phẩm giá nào, và họ không có nhân quyền nào cả. Chừng nào sự nguyên thuỷ và hạn chế của Ấn Độ giáo không bị phá vỡ, thì phụ nữ Ấn Độ sẽ không bao giờ có thể phá vỡ gông cùm. Sự bất công bằng giữa nam và nữ của Ấn Độ khiến các vụ hiếp dâm vẫn sẽ tiếp tục cho đến khi đất nước suy sụp.

Cả chế độ đẳng cấp và Ấn Độ giáo đều đã ăn sâu vào đất nước này và không thể xóa bỏ nó. Bởi vì một khi chạm đến những điều này thì đụng chạm đến lợi ích của tầng lớp trên khi tầng lớp này dù chỉ có 1% dân số nhưng nắm giữ đến hơn 70% tài sản cả nước. Và làm sao họ có thể chịu đựng được chiếc bánh của mình bị kẻ khác chia cắt?

Lần bùng phát thứ hai của đại dịch ở Ấn Độ là hình ảnh thu nhỏ cho những khiếm khuyết của Ấn Độ. Trước hết, họ biết rằng dịch bệnh vẫn chưa qua đi nhưng vẫn tổ chức các nghi lễ tôn giáo hoành tráng và tụ tập tranh cử. Thứ hai, họ tin tưởng một cách mù quáng, mê tín rằng với sự phù hộ của thần linh, họ có thể vượt qua dịch bệnh.

Dịch bệnh bùng phát, người chết như rạ, những người giàu đã đáp máy bay riêng trốn sang châu Âu để hưởng thụ tiếp, để lại những người nghèo vật lộn với dịch bệnh ở vùng đất thảm họa này.
Cầu nguyện cho họ, cầu nguyện cho một đất nước đáng yêu, đáng nhớ và huyền bí.

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Email chỉ có thế không rõ người viết là ai.
Reply
#4
(2021-05-20, 09:42 AM)Háo Sắc Wrote: Hơi tình cờ, sáng nay mở email thấy có bài này về Ấn Độ được forward tới nên tiện thể dán thêm vào đây. 
 

Ấn Độ - thiên đường và địa ngục
 
 
Nhiều người từng đến Ấn Độ chắc đều có chung một cảm giác là đã đến một đất nước với hai thái cực, vừa là địa ngục vừa là thiên đường. Bẩn thỉu và thánh thiện, ồn ào và lười nhác, xảo trá và chính trực. Sự biến đổi ở đây là không thể lường trước được, nhưng lại không thể cưỡng lại được. Sáu nghìn năm văn hiến đã khiến cho Ấn Độ toát lên khí chất mạnh mẽ giữa thần tiên và ma mị, đồng thời cũng khiến tâm trạng một du khách như lão PP thăng trầm như chiếc xe vượt núi băng đèo trong suốt cuộc hành trình.

....

Dịch bệnh bùng phát, người chết như rạ, những người giàu đã đáp máy bay riêng trốn sang châu Âu để hưởng thụ tiếp, để lại những người nghèo vật lộn với dịch bệnh ở vùng đất thảm họa này.
Cầu nguyện cho họ, cầu nguyện cho một đất nước đáng yêu, đáng nhớ và huyền bí.

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Email chỉ có thế không rõ người viết là ai.

Bạn Háo Sắc,

Bài rất hay, có thể đọc được trong link:

https://thuonggiaonline.vn/an-do-thien-d...-38455.htm

Thanks-sign-smiley-emoticon
Reply
#5
Đọc để thu lượm info, phải nói rất là thật, thực tế ở Ấn Đọ giờ mới biết Astonished-face4 
Bài viết rất bổ ích nếu muốn đi du lịch Ấn độ. 10_point

Reply
#6
Ấn Độ bữa nay , xác chết và người sống xài chung dòng nước
Reply
#7
khủng khiếp
https://www.indiatvnews.com/news/india/b...als-704275
Reply
#8
Cái building tôi ở toàn là Ấn Độ (~ 80%) nên cũng thật sợ. Nhiều khi thấy họ kéo một đống vali đi vô thang máy là nghĩ họ mới về từ Ấn Độ liền lạnh gáy.
Thành thử đợi thang máy mà có Ấn Độ ở trong sẵn không ai dám vô.
Những thành phố có tỷ lệ người nhiễm covid nhiều cũng có dân Ấn cao ngất ngưởng.

