Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 693 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Tiếng Việt phong phú quá
KHÔNG CƯỜI SAO ĐƯỢC :
Ông bạn Mỹ già học tiếng Việt đã được 2 tháng. Sáng nay ổng nói tao không thèm học nữa, bởi có một từ Chết thôi mà muốn điên cái đầu !
Về lòng đất cũng chết
Đi tàu ngầm cũng chết
Bán hoa quả cũng chết
(Chết )
(Tử Vong ) cũng chết
(Qua Đời ) cũng chết
(Mất) cũng chết
(Rồi đời) cũng chết
(Đi đứt) cũng chết
(Hi sinh) cũng chết
(Đã Khuất ) cũng chết
(Nhắm Mắt)- cũng chết
(Đứng tròng) cũng chết
(Từ Trần ) cũng chết
(Khuất Núi - Khuất bóng) cũng chết
(Tắt thở) cũng chết
(Đi rồi - Toi rồi) cũng chết
(Xuôi tay) cũng chết
(Ngủm củ tỏi ) cũng chết
(Tiêu tán thòn ) cũng chết
(Đi Bán Muối ) cũng chết
(Đắp Chiếu ) cũng chết
(Chầu trời - Thăng thiên) cũng chết
(Theo Ông Bà - Về tổ tiên) cũng chết
(Gặp Diêm Vương ) cũng chết
(Băng hà) cũng chết
(Vĩnh biệt - Lìa trần) cũng chết
(Chán sống) cũng chết
(Buông tay) cũng chết
(Lìa đời - Đã mất) cũng chết
(Ra đi) cũng chết
(Chê nghèo - ko muốn sống) cũng chết
(Về cõi tây phương) cũng chết
(Hóa kiếp lai sinh) cũng chết
(Ra đi ngàn thu) cũng chết
(Trở về cát bụi) cũng chết
(Từ giã cõi đời) cũng chết
(Đi lên niết bàn) cũng chết
(Chia tay cõi trần) cũng chết
(Nghẻo - Queo) cũng chết
(Ngắm gà khỏa thân) cũng chết
(Lên bàn thờ ngắm chuối) cũng chết
(Xong kiếp phàm trần) cũng chết
(Hai năm mươi) cũng chết.
(Đai ga ku) cũng chết
(Gặp Ô Sáu) cũng chết
(Rửa chân lên bàn thờ) cũng chết
(Viên tịch) cũng chết
(Tạch rồi) cũng chết..
st
ps: cái ta nào cũng chết trong từng sát na
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2021-04-07, 08:22 AM)abc Wrote: Tiếng Việt phong phú quá
KHÔNG CƯỜI SAO ĐƯỢC :
Ông bạn Mỹ già học tiếng Việt đã được 2 tháng. Sáng nay ổng nói tao không thèm học nữa, bởi có một từ Chết thôi mà muốn điên cái đầu !
Về lòng đất cũng chết
Đi tàu ngầm cũng chết
Bán hoa quả cũng chết
(Chết )
(Tử Vong ) cũng chết
(Qua Đời ) cũng chết
(Mất) cũng chết
(Rồi đời) cũng chết
(Đi đứt) cũng chết
(Hi sinh) cũng chết
(Đã Khuất ) cũng chết
(Nhắm Mắt)- cũng chết
(Đứng tròng) cũng chết
(Từ Trần ) cũng chết
(Khuất Núi - Khuất bóng) cũng chết
(Tắt thở) cũng chết
(Đi rồi - Toi rồi) cũng chết
(Xuôi tay) cũng chết
(Ngủm củ tỏi ) cũng chết
(Tiêu tán thòn ) cũng chết
(Đi Bán Muối ) cũng chết
(Đắp Chiếu ) cũng chết
(Chầu trời - Thăng thiên) cũng chết
(Theo Ông Bà - Về tổ tiên) cũng chết
(Gặp Diêm Vương ) cũng chết
(Băng hà) cũng chết
(Vĩnh biệt - Lìa trần) cũng chết
(Chán sống) cũng chết
(Buông tay) cũng chết
(Lìa đời - Đã mất) cũng chết
(Ra đi) cũng chết
(Chê nghèo - ko muốn sống) cũng chết
(Về cõi tây phương) cũng chết
(Hóa kiếp lai sinh) cũng chết
(Ra đi ngàn thu) cũng chết
(Trở về cát bụi) cũng chết
(Từ giã cõi đời) cũng chết
(Đi lên niết bàn) cũng chết
(Chia tay cõi trần) cũng chết
(Nghẻo - Queo) cũng chết
(Ngắm gà khỏa thân) cũng chết
(Lên bàn thờ ngắm chuối) cũng chết
(Xong kiếp phàm trần) cũng chết
(Hai năm mươi) cũng chết.
(Đai ga ku) cũng chết
(Gặp Ô Sáu) cũng chết
(Rửa chân lên bàn thờ) cũng chết
(Viên tịch) cũng chết
(Tạch rồi) cũng chết..
st
ps: cái ta nào cũng chết trong từng sát na
.
Ông Mỹ đó than như vậy, còn tiếng Anh thì sao?
A list of euphemisms for death in the English language, most of which are usually used in the past tense:
Passed on, croaked, kicked the bucket, gone to heaven, gone home, expired, breathed his last, succumbed, left us, passed to his eternal reward, lost, met his maker, wasted, checked out, eternal rest, laid to rest, pushing up daisies, called home, was a goner, came to an end, bit the dust, annihilated, liquidated, terminated, gave up the ghost, left this world, rubbed out, snuffed it, six feet under, consumed, found everlasting peace, went to a new life, in the great beyond, no longer with us, made the change, got murdalized, on the other side, God took him, departed, transcended, bought the farm, with the angels, feeling no pain, lost the race, time was up, cashed in, crossed over Jordan, perished, lost it, was done in, translated into glory, returned to dust, withered away, in the arms, gave it up, it was curtains, a long sleep, on the heavenly shores, out of his/her misery, ended it all, angels carried him away, resting in peace, changed form, dropped the body, rode into the sunset, that was all she wrote.
https://en.m.wikipedia.org/wiki/List_of_English-language_euphemisms_for_death#:~:text=Passed%20on%2C%20croaked%2C%20kicked%20the,the%20dust%2C%20annihilated%2C%20liquidated%2C
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 693 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
thì ....
thì tiếng Anh cũng phong phú .... chứ sao
nhưng mà tui đọc tiếng Việt thì "chịu" hơn ... cũng giống như tu học vậy , cái gì mà mình thấm nhuần thì mình hiểu và cảm được
Posts: 615
Threads: 3
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jun 2020
Reputation:
78
Coi cái danh sách thì có mấy chữ lạ với tôi như : đai ga ku, tạch rồi, hai năm mươi ...
Xin bổ sung thêm : thất lộc, về suối vàng, được Chúa gọi về (rất quen thuộc với tín hữu CG, TL), tiêu diêu miền Cực Lạc.
Posts: 4,188
Threads: 23
Likes Received: 3 in 3 posts
Likes Given: 0
Joined: Mar 2020
Reputation:
196
(2021-04-07, 02:25 PM)Dược Tuệ Wrote: Coi cái danh sách thì có mấy chữ lạ với tôi như : đai ga ku, tạch rồi, hai năm mươi ...
Xin bổ sung thêm : thất lộc, về suối vàng, được Chúa gọi về (rất quen thuộc với tín hữu CG, TL)
Tôi cũng không biết: đai ga ku, tạch rồi. Nhưng "hai năm mươi" nguời Bắc hay dùng hai năm mươi có nghĩa là trăm tuổi thường dành cho những người già cả.
Xin thêm: hui nhị tỳ, ngủm cù đèo ( giống như ngủm củ tỏi ) , tiêu dên .
Xin cho bốn mùa đất trời lặng gió ... ... từng giọt sương thu yêu em thật thà (TCS)
Posts: 615
Threads: 3
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jun 2020
Reputation:
78
(2021-04-07, 03:03 PM)lãng Wrote: Tôi cũng không biết: đai ga ku, tạch rồi. Nhưng "hai năm mươi" nguời Bắc hay dùng hai năm mươi có nghĩa là trăm tuổi thường dành cho những người già cả.
Xin thêm: hui nhị tỳ, ngủm cù đèo ( giống như ngủm củ tỏi ) , tiêu dên .
Thì ra chữ "hai năm mươi" là của người Bắc hay dùng.
Còn chữ "hui nhị tỳ" nghe có mùi xì dầu.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2021-04-07, 12:23 PM)abc Wrote: thì ....
thì tiếng Anh cũng phong phú .... chứ sao
nhưng mà tui đọc tiếng Việt thì "chịu" hơn ... cũng giống như tu học vậy , cái gì mà mình thấm nhuần thì mình hiểu và cảm được
Bởi vậy ông Mỹ đó đừng có than! Mình cũng cực khổ khi học tiếng của ông ta vậy!!!
Posts: 4,188
Threads: 23
Likes Received: 3 in 3 posts
Likes Given: 0
Joined: Mar 2020
Reputation:
196
(2021-04-07, 05:33 PM)LeThanhPhong Wrote: Bởi vậy ông Mỹ đó đừng có than! Mình cũng cực khổ khi học tiếng của ông ta vậy!!!
Tôi nghĩ đây là câu chuyện tiếu lâm và người viết nhét thêm ông già Mỹ vào cho thêm phần ... tiếu lâm .
Xin cho bốn mùa đất trời lặng gió ... ... từng giọt sương thu yêu em thật thà (TCS)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Cách phân biệt Giống Đực và Giống Cái
From: thaiquan...@gmail.com
Lời phi lộ :
Chuyện này dài , nếu có thì giờ nên đọc vừa cười vui , vừa thấy hoàn toàn có lý vì quá đúng , quá đúng
***** Vào bài : *****
Chắc chúng ta đều biết tiếng Pháp có một cái khó khi học danh từ là giống đực, giống cái.
Đàn ông thuộc giống đực, đàn bà giống cái thì dễ hiểu (.L'homme et la femme ).
Nhưng tại sao cái nhà (la maison) lại giống cái mà cái vườn ( le jardin) lại là giống đực? Trẻ con Pháp nói chuyện hàng ngày tuy đã quen nhưng vẫn sai .
Nguyễn Khắc Viện là một trong những người Việt Nam cận đại giỏi tiếng Pháp, là dịch giả của một trong những bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp hay nhất, người đã nhận giải thưởng lớn của Viện Hàn lâm Pháp và ông cũng là tác giả nhiều bộ sách giới thiệu văn hóa, văn học và lịch sử Việt Nam bằng tiếng Pháp.
Ông có kể cho bạn bè nghe một câu chuyện vui về cái thắc mắc chuyện giống đực, giống cái như sau:
Năm 1992, lúc mình đã gần 80 tuổi, nhân ở Hà Nội có một bà Bộ trưởng Pháp phụ trách Francophone sang, sứ quán Pháp có cho người đến khẩn khoản nói:
-Lần này thì phải mời ông gặp bà ấy cho được vì bà ấy phụ trách việc phát triển tiếng Pháp nên cũng rất muốn gặp ông.
Tôi hỏi đùa anh bạn Pháp ở sứ quán:
-Thế bà Bộ trưởng có xinh không?
-Cũng khá, từng là diễn viên.
-Thế thì tôi sẽ đến.
Hôm ấy có mấy chục anh em trí thức Pháp và Việt được mời, có cả ông đại sứ nữa. Bà Bộ trưởng mời tôi phát biểu về vấn đề học tiếng Pháp. Tôi nói "nghiêm túc" đâu vào đó.
Cuối cùng, nói:
-Nếu bà Bộ trưởng và các madame có mặt ở đây cho phép, tôi xin được giải đáp một thắc mắc về tiếng Pháp mà 70 năm nay không biết hỏi ai.
Bà Bộ trưởng nói:
-Xin ông cứ tự nhiên!
-Tiếng Pháp rất khó để nhớ giống đực, giống cái. Ngay từ thời lên bảy, lên tám, khi học tiếng Pháp chúng tôi đã thắc mắc tại sao cái bộ phận của đàn ông mà chúng tôi thường tự hào lại mang giống cái, còn của phụ nữ lại có giống đực? Hồi đó chúng tôi không dám hỏi thầy vì nếu hỏi sẽ bị đuổi học ngay. Tôi ôm cái thắc mắc ấy 70 năm nay, đã 80 tuổi rồi, ở Pháp cũng như ở đây không ai trả lời cho cả. Nhân dịp được gặp Bộ trưởng phụ trách vấn đề tiếng Pháp, tôi xin được giải đáp...
Thế là cả phòng cười ồ lên vui vẻ và tôi chắc bà Bộ trưởng hiểu được ngay là thứ tiếng bà có trách nhiệm quảng bá trong cộng đồng Pháp ngữ là không dễ dàng gì để học.
Chuyện mạo từ tiếng Việt cũng làm rắc rối người nước ngoài.
Người Việt nói cái bàn, cái nhà, cái giường, cái nón… nhưng không thể nói cái chó, cái mèo mà phải là con chó, con mèo, con người….
Ðồ vật là cái, động vật là con.
Bây giờ nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng từ con Ðờ Rim, rồi tiếp là con Su (Suzuki), con a còng (@), con Tô (Toyota), con Mẹc(Mercedes)…
Tôi có anh bạn quen một ông Mỹ ,tên Johnson, lấy vợ Việt Nam và sinh sống ở Việt Nam hơn 16 năm. Johnson nói tiếng Việt thông thạo, thuộc nhiều thơ Kiều, Lục Vân Tiên. Tưởng người nước ngoài như thế xem như được Việt hoá rồi . Vậy mà Johnson vẫn lắc đầu than với anh bạn tôi :
-Văn phạm của xứ ông cũng rắc rối bỏ xừ ! Xem nè, thắng và thua là hai chữ phản nghĩa chứ gì? Thua và bại là hai chữ đồng nghĩa, đúng không? Vậy mà, hai câu nói:
“Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán” đồng nghĩa với câu “Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán”?
Không Thể viết là
“Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán”!!! Phải không nào?Rồi còn, “áo ấm” tương đương với “áo lạnh”, “nín thinh” giống như “làm thinh” trong khi ấm và lạnh phản nghĩa nhau, nín và làm cũng là những động từ đối nhau.
Rồi ba hồi mấy ông dùng tiếng Hán như Quốc gia rồi đổi thành tiếng Nôm ra Nhà nước, Trực thăng (có thể không cần chữ máy bay phía trước) thành Máy bay Lên thẳng (phải có chữ máy bay phía trước),Thủy quân lục chiến thì đổi là Lính thủy đánh bộ, sao không gọi luôn là lính nước đánh đất???Lễ động thổ thì không thể sửa lại là Lễ động đất mặc dầu là thổ là đất?...”
Có chuyện vui khác liên quan đến hai từ con cái trong tiếng Việt cũng do anh bạn tôi kể lại.Câu chuyện thế này:
“Tôi quen vợ tôi, một phần vì yêu các cô gái Việt Nam, một phần cũng để trau dồi thêm tiếng Việt. Một hôm chúng tôi ra Hồ Gươm dạo chơi, tôi khen:
-Con hồ này đẹp quá!
Vợ tôi “chỉnh” liền:
-Không, anh phải nói là cái hồ này đẹp quá!
Vậy mà đi ngang sông Tô Lịch thấy nước đen ngòm, tôi nói:
-Cái sông này bẩn quá!” thì vợ tôi “sửa” ngay:
-Ậy, anh phải nói là con sông này bẩn quá chứ không nói là cái sông!
Tôi la lên:
-Ồ, sao lại thế, khi là cái, khi là con, làm sao phân biệt? Vợ tôi ôn tồn giải thích:
-Cái gì động dậy, nhúc nhích thì gọi là con, như con sông có nước chảy, còn cái gì nằm im như cái hồ nước tĩnh mịch thì phải là cái hồ. Con chó, con mèo nó chạy được nên phải là con. Cái nhà, cái bàn, cái cột đèn đâu có di chuyển được nên phải là cái. Rõ chửa?
Lúc đó, tôi phá lên cười vì phát hiện một điều vô cùng thú vị:
-À, anh hiểu rồi! Tiếng Việt thật hay. Hèn gì cái… cái của anh nó nhúc nhích lên xuống nên phải gọi là con …, còn của… em, nó nằm im một chỗ nên phải gọi là cái, cái… Ha ha…”.
Hôm ấy, tôi bị mấy cái nhéo đau điếng, nhưng bù lại, có được một đêm hạnh phúc...
( Sưu tầm )
Thân mến
TQĐ
|