2020-08-23, 12:07 AM
[b]Tôi Đọc Vũ Linh: Cái Loa Tuyên Truyền Của Đảng Cộng Hòa[/b]
Trần Tiên Long
Tôi vẫn thường có cơ hội đọc các bài viết của tác giả Vũ Linh (VL). Phải công nhận rằng những bài của tác giả thường trình bày đủ mọi dữ kiện. Điều đó chứng tỏ kiến thức phong phú của tác giả (xem bài đính kèm bên dưới). Tuy nhiên, từ những dữ kiện để luận ra phần kết luận mà tác giả chủ ý trưng ra trước công luận lại là một vấn đề khác, không đơn giản như người ta tưởng. Các bài viết của tác giả đều nhằm một mục đích chung là đề cao đảng Cộng Hòa bằng cách dèm pha đảng Dân Chủ.
Nếu tác giả chỉ dựa vào những nét tiêu cực của một chế độ để dèm pha thì không có gì để nói, bởi vì “người chê ta mà chê đúng thì xứng đáng là thày ta”. Nhưng khi tác giả bàn về những nét tích cực trong “Thành Quả Của TT Obama” mà vẫn tìm đủ mọi lý do để chê bai thì điều đó đang chứng minh những nhận định của tác giả đã đánh mất tính thuyết phục, đầy dẫy những thành kiến của phe phái. Và cái phe phái tác giả đang cố gắng bênh vực đó chính là đảng Cộng Hòa. Như vậy, dù vô tình hay cố ý, tác giả đang hành xử giống như một cái loa tuyên truyền rẻ tiền của đảng Cộng Hòa ở trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Ở bài viết này, để đơn giản hóa vấn đề, người viết chỉ muốn bàn về một lĩnh vực mà dân Mỹ cho là quan trọng nhất trong các kỳ bầu cử tổng thống, đó là vấn đề kinh tế.
Việc làm sao cho dân giầu nước mạnh là chuyện quốc gia đại sự, không phải dễ dàng như trở đôi bàn tay, một sớm một chiều là có thể thành công ngay. Ngay việc làm giầu cho một cá nhân gia đình chỉ gồm vài ba miệng ăn cũng đã là khó, huống hồ đây lại là chuyện liên quan đến hơn 320 triệu người dân.
Cũng cần nhắc lại là khi TT Obama tuyên thệ nhậm chức đầu năm 2009 thì toàn bộ nền kinh tế quốc gia Hoa Kỳ đang đi vào tận cùng của thế thoái trào lớn (Great Recession 2007-2009). Chỉ trong vòng 6 năm, chính quyền Obama với đảng Dân Chủ đã đưa đất nước ra khỏi tình trạng kinh tế thoái trào và còn hứa hẹn tiến xa hơn nữa ở những năm sắp tới, mặc dù cả thế giới hiện vẫn còn đang vật lộn với tình trạng kinh tế thoái trào này, và cho dù chính quyền Obama đã không nhận được sự cộng tác của các nghị sĩ và dân biểu thuộc đảng Cộng Hòa, cái đảng mà người dân mỉa mai gọi là “party of no”, nghĩa là chẳng làm gì cả ngoài việc làm rào cản, chống đối bất cứ một giải pháp nào được đưa ra bởi đảng Dân Chủ.
Sau đây, người viết sẽ lần lượt trình bày về tình trạng kính tế hiện nay mà chính quyền Obama đã đạt được để chứng minh tác giả VL đang dèm pha đảng Dân Chủ để tuyên truyền cho đảng Cộng Hòa như thế nào qua các tiểu mục sau:
▪ Thành quả kinh tế của chính quyền Obama
Khi thẩm định thành quả kinh tế của một quốc gia, người ta thường căn cứ trên các con số thống kê được thu thập hoàn toàn khách quan dựa theo phương pháp của khoa Thống Kê học. Sau đây, người viết sẽ lần lượt trưng ra các con số thống kê này.
FactCheck.org, một cơ quan độc lập, bất vụ lợi, đứng ngoài mọi tranh chấp của phe phái, cứ mỗi 3 tháng một lần, chuyên làm công việc kiểm tra lại tính trung thực của các dữ kiện, vào thứ 6 ngày 9 tháng giêng năm 2015, đã xác định rằng công ăn việc làm, tiền lương thu nhập hằng tuần, tiền lời của các công ty, và giá cổ phần, tất cả đã tăng nhanh kể từ báo cáo lần trước về những con số thống kê của chính quyền Obama. Một vài ghi nhận được tóm tắt như sau: [1]
▲ Về tăng công ăn việc làm: Năm 2014 là năm đã tạo công ăn việc làm cao nhất trong suốt 15 năm qua. Con số thống kê chính thức cho thấy, tính đến tháng 12 năm 2014, chính quyền Obama đã tạo thêm 6,371,000 công ăn việc làm mới cho người dân; trong khi chính quyền Bush chỉ tạo được dưới 1,3 triệu. Như vậy, chỉ trong vòng 6 năm ngắn ngủi, chính quyền Obama đã làm tăng thêm công việc gần gấp 5 lần tổng số công việc mà chính quyền George W. Bush đã tạo ra trong suốt thời gian 8 năm dài.
▲ Về tỉ lệ thất nghiệp: Hiện nay, tỉ lệ thất nghiệp chính thức là 5,6%. Đó là con số tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ kể từ năm 1948, nếu so sánh với con số tỉ lệ thất nghiệp trung bình hằng tháng là 5,8%. Không biết tác giả VL lấy từ đâu con số tỉ lệ thất nghiệp 5% mà ông gọi là “mức bình thường của kinh tế Mỹ”? Sự sai biệt 0,8% là một mức độ sai biệt quá lớn, khó có thể biện minh cho tâm ý ngay thẳng và lương thiện của tác giả..
▲ Về lạm phát vật giá: Trong suốt 6 năm trời dưới chính quyền Obama, tình trạng lạm phát vật giá chỉ tăng có 11,8%. Đó là một con số rất thấp nếu sánh với tình trạng lạm phát của các quốc gia khác trên thế giới trong những năm gần đây. Giá trung bình một gallon xăng dầu hiện nay chỉ là 2,21 USD, và còn dưới 2 USD ở nhiều tiểu bang khác. Bộ Lao Động cũng vừa tuyên bố chỉ số giá cả tiêu thụ (consumer price index) tháng 12 năm 2014 đã giảm thêm 0,4% kể từ tháng trước. Đây là con số giảm lớn nhất chỉ trong vòng một tháng kể từ năm 2008. Nếu tính riêng năm 2014, giá lạm phát chỉ tăng có 0,8%, một mức tăng lạm phát thấp nhất trong suốt 6 năm qua. [2] .
▲ Về tiền lương hằng tuần (Real Weekly Earnings): Tiền lương hằng tuần làm tăng khả năng mua bán, sau khi khấu trừ lạm phát, cũng đã tăng 1,4% kể từ tháng 6 năm 2014, và còn tăng tới 1,7% ở tháng 11 năm 2014. .
▲ Về tiền lời của các công ty (Corporate Profits): Tiền lời của các công ty cũng đã tăng phá kỷ lục dưới chính quyền Obama. Sau khi khấu trừ thuế, tổng số tiền lời của các công ty vừa được ghi nhận ở tam cá nguyệt thứ ba năm 2014 là gần 1,900 tỉ USD, một mức cao nhất kể từ xưa tới nay (the highest ever recorded)..
▲ Kể từ ngày Obama nhận chức, chỉ số trái phiếu của Standard & Poor’s 500-stock index, một chỉ số đo lường mức tăng trưởng của 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ, đã tăng 156%. Chỉ số Dow Jones Industrial Average cũng đã tăng 125%, và chỉ số NASDAQ Composite index cũng tăng 229%. .
▲ Ngày nay, sự thiếu hụt về ngân sách quốc gia đã trở lại trạng thái bình thường sau những năm phải chi phí rất cao để cứu vãn nền kinh tế. Văn phòng Ngân Sách Quốc Hội (Congressional Budget Office) cho biết sự thiếu hụt ngân sách quốc gia trong năm 2014 chỉ có 2,8% tổng sản lượng quốc gia (G.D.P). Đây là sự thiếu hụt thấp nhất trong vòng 40 năm qua nếu sánh với con số thiếu hụt trung bình là 3,1%. [3]
▪ Cái loa tuyên truyền của đảng Cộng Hòa
Nhưng những thành tích bất khả phủ bác vừa được trình bày ở trên thì vẫn cứ bị tác giả VL dèm pha bằng đủ mọi cách.
• Hai tiêu chuẩn phán xét
Tác giả VL đã đặt vấn đề về cách thức tính các con số thống kê để dèm pha về những thành quả của chính quyền Obama; nhưng tính ngụy biện trong lập luận của tác giả là ông đã áp dụng hai tiêu chuẩn cách tính khác nhau cho hai chính quyền khác nhau để cùng so sánh.
Những con số thống kê đều đã được trình bày bởi Văn Phòng Thống Kê Lao Động (Bureau of Labor Statistics), một cơ quan chuyên nghiệp về thống kê, đứng ngoài mọi tranh chấp của các đảng phái. Nếu đem những người không còn tìm kiếm việc làm vì đã thất nghiệp lâu ngày vào cách tính tỉ lệ người thất nghiệp thì chúng ta cũng phải làm như vậy đối với các chính quyền khác. Như vậy, tất cả các con số thống kê đều sẽ phải đổi khác.Và đó là điều hầu như vô phương, không dễ gì thực hiện. Con số người thất nghiệp lâu dài, không còn tìm việc nữa, chỉ là một sự ức đoán, không phải là những con số xác thực để có một giá trị thực dụng trong việc tính tỉ lệ người thất nghiệp. Chúng ta chỉ có thể làm chuyện so sánh giữa hai chính quyền nếu được phán đoán dựa trên cùng một tiêu chuẩn đồng nhất. Đó là điều tác giả VL đã không làm.
Tôi nhớ mấy năm trước, khi tỉ lệ thất nghiệp còn đang cao, khi những chính sách mới của nền kinh tế chưa tác động mạnh, thì tác giả VL lại viết bài chê bai, phàn nàn về tỉ lệ thất nghiệp quá cao. Nhưng ngày nay, khi tỉ lệ thất nghiệp xuống chỉ còn 5,6%, thấp hơn cả tỉ lệ trung bình hàng tháng là 5,8% trong lịch sử HK, thì tác giả VL lại gợi ý rằng phải tính cả những người thất nghiệp không còn tìm việc làm để nâng tỉ lệ lên 15%. Sao không thấy tác giả gợi ý làm như vậy đối với chính quyền Bush của đảng Cộng Hòa vào những năm cuối cùng? Thấp hay cao, đàng nào thì tác giả vẫn cứ dèm pha đảng Dân Chủ để chỉ ca ngợi đảng Cộng Hòa.
Cho dù tổng số người thất nghiệp lâu ngày dưới chính quyền Obama có cao hơn số người dưới chính quyền Bush, đưa đến tổng số người hưởng trợ cấp phiếu mua thực phẩm cũng cao hơn, nhưng theo FactCheck.org thì đó là do hệ quả tất yếu hay do các “vết thẹo”của một sự thoái trào kinh tế từ chính quyền Bush để lại (Some scars from the Great Recession of 2007-09 still linger). Đây chẳng phải là “than vãn và đổ thừa” để rồi đặt thắc mắc “Nhưng không hiểu dân Mỹ bầu ông Obama lên làm tổng thống có phải để chữa bệnh không?” Bởi lẽ, đó là những khó khăn không thể tránh khỏi của bất cứ một chính quyền nối tiếp nào để giải quyết những vấn nạn của một tình trạnh kinh tế thoái trào do chính quyền Bush của đảng Cộng Hòa để lại. Một căn bệnh trầm kha đương nhiên cần phải một thời gian lâu dài để chữa trị. Và dân Mỹ đã chọn đúng vị lương y để chữa trị khỏi cái căn bệnh trầm kha này.
• Vấn đề đổ thừa
Có một điều rất khôi hài là trong khi tác giả VL phàn nàn về cách “đổ thừa” như vừa trình bày ở trên, nhưng ông lại “đổ thừa” căn nguyên của cuộc khủng hoảng tài chánh là kết quả của cuộc khủng hoàng gia cư mà “thủ phạm” lớn nhất là TT Carter và TT Clinton, cả hai đều thuộc đảng Dân Chủ.
Tác giả VL viết:
“Cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2009 là tiếp nối trực tiếp của khủng hoảng gia cư năm 2008. Và khủng hoảng gia cư là một khủng hoảng tích lũy từ 6 đời tổng thống, với hai “thủ phạm” lớn nhất là TT Carter với chính sách cấm “redlining” tức là cấm kỳ thị dân da màu, bắt ép các ngân hàng phải cung cấp nợ dưới tiêu chuẩn cho dân da màu mua nhà, và TT Clinton khi ông hủy luật Glass-Steegal kiểm soát ngân hàng, để ngân hàng có dịp cho vay thả giàn cho khối gọi là “dân nghèo”. Các thủ phạm phụ là toàn thể hệ thống ngân hàng Mỹ và cả ngân hàng Âu Châu luôn, và nhất là cả dân Mỹ, tất cả những người đã đổ xô đi mua nhà lớn hơn gấp mấy lần túi tiền của mình vì lòng tham, muốn làm giàu theo đường tắt, thích nhà to cửa rộng, lại muốn nhà ở, nhà cho thuê, nhà đầu tư để bán lại,... cả nước tối tăm mắt mũi chạy đi mua nhà mặc dù không tiền. Cái nghề thông dụng nhất trong giới tỵ nạn Việt tại Cali là nghề môi giới mua bán nhà. Những người đổ lỗi cho Bush có lẽ cần nhìn lại xem mình đã làm gì trong những năm đó.” (Trích từ bài “Thành Quả Của TT Obama” VL).
Trong suốt 6 đời tổng thống, tác giả VL đã nêu ra cả 2 đời tổng thống thuộc đảng Dân Chủ để “đổ thừa”. Nhưng Jimmy Carter đã hết làm tổng thống kể từ năm 1981. Vị tổng thống kế tiếp là Ronald Reagan thuộc đảng Cộng Hòa với 8 năm cầm quyền. Rồi tiếp theo là George H. W. Bush 4 năm, cũng thuộc đảng Cộng Hòa. Sau Bush cha là Clinton của đảng Dân Chủ, rồi lại tới Bush con của đảng Cộng Hòa với hai nhiệm kỳ tổng cộng 8 năm. Như vậy, có cả 20 năm dài đảng Cộng Hòa đã nắm quyền sau TT Jimmy Carter của đảng Dân Chủ.
Cứ theo cách lý luận “đổ thừa” của tác giả VL, chúng ta cũng có thể thắc mắc được rằng: “Nhưng không hiểu dân Mỹ bầu các ông Reagan, Bush cha và Bush con lên làm tổng thống có phải để chữa bệnh không?” Và câu trả lời chắc chắn là không, vì trong suốt 20 năm đảng Cộng Hòa cầm quyền, không có bất cứ một đạo luật nào để sửa sai thì làm sao mà chữa bệnh. Con bệnh đã có những triệu chứng bộc phát từ lâu trước khi bắt đầu trở nên trầm trọng vào năm 2007. Một nhà lãnh đạo tài ba luôn luôn được kỳ vọng phải có dự đoán chính xác (vision) về tương lai của đất nước khi đã nhìn thấy các triệu chứng của con bệnh. Bởi lẽ, những triệu chứng của con bệnh đã từng được các chuyên viên kinh tế nhìn thấy và bàn cãi nhiều rồi, trước năm 2007, trong khi Bush con của đảng Cộng Hòa còn trị vì cho mãi tới năm 2009.
Tác giả làm như có vẻ đang bênh vực cho giới lao động nhưng lại phàn nàn về tình trạng mua nhà quá đông của giới dân nghèo. Nhưng trong suốt thời gian 20 năm đảng Cộng Hòa nắm quyền, tình trạng mua nhà ngoài khả năng này vẫn cứ tiếp diễn, chẳng có ông tổng thống Cộng Hòa nào chịu giải quyết, cho tới khi Obama của đảng Dân Chủ lên nắm chính quyền. Những đạo luật mới để sửa sai chỉ được thực hiện bởi chính quyền Obama. Do đó, hiện nay, mặc dù tiền lời mua nhà ở mức độ thấp nhất trong lịch sử để khích động nền kinh tế, nhưng tỉ lệ người có nhà đang ở mức thấp nhất trong 20 năm qua nhờ thủ tục cho vay tiền mua nhà hiện nay đang được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Theo thống kê của Văn Phòng Kiểm Tra Dân Số (U.S. Census Bureau), tỉ lệ người làm chủ căn nhà hiện nay là 64,3%. Đây là một con số thấp nhất được đưa ra hồi tam cá nguyệt thứ ba năm 2014. Tỉ lệ này lớn nhất là 69,4% vào đầu năm 2004 dưới thời TT Bush của đảng Cộng Hòa. Vậy dân Mỹ bầu mấy ông tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa để làm gì? Sao không thấy ông nào ra tay cứu chữa căn bệnh; ngoài chuyện chống đối, phàn nàn và đổ thừa?
• Về thị trường chứng khoán
Tác giả VL còn phàn nàn về thị trường chứng khoán đã tăng tới mức kỷ lục trong 6 năm Obama cầm quyền, nhưng có vẻ ông đang thất vọng vì cho rằng sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán chẳng lợi ích gì cho dân lao động. Tác giả viết:
“Nhiều người cũng sẽ không quên nêu thành tích chỉ số Dow Jones đã leo lên tới mức kỷ lục chưa bao giờ thấy là trên 18.000 điểm. Đúng là đáng mừng, nhưng không biết ai là người đang ăn mừng, các đại gia sở hữu cổ phần các công ty, hay dân lao động cả đời chưa nhìn thấy một cổ phiếu nào của bất cứ công ty nào?
Trong năm qua, Dow Jones tăng gần 10%. Ông Warren Buffett, nhà đầu tư giàu nhất nhì thế giới có gia tài ước lượng hơn 70 tỷ, hầu hết là cổ phiếu đủ loại công ty. Có nghiã là trong năm qua, ông Buffett đã giàu thêm 7 tỷ, hay là gần 600 triệu mỗi tháng. Năm vừa rồi, quý độc giả giàu thêm được bao nhiêu triệu? Chính sách kinh tế của TT Obama làm giàu khối 1% hay khối 99%?” (Trích từ bài “Thành Quả Của TT Obama” VL).
Viết như vậy chứng tỏ tác giả đã quên mất cái bản chất đích thực của tư bản chủ nghĩa. Có quốc gia nào theo tư bản chủ nghĩa mà khoảng cách giầu nghèo giữa người dân không tăng theo tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng của nền kinh tế? Tư bản chủ nghĩa càng phát triễn mạnh thì hệ quả đương nhiên của nó là tạo ra khoảng cách giầu nghèo càng lớn.
Nhưng chính vì lợi lộc nên những nhà đầu tư mới chịu bỏ tiền ra để đầu tư, tăng gia sản xuất, nhờ vậy mới tăng thêm công ăn việc làm cho người dân. Dân lao động có việc làm thì mới tăng tiêu thụ. Tiêu thụ tăng thì lại khích động nhu cầu tăng sản xuất. Định luật cung cầu là nguyên lý căn bản trong mọi hệ thống kinh tế theo mô hình tư bản chủ nghĩa.
Như vậy, thị trường chứng khoán tăng là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế quốc gia đang tăng. Chẳng có ông tổng thống nào kiểm soát được thị trường chứng khoán, ngoài những biện pháp hay chính sách nếu phù hợp thì sẽ làm phát triễn nền kinh tế quốc gia, đương nhiên kéo theo sự tăng giá của thị trường chứng khoán.
• Một nửa sự thật không phải là sự thật
Ở phần kết luận, tác giả VL đưa ra những sự kiện có thực, nhưng lại không trình bày đầy đủ về các sự kiện. Chẳng hạn thống kê cho biết dân Mỹ đang mất niềm tin nơi TT Obama, nhưng tác giả lại không cho biết là đối với các ông bà dân biểu và nghị sĩ Cộng Hòa, niềm tin của dân Mỹ còn xuống thấp ở mức thảm thiết, tệ hại hơn nữa.
Theo rasmussenreports.com, một cơ quan chuyên làm những con số thống kê, thì Quốc Hội (Congress) do đảng Cộng Hòa nắm đa số từ hơn 4 năm qua đã nhận được một sự định giá rất tồi tệ như sau: [4]
Hoặc tác giả VL vui mừng rêu rao đảng Cộng Hòa đã thắng lớn trong kỳ bầu cử năm 2014. Nhưng theo nhà nghiên cứu Nathan Nicholson thì 54 thượng nghị sĩ Cộng Hòa chỉ nhận có 47,1 triệu phiếu cử tri; trong khi 46 thượng nghị sĩ Dân Chủ đã nhận được tổng số là 67,8 triệu phiếu cử tri, nghĩa là hơn cả 20,7 triệu phiếu. [5] Vậy đảng nào mới thực sự đang được lòng dân?
Một nửa cái bánh mì thì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không còn là sự thật nữa.
▪ Những tiểu bang theo đảng Cộng Hòa là những tiểu bang nghèo nhất nước Mỹ
Cho dù tác giả VL có dèm pha đảng Dân Chủ thế nào nhưng có một sự thật không thể chối cãi, đó là những tiểu bang màu đỏ, có truyền thống bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa, lại là những tiểu bang nghèo nhất nước Mỹ. Nhận định này đã được kiểm chứng là trung thực nếu định nghĩa thế nào là nghèo dựa trên những tiêu chuẩn lợi tức đầu người thấp nhất (lowest per-person income levels), lợi tức những người ở chung nhà thấp nhất (lowest median household income), và lợi tức gia đình thấp nhất (lowest median family income). [6]
Thú thực người viết không hiểu sự khác biệt giữa lợi tức những người ở chung nhà (household income) khác với lợi tức gia đình (family income) như thế nào, nhưng cũng xin ghi ra đây như sau:
Lợi tức đầu người thấp nhất: Theo Văn Phòng Kiểm Tra Dân Số thì 9 trong 10 tiểu bang có mức lợi tức đầu người thấp nhất là những tiểu bang màu đỏ, đã bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa trong dịp bầu cử tổng thống năm 2012, bao gồm Mississippi, Arkansas, Idaho, West Virginia, Kentucky, Utah, Alabama, South Carolina và Oklahoma.
Lợi tức những người ở chung nhà thấp nhất: Cũng theo Văn Phòng Kiểm Tra Dân Số thì 9 trong 10 tiểu bang có mức lợi tức những người ở chung nhà thấp nhất là những tiểu bang đã bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa, bao gồm Mississippi, Arkansas, West Virginia, Kentucky, Alabama, Tennessee, Louisiana, South Carolina và Oklahoma.
Lợi tức gia đình thấp nhất: Cũng theo Văn Phòng Kiểm Tra Dân Số thì 9 trong 10 tiểu bang có mức lợi tức gia đình thấp nhất là những tiểu bang đã bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa, bao gồm Mississippi, Arkansas, West Virginia, Kentucky, Alabama, Tennessee, Oklahoma, Louisiana và South Carolina.
Chỉ duy nhất tiểu bang New Mexico là 1 trong 10 tiểu bang nghèo nhất này đã bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ trong dịp bầu cử tổng thống năm 2012.
Vậy nếu chính sách kinh tế của đảng Cộng Hòa là tốt đẹp cho quốc gia Hoa Kỳ thì tại sao có tới 9 trong 10 tiểu bang nghèo nhất nước Mỹ là những tiểu bang màu đỏ, có truyền thống bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa?
▪ [b]Tạm kết[/b]
Ở trong bất cứ một xã hội nào cũng luôn luôn có hai khuynh hướng đối nghịch nhau. Một khuynh hướng là bảo thủ, chỉ muốn ôm ấp cái hay của quá khứ để từ chối mọi sự thay đổi. Còn khuynh hướng đối nghịch khác là tự do, là tiến bộ, luôn luôn tìm cách thay đổi sao cho xã hội tốt đẹp hơn nữa; bởi lẽ, sự tiến bộ không có giới hạn, và thay đổi chính là bản chất của sự tiến bộ. Có tiến bộ nào mà không cần thay đổi?
Ở Hoa Kỳ, đảng Cộng Hòa là đảng theo khuynh hướng bảo thủ, đại diện cho giới tư bản giầu có trong xã hội; trong khi đảng Dân Chủ thì theo khuynh hướng tự do, tiến bộ, đại diện cho giới trung lưu và nghèo, muốn cải tổ xã hội để cho mọi từng lớp có cơ hội cùng vươn lên. Một đạo luật hay một chính sách kinh tế luôn luôn mang đến sự lợi ích cho một giai cấp này nhưng lại sự bất lợi cho một một giai cấp khác. Đó là cái thế tương tranh muôn đời trong xã hội, điển hình là giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ trong tất cả mọi sinh hoạt chính trị, kinh tế và xã hội. Xin đọc thêm bài “Dân Chủ Hay Cộng Hòa, Đảng Nào Chuyên Lo Bảo Vệ Giới Nghèo?” của cùng tác giả
Nhưng những vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội lại còn là những vấn đề chịu nhiều sự chi phối của các tình trạng biến động quốc tế. Những biến động xa xôi thường nằm ngoài khả năng quản trị của một nhà lãnh đạo địa phương. Nhìn những biến động thăng trầm ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới trong suốt thời gian 6 năm qua, chúng ta mới dễ dàng nhận ra tài năng lãnh đạo của chính quyền Obama của đảng Dân Chủ đã đưa đất nước Hoa Kỳ thoát khỏi tình trạng kinh tế thoái trào, hệ quả của một sự lãnh đạo tồi tệ do chính quyền Bush của đảng Cộng Hòa để lại.
