2021-01-07, 04:17 AM
Mức ngoại tệ NHNN mua tối đa cho mỗi ngân hàng/lần tương đương để đưa trạng thái ngoại hối về cân bằng. Đây là nội dung chính của thông báo được cơ quan quản lý gửi tới các tổ chức tín dụng vào ngày cuối cùng của năm 2020. Cũng từ ngày đó, NHNN ngừng niêm yết tỷ giá giao ngay và ngừng mua ngoại tệ giao ngay (spot).
Đây là động thái thay đổi căn bản trong điều hành chính sách ngoại hối, hậu thuẫn cho việc thương lượng của Việt Nam với Mỹ nhằm tháo gỡ cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ. Trước đó, trong Hội nghị tổng kết năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diễn ra ngày 24-12-2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết dự kiến Việt Nam sẽ đàm phán với Mỹ về việc áp thuế đối với mặt hàng gỗ vào ngày 6-1-2021.
Động thái điều hành ngoại hối mới không những thay đổi thời gian mà cả địa chỉ điểm đến của nguồn cung ngoại tệ. Từ nay các tổ chức tín dụng sẽ phải nắm giữ ngoại tệ lâu hơn, cân đối thanh khoản tiền đồng dài hạn hơn đồng thời phải dự báo kịp thời, chính xác nhu cầu của khách hàng để có thể đáp ứng đầy đủ. Đây chắc chắn là bài toán không dễ và có thể ảnh hưởng đến thu nhập ròng của mảng kinh doanh ngoại hối.
Trước mắt việc ngừng mua ngoại tệ giao ngay, theo nhận định của một số ngân hàng thương mại, có khả năng đẩy tỷ giá mua bán của các tổ chức tín dụng đi xuống theo hướng tiền đồng tăng giá nhẹ trong ngắn hạn so với đô la Mỹ, đặc biệt trong thời điểm gần Tết Âm lịch khi kiều hối thường về nhiều. Thứ nữa dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể chảy mạnh vào Việt Nam trong bối cảnh các thị trường mới nổi và cận biên đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư quốc tế. Những điều này sẽ kích thích mạnh hơn sự dịch chuyển tiết kiệm ngoại tệ sang tiền đồng và ít nhiều tác động đến lãi suất.
Tuy nhiên trong trung và dài hạn, NHNN có nhiều công cụ để điều phối lãi suất cũng như tỷ giá nhằm đảm bảo chức năng, nhiệm vụ ổn định giá trị đồng nội tệ và kiểm soát lạm phát. Câu chuyện cốt lõi của điều hành ngoại tệ giờ đây không chỉ là điều hòa cung cầu thị trường, ổn định nhưng không cố định tỷ giá mà còn là giải quyết như thế nào chức năng chuyển đổi ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối, tất cả các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tiến hành bằng đồng nội tệ. Hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đều quy định như vậy. Từ lâu Việt Nam đã chủ trương chống đô la hóa và những năm gần đây chủ trương đúng đắn này được thực hiện triệt để, thành công ngày càng mở rộng ở nhiều mức độ. Vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài khi vào Việt Nam đều phải chuyển ra tiền đồng để giao dịch. Các nhà xuất khẩu khi mua hàng hóa, nguyên liệu trong nước đều phải mua bằng tiền đồng và khi có nguồn thu từ xuất khẩu đều phải bán ngoại tệ để lấy tiền đồng giao dịch.
Sẽ không có gì để nói về những giao dịch bằng tiền đồng nói trên nếu tiền đồng chuyển đổi được (convertible). Song hiện tại tiền đồng vẫn chưa chuyển đổi được. Câu hỏi đặt ra là cơ quan quản lý có đưa tiền ra để chuyển hóa một phương tiện thanh toán trong khi Pháp lệnh Ngoại hối không cho phép sử dụng ngoại tệ để giao dịch, thanh toán ở Việt Nam? Để đảm bảo tiền đồng là phương tiện thanh toán duy nhất, việc đưa tiền ra để mua ngoại tệ cho các giao dịch từ vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, xuất nhập khẩu là bắt buộc.
