2020-08-29, 03:40 PM
Tánh Tự Nhiên
Hỏi: Ông có cái nhìn thế nào đối với các nhà khoa học? Ông đã từng nói, Einstein đã làm một điều bất công to lớn với nhân loại.
UG: (Uppaluri Gopala Krishnamurti): Bạn không nghĩ là ông ta đã làm một điều hết sức nguy hại là bom nguyên tử sao?
Hỏi: Einstein chỉ đơn giản nói rằng: Vật chất và năng lượng có thể hoán đổi lẫn nhau.
UG: Kết quả là bom nguyên tử ra đời. Khi nước Mỹ đối diện với vấn đề nên có vũ khí này hoặc không thì Einstein nói: “Nên có, bằng mọi cách. Nếu quý vị không chế tạo, thì nước Đức sẽ làm”. Nếu không phải Einstein ủng hộ thì một ai đó sẽ ủng hộ.
Hỏi: Vậy thì ông ta không còn cách chọn lựa; ông ta phải chọn giữa hai điều ác thôi.
UG: Không đúng. Nếu bạn chọn lựa điều ít ác hơn trong hai điều ác, kết cục bạn cũng sẽ chỉ là với các ác mà thôi. Đó là điều xảy ra cho chúng ta hiện giờ.
Không phải là tôi xem Einstein là kẻ thù số một. Tôi cũng coi Freud là một hiện tượng gian lận to lớn nhất của thế kỷ 20th, bởi vì ông ta nói về một học thuyết mà nó thực sự không có căn bản gì cả. Vì vậy, ông ta là một kẻ lừa gạt đầy tự tin của thế kỷ 20th. Nhưng lý thuyết đó đã trở nên thông dụng của con người hôm nay: Mọi người đều xử dụng nó; tôi phê phán họ trong ý nghĩa đó. Chứ không phải là tôi coi tất cả những người này là kẻ thù của nhân loại hoặc bất cứ điều gì tương tự như vậy.
Hỏi: Sự thay đổi này, là cái mà ông gọi là một “thảm-họa”?
UG: Bạn thấy đó, người ta thường hay tưởng tượng cái gọi là khai ngộ, nhận thức chân ngã, nhận biết Thượng Đế hoặc điều mà (tôi không thích xử dụng những từ ngữ này) nhập định xuất thần, rằng bạn sẽ được hạnh phúc trường tồn, trạng thái hỷ lạc trong mọi lúc – những điều này chỉ là những vọng tưởng mà họ nghĩ về những người tỉnh ngộ đó. Nhưng, khi mà cái trạng thái khai ngộ này xảy đến cho một cá nhân, anh ta nhận ra rằng thực sự không có cơ sở gì để thiết lập cho trạng thái đó cả. Vì vậy, từ quan điểm của kẻ tưởng tượng rằng, hạnh phúc trường tồn, hỷ lạc thường hằng, vĩnh cửu cái này và vĩnh cửu cái kia, thì đó là thảm họa bởi vì anh ta đang trông đợi một cái gì đó trái ngược lại với cái điều xảy ra mà nó toàn bộ không có liên quan gì đến sự tưởng tượng kia cả. Không có mối liên quan nào cả giữa hình ảnh mà bạn có về nó và cái thực sự đang là tình trạng đó. Thế nên, từ cái nhìn của kẻ tưởng tượng rằng một điều gì đó trường cữu, thì đó là một thảm họa – tôi sử dụng từ ngữ thảm-họa trong ý nghĩa như thế. Đó là lý do tại sao tôi rất thường hay bảo mọi người là, “nếu tôi có thể trao cho các bạn một thoáng chớp về toàn thể của trạng-thái tự-nhiên này, các bạn sẽ chẳng bao giờ dám chạm đến nó cả, dù là các bạn đứng xa xa và dùng chiếc sào dài năm mét sờ chạm đến nó.” Bạn sẽ chạy xa khỏi trạng thái tự nhiên này ngay tức thì bởi vì nó không phải là điều mà bạn muốn. Cái mà bạn mong muốn thì nó không có tồn tại.
Thế nên, câu hỏi kế tiếp là: Tại sao các bậc hiền giả, minh triết đều nói về trạng thái này như là “phúc lạc vĩnh hằng”, “đời sống bất diệt”, như thế này, thế kia và như thế nọ? Tôi không thích thú trong việc đó chút nào cả. Nhưng, cái hình ảnh mà bạn đeo mang về nó thì tuyệt đối không có bất cứ mối quan hệ gì với cái điều thực sự mà tôi đang nói đến, cái Trạng thái Tự nhiên (the Natural State). Vì vậy, cái câu hỏi, một kẻ nào khác có khai ngộ hay không, thì chẳng khiến tôi để tâm đến chút nào cả, bởi vì không có cái điều gọi là khai ngộ như vậy.
Hỏi: Theo như những gì ông nói thì câu hỏi này có lẽ không thích đáng, không liên hệ. Ông có bất thông điệp gì không?
