2021-02-21, 10:20 AM
Xin chia xẻ một câu chuyện có thật mà tôi là một trong những người chứng kiến từ đầu đến cuối.
Nhiều năm về trước, trong một lần vô tình đi ngang qua một góc khuất của một bệnh viện sản khoa lớn trong thành phố, chợt thoáng thấy bóng dáng của một chiếc áo choàng đen của vài nữ tu Công Giáo thậm thụt ra vào, dường như những bà Soeur (Sơ) ấy không muốn ai thấy mình vậy. Nếu đó là nơi dành cho những sản phụ sau sinh tôi sẽ không ngạc nhiên lắm, nhưng ở đây, nơi những chiếc áo choàng đen, xám nổi bật giữa phần đông là các sản phụ bung mang dạ chữa tới lui lại là một khu khác trong bênh viện, một khu vực chỉ dành riêng cho những ai không muốn mang, giữ lại những cục u trên bụng mình. Có như tôi thấy những Sơ ấy đứng bàn tán với vẽ mặt buồn râu, có khi tôi lại thấy họ dìu một cô thiếu nữ đang ôm chiếc bụng to ra một chiếc taxi đang chờ sẵn, rồi cả nhóm cùng lên xe, mất dạng giữa giòng người qua lại.
Vì cái tính tò mò nên tôi đã theo dõi họ. Và biết ra được nhiều chuyện. Như chuyện một Sơ kia ngồi hàng giờ tỉ tê với cô gái nọ, lau những giọt nước mắt cho cô, an ủi, vỗ về cô ấy như người Mẹ hiền, bởi quanh cô không có một ai là người thân, bởi cô chỉ ngồi một mình, bơ vơ, lạc lõng, đưa đôi mắt sợ sệt nhìn quanh chờ nghe gọị tên mình rồi líu ríu bước theo trong cái nhìn bất lực của Sơ. Và dĩ nhiên khi có một ai đó đồng ý bước ra chỗ ấy cùng với Sơ, ta mới thấy rõ nét vui mừng trong ánh mắt, trong cử chỉ tất bật của các Sơ vậy.
Và khi tìm đến nơi họ ở, không chỉ một mình. Có nhiều cô thiếu nữ khác ở cùng họ, có người còn ẵm trên tay những đứa bé kháu khỉnh, còn đỏ hỏn trên tay, có cháu nằm trong những chiếc nôi nhỏ, ngủ say. Tất cả họ nhìn giống như một gia đình, tất cả họ đều được các Sơ đưa về đây, từ lúc cái thai chỉ vài ba tháng, được nuôi ăn miễn phí, được đưa đi sanh cho mẹ tròn con vuông, được nuôi dưỡng nhiều tháng sau đó, khi người mẹ cứng cáp thì sẽ gởi họ về với gia đình, với xã hội cùng với con của họ, nếu người mẹ không có điều kiện nuôi con thì có thể ra đi một mình, con của họ được chuyển đến một nơi khác để nuôi nấng, khi nào người mẹ có đủ điều kiện về kinh tế thì sẽ được đón con về, không bao giờ để cho tình Mẫu tử bị chia cắt. Đa số các cô thiếu nữ ở đó đều là các cô gái từ vùng quê lên thành phố làm đủ các việc để mưu sinh, bị xâm hại tình dục mà ra, sợ gia đình hay biết, phải tìm đến những nơi ấy để trút bỏ lỗi lầm của mình, không làm xấu hổ cho gia đình giòng họ. Hoặc yêu nhau mà không biết giữ gìn, khi cái thai lớn lên, tượng hình rồi thì có khi bị cha mẹ ngăn cấm, buộc phải bỏ đi để theo cái lý của họ, làm lại cuộc đời mới (?).
