Doanh nghiệp Việt gọi vốn quốc tế
#1
Chào bán cổ phiếu trên sàn ngoại

Hãng tin Bloomberg ngày 13.4 đưa tin, Tập đoàn Vingroup đang xem xét đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ đối với công ty sản xuất ô tô VinFast, dự kiến huy động khoảng 2 tỉ USD. Nhà sản xuất ô tô lớn nhất Việt Nam đang làm việc với các nhà tư vấn để thực hiện chào bán ngay trong quý này. Hiện Vingroup là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, hơn 19 tỉ USD. Với 2 tỉ USD, đợt IPO của VinFast sẽ là đợt IPO lớn nhất từ trước đến nay của một công ty Việt Nam. Trước đó, Vinhomes (cũng thuộc Vingroup) đã huy động thành công 1,4 tỉ USD từ bán cổ phần lần đầu năm 2018. Bloomberg cho rằng nhà sản xuất ô tô này có thể trở thành công ty Việt Nam đầu tiên niêm yết tại Mỹ nếu thành công trong đợt IPO này.ến nay của một công ty Việt Nam. Trước đó, Vinhomes (cũng thuộc Vingroup) đã huy động thành công 1,4 tỉ USD từ bán cổ phần lần đầu năm 2018. Bloomberg cho rằng nhà sản xuất ô tô này có thể trở thành công ty Việt Nam đầu tiên niêm yết tại Mỹ nếu thành công trong đợt IPO này.

Còn theo thông tin từ Reuters ngày 14.4, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Bamboo Airways, mới tiết lộ rằng hãng hàng không này có kế hoạch huy động 200 triệu USD thông qua IPO tại Mỹ bằng việc phát hành từ 5 - 7% cổ phần công ty, thời gian thực hiện dự kiến trong quý 3. “IPO sẽ là một phần nỗ lực mở rộng dịch vụ ra toàn cầu của chúng tôi”, ông Quyết chia sẻ và nói rằng Bamboo Airways đã thuê một công ty kiểm toán quốc tế để tư vấn về việc IPO trên sàn giao dịch chứng khoán New York.

Những thông tin trên đã gây nên làn sóng hưng phấn cho thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. Nếu việc IPO thành công sẽ là một cú hích lớn cho kế hoạch huy động vốn của các doanh nghiệp (DN) Việt. TS Lê Đạt Chí, Phó trưởng khoa Tài chính (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), phân tích việc thực hiện IPO ra các sàn chứng khoán quốc tế, đặc biệt là Mỹ sẽ phải tuân thủ đầy đủ các quy định về việc phát hành cổ phiếu mới. Trong đó, quy định về tính minh bạch luôn ở mức cao nhất và đây cũng là điều kiện khó khăn nhất mà không phải công ty nào cũng đáp ứng được. Thế nên, một DN Việt đáp ứng được các quy định này là đã lớn mạnh, đã khẳng định được thương hiệu ra toàn cầu. Hiện tại các yếu tố cơ bản của Việt Nam khá tốt như kinh tế vĩ mô phát triển, tỷ giá và lạm phát ổn định, dự trữ ngoại hối gia tăng khiến nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài yên tâm khi rót vốn đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua trái phiếu của DN Việt. “Việc DN chủ động đi ra trung tâm tài chính lớn nhất của thế giới như Mỹ để chào bán cổ phiếu cho thấy đã đáp ứng được các điều kiện ngặt nghèo. Kế hoạch huy động khoảng 2 tỉ USD giữa thị trường giao dịch hàng ngàn tỉ USD cũng có xác suất thành công cao hơn. Thay vì DN chỉ ngồi tại nhà thì quy mô gọi vốn chỉ nhỏ hơn nhiều”, TS Lê Đạt Chí chia sẻ thêm.

Cơ hội huy động vốn gia tăng

Việc lên sàn ngoại gọi vốn đã được một số DN trong nước đưa ra nhiều năm trước nhưng đến nay vẫn chưa thành công. Cuối tháng 10.2008, Vinamilk đã nhận được thư chấp thuận niêm yết từ SGX-ST về việc phát hành và niêm yết hơn 8,7 triệu cổ phiếu phổ thông mới. Nhưng sau đó kế hoạch này đã hoãn lại và Hội đồng quản trị Vinamilk cho biết sẽ thực hiện việc phát hành và niêm yết cổ phiếu trên SGX-ST khi điều kiện thị trường thuận lợi hơn. Tương tự, tháng 5.2017, Công ty cổ phần Việt NamG ký kết biên bản ghi nhớ với Sở Giao dịch chứng khoán Nasdaq (Mỹ) để thực hiện IPO và niêm yết cổ phiếu tại sàn này nhưng câu chuyện vẫn chỉ dừng ở đó. Vì vậy việc lên sàn ngoại để chào bán cổ phiếu hay niêm yết vẫn chỉ được xem là "giấc mơ" của DN Việt.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam, nhận định nhu cầu vốn của các DN ngày càng tăng để mở rộng hoạt động, đầu tư vào các lĩnh vực mới như công nghệ, năng lượng tái tạo trong khi quy mô tài chính của NĐT trong nước và ngay cả những quỹ đầu tư ngoại hiện có mặt ở Việt Nam không lớn. Vì vậy ra biển lớn để hút nguồn vốn mạnh là hướng mà nhiều đơn vị tìm đến. Nhưng từ trước đến nay, các DN trong nước chủ yếu vẫn hướng đến hai trung tâm tài chính lớn trong khu vực là Singapore và Hồng Kông. Điều này cũng khiến số lượng NĐT từ Mỹ tham gia rót vốt vào Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Chính vì vậy, nếu việc thực hiện IPO tại Mỹ thì sẽ tạo ra một xu hướng mới, một cú hích thật sự để thu hút thêm dòng vốn đầu tư mới cho Việt Nam nói chung. Từ đó các NĐT Mỹ có thể xem đó như một ví dụ cụ thể để tìm hiểu nhiều hơn về thị trường Việt Nam, tìm hiều về những công ty trong nước đang tham gia vào nhiều lĩnh vực mới. Thậm chí, có thể còn lan tỏa và tạo ra đánh giá tích cực về thị trường Việt Nam trong mắt nhiều NĐT quốc tế khác từ khu vực châu Âu. Hiện nay Việt Nam đang có nhiều thuận lợi từ kinh tế vĩ mô ổn định, được đánh giá cao trong việc phòng chống dịch bệnh Covid-19, một số tổ chức đánh giá, xếp hạng tài chính Việt Nam gần đây đều đưa ra triển vọng cho thấy Việt Nam có xu hướng phát triển tích cực. Đây sẽ là những yếu tố tích cực giúp các DN tăng thêm cơ hội thành công để ra nước ngoài huy động vốn hoặc thậm chí thuận lợi hơn để thu hút sự quan tâm của các NĐT quốc tế đặt chân vào Việt Nam. Từ đó hoạt động phát hành cổ phiếu hay trái phiếu, thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập... trong nước sôi động hơn.

Đọc tiếp: sàn chứng khoán hà nội
Reply