Thị trường chứng khoán thế giới ‘rơi tự do’ sau tin Tổng thống Trump dương tính với C
#1
Thị trường chứng khoán thế giới ‘rơi tự do’ sau tin Tổng thống Trump dương tính với Covid-19

[Image: ntdvn_gettyimages-1168052552-594x594-1.jpg]
Thị trường chứng khoản toàn cầu chao đảo sau tin vợ chồng Tổng thống Trump có xét nghiệm dương tính với Covid-19 (Ảnh: Spencer Platt/Getty Images)

 Bình luận    Tâm An • 16:05, 02/10/20• 1198 lượt xem
 

Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm, chứng khoán tương lai Mỹ, đồng đô-la Mỹ, dầu thô và giá vàng biến động mạnh sau tin Tổng thống Trump và đệ nhất phu nhân Melania Trump kiểm tra dương tính với Covid-19.
Các chỉ số này đã đi xuống từ trước đó, sau tin Hope Hicks - trợ lý thân cận của ông Trump được xác nhận nhiễm virus, khiến ông và bà Melania phải xét nghiệm và bắt đầu "quá trình cách ly". Tuy nhiên, đà giảm tăng tốc khi Tổng thống Mỹ thông báo trên Twitter rằng cả hai vợ chồng ông đều dương tính với Covid-19.

Thị trường chứng khoán chao đảo sau tin vợ chồng Tổng thống Trump dương tính với virus
Chỉ số S&P 500 tương lai của Phố Wall đã giảm 2% vào chiều thứ Sáu (ngày 2/10) tại châu Á sau khi ông Trump đăng tweet về chẩn đoán của ông và vợ Melania.
[Image: ntdvn_ntdvn-gettyimages-922479978-594x594-1-550x330.jpg]Giám đốc truyền thông của Nhà Trắng Hope Hicks - trợ lý thân tín của ông Trump, dương tính với Covid-19 (Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)
Thông báo đã thúc đẩy một đợt thoái vốn rộng rãi từ các tài sản rủi ro và chuyển sang các tài sản an toàn hơn, khi các nhà đầu tư hiểu rõ những tác động tiềm tàng đối với cuộc bầu cử vào đầu tháng 11/2020. Giao dịch hợp đồng tương lai ở Phố Wall trong giờ châu Á thường mỏng, có thể làm trầm trọng thêm sự biến động.
Nasdaq tương lai giảm 2,3%. Robert Rennie, trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại Westpac cho biết: “Chúng tôi đang ở trong tình huống có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời”.
Ông Rennie cho biết các nhà đầu tư có khả năng sẽ tránh xa các tài sản rủi ro hơn, cho đến khi có sự rõ ràng hơn về triển vọng sức khỏe của ông Trump và những người khác trong Nhà Trắng.
“Điều này đang diễn ra vào đầu tháng 10/2020 và chúng tôi vẫn còn bốn tuần nữa... chắc chắn con đường phía trước là không chắc chắn cho đến đầu tháng 11/2020 và có khả năng xa hơn”, ông nói thêm.
Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 0,02 điểm phần trăm xuống 0,661 phần trăm. Điều này có nghĩa là nhu cầu trú ẩn đã làm tăng giá trái phiếu.