Ồ, hình như anh vô_danh cũng dân Ontario nên biết Brampton phải không?
Reply
#9
(2021-05-22, 07:51 AM)Háo Sắc Wrote: Cái building tôi ở toàn là Ấn Độ (~ 80%) nên cũng thật sợ. Nhiều khi thấy họ kéo một đống vali đi vô thang máy là nghĩ họ mới về từ Ấn Độ liền lạnh gáy.
Thành thử đợi thang máy mà có Ấn Độ ở trong sẵn không ai dám vô.
Những thành phố có tỷ lệ người nhiễm covid nhiều cũng có dân Ấn cao ngất ngưởng.

Ồ, hình như anh vô_danh cũng dân Ontario nên biết Brampton phải không?
vâng , cách Brampton không xa
tôi ở mé bên Halton
Reply
#10
(2021-05-22, 08:26 AM)vô_danh Wrote: vâng , cách Brampton không xa
tôi ở mé bên Halton

Tại tôi thấy anh uống toàn rượu mua ở LCBO nên đoán anh là cư dân Ontario.
Hồi đó tôi mua căn condo đang ở vì chỉ cần đi bộ >10 phút là tới tiệm LCBO và Beer Store rất tiện  Rollin nhưng bây giờ sức khỏe không cho phép uống nữa  Crying-face4
Reply
#11
mua nhà bên đó rẻ không Lãng ??

1 căn condo cỡ bao nhiêu tiền ??

Vancouver mà đụng vào mua nhà là phõng tay đó .. nếu bên đó rẽ chắc Vân cho con cái hay tin để nó chạy qua đó mua nhà
Reply
#12
nhưng cở căn condo của Lãng là cở bao nhiêu

Vân muốn so sánh với giá Vancouver ... tụi con Vân nó đang muốn an cư lập nghiệp , chờ giá nhà Vancouver xuống 

nhưng nếu giá nhà bên kia rẻ hơn Vancouver , thì chắc Vân cho nó biết

Vân không hỏi market , nhưng Vân chỉ muốn biết cái condo của Lãng cở giá bao nhiêu để so sánh với giá ở Vancouver thôi
Reply
#13
wow, hồi đó giá 250k , mà bây giờ 750k

wow ... nghe là muốn rụn rún  Rollin


1 bedroom ??

Lãng giỏi thiệt , một mình mà có khả năng mua condo 250k ... bên này có nhiều người không giỏi như Lãng đâu  Thumbs-up4  .. Vân đi làm mà không dám mua condo ở nữa Crying-face4

Clap

coi bộ chắc mấy đứa con Vân không có dự tính qua đó đâu .. condo mà giá như vậy , thì nhà , chắc còn kinh nữa
Reply
#14
không dám ở chung đâu , chỉ hỏi giá bên đó thôi

mà Lãng giỏi thiệt .. dám chơi condo 250k , tiền Canada , chứ không phải tiền Việtnam  Rollin

nói tới tiền Việtnam .. nghe toàn là triệu triệu không .. gặp ai cũng dân triệu phú cả

chứ tiền Canada , mà 250k .. không phải là số tiền nhỏ  Astonished-face4

mấy đứa con Vân chắc ở lại Vancouver , chờ nhà xuống cở 100k , thì nó mua  Becuoi
Reply
#15
Vân đi làm , còn không dám mua nhà

Lãng vậy là giỏi rồi , dám chơi cái condo 250k


mấy đứa con Vân chắc .. cũng chờ thêm vài kiếp nữa .. mới dám chơi như vậy .. tụi nó 2 vợ chồng đều có income ... nhưng cũng chưa dám đụng tới chuyện mua nhà ... cứ chờ xem chừng nào nhà xuống giá  Becuoi

chuyện mua nhà ở đây , hình như dành cho tài phiệt Hongkong , đánh giá nhà lên cao ngất ngưỡng

hay người Việt cày tắt mặt .. mới dám đụng tới nhà 

Vân biết có 2 vợ chồng kia .. ông chồng 2 jobs , bà vợ 1 job , cày để mua nhà ... mấy đứa con thì sống tự lập .. họ đi từ nhà rẻ , rồi bán , rồi từ từ upgrade lên .. nhưng phải công nhận , giấc mơ mua nhà của họ mãnh liệt thiệt

Vân thì thân 1 mình , thôi thuê nhà ở , cứ sống đều đều , đi làm , trả bills ... vậy là đủ cám ơn Chúa rồi :)
Reply