Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

BÀI TOÁN KHÓ NHẤT: Ý THỨC
#1
BÀI TOÁN KHÓ NHẤT: Ý THỨC 
THE HARDEST PROBLEM: CONSCIOUSNESS 

Phạm Viết Hưng


Ai cũng biết ý thức tồn tại, nhưng không ai biết bản chất ý thức là cái gì. Các nhà khoa học muốn nắm bắt được ý thức, nhưng họ chỉ tóm được cái bóng của nó chứ không phải bản thân ý thức. Vấn đề bản chất của ý thức đã trở thành bài toán khó nhất đang thách thức khoa học…(Everyone knows that consciousness exists, but no one knows what the nature of consciousness is. Scientists want to grasp consciousness, but they grasp only its shadow, not the consciousness itself. The problem of consciousness’ nature has become the hardest problem challenging science…)


Nếu có một cái gì đó hiển nhiên rõ ràng nhất nhưng lại bí ẩn khó hiểu nhất thì đó là Ý THỨC.


Ngay từ thời cổ Hy Lạp, một nhà thông thái bậc nhất như Socrates cũng đã phải thốt lên: “Tôi biết rằng tôi chẳng biết gì cả” (I know that I know nothing), rồi ông khuyên: “Hãy hiểu chính mình” (Connais-toi, toi même!). Dường như ông muốn nói với người đời rằng bao nhiêu hiểu biết cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu không hiểu chính mình. Thế nào là hiểu chính mình? Ấy là đặt ra những câu hỏi về bản thân mình và trả lời những câu hỏi đó, chẳng hạn: sự hiểu biết của mình có đầy đủ không? Sự hiểu biết của mình có đúng đắn không? Tại sao mình có thể nhận biết, tư duy, cảm xúc, suy tưởng? Sự vật mà mình nhận thức được là hiện thực khách quan hay chỉ là ảo ảnh do ý thức tạo ra? Bản chất của ý thức là gì?… Có lẽ Socrates không thể tìm được câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi này nên ông cảm thấy bao nhiêu sự biết của mình vẫn như chẳng biết gì cả. Trở ngại chính đối với ông có lẽ là bí mật về bản chấtcủa ý thức.


Từ đó đến nay, ngót 2 thiên niên kỷ rưỡi đã trôi qua, loài người đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong sự hiểu biết thế giới, nhưng dường như vẫn dậm chân tại chỗ trong sự hiểu biết về chính mình, mặc dù các nhà triết học và khoa học không ngừng nghiên cứu, thảo luận, tranh cãi về bản chất của ý thức. Tình hình này đã được phản ánh rõ ràng và thú vị trong một bài báo của Oliver Burkeman trên tờ The Guardian của Anh ngày 21/01/2015. Tiêu đề là một câu hỏi chất vấn: “Tại sao những trí tuệ vĩ đại nhất thế giới đều bất lực trước bí mật của ý thức?” ( Why can’t the world’s greatest minds solve the mystery of consciousness? ).


Hỏi tức là đã trả lời: Bí mật của ý thức vượt quá khả năng của những trí tuệ vĩ đại nhất của nhân loại. Một trong những trí tuệ đó là René Descartes (1596-1650), nhà toán học và triết học trứ danh của nước Pháp và thế giới, cha đẻ của Hình học Giải tích, một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật lần thứ nhất trong lịch sử văn minh của nhân loại.


1/ Luận thuyết Descartes


[Image: consciousness-2.jpg]



Từ nửa sau thế kỷ 20 cho tới nay, sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ đã tạo ra một lợi thế rất lớn trong việc nghiên cứu bản chất của ý thức. Ấy là sự ra đời của một ngành khoa học “chạm” vào ý thức của con người: Khoa học về “Trí thông minh nhân tạo” (Artificial Intellgigence), viết tắt là AI. Thành tựu của AI đã và đang làm cho mọi người kinh ngạc, nhiều dự đoán cho rằng AI sẽ chế tạo ra những robots thông minh bằng và hơn con người trong một tương lai không xa. Năm 1997, chương trình Deep Blue đã đánh cờ thắng vua cờ Gary Kasparov, làm cho niềm hy vọng chế tạo ra trí thông minh trở nên hiện thực hơn bao giờ hết.



Nhưng đúng vào lúc đó, khi tư duy logic cơ giới thô thiển hí hửng nhất, thì những nhà khoa học có đầu óc triết học sâu sắc lại nhận ra sự thật của trí thông minh là cái gì ─ cái mà từ xưa tới nay từng được coi là thước đo của trí thông minh là tư duy logic tính toán hóa ra không phải là “thành phần chủ yếu của tư duy thực sự”, như Douglas Hofstadter nhận định trong cuốn sách nổi tiếng của ông, “Gödel, Escher, Bach”. Đây là một cuốn sách từng đoạt Giải Pulitzer, một sách “gối đầu giường” của tất cả các nhà khoa học về trí thông minh nhân tạo hiện nay, một tác phẩm đặc biệt chuyên sâu dành cho tất cả những ai quan tâm tới vấn đề bản chất của ý thức và trí thông minh của con người. Nguyên văn câu nói của Hofstadter như sau:



“Khi một hoạt động trí não nào đó đã được chương trình hóa thì người ta sẽ mau chóng ngừng coi nó như một thành phần chủ yếu của tư duy thực sự” (Once some mental function is programmed, people soon cease to consider it as an essential ingredient of real thinking) [1]



[Image: consciousness-3.jpg]



Đó là một nhận định mang tính cách mạng về bản chất của ý thức, làm tiêu tan hy vọng của những ai tưởng rằng có thể giải mã bí ẩn của ý thức thông qua công nghệ trí thông minh nhân tạo.[/url]



Nếu quả thật toàn bộ ý thức có thể chương trình hóa thì chắc chắn đến một lúc nào đó con người sẽ có thể chếtạo ra những robots có ý thức, và như thế thì ý thứckhông còn gì là bí mật nữa. Khi đó ý thức có thể được xem như kết quả của một hệ thống vật chất hoạt động theo những quy tắc logic xác định. Có nghĩa là thành tựu của khoa học và công nghệ AI một mặt nói lên sức mạnh của tư duy logic, nhưng mặt khác chỉ ra rằng tư duy logic chỉ là một bộ phận của ý thức và thậm chí không phải là bộ phận chủ yếu của tư duy thực sự. Theo tờ The New York Times, Hofstadter cho rằng ý thức thực sự của con người nằm ở tư duy cảm xúc, chẳng hạn như soạn nhạc, viết văn ─ “những lĩnh vực đòi hỏi một linh hồn” (they require a soul), cái mà robots không có và không bao giờ có thể có [1].



Tại sao robots không thể có tư duy cảm xúc? Đơn giản vì cảm xúc không tuân thủ chương trình, cảm xúc là một dạng tư duy phi logic (non-logical thinking) trong khi computer là một cỗ máy hoạt động theo chương trình..



Tóm lại, thành tựu của AI càng làm cho vấn đề bản chất của ý thức càng trở nên khó hiểu hơn. Nó chỉ ra rằng con người, hay sự sống nói chung, là những thực thể hoàn toàn khác biệt với những cỗ máy, mặc dù con người và sự sống nói chung cũng có những yếu tố của những cỗ máy.



Bài báo trên tờ The Guardian ngày 21/01/2015 (đã dẫn) cũng có những ý kiến làm sáng tỏ thêm nhận định nói trên. Xin tóm lược một đoạn thú vị nhất:



Các nhà triết học và khoa học đã tranh cãi nẩy lửa trong hàng thập kỷ nay về vấn đề cái gì làm cho con người phức tạp hơn robots. Bộ não đặt ra đủ các loại bài toán làm cho các nhà khoa học phải bận tâm. Chẳng hạn, chúng ta học như thế nào, làm thế nào để ghi nhớ, hoặc để nhận biết sự vật? Có một số bài toán được xếp vào loại dễ, thí dụ: Làm thế nào để bạn biết rụt tay lại khi chạm phải nước nóng, hoặc nghe thấy tên mình trong một căn phòng hội hè ồn ào? Nếu có đủ thời gian và tiền tài trợ, một ngày nào đó các chuyên gia về thần kinh có thể sẽ đưa ra lời giải đáp. Chỉ có một bài toán duy nhấtthực sự khó, được gọi là Bài toán Hóc búa về Ý thức (the Hard Problem of Consciousness), nội dung gồm những câu hỏi như: Tại sao mọi quá trình phức tạp diễn ra bên trong bộ não có cảm giác như từ bên trong nội tâm? Tại sao chúng ta không chỉ thông minh như robots (nói cách khác, tại sao chúng ta không ngu như robots) tức là chỉ có khả năng ghi nhận thông tin, hoặc có phản xạ đáp ứng với ngoại cảnh như tiếng ồn hoặc mùi vị của thức ăn bốc lên từ xoong chảo,… nhưng vẫn dốt đặc và trống rỗng cuộc sống nội tâm? Và làm thế nào mà bộ não sản sinh ra những cảm xúc nội tâm đó? Làm thế nào mà một bộ não nặng khoảng 1.4kg với những mô não mầu hồng nhạt nằm bên trong hộp sọ lại có thể làm nẩy sinh ra một cái gì đó đầy bí ẩn như ý thức về sự sống mà nó và toàn bộ cơ thể được gắn vào sự sống đó?




[Image: consciousness-5.jpg]



Khởi nguồn những tranh cãi về bản chất của ý thức dẫn chúng ta đi ngược trở về quá khứ những năm 1600, khi René Descartes nêu lên một luận thuyết về ý thức mà hàng trăm năm sau vẫn là chủ đề để các học giả tiếp tục tranh cãi mà không tìm thấy lời giải. Một mặt Descartes nhận thấy không có cái gì rõ ràng hơn và khó bác bỏ hơn một thực tế là tất cả chúng tađều có ý thức. Về lý thuyết, tất cả mọi thứ mà bạn nghĩ là bạn biết về thế giới đều có thể chỉ là một ảo ảnh được tạo ra để đánh lừa bạn, nhưng bản thân ý thức thì không thể là một ảo ảnh. Mặt khác, hiện tượng quen thuộc nhất và chắc chắn nhất này lại không tuân thủ bất kỳ một quy luật thông thường nào của khoa học. Nó dường như không phải là vật chất. Nó không thể quan sát được, ngoại trừ sự cảm nhận từ bên trong, bởi chính ý thức của con người. Thậm chí nó không thể thực sự mô tả được. Do đó, Descartes kết luận, ý thức phải được tạo ra bởi một chất liệu gì đó đặc biệt, phi vật chất, không tuân thủ các định luậtcủa tự nhiên; vì thế ý thức ắt phải là một cái gì đó do Chúa truyền cho chúng ta.



Luận thuyết Descartes nói trên đẩy khoa học duy vật vào tình trạng bế tắc: thừa nhận luận thuyếtDescartes thì tự bác bỏ mình, không thừa nhận thì buộc phải chứng minh ý thức là vật chất. Nhưng làm thế nào để chứng minh?



Bế tắc! Bốn thế kỷ qua không có chứng minh nào cả! Thành tựu của khoa học về trí thông minh nhân tạo cho thấy trí thông minh thực sự nằm ở cảm xúc, một dạng ý thức phi logic, không tuân thủ bất kỳ một chương trình nào cả, và do đó nó nằm ở bên kia tầm với của khoa học. Trớ trêu thay, khoa học về trí thông minh nhân tạo không những không chống lại Descartes, mà vô tình còn ủng hộ Descartes.



Vậy là sau bốn thế kỷ, luận thuyết Descartes vẫn giữ nguyên giá trị. Bất chấp sự thắng thế của chủ nghĩa duy vật trong thế kỷ 20, những trí tuệ vĩ đại nhất trong thế kỷ này vẫn nghiêng về phía Descartes. Nhận định này có thể kiểm chứng thông qua tư duy của những đại diện khoa học lớn nhất trong thế kỷ 20.



2/ Các nhà khoa học giỏi nhất nghĩ gì về bản chất của ý thức?

Muốn bác bỏ Descartes thì phải chứng minh ý thức là vật chất. Rất nhiều công trình nghiên cứu muốn quy ý thức về một dạng năng lượng, nhưng khốn thay, không có cách nào để phát hiện ra dạng năng lượng đó. Vậy hãy tìm hiểu xem những bộ não vĩ đại nhất trong thế kỷ 20 và hiện nay nghĩ gì về vấn đềnày.