Thị trường chứng khoán các nơi đều ảm đạm
Thị trường ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã đóng cửa nghỉ lễ, nhưng giao dịch hợp đồng tương lai ở Singapore cho thấy chứng khoán Trung Quốc giảm 2%.
[Image: ntdvn_gettyimages-1212730137-594x594-1-550x330.jpg]Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo về việc thử nghiệm coronavirus tại Vườn Hồng của Nhà Trắng vào ngày 11 tháng 5 năm 2020 tại Washington, DC ((Ảnh của Drew Angerer / Getty Images)
Chỉ số Topix của sàn chứng khoán Tokyo giảm 1%, trong khi S&P/ASX 200 của Úc giảm 1,1%. Chỉ số FTSE 100 tại London sụt 3,5% xuống khép phiên ở mức 6.796,30 điểm. Chỉ số DAX 30 tại Frankfurt giảm 3,2% xuống 12.367,46 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Paris để mất 3,3% xuống ở 5.495,60 điểm. Còn chỉ số EURO STOXX 50 giảm 3,4% xuống 3.455.92 điểm.
Các nhà đầu tư khác cho rằng vẫn chưa rõ những tác động lớn hơn đối với thị trường. Một nhà giao dịch có trụ sở tại Tokyo cho biết rằng sau những phút đầu tiên sau dòng tweet từ ông Trump, từ ‘algos’ (tự động giao dịch) được thấy nhiều nhất ngay trên tiêu đề.

Thị trường “vẫn chưa thể thực sự xác định được liệu điều này có thể hiện ‘một thời điểm rủi ro lớn’ hay không, vì vậy còn quá sớm để nói điều này sẽ diễn ra như thế nào”, nhà giao dịch nói thêm.
Về tiền tệ, đồng đô-la Mỹ mạnh lên sau tin này, đặc biệt so với bảng Anh, đô-la Úc và đô-la New Zealand. Yen Nhật cũng đang tăng giá, cho thấy dấu hiệu nhà đầu tư đang phòng trừ rủi ro. Giá vàng giao ngay thế giới cũng tăng gần 30 USD trong nửa giờ, từ 1.890 USD lên 1.906 USD một ounce hiện tại.
Trên thị trường dầu thô, giá Brent hiện giảm 3,62% về 39,45 USD một thùng. Dầu thô Mỹ WTI cũng giảm 3,64% xuống 37,31 USD một thùng. Hôm qua, hai loại dầu này đều đã giảm gần 4%.

Thị trường chứng khoán trong nước phản ứng mạnh
Thị trường chứng khoán trong nước phản ứng mạnh, mất gần 17 điểm vào đầu phiên chiều nay.
VN-Index được kỳ vọng sẽ chinh phục đỉnh ngắn hạn 915 điểm trong ngày giao dịch cuối tuần, một số thời điểm cổ phiếu tăng gấp ba lần cổ phiếu giảm.
Tuy nhiên, thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump dương tính với Covid-19 được phát ra trước giờ nghỉ trưa khiến thị trường phản ứng ngay lập tức. VN-Index lùi nhẹ dưới tham chiếu, sau đó mở cửa phiên chiều thì rơi thẳng đứng.
Sắc đỏ bao trùm thị trường khi gần 340 cổ phiếu giảm, gấp năm lần cổ phiếu tăng. Hàng loạt cổ phiếu đang có trạng thái tích cực đã nhanh chóng đảo chiều, điển hình như PNJ giảm hết biên độ còn 57.400 đồng.
Ở chiều ngược lại, VIC giữ sắc xanh với mức tăng 0,6%, đóng góp cho VN-Index gần 0,6 điểm.
[Image: OoRj7xAYkDPtub_xh2LUbwH83hu08Mtq3uRyx_aC...7B9j5cEpeE]VN-Index rơi xuống vùng 897 điểm trước khi hồi phục lại. Ảnh: VNDirect.
Tính đến 13h30, hơn 350 triệu cổ phiếu được sang tay với tổng giá trị hơn 5.870 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục vị thế bán ròng hơn 140 tỷ đồng.
Trong nhóm cổ phiếu VN30 (30 mã cổ phiếu có ảnh hưởng lớn tại thị trường chứng khoán) thì cả 30 mã giảm giá và mức giảm giá cũng rất sâu.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng đồng loạt giảm giá, chỉ còn mỗi SHB là giữ được sắc xanh.
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng không còn mã nào tăng giá. Các mã chính như: PLX, GAS, PVD, PVC, PVS… đều giảm giá.

Tâm An
Reply
#2
Clap 
[Image: ntdvn_50009299622-7ff127cea8-c-e1592961202406.jpg]

Tổng thống Trump đến thăm Học viện Quân đội Hoa Kỳ ngày 13/6/2020. (Ảnh White House)
Ông Trump ra sắc lệnh nhằm kết thúc thống trị của Trung Quốc với đất hiếm
 Bình luậnDu Miên • 09:26, 02/10/20• 1147 lượt xem

Ngày 30/9, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để tăng cường khai thác các khoáng sản quan trọng trong nước, như nguyên tố đất hiếm, để hỗ trợ các công việc khai thác mỏ ở Hoa Kỳ, nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
[/b]
Trung Quốc hiện là nhà sản xuất khoáng sản chuyên dụng hàng đầu trên toàn cầu. Các loại khoáng sản thường được sử dụng để chế tạo thiết bị điện tử, vũ khí quân sự và các thiết bị công nghệ cao khác. Năm ngoái, 80% trữ lượng đất hiếm mà Hoa Kỳ nhập khẩu trực tiếp đến từ Trung Quốc.
Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong ngành khai thác mỏ của Hoa Kỳ, và yêu cầu Bộ Nội vụ xem xét việc thực hiện Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để tài trợ cho chế biến khoáng sản nhằm “bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta”.

Trong một thông báo, Nhà Trắng cho biết sắc lệnh này sẽ cắt giảm sự chậm trễ không cần thiết trong việc cho phép các hoạt động, mang lại cho người Mỹ cơ hội việc làm, đồng thời cải thiện kinh tế và an ninh quốc gia.
“Chúng tôi sẽ đưa các thợ mỏ của mình trở lại làm việc”, ông Trump nói.
Các cơ quan liên bang cũng sẽ được phép thăm dò và hoạt động để giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia khác trong việc nhập khẩu khoáng sản.

“Tổng thống sẽ tiếp tục bảo vệ chuỗi cung ứng nội địa của chúng ta đối với các khoáng sản quan trọng khỏi hành vi săn mồi của Trung Quốc”, một tuyên bố của Nhà Trắng cho biết.
Đất hiếm là danh từ chỉ một nhóm 17 loại khoáng chất ít người biết đến và không có chất nào thay thế được chúng.

Ông Trump đã ký sắc lệnh hành pháp khai thác đất hiếm khi ông đang trên đường đến các điểm dừng trong chiến dịch tái tranh cử ở Minnesota. Tháng trước, ông nói với những người ủng hộ trong một chuyến thăm cấp tiểu bang rằng, chính quyền của ông sẽ thiết lập các khoản tín dụng thuế cho các công ty Hoa Kỳ chuyển cơ sở sản xuất của họ từ Trung Quốc trở lại Hoa Kỳ. Đây là một trong rất nhiều nỗ lực của ông để giảm sự phụ thuộc của Hoa Kỳ vào Bắc Kinh và xây dựng lại ngành sản xuất của Mỹ.
Đương kim Tổng thống Hoa Kỳ cũng cho biết, chính quyền của ông sẽ tước bỏ các hợp đồng liên bang đối với các công ty thuê nhân lực tại Trung Quốc, cam kết tạo ra 10 triệu việc làm trong vòng 10 tháng, một phần thông qua kế hoạch kinh tế của ông.

Gần đây hơn, Tổng thống Trump đã nêu ra cơ hội "tách rời" nền kinh tế Hoa Kỳ khỏi Bắc Kinh trong nhiệm kỳ thứ 2 của mình. Động thái này nhằm mang công việc sản xuất từ Trung Quốc và các chuỗi cung ứng quan trọng trở lại Hoa Kỳ.

Năm ngoái, Bộ Quốc phòng đã được Nhà Trắng ra lệnh tăng cường sản xuất nam châm vĩnh cửu từ đất hiếm samarium coban trong nước, vì lo ngại Bắc Kinh có thể hạn chế xuất khẩu mặt hàng này. Loại nam châm này thường được tìm thấy trong tên lửa dẫn đường chính xác, bom thông minh và máy bay phản lực quân sự.

Dù Hoa Kỳ từng là nhà sản xuất khoáng sản hàng đầu thế giới, hiện tại Trung Quốc đang làm bá chủ một phần lớn thị phần trên thị trường. Trung Quốc nắm quyền thống trị này sau khi thay thế các đối thủ cạnh tranh bằng chiến lược để cho mọi loại mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc tràn ngập thị trường toàn cầu trong vài thập kỷ qua.

“Kể từ khi đạt được lợi thế này, Trung Quốc đã khai thác vị thế của mình trên thị trường các nguyên tố đất hiếm bằng cách ép buộc các ngành công nghiệp dựa vào các nguyên tố này phải đưa cơ sở [sản xuất], [quyền] sở hữu trí tuệ và công nghệ của họ đến Trung Quốc”, sắc lệnh hành pháp nêu rõ.

“Ví dụ, nhiều công ty buộc phải tăng thêm công suất nhà máy ở Trung Quốc sau khi nước này đình chỉ xuất khẩu các nguyên tố đất hiếm đã qua xử lý sang Nhật Bản vào năm 2010, đe dọa các lĩnh vực công nghiệp và quốc phòng của nước này và phá giá nguyên tố đất hiếm trên toàn thế giới".

Sắc lệnh hành pháp của ông Trump cũng nhằm mục đích "giảm bớt yếu tố dễ bị ảnh hưởng của Hoa Kỳ trước sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng, thông qua hợp tác và phối hợp với các đối tác và đồng minh, bao gồm cả khu vực tư nhân".

Luật riêng biệt liên quan đến khoáng sản đã được 2 Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đưa ra trong khoảng năm ngoái, nhưng chúng vẫn chưa được thông qua cho đến nay. Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Du Miên
Reply
#3
CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA TT. DONALD TRUMP ĐÃ ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO LÊN KINH TẾ TOÀN THẾ GIỚI ? 

Tại sao các nước khác trên thế giới lại bắt chước, đi theo gót chính phủ Hoa Kỳ, được lãnh đạo bởi TT. Trump nếu ông ta là kẻ bất tài, điên loạn, gian ác như báo chí truyền thông thổ tả chửi bới ? Với trí óc suy luận bình thường, của một người bình thường cũng sẽ nhận ra điều này.  

NẾU BẠN VẪN CỨ TIN VÀO MASS MEDIA chuyên đăng tin dối trá như trong các Sứ Điệp TYTTTP Chúa đã cảnh báo, và BẠN KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN KINH TẾ, CÔNG VIỆC LÀM ĂN, MỘT GIẤC MƠ MỸ VỚI MỌI CƠ HỘI THÀNH CÔNG, MỘT ĐỜI SỐNG AN NINH TUÂN THEO LUẬT PHÁP, THÌ ĐỪNG BỎ PHIẾU CHO TRUMP!  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Smiling-face-with-halo4

[Image: ntdvn_gettyimages-1208433541-594x594-1.jpg]
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký H.R. 748, Đạo luật CARES tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng vào ngày 27 tháng 3 năm 2020 tại Washington, DC (Ảnh của Erin Schaff-Pool / Getty Images)
Mỹ trở thành nhân tố dẫn dắt cho triển vọng kinh tế toàn cầu tốt hơn
 Bình luậnTrà Nguyễn • 11:33, 19/10/20• 389 lượt xem

Trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới vừa công bố, IMF đã nâng cao triển vọng tăng trưởng toàn cầu theo hướng tích cực hơn, triển vọng tăng mạnh tại các nền kinh tế phát triển, đặc biệt tăng cao triển vọng với Mỹ; trong khi các nền kinh tế nhỏ bé, phụ thuộc xuất khẩu và thiếu nền tảng sẽ là nạn nhân lớn nhất của đại dịch...
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng triển vọng kinh tế thế giới 2020. Cụ thể, IMF dự báo GDP toàn cầu năm 2020 sẽ giảm 4,4%; nhiều hơn mức giảm 5,2% theo dự báo đưa ra hồi tháng 6/2020. Theo đó, GDP thế giới năm 2021 được tổ chức này điều chỉnh thành mức tăng 5,2%; thấp hơn một chút so với mức tăng 5,4% của dự báo trước.
Đáng nói, triển vọng tích cực cho kinh tế thế giới 2020 và 2021 đến từ các nền kinh tế phát triển, dẫn dắt bởi Mỹ, trong khi các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển, thu nhập thấp đều thuộc nhóm bị giảm triển vọng tăng trưởng.
Các nền kinh tế phát triển mặc dù vẫn dự báo tăng trưởng âm 5,8% năm 2020 nhưng triển vọng tăng trưởng đã tích cực hơn tới 2,3% so với dự báo hồi tháng 6/2020 của IMF; là mức triển vọng tốt nhất so với các nhóm nền kinh tế khác trên thế giới.
Có vẻ như, các nền kinh tế nhỏ bé, phụ thuộc xuất khẩu và thiếu nền tảng sẽ là nạn nhân lớn nhất của đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Nền kinh tế Mỹ dẫn đầu, sau đó đến Pháp và Ý
IMF nâng cao triển vọng tích cực nhất với nền kinh tế Mỹ, sau đó đến Pháp và Ý
Mặc dù vẫn được dự báo tăng trưởng âm 4,3% năm 2020, Mỹ vẫn là nền kinh tế mà IMF điều chỉnh triển vọng tăng trưởng tích cực nhất trong báo cáo 15/10 vừa qua; lên tới 3,7% so với dự báo tăng trưởng âm 8% hồi tháng 6/2020 trước đó.
Thực tế, trong nhóm các nền kinh tế phát triển, triển vọng tích cực của Mỹ đã trở thành nhân tố dẫn dắt các nền kinh tế phát triển có triển vọng tăng trưởng sáng sủa hơn với dự báo hồi tháng Sáu.
Sau Mỹ, triển vọng tích cực được điều chỉnh khá mạnh mẽ cho nền kinh tế Pháp, Ý và Đức. Nhìn chung, trong khối các nền kinh tế phát triển, hầu hết triển vọng kinh tế được IMF điều chỉnh tích cực lên so với báo cáo của tổ chức này hồi Tháng 6.
Khu vực Châu Âu được dự báo giảm 8,3%; Nhật Bản giảm 5,3%; Anh giảm 9,8%. Đối với năm 2021, GDP các nước trên lần lượt được dự báo: Mỹ tăng 3,1%; Euro tăng 5,2%; Nhật Bản tăng 2,3%; Anh tăng 5,9% và Trung Quốc tăng 8,2%.
[Image: NqC0Fr_g18yeyjqY1SWWz-jIhuolwXSNPEhNIMOF...55Cw9sJ2T-]
Mỹ trở thành nhân tố dẫn dắt tích cực cho triển vọng tốt hơn của nền kinh tế thế giới, các nền kinh tế mới nổi có triển vọng tăng trưởng tiêu cực hơn (Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới 15/10, IMF)
Mỹ trở thành nhân tố dẫn dắt tích cực cho triển vọng kinh tế thế giới tốt hơn
Ngay trước ngày bầu cử, Mỹ đón một số thông tin kinh tế quan trọng, hầu như mang chiều hướng tích cực, từ chỉ số lạm phát đến tăng trưởng sản xuất công nghiệp, tiêu dùng trong nước và niềm tin tiêu dùng của người dân Mỹ.
Đầu tiên, CPI và CPI lõi của nước này cùng tăng 0,2% m/m trong tháng 9/2020, đúng như dự báo của các nhà kinh tế; sau khi cùng tăng 0,4% ở tháng 8 trước đó. Không tính tới yếu tố mùa vụ, CPI nước này tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Bên cạnh đó, chỉ số PPI lõi và PPI tại Mỹ cùng tăng 0,4% m/m trong tháng 9, sau khi lần lượt tăng 0,4% và 0,3% trong tháng 8; vượt qua dự báo cùng tăng ở mức 0,2%.
Doanh số bán lẻ lõi và doanh số bán lẻ chung của Mỹ lần lượt tăng 1,5% và 1,9% m/m trong tháng 9; nối tiếp đà tăng 0,5% và 0,6% của tháng 8, đồng thời vượt xa kỳ vọng tăng 0,4% và 0,7% của các chuyên gia.
Ngoài ra, niềm tin tiêu dùng quốc gia này được Đại học Michigan cho biết ở mức 81,2 điểm trong tháng 10/2020, cao hơn mức 80,4 điểm của tháng 9 và mức 80,2 điểm theo dự báo. Tin tiêu cực duy nhất là số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần kết thúc ngày 10/10 ở mức 898 nghìn đơn, tăng khá nhiều so với mức 845 nghìn đơn của tuần trước đó, và trái với kỳ vọng giảm xuống còn 810 nghìn đơn.
Triển vọng tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển tiêu cực hơn - nạn nhân chính và dài hạn của Covid-19
Có vẻ như các nền kinh tế nhỏ bé, phụ thuộc và thiếu nền tảng mới là nạn nhân chính và dài hạn của đại dịch Covid-19. Bất chấp triển vọng tăng trưởng cho các nền kinh tế phát triển tăng cao, triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển đều tiêu cực hơn, tăng trưởng âm 3,3% năm 2020, tiêu cực hơn 0,2% so với triển vọng của IMF hồi tháng Sáu.
GDP khu vực ASEAN 5 (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) được dự báo giảm 3,4% trong năm nay, tiêu cực hơn so với dự báo chỉ giảm 2% hồi tháng 6. Sang đến năm 2021, nhóm nước này được dự báo tăng trở lại ở mức 6,2%, không có điều chỉnh so với dự báo cũ.
Riêng với Việt Nam, GDP trong năm 2020 được dự báo sẽ tăng nhẹ 1,6% và sẽ đạt mức tăng 6,7% trong năm 2021.
Mặc dù vậy, IMF cũng cảnh báo dịch bệnh đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu, và độ chính xác của các dự báo trên phụ thuộc lớn vào cách các nước kiểm soát dịch bệnh cũng như hỗ trợ nền kinh tế trong quá trình hồi phục.
Trà Nguyễn
Reply
#4
(2020-10-20, 02:28 AM)Riêng Một Góc Trời Wrote: CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA TT. DONALD TRUMP ĐÃ ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO LÊN KINH TẾ TOÀN THẾ GIỚI ? 