Ở khu vực ASEAN, các đồng tiền của Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines... đều đã chuyển đổi được. Đồng tiền Việt Nam còn cần thêm thời gian để có thể chuyển đổi được. Cho đến lúc đó việc NHNN bơm tiền đồng để mua ngoại tệ là không thể tránh khỏi.
Chính sách điều phối ngoại tệ mới, do đó, vừa phải tuân thủ quy định của Pháp lệnh Ngoại hối, vừa phải tạo điều kiện cho Việt Nam có vị thế nhất định trong thương lượng với Mỹ. Lúc này vai trò của các tổ chức tín dụng trở nên vô cùng quan trọng. Chính các ngân hàng thương mại phải thể hiện vai trò nổi trội hơn trên thị trường ngoại hối. Nhưng việc phải san sẻ nguồn tiền đồng đang có, chủ yếu dùng để phát triển tín dụng và các dịch vụ thanh toán, để tham gia kinh doanh ngoại hối vốn mang lại biên lợi nhuận hẹp trong thời gian gần đây, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Một cơ chế bù đắp thích hợp cho các ngân hàng thương mại nhìn từ góc độ này là cần thiết từ phía cơ quan quản lý.
Mặt khác, dòng chảy của tiền đồng trên thị trường sẽ được cơ cấu lại theo nguyên tắc nước chảy chỗ trũng. Khi tiền đồng có xu hướng lên giá so với đô la Mỹ, tiền rẻ từ bên ngoài, nhất là từ các thị trường phát triển đang có mặt bằng lãi suất thấp gần như bằng 0 (0%) sẽ gia tăng cường độ vào Việt Nam. Bất động sản và chứng khoán tiếp tục được hưởng lợi. Nguồn cung bất động sản ở TPHCM đang chững lại trong khi giá bất động sản mọi phân khúc trên cả nước duy trì ở mức cao, chưa kể thanh khoản nhà đất kém hơn hẳn so với chứng khoán. Không chỉ năm 2021 mà có thể cả giai đoạn 2021-2023 thị trường vốn Việt Nam sẽ chứng kiến sự “bùng nổ” lên tầm cao mới.
Đây là động thái thay đổi căn bản trong điều hành chính sách ngoại hối, hậu thuẫn cho việc thương lượng của Việt Nam với Mỹ nhằm tháo gỡ cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ. Trước đó, trong Hội nghị tổng kết năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diễn ra ngày 24-12-2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết dự kiến Việt Nam sẽ đàm phán với Mỹ về việc áp thuế đối với mặt hàng gỗ vào ngày 6-1-2021.
Động thái điều hành ngoại hối mới không những thay đổi thời gian mà cả địa chỉ điểm đến của nguồn cung ngoại tệ. Từ nay các tổ chức tín dụng sẽ phải nắm giữ ngoại tệ lâu hơn, cân đối thanh khoản tiền đồng dài hạn hơn đồng thời phải dự báo kịp thời, chính xác nhu cầu của khách hàng để có thể đáp ứng đầy đủ. Đây chắc chắn là bài toán không dễ và có thể ảnh hưởng đến thu nhập ròng của mảng kinh doanh ngoại hối.
Trước mắt việc ngừng mua ngoại tệ giao ngay, theo nhận định của một số ngân hàng thương mại, có khả năng đẩy tỷ giá mua bán của các tổ chức tín dụng đi xuống theo hướng tiền đồng tăng giá nhẹ trong ngắn hạn so với đô la Mỹ, đặc biệt trong thời điểm gần Tết Âm lịch khi kiều hối thường về nhiều. Thứ nữa dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể chảy mạnh vào Việt Nam trong bối cảnh các thị trường mới nổi và cận biên đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư quốc tế. Những điều này sẽ kích thích mạnh hơn sự dịch chuyển tiết kiệm ngoại tệ sang tiền đồng và ít nhiều tác động đến lãi suất.