Ngày ấy tôi phụ trách một nhóm từ thiện ở Sài Gòn. Khi chứng kiến những cảnh ấy, chúng tôi quyết định sẽ dành một phần trợ giúp cho các mái ấm này, nơi hồi xưa người ta hay gọi là Nhà Tạm Lánh thay vì Mái Ấm như hôm nay. Một trong những nơi chúng tôi thường tới thăm ở bên khu Bình Quới, Thanh Đa. Thường thì mỗi lần đến thăm, tôi luôn lãnh phần đi trước, gọi là đi tiền trạm, có nhiệm vụ tìm hiểu xem có bao nhiêu người, họ cần giúp những gì là thiết thực nhất. Gì chứ cái cảnh một trời thiếu thốn trong quá khứ thì tôi có thừa, chỉ cần tự đặt mình vào hoàn cảnh của họ, chỉ cần nhìn ánh mắt của họ, chỉ cần thông qua một tấm hình vô tình chụp đúng lúc, đúng người là tôi có thể viết ra một bài dài để diễn tả lại, đến mức có lần một chị bạn ở xa nửa vòng trái đất vào mắng yêu, ông này mà viết thì con kiến trong hang cũng phải chui ra đọc... Nhờ vậy mà ai cũng đồng cảm, ngoài phần $ chính cho chương trình, có người còn nhắn với tôi, ông nhận thêm của tui vài đồng mua thêm cho nhỏ ấy đôi dép mới đi, dép gì mà mang đi cạo râu còn đứt nữa kìa, hay cầm thêm của tui một ít mua cho bé đó cái áo mới, áo gì mà toe tua như Áo Dzũ Cơ Hàn kìa...
Riêng trong chương trình này thì có khác một chút, tôi phải nhờ vào sự trợ giúp của mấy chị trong Sở làm hay mấy chị hàng xóm láng giềng thôi, chứ tôi mà biết gì khi mua đồ cho mấy em bé mới sinh?. Nào tả, nào bình sữa, nào tất tay, tất chưn, mũ len chùm đầu, dầu gió xanh, lại thêm các loại sữa cho con nít, sơ sinh đến 3 tháng uống sữa khác, 3 tháng đến 6 tháng loại khác, rồi 4 đến 6 tháng lại thêm cái vụ bột ăn dặm, không có mấy chị ấy chắc tui điên cái đầu là đâu cái điền liền.
Giờ mới vào chuyện chính. Số là hồi đó chúng tôi thường đến thăm một vài cơ sở Bảo Vệ Sự Sống khác trong thành phố. Rồi thông qua một người bạn, có vợ chồng của một anh chị kia tận ngoài Bắc bay vào tham gia. Ngoài việc đóng góp về vật chất rất nhiều vì họ có điều kiện thì khi đến thăm, nhìn những đứa bé mới chào đời ở đấy, tôi thấy họ che mặt đi để khóc thầm. Sau nhiều lần tham gia, khi ra về cùng nhau ngồi bên ly cà phê, anh chị ấy mới thố lộ cho tôi biết, cả hai kết hôn đã lâu mà không có con, đi khám nhiều nơi mới biết, nguyên nhân vô sinh là do anh ấy mà ra. Rồi họ ao ước xin được một đứa con nuôi trong số các em ấy. Mới đầu tôi cũng khá khó chịu khi biết cái lý do họ tham gia, nhưng càng ngày càng thông cảm với họ hơn. Và trong một lần trò chuyện với anh Huyến, phụ trách Mái Ấm Gi-ê-ra-do ở Bình Quới, Thanh Đa, tôi có kể cho anh ấy nghe về anh chị này. Và thật may, anh chị Huyến, Mai bảo có thể giúp được, vì có một em có nguyện vọng cho đi đứa con của mình khi sinh ra, em ấy ở ngoài Bắc vào trong này làm việc, lỡ có thai với người chủ, không thể giữ con vì gia đình rất phong kiến. Khỏi phải nói anh chị bạn ấy mừng như thế nào khi hay tin, nhất là biết cháu bé trong bụng mẹ kia lại là con trai.