Tại sao các nước khác trên thế giới lại bắt chước, đi theo gót chính phủ Hoa Kỳ, được lãnh đạo bởi TT. Trump nếu ông ta là kẻ bất tài, điên loạn, gian ác như báo chí truyền thông thổ tả chửi bới ? Với trí óc suy luận bình thường, của một người bình thường cũng sẽ nhận ra điều này.  

NẾU BẠN VẪN CỨ TIN VÀO MASS MEDIA chuyên đăng tin dối trá như trong các Sứ Điệp TYTTTP Chúa đã cảnh báo, và BẠN KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN KINH TẾ, CÔNG VIỆC LÀM ĂN, MỘT GIẤC MƠ MỸ VỚI MỌI CƠ HỘI THÀNH CÔNG, MỘT ĐỜI SỐNG AN NINH TUÂN THEO LUẬT PHÁP, THÌ ĐỪNG BỎ PHIẾU CHO TRUMP!  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Smiling-face-with-halo4

[Image: ntdvn_gettyimages-1208433541-594x594-1.jpg]
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký H.R. 748, Đạo luật CARES tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng vào ngày 27 tháng 3 năm 2020 tại Washington, DC (Ảnh của Erin Schaff-Pool / Getty Images)
Mỹ trở thành nhân tố dẫn dắt cho triển vọng kinh tế toàn cầu tốt hơn
 Bình luậnTrà Nguyễn • 11:33, 19/10/20• 389 lượt xem

Trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới vừa công bố, IMF đã nâng cao triển vọng tăng trưởng toàn cầu theo hướng tích cực hơn, triển vọng tăng mạnh tại các nền kinh tế phát triển, đặc biệt tăng cao triển vọng với Mỹ; trong khi các nền kinh tế nhỏ bé, phụ thuộc xuất khẩu và thiếu nền tảng sẽ là nạn nhân lớn nhất của đại dịch...
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng triển vọng kinh tế thế giới 2020. Cụ thể, IMF dự báo GDP toàn cầu năm 2020 sẽ giảm 4,4%; nhiều hơn mức giảm 5,2% theo dự báo đưa ra hồi tháng 6/2020. Theo đó, GDP thế giới năm 2021 được tổ chức này điều chỉnh thành mức tăng 5,2%; thấp hơn một chút so với mức tăng 5,4% của dự báo trước.
Đáng nói, triển vọng tích cực cho kinh tế thế giới 2020 và 2021 đến từ các nền kinh tế phát triển, dẫn dắt bởi Mỹ, trong khi các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển, thu nhập thấp đều thuộc nhóm bị giảm triển vọng tăng trưởng.
Các nền kinh tế phát triển mặc dù vẫn dự báo tăng trưởng âm 5,8% năm 2020 nhưng triển vọng tăng trưởng đã tích cực hơn tới 2,3% so với dự báo hồi tháng 6/2020 của IMF; là mức triển vọng tốt nhất so với các nhóm nền kinh tế khác trên thế giới.
Có vẻ như, các nền kinh tế nhỏ bé, phụ thuộc xuất khẩu và thiếu nền tảng sẽ là nạn nhân lớn nhất của đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Nền kinh tế Mỹ dẫn đầu, sau đó đến Pháp và Ý
IMF nâng cao triển vọng tích cực nhất với nền kinh tế Mỹ, sau đó đến Pháp và Ý
Mặc dù vẫn được dự báo tăng trưởng âm 4,3% năm 2020, Mỹ vẫn là nền kinh tế mà IMF điều chỉnh triển vọng tăng trưởng tích cực nhất trong báo cáo 15/10 vừa qua; lên tới 3,7% so với dự báo tăng trưởng âm 8% hồi tháng 6/2020 trước đó.
Thực tế, trong nhóm các nền kinh tế phát triển, triển vọng tích cực của Mỹ đã trở thành nhân tố dẫn dắt các nền kinh tế phát triển có triển vọng tăng trưởng sáng sủa hơn với dự báo hồi tháng Sáu.
Sau Mỹ, triển vọng tích cực được điều chỉnh khá mạnh mẽ cho nền kinh tế Pháp, Ý và Đức. Nhìn chung, trong khối các nền kinh tế phát triển, hầu hết triển vọng kinh tế được IMF điều chỉnh tích cực lên so với báo cáo của tổ chức này hồi Tháng 6.