Tuy nhiên trong trung và dài hạn, NHNN có nhiều công cụ để điều phối lãi suất cũng như tỷ giá nhằm đảm bảo chức năng, nhiệm vụ ổn định giá trị đồng nội tệ và kiểm soát lạm phát. Câu chuyện cốt lõi của điều hành ngoại tệ giờ đây không chỉ là điều hòa cung cầu thị trường, ổn định nhưng không cố định tỷ giá mà còn là giải quyết như thế nào chức năng chuyển đổi ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối, tất cả các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tiến hành bằng đồng nội tệ. Hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đều quy định như vậy. Từ lâu Việt Nam đã chủ trương chống đô la hóa và những năm gần đây chủ trương đúng đắn này được thực hiện triệt để, thành công ngày càng mở rộng ở nhiều mức độ. Vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài khi vào Việt Nam đều phải chuyển ra tiền đồng để giao dịch. Các nhà xuất khẩu khi mua hàng hóa, nguyên liệu trong nước đều phải mua bằng tiền đồng và khi có nguồn thu từ xuất khẩu đều phải bán ngoại tệ để lấy tiền đồng giao dịch.
Sẽ không có gì để nói về những giao dịch bằng tiền đồng nói trên nếu tiền đồng chuyển đổi được (convertible). Song hiện tại tiền đồng vẫn chưa chuyển đổi được. Câu hỏi đặt ra là cơ quan quản lý có đưa tiền ra để chuyển hóa một phương tiện thanh toán trong khi Pháp lệnh Ngoại hối không cho phép sử dụng ngoại tệ để giao dịch, thanh toán ở Việt Nam? Để đảm bảo tiền đồng là phương tiện thanh toán duy nhất, việc đưa tiền ra để mua ngoại tệ cho các giao dịch từ vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, xuất nhập khẩu là bắt buộc.
Ở khu vực ASEAN, các đồng tiền của Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines... đều đã chuyển đổi được. Đồng tiền Việt Nam còn cần thêm thời gian để có thể chuyển đổi được. Cho đến lúc đó việc NHNN bơm tiền đồng để mua ngoại tệ là không thể tránh khỏi.
Chính sách điều phối ngoại tệ mới, do đó, vừa phải tuân thủ quy định của Pháp lệnh Ngoại hối, vừa phải tạo điều kiện cho Việt Nam có vị thế nhất định trong thương lượng với Mỹ. Lúc này vai trò của các tổ chức tín dụng trở nên vô cùng quan trọng. Chính các ngân hàng thương mại phải thể hiện vai trò nổi trội hơn trên thị trường ngoại hối. Nhưng việc phải san sẻ nguồn tiền đồng đang có, chủ yếu dùng để phát triển tín dụng và các dịch vụ thanh toán, để tham gia kinh doanh ngoại hối vốn mang lại biên lợi nhuận hẹp trong thời gian gần đây, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Một cơ chế bù đắp thích hợp cho các ngân hàng thương mại nhìn từ góc độ này là cần thiết từ phía cơ quan quản lý.
Mặt khác, dòng chảy của tiền đồng trên thị trường sẽ được cơ cấu lại theo nguyên tắc nước chảy chỗ trũng. Khi tiền đồng có xu hướng lên giá so với đô la Mỹ, tiền rẻ từ bên ngoài, nhất là từ các thị trường phát triển đang có mặt bằng lãi suất thấp gần như bằng 0 (0%) sẽ gia tăng cường độ vào Việt Nam. Bất động sản và chứng khoán tiếp tục được hưởng lợi. Nguồn cung bất động sản ở TPHCM đang chững lại trong khi giá bất động sản mọi phân khúc trên cả nước duy trì ở mức cao, chưa kể thanh khoản nhà đất kém hơn hẳn so với chứng khoán. Không chỉ năm 2021 mà có thể cả giai đoạn 2021-2023 thị trường vốn Việt Nam sẽ chứng kiến sự “bùng nổ” lên tầm cao mới.