UG: Cho ai?
Hỏi: Bất cứ ai. Mọi người.
UG: Tôi không có thông điệp gì cả, thưa ngài – không có thông điệp gì cho nhân loại – không có lời nhắn gởi gì cả. Người ta hỏi tôi “Vậy thì lý do quái quỷ gì mà ông nói luôn luôn vậy?” Khi mà tôi nói tôi không thể giúp ai được, Lý do quỉ quái gì mà bạn ở đây? (tôi không có ý nói là bạn – questioner).
Tôi không muốn làm cái công việc “bông hoa” này… Vì đó chỉ là hương thơm của bông hoa mà thôi. Một cá nhân như vậy không thể rút mình cư trú trong hang động hoặc ẩn giấu chính mình; kẻ đó phải sống chen lẫn giữa dòng đời này; hắn ta không có nơi nào để đi cả. Đó là hương thơm của bông hoa đặc thù đó – bạn không biết nó là gì đâu.
Bạn không biết hương thơm của đóa hoa đó đâu – bạn chẳng có cách nào biết được cả. Đó là lý do tại sao bạn đi so sánh nó: “Cái này có mùi hương giống đóa hoa đó. Cái này trông giống như đóa hoa đó.” Bạn thấy không, đây chính là tất cả mọi điều bạn đang làm. Khi mà bạn ngừng lại việc làm so sánh đó – cái việc cố gắng để hiểu bông hoa đó là gì, và mùi hương của bông hoa đó ra sao là điều mà bạn chưa từng bao giờ biết – khi đó sẽ có một bông hoa khác hiện hữu; không phải là bản sao của bông hoa kia, không phải là bông hồng mà bạn ngưỡng mộ hoặc là hoa thủy tiên -- vì có một “Bài Thơ Tán tụng Hoa Thủy Tiên” do một chàng công tử bột nào đó viết. Hoặc bông hồng… Tại sao bông hồng trở nên quá quan trọng như vậy? Bởi vì mọi người đều ưa thích nó. Cái bông cỏ kia đang hiện diện tại đó thì đẹp hơn bông hồng nọ. Khoảnh khắc mà bạn ngừng lại việc so sánh này, cố gắng tìm hiểu và thậm chí tưởng tượng bông hoa đó là gì, mùi hương của nó thì như thế nào… thì khi đó có một bông hoa mới bừng lên ở đó, bông hoa này không có bất cứ mối liên quan gì với tất cả bông hoa khác mà chúng ta đang có xung quanh.
...
Hỏi: Ông có cái nhìn thế nào đối với các nhà khoa học? Ông đã từng nói, Einstein đã làm một điều bất công to lớn với nhân loại.
UG: (Uppaluri Gopala Krishnamurti): Bạn không nghĩ là ông ta đã làm một điều hết sức nguy hại là bom nguyên tử sao?
Hỏi: Einstein chỉ đơn giản nói rằng: Vật chất và năng lượng có thể hoán đổi lẫn nhau.
UG: Kết quả là bom nguyên tử ra đời. Khi nước Mỹ đối diện với vấn đề nên có vũ khí này hoặc không thì Einstein nói: “Nên có, bằng mọi cách. Nếu quý vị không chế tạo, thì nước Đức sẽ làm”. Nếu không phải Einstein ủng hộ thì một ai đó sẽ ủng hộ.
Hỏi: Vậy thì ông ta không còn cách chọn lựa; ông ta phải chọn giữa hai điều ác thôi.
UG: Không đúng. Nếu bạn chọn lựa điều ít ác hơn trong hai điều ác, kết cục bạn cũng sẽ chỉ là với các ác mà thôi. Đó là điều xảy ra cho chúng ta hiện giờ.
Không phải là tôi xem Einstein là kẻ thù số một. Tôi cũng coi Freud là một hiện tượng gian lận to lớn nhất của thế kỷ 20th, bởi vì ông ta nói về một học thuyết mà nó thực sự không có căn bản gì cả. Vì vậy, ông ta là một kẻ lừa gạt đầy tự tin của thế kỷ 20th. Nhưng lý thuyết đó đã trở nên thông dụng của con người hôm nay: Mọi người đều xử dụng nó; tôi phê phán họ trong ý nghĩa đó. Chứ không phải là tôi coi tất cả những người này là kẻ thù của nhân loại hoặc bất cứ điều gì tương tự như vậy.
Hỏi: Sự thay đổi này, là cái mà ông gọi là một “thảm-họa”?