Max Planck (1858 – 1947)
[Image: consciousness-61.jpg]
Max Planck là cha đẻ của khái niệm lượng tử, mở đầu cuộc cách mạngvĩ đại về nhận thức trong thế kỷ 20. Tầm vóc khổng lồ về khoa học và tư tưởng của ông là điều không thể bàn cãi. Các nhà khoa học duy vậtrất ngại trích dẫn Planck bởi uy tín của ông quá lớn, nhưng ông lại có những phát biểu đối nghịch hoàn toàn với chủ nghĩa duy vật. Thật vậy, ông tuyên bố:
“Tôi coi ý thức là nền tảng căn bản, và vật chất bắt nguồn từ ý thức. Chúng ta không thể biết được những gì đằng sau ý thức. Mọi thứ chúng ta bàn đến, mọi thứ mà ta coi là đang tồn tại, đều do ý thức mặc nhận” (I regard consciousness as fundamental. I regard matter as derivative from consciousness. We cannot get behind consciousness. Everything that we talk about, everything that we regard as existing, postulates consciousness) [2]
Ý Planck muốn nói ý thức là gốc rễ của mọi nhận thức, phải có ý thức thì mới nhận biết được vật chất, vì thế không thể giải thích cái gốc rễ ấy là cái gì được. Giống như trong một hệ logic, không thể giải thích hệ tiên đề của hệ logic đó, vì hệ tiên đề là những nguyên lý đầu tiên chỉ có thể thừa nhận như một tiên nghiệm. Trong một trường hợp khác, ông nhắc lại ý kiến này trên phạm vi toàn vũ trụ.
“Mọi vật chất bắt nguồn và tồn tại chỉ vì một lực… Chúng ta phải thừa nhận đằng sau lực này tồn tại một Trí Tuệ có ý thức và thông minh. Trí Tuệ này là cái sinh ra mọi vật chất” (All matter originates and exists only by virtue of a force… We must assume behind this force the existence of a conscious ans intelligent Mind. This Mind is the matrix of all matter) [3]
Chú ý rằng chữ “Trí Tuệ” trong câu nói trên được Planck viết hoa. Vậy Trí Tuệ đó là gì nếu không phải Nhà Thiết kế Thông minh của vũ trụ mà Lý thuyết Thiết kế Thông minh ngày nay mô tả?
[url=https://thuvienhoasen.org/images/file/BKKFwtQw1QgBAMoQ/consciousness-7.jpg][Image: consciousness-7.jpg]
Albert Einstein (1879-1955)

Người hiểu rõ khái niệm năng lượng hơn ai hết là Albert Einstein, nhưng Einstein chưa bao giờ thể hiện quan điểm coi ý thức như một dạng năng lượng, dù chỉ ở mức nghi vấn hoặc đặt vấn đề. Công thứcnổi tiếng của ông, E = mc^2 , thâu tóm toàn bộ năng lượng và vật chấttrong vũ trụ, nhưng không có chỗ cho ý thức ở đó. Ngược lại, ý thức đối với ông vẫn là một cái gì đó hoàn toàn không thể hiểu được, nó không thể là vật chất. Ông nói:

“Điều khó hiểu nhất về vũ trụ là ở chỗ nó có thể hiểu được” (The most incomprehensible thing about the universe is that it is comprehensible).

Còn ai hiểu vũ trụ bằng Einstein? Chẳng phải Thuyết tương đối tổng quát của ông đã mô tả toàn bộ vũ trụ trong một phương trình duy nhất đó sao? [4] Vậy mà ông không hiểu tại sao cái vũ trụ ấy lại có thể được phản ánh trong ý thức của con người, hay nói cách khác, làm sao mà con người có thể nắm bắt được cái vũ trụ mênh mông và kỳ diệu như thế. Giữa vũ trụ và ý thức của con người có một mối quan hệ tương tác như thế nào để ý thức có thể trở thành một tấm gương phản chiếu vũ trụ? Nếu vũ trụ quá bí ẩn thì cái ý thức nắm bắt được vũ trụ còn bí ẩn gấp bội! Tại sao vậy? Vì ý thức không tuân thủ bất cứ một định luật tự nhiên nào, như Descartes khẳng định! Nếu vũ trụ quá kỳ diệu để làm cho Einstein phải thốt lên những lời ngạc nhiên thán phục thì ý thức còn làm cho ông tò mò gấp bội, vì nó hoàn toàn bí ẩnđối với ông. Ông nói: “Trải nghiệm cái bí ẩn – dù có pha trộn cảm giác sợ hãi – cũng chính là trải nghiệm mà tôn giáo đã tạo ra. Hiểu biết về sự hiện hữu của cái mà ta không thể nhìn thấu, của những biểu hiện lý trí sâu thẳm nhất và cái đẹp rực rỡ nhất, những cái chỉ có thể đến với trí não của ta trong những hình thức sơ khai nhất; chính cái biết và cái cảm này làm nên tính tín ngưỡng đích thực; những người có tín ngưỡng sâu xa” [5] Tín ngưỡng mà ông nói ở đây là niềm tin vào sự hiện hữu của cái không thể chứng minh được. Đối với người Thiên Chúa giáo, đó là Chúa, là Thượng Đế. Đối với các nhà khoa học như Pascal, Newton, Galilé, Pasteur, Mendel, Kelvin, Einstein, Heisenberg, Godel,… đó là Đấng Sáng tạo. Bản thân ý thức cũng là một hiện hữu không thể nhìn thấu, không thể chứng minh bằng khoa học, vì thế niềm tin vào sự hiện hữu của ý thức cũng chính là một tín ngưỡng. Vì thế không có gì để ngạc nhiên khi bốn thế kỷ trước, Descartes cho rằng ý thức có nguồn gốc từ Chúa. Einstein không nói rõ như Descartes, nhưng cũng nói điều tương tự khi tuyên bố:

“Tư duy trực giác là một quà tặng thiêng liêng…” [6]. Quà tặng thiêng liêng ấy do ai tặng, nếu khôngphải Đấng Sáng tạo?

Chú ý rằng tư duy trực giác cũng chỉ là một dạng thức đặc biệt của ý thức. Nó chẳng phải cái gì khác chiếc đèn pha của ý thức giúp con người phát hiện được chân lý một cách trực tiếp và bất chợt, không thông qua suy luận. Tất cả các nhà khoa học lớn đều thấy rõ điều đó. Henri Poincaré, nhà toán học vĩ đại nhất cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, cũng từng nói “Logic giúp ta chứng minh, trực giác giúp ta khám phá”. Nhưng có lẽ Einstein là người băn khoăn nhiều nhất về bí ẩn của trực giác, vì thế ông thường xuyên nhắc tới vai trò định hướng của trực giác trong khám phá, đồng thời gợi ý cho chúng ta suy ngẫm về tính chất bí ẩn không thể giải thích của dạng năng lực tinh thần kỳ lạ này. Ông nói:

“Tri thức đóng vai trò thứ yếu trên con đường khám phá. Có một sự nhảy vọt trong ý thức được gọi là Trực giác hay gọi là gì tùy ý, nhờ đó mà bạn tìm thấy lời giải nhưng bạn không hiểu điều đó diễn ra như thế nào và tại sao” (The intellect has little to do on the road to discovery. There comes a leap in consciousness, call it Intuition or what you will, the solution comes to you and you don’t know or why).

Nếu Einstein còn để cho chúng ta tự suy đoán nguồn gốc của năng lực tinh thần kỳ lạ đó thì Nicolas Tesla, một nhà khoa học xuất chúng đầu thế kỷ 20 lại nói rõ rằng nó đến từ một Trung Tâm trong vũ trụ.

"Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh".
Reply
#2
Đây mơi là y nghĩa trong của câu 'Phúc cho ai không THẤY mà TIN'.  Vì theo nghĩa đen, nhũng iconic giants tri tuệ của nhân loại này đã có đưoc cai 'phuc' (blessed with brilliant minds) để 'sense' đưoc a 'being' a 'force' không thể nào 'thây' hay 'đo' hay 'chứng minh' đươc trong thê giơi và khả năng của con ngưoi, in this 'natural world'.  Dù họ là nhũng 'khoa học gia' khổng lồ của nhân loại, nhưng cũng chỉ là nhũng con ngưoi mere mortals phàm trần nên bị giơi hạn của con ngưoi.  Nhưng họ đưoc blessing để 'thấy' the 'force' or the 'being' supernatural beyond this natural world.

This supernatural 'force' không đòi hỏi một trí tuệ siêu phàm như cac vị khoa học gia khổng lồ của nhân loại này mới 'thấy' đưoc, thật ra vì đó như là 1 'linh hồn' cho nên nếu có 1 'THIỆN tâm', cũng sẻ dể dàng 'cảm nhận' đưoc sư hiện hũu của 'force' ấy.  Đó là lý do mà có nhũng vị tu hành xưa dù không biêt 1 chử dù không sơ hửu 1 trí tuệ siêu phàm nhưng cái THIỆN tâm quá trong sáng nên dể dàng sense đưoc the 'force' supernatural này, như một thỏi sắt không bị ngăn chận bởi nhụng vật cản (tâm kiêu căng, tâm sân tâm si, vv...) mà tu hành đắc đạo sống đời tốt đẹp khi họ sense đưoc cái 'force' đó qua 'intuition' và sống theo nhũng lề luật luơng thiện mà force đó guide họ.
Reply