Khu vực Châu Âu được dự báo giảm 8,3%; Nhật Bản giảm 5,3%; Anh giảm 9,8%. Đối với năm 2021, GDP các nước trên lần lượt được dự báo: Mỹ tăng 3,1%; Euro tăng 5,2%; Nhật Bản tăng 2,3%; Anh tăng 5,9% và Trung Quốc tăng 8,2%.
[Image: NqC0Fr_g18yeyjqY1SWWz-jIhuolwXSNPEhNIMOF...55Cw9sJ2T-]
Mỹ trở thành nhân tố dẫn dắt tích cực cho triển vọng tốt hơn của nền kinh tế thế giới, các nền kinh tế mới nổi có triển vọng tăng trưởng tiêu cực hơn (Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới 15/10, IMF)
Mỹ trở thành nhân tố dẫn dắt tích cực cho triển vọng kinh tế thế giới tốt hơn
Ngay trước ngày bầu cử, Mỹ đón một số thông tin kinh tế quan trọng, hầu như mang chiều hướng tích cực, từ chỉ số lạm phát đến tăng trưởng sản xuất công nghiệp, tiêu dùng trong nước và niềm tin tiêu dùng của người dân Mỹ.
Đầu tiên, CPI và CPI lõi của nước này cùng tăng 0,2% m/m trong tháng 9/2020, đúng như dự báo của các nhà kinh tế; sau khi cùng tăng 0,4% ở tháng 8 trước đó. Không tính tới yếu tố mùa vụ, CPI nước này tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Bên cạnh đó, chỉ số PPI lõi và PPI tại Mỹ cùng tăng 0,4% m/m trong tháng 9, sau khi lần lượt tăng 0,4% và 0,3% trong tháng 8; vượt qua dự báo cùng tăng ở mức 0,2%.
Doanh số bán lẻ lõi và doanh số bán lẻ chung của Mỹ lần lượt tăng 1,5% và 1,9% m/m trong tháng 9; nối tiếp đà tăng 0,5% và 0,6% của tháng 8, đồng thời vượt xa kỳ vọng tăng 0,4% và 0,7% của các chuyên gia.
Ngoài ra, niềm tin tiêu dùng quốc gia này được Đại học Michigan cho biết ở mức 81,2 điểm trong tháng 10/2020, cao hơn mức 80,4 điểm của tháng 9 và mức 80,2 điểm theo dự báo. Tin tiêu cực duy nhất là số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần kết thúc ngày 10/10 ở mức 898 nghìn đơn, tăng khá nhiều so với mức 845 nghìn đơn của tuần trước đó, và trái với kỳ vọng giảm xuống còn 810 nghìn đơn.
Triển vọng tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển tiêu cực hơn - nạn nhân chính và dài hạn của Covid-19
Có vẻ như các nền kinh tế nhỏ bé, phụ thuộc và thiếu nền tảng mới là nạn nhân chính và dài hạn của đại dịch Covid-19. Bất chấp triển vọng tăng trưởng cho các nền kinh tế phát triển tăng cao, triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển đều tiêu cực hơn, tăng trưởng âm 3,3% năm 2020, tiêu cực hơn 0,2% so với triển vọng của IMF hồi tháng Sáu.
GDP khu vực ASEAN 5 (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) được dự báo giảm 3,4% trong năm nay, tiêu cực hơn so với dự báo chỉ giảm 2% hồi tháng 6. Sang đến năm 2021, nhóm nước này được dự báo tăng trở lại ở mức 6,2%, không có điều chỉnh so với dự báo cũ.
Riêng với Việt Nam, GDP trong năm 2020 được dự báo sẽ tăng nhẹ 1,6% và sẽ đạt mức tăng 6,7% trong năm 2021.
Mặc dù vậy, IMF cũng cảnh báo dịch bệnh đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu, và độ chính xác của các dự báo trên phụ thuộc lớn vào cách các nước kiểm soát dịch bệnh cũng như hỗ trợ nền kinh tế trong quá trình hồi phục.
Trà Nguyễn

Tin mừng quá hay anh RMGT  Clap Thumbs-up4 Kaos-1 Umbrella
Cười lên góp tiếng vui đời

Trăm năm chỉ một thoáng, hời hư không. Smiling-face-with-halo4
Reply
#5
(2020-10-20, 11:25 AM)Thất tiên cô Wrote: Tin mừng quá hay anh RMGT  Clap Thumbs-up4 Kaos-1 Umbrella

Đúng vậy TTC!  Cheer Bouquet4
Reply