UG: Bạn thấy đó, người ta thường hay tưởng tượng cái gọi là khai ngộ, nhận thức chân ngã, nhận biết Thượng Đế hoặc điều mà (tôi không thích xử dụng những từ ngữ này) nhập định xuất thần, rằng bạn sẽ được hạnh phúc trường tồn, trạng thái hỷ lạc trong mọi lúc – những điều này chỉ là những vọng tưởng mà họ nghĩ về những người tỉnh ngộ đó. Nhưng, khi mà cái trạng thái khai ngộ này xảy đến cho một cá nhân, anh ta nhận ra rằng thực sự không có cơ sở gì để thiết lập cho trạng thái đó cả. Vì vậy, từ quan điểm của kẻ tưởng tượng rằng, hạnh phúc trường tồn, hỷ lạc thường hằng, vĩnh cửu cái này và vĩnh cửu cái kia, thì đó là thảm họa bởi vì anh ta đang trông đợi một cái gì đó trái ngược lại với cái điều xảy ra mà nó toàn bộ không có liên quan gì đến sự tưởng tượng kia cả. Không có mối liên quan nào cả giữa hình ảnh mà bạn có về nó và cái thực sự đang là tình trạng đó. Thế nên, từ cái nhìn của kẻ tưởng tượng rằng một điều gì đó trường cữu, thì đó là một thảm họa – tôi sử dụng từ ngữ thảm-họa trong ý nghĩa như thế. Đó là lý do tại sao tôi rất thường hay bảo mọi người là, “nếu tôi có thể trao cho các bạn một thoáng chớp về toàn thể của trạng-thái tự-nhiên này, các bạn sẽ chẳng bao giờ dám chạm đến nó cả, dù là các bạn đứng xa xa và dùng chiếc sào dài năm mét sờ chạm đến nó.” Bạn sẽ chạy xa khỏi trạng thái tự nhiên này ngay tức thì bởi vì nó không phải là điều mà bạn muốn. Cái mà bạn mong muốn thì nó không có tồn tại.
Thế nên, câu hỏi kế tiếp là: Tại sao các bậc hiền giả, minh triết đều nói về trạng thái này như là “phúc lạc vĩnh hằng”, “đời sống bất diệt”, như thế này, thế kia và như thế nọ? Tôi không thích thú trong việc đó chút nào cả. Nhưng, cái hình ảnh mà bạn đeo mang về nó thì tuyệt đối không có bất cứ mối quan hệ gì với cái điều thực sự mà tôi đang nói đến, cái Trạng thái Tự nhiên (the Natural State). Vì vậy, cái câu hỏi, một kẻ nào khác có khai ngộ hay không, thì chẳng khiến tôi để tâm đến chút nào cả, bởi vì không có cái điều gọi là khai ngộ như vậy.
Hỏi: Theo như những gì ông nói thì câu hỏi này có lẽ không thích đáng, không liên hệ. Ông có bất thông điệp gì không?
UG: Cho ai?
Hỏi: Bất cứ ai. Mọi người.
UG: Tôi không có thông điệp gì cả, thưa ngài – không có thông điệp gì cho nhân loại – không có lời nhắn gởi gì cả. Người ta hỏi tôi “Vậy thì lý do quái quỷ gì mà ông nói luôn luôn vậy?” Khi mà tôi nói tôi không thể giúp ai được, Lý do quỉ quái gì mà bạn ở đây? (tôi không có ý nói là bạn – questioner).
Tôi không muốn làm cái công việc “bông hoa” này… Vì đó chỉ là hương thơm của bông hoa mà thôi. Một cá nhân như vậy không thể rút mình cư trú trong hang động hoặc ẩn giấu chính mình; kẻ đó phải sống chen lẫn giữa dòng đời này; hắn ta không có nơi nào để đi cả. Đó là hương thơm của bông hoa đặc thù đó – bạn không biết nó là gì đâu.
Bạn không biết hương thơm của đóa hoa đó đâu – bạn chẳng có cách nào biết được cả. Đó là lý do tại sao bạn đi so sánh nó: “Cái này có mùi hương giống đóa hoa đó. Cái này trông giống như đóa hoa đó.” Bạn thấy không, đây chính là tất cả mọi điều bạn đang làm. Khi mà bạn ngừng lại việc làm so sánh đó – cái việc cố gắng để hiểu bông hoa đó là gì, và mùi hương của bông hoa đó ra sao là điều mà bạn chưa từng bao giờ biết – khi đó sẽ có một bông hoa khác hiện hữu; không phải là bản sao của bông hoa kia, không phải là bông hồng mà bạn ngưỡng mộ hoặc là hoa thủy tiên -- vì có một “Bài Thơ Tán tụng Hoa Thủy Tiên” do một chàng công tử bột nào đó viết. Hoặc bông hồng… Tại sao bông hồng trở nên quá quan trọng như vậy? Bởi vì mọi người đều ưa thích nó. Cái bông cỏ kia đang hiện diện tại đó thì đẹp hơn bông hồng nọ. Khoảnh khắc mà bạn ngừng lại việc so sánh này, cố gắng tìm hiểu và thậm chí tưởng tượng bông hoa đó là gì, mùi hương của nó thì như thế nào… thì khi đó có một bông hoa mới bừng lên ở đó, bông hoa này không có bất cứ mối liên quan gì với tất cả bông hoa khác mà chúng ta đang có xung quanh.
...
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore