2018-02-01, 03:11 AM
30/01/2018 - 07:58:21
Một phụ nữ Nhật kiện chính phủ vì bị ép triệt sản
TOKYO – Một phụ nữ lớn tuổi tại Nhật Bản, từng bị ép buộc triệt sản năm 15 tuổi theo luật bảo vệ ưu sinh của nước này, trở thành người đầu tiên kiện chính phủ vi phạm nhân quyền. Người phụ nữ, nay trong độ tuổi 60, đòi bồi thường 11 triệu yen (khoảng hơn $100,000 Mỹ kim) vì cho rằng chính phủ Nhật đã vi phạm nhân quyền và không hỗ trợ bà trong quá trình triệt sản.
Người phụ nữ ẩn danh bị ép buộc triệt sản vì mắc bệnh tâm thần. Bà là một trong khoảng 16,000 người bị buộc triệt sản theo luật ưu sinh của Nhật, một đạo luật được duy trì đến năm 1996. Bộ Trưởng Y Tế Katsunobu Kato nói rằng ông không biết chi tiết về trường hợp này.
Trước đó, chính phủ Nhật từng cho biết họ sẵn sàng nói chuyện với những người cần giúp đỡ, nhưng không có kế hoạch hỗ trợ tất cả nạn nhân. Thuyết ưu sinh (eugenics) là học thuyết ủng hộ việc sử dụng các biện pháp cải thiện gene của dân chúng, phổ biến vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Nhiều chính phủ đã lạm dụng học thuyết này để ban hành các chính sách vi phạm nhân quyền.
Được ban hành năm 1948, Luật ưu sinh quốc gia của Nhật cho phép thực hiện triệt sản, bất kể có hay không có sự đồng thuận, đối với những người mắc bệnh tâm thần, kém phát triển, và những người mắc các bệnh di truyền. Luật được cho là nhằm "ngăn chặn việc sinh ra con cháu thấp kém... bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của người mẹ.” Đức và Thụy Điển cũng từng có quy định tương tự, nhưng sau đó đã xin lỗi và bồi thường cho các nạn nhân.
Vụ kiện của người phụ nữ sống ở thành phố Sendai được cho là sẽ thu hút sự chú ý về tình trạng ngược đãi người khuyết tật và người mắc bệnh truyền nhiễm của chính phủ Nhật, trong giai đoạn sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Những năm 1950, chính phủ Nhật đã tập hợp và ép buộc hàng ngàn người mắc bệnh phong phải đến sống tại các cơ sở nằm sâu trong núi hay trên các hòn đảo xa xôi. Nhiều người bị triệt sản hoặc bị bắt phá thai.
Năm 2001, một tòa án phán quyết rằng, chính sách cách ly những người mắc bệnh phong là vi hiến, và lẽ ra phải bị xóa bỏ sau khi các phương pháp điều trị được áp dụng rộng rãi vào cuối thập niên 1950. Thủ Tướng Nhật khi đó, Junichiro Koizumi, đã nói lời xin lỗi chính thức. Liên Hiệp Quốc cũng từng chỉ trích Nhật Bản vì không xin lỗi hoặc bồi thường cho các nạn nhân của chương trình bắt buộc triệt sản.
https://www.reuters.com/article/us-japan...SKBN1FJ15D
Một phụ nữ Nhật kiện chính phủ vì bị ép triệt sản
TOKYO – Một phụ nữ lớn tuổi tại Nhật Bản, từng bị ép buộc triệt sản năm 15 tuổi theo luật bảo vệ ưu sinh của nước này, trở thành người đầu tiên kiện chính phủ vi phạm nhân quyền. Người phụ nữ, nay trong độ tuổi 60, đòi bồi thường 11 triệu yen (khoảng hơn $100,000 Mỹ kim) vì cho rằng chính phủ Nhật đã vi phạm nhân quyền và không hỗ trợ bà trong quá trình triệt sản.
Người phụ nữ ẩn danh bị ép buộc triệt sản vì mắc bệnh tâm thần. Bà là một trong khoảng 16,000 người bị buộc triệt sản theo luật ưu sinh của Nhật, một đạo luật được duy trì đến năm 1996. Bộ Trưởng Y Tế Katsunobu Kato nói rằng ông không biết chi tiết về trường hợp này.
Trước đó, chính phủ Nhật từng cho biết họ sẵn sàng nói chuyện với những người cần giúp đỡ, nhưng không có kế hoạch hỗ trợ tất cả nạn nhân. Thuyết ưu sinh (eugenics) là học thuyết ủng hộ việc sử dụng các biện pháp cải thiện gene của dân chúng, phổ biến vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Nhiều chính phủ đã lạm dụng học thuyết này để ban hành các chính sách vi phạm nhân quyền.
Được ban hành năm 1948, Luật ưu sinh quốc gia của Nhật cho phép thực hiện triệt sản, bất kể có hay không có sự đồng thuận, đối với những người mắc bệnh tâm thần, kém phát triển, và những người mắc các bệnh di truyền. Luật được cho là nhằm "ngăn chặn việc sinh ra con cháu thấp kém... bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của người mẹ.” Đức và Thụy Điển cũng từng có quy định tương tự, nhưng sau đó đã xin lỗi và bồi thường cho các nạn nhân.
Vụ kiện của người phụ nữ sống ở thành phố Sendai được cho là sẽ thu hút sự chú ý về tình trạng ngược đãi người khuyết tật và người mắc bệnh truyền nhiễm của chính phủ Nhật, trong giai đoạn sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Những năm 1950, chính phủ Nhật đã tập hợp và ép buộc hàng ngàn người mắc bệnh phong phải đến sống tại các cơ sở nằm sâu trong núi hay trên các hòn đảo xa xôi. Nhiều người bị triệt sản hoặc bị bắt phá thai.
Năm 2001, một tòa án phán quyết rằng, chính sách cách ly những người mắc bệnh phong là vi hiến, và lẽ ra phải bị xóa bỏ sau khi các phương pháp điều trị được áp dụng rộng rãi vào cuối thập niên 1950. Thủ Tướng Nhật khi đó, Junichiro Koizumi, đã nói lời xin lỗi chính thức. Liên Hiệp Quốc cũng từng chỉ trích Nhật Bản vì không xin lỗi hoặc bồi thường cho các nạn nhân của chương trình bắt buộc triệt sản.
https://www.reuters.com/article/us-japan...SKBN1FJ15D