2018-02-01, 02:17 AM
TT Trump muốn chấm dứt việc bảo lãnh cha mẹ, anh em vào Mỹ
31 Tháng Một, 2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn đối tượng được bảo lãnh vào Mỹ theo diện gia đình chỉ bao gồm “gia đình hạt nhân”, tức người hôn phối và con cái.
Tối 30/1 (giờ địa phương), Tổng thống Donald Trump đã đọc Thông điệp Liên bang đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Một trong những chủ đề được chờ đợi là đề xuất của tổng thống trong việc cải cách chính sách nhập cư, vấn đề bất đồng nhiều tháng qua giữa 2 đảng Dân chủ, Cộng hòa và dẫn tới việc chính phủ phải đóng cửa vì hết ngân sách hoạt động hồi giữa tháng này.
Tổng thống Donald Trump trong bài Thông điệp Liên bang đầu tiên của ông. Ảnh: AFP.
Trong 4 trụ cột mà tổng thống đề xuất cho kế hoạch cải cách luật nhập cư, ông muốn chấm dứt việc bảo lãnh nhập cư cho họ hàng và chỉ tập trung vào các gia đình hạt nhân.
“Trụ cột thứ tư và cuối cùng chính là bảo vệ gia đình hạt nhân bằng cách chấm dứt việc nhập cư theo chuỗi. Dưới hệ thống đã hư hỏng hiện thời, một người nhập cư có thể mang theo gần như không giới hạn số bà con xa. Dưới kế hoạch của chúng tôi, chúng tôi sẽ tập trung vào gia đình trực tiếp bằng việc hạn chế việc bảo lãnh chỉ đối với người hôn phối và con cái còn nhỏ. Cải cách thiết yếu này là cần thiết, không chỉ cho nền kinh tế mà cho cả an ninh và tương lai của chúng ta”, ông nói.
Nếu được thay đổi, việc này sẽ tác động lớn tới việc bảo lãnh người thân vào Mỹ. Theo hệ thống hiện tại thì những người nhập cư có thể bảo lãnh cha mẹ, anh em vào nước này.
Tổng thống cũng chỉ ra trường hợp của Sayfullo Saipov, nghi phạm khủng bố gần đây ở New York, là người đến Mỹ nhờ vào quan hệ gia đình.
Người xếp hàng chờ phỏng vấn xin visa ở Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên, theo các xác minh dữ kiện của truyền thông Mỹ sau thông điệp, tuyên bố này của tổng thống là không đúng.
CBS dẫn Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ cho biết một công dân Mỹ có thể xin bảo lãnh cho người hôn phối, con cái, cha mẹ và anh chị em. Người có thẻ xanh có thể xin bảo lãnh cho người hôn phối, con cái chưa kết hôn và dưới 21 tuổi, hoặc một đứa con chưa kết hôn ở bất cứ độ tuổi nào.
Anh em họ hay những người họ hàng xa không thể nhận sự bảo lãnh.
Ngoài ra, AP cũng lưu ý rằng danh sách những người thuộc diện có thể được bảo lãnh đang phải chờ rất dài. Tính đến ngày 1/11/2017, 4 triệu người đang phải “xếp hàng” để chờ hồ sơ của họ được xét duyệt theo dạng đoàn tụ gia đình. Danh sách này dài nhất đối với người Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico và Philippines. Có những người Mexico được anh em tại Mỹ xin bảo lãnh từ tháng 11/1997 và chỉ được gọi vào tháng 1/2018.
Luật về nhập cư đang là vấn đề gây chia rẽ tại quốc hội Mỹ trong năm qua. Ảnh: AFP.
Trong khi đó, CNN chỉ ra rằng với trường hợp của Saipov, đúng là anh ta đến Mỹ nhờ người thân bảo lãnh, nhưng tổng thống không đề cập chi tiết rằng giới chức Mỹ cho rằng Saipov bị cực đoan hóa tại chính nước Mỹ, nhiều năm sau khi anh ta nhập cư.
Dù vậy, nếu 2 đảng trong quốc hội Mỹ có thể thỏa hiệp và đồng ý với đề xuất của tổng thống, diện bảo lãnh của công dân Mỹ sẽ không còn áp dụng cho cha mẹ và anh chị em nữa, chỉ còn người hôn phối và con cái.
http://news.abs-cbn.com/overseas/01/31/1...-migration
31 Tháng Một, 2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn đối tượng được bảo lãnh vào Mỹ theo diện gia đình chỉ bao gồm “gia đình hạt nhân”, tức người hôn phối và con cái.