Ngày đi sinh anh chị ấy đứng ra lo liệu hết cho em này. Vậy mà sau khi cứng cáp, cô gái ấy từ chối cho con đi, anh chị ấy phải quay về trong ngỡ ngàng và nuối tiếc. Khi hay tin, tôi có tìm đến gặp em ấy, chỉ là để trò chuyện thôi, chứ thật ra mình cũng chẳng có quyền hạn gì mà hạch hỏi hay trách móc cô ấy được. Chỉ khi đó, em ấy vừa khóc vừa bảo với tôi, Làm sao cháu có thể bỏ đi đứa con do mình rứt ruột sinh ra được, nhất là khi nhìn khuôn mặt con khi cháu bú dòng sữa của mình mỗi ngày, nhìn con khi nó ngủ say khi có vòng tay mẹ... Cháu đã gởi hết lại cho hai cô chú ấy những món quà cháu đã nhận kèm lời chân thành xin lỗi của mình, cô chú gật đầu thông cảm, không lấy lại thứ gì đã cho, còn chúc cháu và con gặp nhiều may mắn trong những ngày sắp tới.
Tôi luôn tin vào những điều tử tế còn hiện diện trên đời này, tuy hiếm hoi nhưng vẫn có. Có thể chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều hơn cái xấu xuất hiện, chắc là vậy thôi. Việc chọn lựa cái tốt cái xấu để nhìn về, để kể ra, để dẫn chứng, để tin hay để chê bai là tùy vào mỗi chúng ta, chẳng ai cấm ai và khuyên ai được cả, đời mà, ai cũng giống như ai thì thế giới này sẽ ra sao?. Cuộc đời luôn bao gồm những điều khác biệt, lộn xộn, nhưng nó đẹp hay nó xấu là tùy cách nhìn, cách nghĩ của mỗi người, không có chuyện đúng hết hay sai hết, vậy thôi.
Như tôi, tôi tin là nó vẫn đẹp. Bởi sau đó một năm, cũng thông qua người bạn tôi, tôi biết anh chị người Bắc kia đã có được một đứa con trai kháu khỉnh nhờ vào cái phương pháp thụ thai gì gì đó tôi không cần biết, nhưng biết chắc chắn là do chính chị ấy sinh ra là được rồi....
Nhiều năm về trước, trong một lần vô tình đi ngang qua một góc khuất của một bệnh viện sản khoa lớn trong thành phố, chợt thoáng thấy bóng dáng của một chiếc áo choàng đen của vài nữ tu Công Giáo thậm thụt ra vào, dường như những bà Soeur (Sơ) ấy không muốn ai thấy mình vậy. Nếu đó là nơi dành cho những sản phụ sau sinh tôi sẽ không ngạc nhiên lắm, nhưng ở đây, nơi những chiếc áo choàng đen, xám nổi bật giữa phần đông là các sản phụ bung mang dạ chữa tới lui lại là một khu khác trong bênh viện, một khu vực chỉ dành riêng cho những ai không muốn mang, giữ lại những cục u trên bụng mình. Có như tôi thấy những Sơ ấy đứng bàn tán với vẽ mặt buồn râu, có khi tôi lại thấy họ dìu một cô thiếu nữ đang ôm chiếc bụng to ra một chiếc taxi đang chờ sẵn, rồi cả nhóm cùng lên xe, mất dạng giữa giòng người qua lại.
Vì cái tính tò mò nên tôi đã theo dõi họ. Và biết ra được nhiều chuyện. Như chuyện một Sơ kia ngồi hàng giờ tỉ tê với cô gái nọ, lau những giọt nước mắt cho cô, an ủi, vỗ về cô ấy như người Mẹ hiền, bởi quanh cô không có một ai là người thân, bởi cô chỉ ngồi một mình, bơ vơ, lạc lõng, đưa đôi mắt sợ sệt nhìn quanh chờ nghe gọị tên mình rồi líu ríu bước theo trong cái nhìn bất lực của Sơ. Và dĩ nhiên khi có một ai đó đồng ý bước ra chỗ ấy cùng với Sơ, ta mới thấy rõ nét vui mừng trong ánh mắt, trong cử chỉ tất bật của các Sơ vậy.
Và khi tìm đến nơi họ ở, không chỉ một mình. Có nhiều cô thiếu nữ khác ở cùng họ, có người còn ẵm trên tay những đứa bé kháu khỉnh, còn đỏ hỏn trên tay, có cháu nằm trong những chiếc nôi nhỏ, ngủ say. Tất cả họ nhìn giống như một gia đình, tất cả họ đều được các Sơ đưa về đây, từ lúc cái thai chỉ vài ba tháng, được nuôi ăn miễn phí, được đưa đi sanh cho mẹ tròn con vuông, được nuôi dưỡng nhiều tháng sau đó, khi người mẹ cứng cáp thì sẽ gởi họ về với gia đình, với xã hội cùng với con của họ, nếu người mẹ không có điều kiện nuôi con thì có thể ra đi một mình, con của họ được chuyển đến một nơi khác để nuôi nấng, khi nào người mẹ có đủ điều kiện về kinh tế thì sẽ được đón con về, không bao giờ để cho tình Mẫu tử bị chia cắt. Đa số các cô thiếu nữ ở đó đều là các cô gái từ vùng quê lên thành phố làm đủ các việc để mưu sinh, bị xâm hại tình dục mà ra, sợ gia đình hay biết, phải tìm đến những nơi ấy để trút bỏ lỗi lầm của mình, không làm xấu hổ cho gia đình giòng họ. Hoặc yêu nhau mà không biết giữ gìn, khi cái thai lớn lên, tượng hình rồi thì có khi bị cha mẹ ngăn cấm, buộc phải bỏ đi để theo cái lý của họ, làm lại cuộc đời mới (?).
Ngày ấy tôi phụ trách một nhóm từ thiện ở Sài Gòn. Khi chứng kiến những cảnh ấy, chúng tôi quyết định sẽ dành một phần trợ giúp cho các mái ấm này, nơi hồi xưa người ta hay gọi là Nhà Tạm Lánh thay vì Mái Ấm như hôm nay. Một trong những nơi chúng tôi thường tới thăm ở bên khu Bình Quới, Thanh Đa. Thường thì mỗi lần đến thăm, tôi luôn lãnh phần đi trước, gọi là đi tiền trạm, có nhiệm vụ tìm hiểu xem có bao nhiêu người, họ cần giúp những gì là thiết thực nhất. Gì chứ cái cảnh một trời thiếu thốn trong quá khứ thì tôi có thừa, chỉ cần tự đặt mình vào hoàn cảnh của họ, chỉ cần nhìn ánh mắt của họ, chỉ cần thông qua một tấm hình vô tình chụp đúng lúc, đúng người là tôi có thể viết ra một bài dài để diễn tả lại, đến mức có lần một chị bạn ở xa nửa vòng trái đất vào mắng yêu, ông này mà viết thì con kiến trong hang cũng phải chui ra đọc... Nhờ vậy mà ai cũng đồng cảm, ngoài phần $ chính cho chương trình, có người còn nhắn với tôi, ông nhận thêm của tui vài đồng mua thêm cho nhỏ ấy đôi dép mới đi, dép gì mà mang đi cạo râu còn đứt nữa kìa, hay cầm thêm của tui một ít mua cho bé đó cái áo mới, áo gì mà toe tua như Áo Dzũ Cơ Hàn kìa...
Riêng trong chương trình này thì có khác một chút, tôi phải nhờ vào sự trợ giúp của mấy chị trong Sở làm hay mấy chị hàng xóm láng giềng thôi, chứ tôi mà biết gì khi mua đồ cho mấy em bé mới sinh?. Nào tả, nào bình sữa, nào tất tay, tất chưn, mũ len chùm đầu, dầu gió xanh, lại thêm các loại sữa cho con nít, sơ sinh đến 3 tháng uống sữa khác, 3 tháng đến 6 tháng loại khác, rồi 4 đến 6 tháng lại thêm cái vụ bột ăn dặm, không có mấy chị ấy chắc tui điên cái đầu là đâu cái điền liền.
Giờ mới vào chuyện chính. Số là hồi đó chúng tôi thường đến thăm một vài cơ sở Bảo Vệ Sự Sống khác trong thành phố. Rồi thông qua một người bạn, có vợ chồng của một anh chị kia tận ngoài Bắc bay vào tham gia. Ngoài việc đóng góp về vật chất rất nhiều vì họ có điều kiện thì khi đến thăm, nhìn những đứa bé mới chào đời ở đấy, tôi thấy họ che mặt đi để khóc thầm. Sau nhiều lần tham gia, khi ra về cùng nhau ngồi bên ly cà phê, anh chị ấy mới thố lộ cho tôi biết, cả hai kết hôn đã lâu mà không có con, đi khám nhiều nơi mới biết, nguyên nhân vô sinh là do anh ấy mà ra. Rồi họ ao ước xin được một đứa con nuôi trong số các em ấy. Mới đầu tôi cũng khá khó chịu khi biết cái lý do họ tham gia, nhưng càng ngày càng thông cảm với họ hơn. Và trong một lần trò chuyện với anh Huyến, phụ trách Mái Ấm Gi-ê-ra-do ở Bình Quới, Thanh Đa, tôi có kể cho anh ấy nghe về anh chị này. Và thật may, anh chị Huyến, Mai bảo có thể giúp được, vì có một em có nguyện vọng cho đi đứa con của mình khi sinh ra, em ấy ở ngoài Bắc vào trong này làm việc, lỡ có thai với người chủ, không thể giữ con vì gia đình rất phong kiến. Khỏi phải nói anh chị bạn ấy mừng như thế nào khi hay tin, nhất là biết cháu bé trong bụng mẹ kia lại là con trai.
Ngày đi sinh anh chị ấy đứng ra lo liệu hết cho em này. Vậy mà sau khi cứng cáp, cô gái ấy từ chối cho con đi, anh chị ấy phải quay về trong ngỡ ngàng và nuối tiếc. Khi hay tin, tôi có tìm đến gặp em ấy, chỉ là để trò chuyện thôi, chứ thật ra mình cũng chẳng có quyền hạn gì mà hạch hỏi hay trách móc cô ấy được. Chỉ khi đó, em ấy vừa khóc vừa bảo với tôi, Làm sao cháu có thể bỏ đi đứa con do mình rứt ruột sinh ra được, nhất là khi nhìn khuôn mặt con khi cháu bú dòng sữa của mình mỗi ngày, nhìn con khi nó ngủ say khi có vòng tay mẹ... Cháu đã gởi hết lại cho hai cô chú ấy những món quà cháu đã nhận kèm lời chân thành xin lỗi của mình, cô chú gật đầu thông cảm, không lấy lại thứ gì đã cho, còn chúc cháu và con gặp nhiều may mắn trong những ngày sắp tới.
Tôi luôn tin vào những điều tử tế còn hiện diện trên đời này, tuy hiếm hoi nhưng vẫn có. Có thể chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều hơn cái xấu xuất hiện, chắc là vậy thôi. Việc chọn lựa cái tốt cái xấu để nhìn về, để kể ra, để dẫn chứng, để tin hay để chê bai là tùy vào mỗi chúng ta, chẳng ai cấm ai và khuyên ai được cả, đời mà, ai cũng giống như ai thì thế giới này sẽ ra sao?. Cuộc đời luôn bao gồm những điều khác biệt, lộn xộn, nhưng nó đẹp hay nó xấu là tùy cách nhìn, cách nghĩ của mỗi người, không có chuyện đúng hết hay sai hết, vậy thôi.
Như tôi, tôi tin là nó vẫn đẹp. Bởi sau đó một năm, cũng thông qua người bạn tôi, tôi biết anh chị người Bắc kia đã có được một đứa con trai kháu khỉnh nhờ vào cái phương pháp thụ thai gì gì đó tôi không cần biết, nhưng biết chắc chắn là do chính chị ấy sinh ra là được rồi....
Love is now or never...