Tối 30/1 (giờ địa phương), Tổng thống Donald Trump đã đọc Thông điệp Liên bang đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Một trong những chủ đề được chờ đợi là đề xuất của tổng thống trong việc cải cách chính sách nhập cư, vấn đề bất đồng nhiều tháng qua giữa 2 đảng Dân chủ, Cộng hòa và dẫn tới việc chính phủ phải đóng cửa vì hết ngân sách hoạt động hồi giữa tháng này.
Tổng thống Donald Trump trong bài Thông điệp Liên bang đầu tiên của ông. Ảnh: AFP.
Trong 4 trụ cột mà tổng thống đề xuất cho kế hoạch cải cách luật nhập cư, ông muốn chấm dứt việc bảo lãnh nhập cư cho họ hàng và chỉ tập trung vào các gia đình hạt nhân.
“Trụ cột thứ tư và cuối cùng chính là bảo vệ gia đình hạt nhân bằng cách chấm dứt việc nhập cư theo chuỗi. Dưới hệ thống đã hư hỏng hiện thời, một người nhập cư có thể mang theo gần như không giới hạn số bà con xa. Dưới kế hoạch của chúng tôi, chúng tôi sẽ tập trung vào gia đình trực tiếp bằng việc hạn chế việc bảo lãnh chỉ đối với người hôn phối và con cái còn nhỏ. Cải cách thiết yếu này là cần thiết, không chỉ cho nền kinh tế mà cho cả an ninh và tương lai của chúng ta”, ông nói.
Nếu được thay đổi, việc này sẽ tác động lớn tới việc bảo lãnh người thân vào Mỹ. Theo hệ thống hiện tại thì những người nhập cư có thể bảo lãnh cha mẹ, anh em vào nước này.
Tổng thống cũng chỉ ra trường hợp của Sayfullo Saipov, nghi phạm khủng bố gần đây ở New York, là người đến Mỹ nhờ vào quan hệ gia đình.
Người xếp hàng chờ phỏng vấn xin visa ở Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên, theo các xác minh dữ kiện của truyền thông Mỹ sau thông điệp, tuyên bố này của tổng thống là không đúng.
CBS dẫn Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ cho biết một công dân Mỹ có thể xin bảo lãnh cho người hôn phối, con cái, cha mẹ và anh chị em. Người có thẻ xanh có thể xin bảo lãnh cho người hôn phối, con cái chưa kết hôn và dưới 21 tuổi, hoặc một đứa con chưa kết hôn ở bất cứ độ tuổi nào.
Anh em họ hay những người họ hàng xa không thể nhận sự bảo lãnh.
Ngoài ra, AP cũng lưu ý rằng danh sách những người thuộc diện có thể được bảo lãnh đang phải chờ rất dài. Tính đến ngày 1/11/2017, 4 triệu người đang phải “xếp hàng” để chờ hồ sơ của họ được xét duyệt theo dạng đoàn tụ gia đình. Danh sách này dài nhất đối với người Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico và Philippines. Có những người Mexico được anh em tại Mỹ xin bảo lãnh từ tháng 11/1997 và chỉ được gọi vào tháng 1/2018.
Luật về nhập cư đang là vấn đề gây chia rẽ tại quốc hội Mỹ trong năm qua. Ảnh: AFP.
Trong khi đó, CNN chỉ ra rằng với trường hợp của Saipov, đúng là anh ta đến Mỹ nhờ người thân bảo lãnh, nhưng tổng thống không đề cập chi tiết rằng giới chức Mỹ cho rằng Saipov bị cực đoan hóa tại chính nước Mỹ, nhiều năm sau khi anh ta nhập cư.
Dù vậy, nếu 2 đảng trong quốc hội Mỹ có thể thỏa hiệp và đồng ý với đề xuất của tổng thống, diện bảo lãnh của công dân Mỹ sẽ không còn áp dụng cho cha mẹ và anh chị em nữa, chỉ còn người hôn phối và con cái.
http://news.abs-cbn.com/overseas/01/31/1...-migration