Cho dù sự thành công của đảng Dân Chủ có ở mức độ nào thì vẫn luôn luôn còn chỗ cho một sự kỳ vọng lãnh đạo đất nước tốt đẹp hơn nữa. Và những khó khăn trước mắt đang chờ chúng ta giải quyết cũng vẫn cứ luôn luôn tăng thêm theo thời gian, không bao giờ ngừng.
Nếu thẩm định mọi vấn đề theo nghĩa tương đối thì chính quyền Obama có thể được xem là một chính quyền đã vượt qua được mọi thử thách gian nan trong thời gian qua để đưa đất nước Hoa Kỳ thoát khỏi mọi cơn sóng dữ mà các quốc gia khác trên thế giới hiện nay vẫn còn đang vật lộn. Những con số thống kê tích cực về tình trạng kinh tế của quốc gia Hoa Kỳ cho phép chúng ta tiếp tục hy vọng vào một viễn ảnh tốt đẹp hơn nữa trong những năm sắp tới.
Trần Tiên Long
Havelock, NC, Jan 2015
Ghi chú:
[1] FactCheck: Obama’s Numbers (January 2015 update). Nguồn: http://www.philly.com/philly/news/politics/...
FactCheck.org is a nonpartisan, nonprofit “consumer advocate” for voters that aims to reduce the level of deception and confusion in U.S. politics. Based in Philadelphia, FactCheck monitors the factual accuracy of what is said by major U.S. political players in the form of TV ads, debates, speeches, interviews and news releases. Its goal is to apply the best practices of both journalism and scholarship, and to increase public knowledge and understanding. Find a list of FactCheck.org funders here.
[2] US consumer prices drop 0.4 percent in December By MARTIN CRUTSINGER. Nguồn: http://news.yahoo.com/us-consumer...
[3] The Federal Budget Deficit Is Back to Normal OCT. 10, 2014
Nguồn: http://www.nytimes.com/2014/10/11/...
[4] Congressional Performance. Nguồn: http://www.rasmussenreports.com/public_content/...
[5] The Senates 46 Democrats got 20 million more votes than its 54 Republicans
Updated by Dylan Matthews on January 3, 2015, 10:00 a.m. ET @dylanmatt dylan@vox.com
Nguồn: http://www.vox.com/2015/1/3/...
[6] Pro-Democrat group says 9 of the 10 poorest states are Republican - By C. Eugene Emery Jr. on Friday, March 28th, 2014 at 3:11 p.m.
http://www.politifact.com/rhode-island/.../
Phụ đính:
[b]Thành Quả Của TT Obama[/b]
Bước qua năm mới là dịp nhìn lại xem năm cũ như thế nào. Ta thử kiểm điểm lại thành quả của TT Obama trong năm 2014 ra sao.
Ở đây, có ba vấn đề lớn cần nhìn kỹ, và vài chuyện nhỏ chỉ cần lướt qua vì khuôn khổ hạn hẹp của bài báo. Ba vấn đề then chốt cần xét kỹ là kinh tế dĩ nhiên, đối ngoại, và cuộc chiến chống khủng bố.
▪ KINH TẾ
Năm qua phải nhìn nhận đã là năm tốt đẹp nhất cho TT Obama trong 6 năm chấp chánh. Cuối cùng thì đã thấy ánh sáng cuối đường hầm?
Tỷ lệ thất nghiệp vất vưởng trên đỉnh 9%-10% cả mấy năm trời bây giờ đã tuột xuống dưới 6%. Xuống thêm chút nữa tới 5% là mức bình thường của kinh tế Mỹ.
Tăng trưởng kinh tế lẹt đẹt ở mức 1%-2% cả mấy năm trời, bất thình lình nhẩy vọt lên gần 5% trong tam cá nguyệt mới nhất. Hy vọng đây không phải là “tai nạn thống kê” sẽ bị điều chỉnh lại.
Nghe thì có vẻ rất đáng phấn khởi. Nhìn kỹ thì thấy bớt phấn khởi đi.
Tỷ lệ thất nghiệp có xuống thật, nhưng phần lớn lại nhờ cả triệu người thất nghiệp quá lâu, nên đã bị loại hay tự ý rút ra khỏi thống kê của thị trường lao động. Ta nên nhớ thống kê thị trường lao động chỉ ghi nhận những người thất nghiệp đang còn ăn lương thất nghiệp hay ghi danh tìm việc làm. Những người không còn được trợ cấp thất nghiệp vì thất nghiệp quá lâu, hay không ghi danh tìm việc nữa là không được kể. Nếu kể cả những người này vào thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế của Mỹ không còn là 6% mà là 15% theo Gallup.
Những người muốn bào chữa cho TT Obama sẽ nói cách tính thống kê này đã được áp dụng dưới tất cả các tổng thống trước Obama. Không sai. Do đó, một cách nhìn có ý nghiã hơn là nhìn vào khối người bị loại ra khỏi thống kê vì thất nghiệp quá lâu.
Theo nghiên cứu của tổ chức National Bureau of Economic Research, đầu năm 2009, lực lượng lao động chiếm 66% dân số Mỹ, qua năm 2014, chỉ còn 63% (mức của TT Carter). Dân số Mỹ tổng cộng 320 triệu, mất 3% là mất xấp xỉ 10 triệu người. Tức là 10 triệu người bị loại ra khỏi thống kê lao động vì thất nghiệp quá lâu trong 6 năm của TT Obama. Vẫn tại Bush dĩ nhiên. Nhưng không hiểu dân Mỹ bầu ông Obama lên làm tổng thống có phải để chữa bệnh không? Hay là để than vãn và đổ thừa?
Nhiều người cũng sẽ không quên nêu thành tích chỉ số Dow Jones đã leo lên tới mức kỷ lục chưa bao giờ thấy là trên 18.000 điểm. Đúng là đáng mừng, nhưng không biết ai là người đang ăn mừng, các đại gia sở hữu cổ phần các công ty, hay dân lao động cả đời chưa nhìn thấy một cổ phiếu nào của bất cứ công ty nào?
Trong năm qua, Dow Jones tăng gần 10%. Ông Warren Buffett, nhà đầu tư giàu nhất nhì thế giới có gia tài ước lượng hơn 70 tỷ, hầu hết là cổ phiếu đủ loại công ty. Có nghiã là trong năm qua, ông Buffett đã giàu thêm 7 tỷ, hay là gần 600 triệu mỗi tháng. Năm vừa rồi, quý độc giả giàu thêm được bao nhiêu triệu? Chính sách kinh tế của TT Obama làm giàu khối 1% hay khối 99%?
Dĩ nhiên, ta cũng không thể bỏ qua chuyện xăng dầu. Giá xăng hiện nay xuống thấp nhất từ cả chục năm qua, nhiều nơi dưới 2 đô một ga-lông. Điều thật đáng mừng cho tất cả mọi người, nhất là dân lao động đi xe cũ mèm uống xăng như nước lạnh. Cho dù giá xăng xuống chẳng phải là hậu quả của bất cứ quyết định nào của TT Obama mà chỉ là hậu quả của suy trầm kinh tế cả thế giới, việc gia tăng sản xuất xăng dầu của các đại công ty Mỹ, và cạnh tranh trực tiếp giữa các nước sản xuất dầu hỏa. Như Ả Rập Saudi, là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, đã không chịu cắt giảm số lượng dầu sản xuất để giữ giá, chỉ vì sợ cắt số lượng thì sẽ mất thị phần, sẽ bị các nước khác chiếm chỗ ngay.
Nhiều người vẫn “kiên định lập trường”, nhất định cho TT Bush là thủ phạm đã đưa kinh tế Mỹ xuống vực thẳm, may nhờ có TT Obama đã mang tăng trưởng kinh tế lên lại tới 5%.
Những thành kiến đơn giản luôn luôn rất khó giải toả khỏi những suy nghĩ giản đơn.
Cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2009 là tiếp nối trực tiếp của khủng hoảng gia cư năm 2008. Và khủng hoảng gia cư là một khủng hoảng tích lũy từ 6 đời tổng thống, với hai “thủ phạm” lớn nhất là TT Carter với chính sách cấm “redlining” tức là cấm kỳ thị dân da màu, bắt ép các ngân hàng phải cung cấp nợ dưới tiêu chuẩn cho dân da màu mua nhà, và TT Clinton khi ông hủy luật Glass-Steegal kiểm soát ngân hàng, để ngân hàng có dịp cho vay thả giàn cho khối gọi là “dân nghèo”. Các thủ phạm phụ là toàn thể hệ thống ngân hàng Mỹ và cả ngân hàng Âu Châu luôn, và nhất là cả dân Mỹ, tất cả những người đã đổ xô đi mua nhà lớn hơn gấp mấy lần túi tiền của mình vì lòng tham, muốn làm giàu theo đường tắt, thích nhà to cửa rộng, lại muốn nhà ở, nhà cho thuê, nhà đầu tư để bán lại,... cả nước tối tăm mắt mũi chạy đi mua nhà mặc dù không tiền. Cái nghề thông dụng nhất trong giới tỵ nạn Việt tại Cali là nghề môi giới mua bán nhà. Những người đổ lỗi cho Bush có lẽ cần nhìn lại xem mình đã làm gì trong những năm đó.
Một năm trước khủng hoảng làm sập tiệm đại tổ hợp Lehman Brothers, TT Bush tỏ ý lo lắng Nhà Nước đã mất kiểm soát nợ dưới tiêu chuẩn, đề nghị ra luật giới hạn lại. Các dân biểu và nghị sĩ Dân Chủ, khi đó đang nắm đa số tại lưỡng viện đã nhao nhao phản đối. Dân biểu DC Barney Frank là người ồn ào nhất, lớn tiếng báo động TT Bush muốn ngăn cản không cho dân nghèo, dân da màu, dân lao động đi vay tiền mua nhà.
Bong bóng nợ mua nhà bùng nổ cuối năm 2008 khi TNS Obama còn đang tranh cử. Nếu không có những biện pháp khổng lồ 800 tỷ cứu nguy ngân hàng của TT Bush thì tài chánh cả thế giới đã xụp đổ toàn diện, chứ đừng nói tới suy trầm kinh tế.
Còn việc tăng trưởng kinh tế leo lên 5% thì tất cả quan sát viên hiểu biết đều thấy rõ với một chính sách khác, kinh tế sẽ ngóc đầu lên lại nhanh hơn và mạnh hơn gấp bội. Mất 6 năm mới leo lên tới 5% không phải là thành tích đáng khoe trước các kinh tế gia.
▪ ĐỐI NGOẠI
Trái với vấn đề kinh tế, năm qua đã là đại hoạ cho chính sách đối ngoại của TT Obama.
Nga đang gặp khó khăn thật lớn, tuy chưa gần kề bờ vực phá sản. Nhưng không phải do “bàn tay lông lá” của Mỹ đâu. Putin đã nổi cơn ngông cuồng chiếm Crimea, gây chiến với Ukraine rồi vô ý để bọn đàn em bắn rơi máy bay Mã Lai chở hành khách Âu Châu. Những chuyện này gây xúc động mạnh và nhất là đe dọa trực tiếp khối Tây Âu và nhất là khối Đông Âu cũ. Khiến họ nhẩy dựng lên, đoàn kết lại để ngăn cản mọi ý đồ của Putin bằng các biện pháp phong tỏa hay trừng phạt kinh tế. Ông tổng thống Nobel của Mỹ dù nhút nhát đến đâu cũng phải sát cánh cùng các đồng minh Âu Châu, áp đặt vài biện pháp trừng phạt kinh tế. Gọi là lãnh đạo từ sau lưng theo mô thức Libya.
Dù vậy, theo một nghiên cứu của đài phe ta CNN, những biện pháp trừng phạt có thể đã chỉ có tác động tới 30% lên tình trạng sa sút kinh tế của Nga. Phần còn lại là hai yếu tố khác. Thứ nhất là các đại gia Nga sợ Putin làm ẩu gây chiến tranh nên ào ào chuyển tiền ra ngoài nước, đặc biệt mua dinh thự ở Mỹ, Anh, Pháp, là những nơi họ nghĩ Putin sẽ với tay không tới. Thứ nhì là giá dầu xăng giảm cả 50%, gây thất thu ngân sách trầm trọng cho Nga là nước xuất cảng dầu. Hai yếu tố này đã khiến đồng Rúp Nga mất giá khoảng một nửa so với Mỹ kim, trong một năm qua. Như một con xoáy, lại khiến ngân sách lủng lỗ nặng thêm.
Việc “chuyển trục” qua Á Châu chẳng đi đến đâu. Chủ Tịch Tập đang lo chuyện đấu tranh sống chết nội bộ, chưa rảnh để nói chuyện gì khác với Mỹ.
Đúng ngày sinh nhật Đức Giáo Hoàng, cả hai chính quyền Mỹ và Cuba, long trọng thông báo chấm dứt bao vây kinh tế, tái lập bang giao, nhờ Toà Thánh làm trung gian. Phe ta tung hô tuyệt tác của diễn tiến hoà bình!
Thực tế chỉ là một thành tích sung rụng của TT Obama. Chỉ cần há miệng, sung rớt ngay tróc. Sau khi đàn anh Nga xụp đổ, đàn anh Tầu tập trung cố gắng vào chuyện nội bộ, Biển Đông, hay Phi Châu, thì Cuba thoi thóp nhờ Venezuela cõng. Nay, Hugo Chavez đã chết, đã vậy giá dầu rớt hơn một nửa khiến Venezuela tự lo lấy thân chưa biết có nổi không. Cuba không còn đường nào binh, nên phải quay qua ôm chân bác Sam. Dù vậy, Chủ Tịch Raul Castro vẫn cãi bướng theo đúng truyền thống ngoan cố cộng sản, khẳng định Cuba vẫn tuyệt đối kiên trì trong đường hướng cộng sản 100%.
Chuyện gì sẽ xẩy ra cho Cuba? Không cần phải đợi 5-10 năm nữa mới biết được. Nhìn vào VN là thấy ngay. Dân tỵ nạn Cuba sẽ ào ào về nước “tham quan” hay thăm gia đình sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm du lịch. Cũng sẽ gởi tiền về ào ào.
Cũng như tại VN, có thể nói là Mỹ sẽ đồng loã tiếp tay gây dựng lên một giai cấp thống trị bóc lột tàn tệ nhất: giai cấp tư bản đỏ vừa nắm quyền công an sinh sát thiên hạ, vừa nắm độc quyền kinh doanh kiếm tiền.
Dân quyền vẫn bị chà đạp, tự do chính trị, ngôn luận,... vẫn chỉ là ước mơ. Chỉ đợi một thời gian ngắn thì ta sẽ thấy kinh tế thị trường tại Havana sẽ chuyển qua... định hướng tư dinh ở Anaheim theo gương Phó Thủ Tướng Nguyển Xuân Phúc.
Tóm lại, dân Cuba có tự do dân chủ hơn không? Dĩ nhiên là không. Có giàu có hơn không? Sẽ có một thiểu số giàu sụ, trong khi cả nước vẫn nghèo mạt rệp. Tham nhũng tràn lan. Mỹ được lợi gì? Có bi-di-nét cho vài đại công ty Mỹ nhẩy vào khai thác lao động rẻ mạt. Có khi chúng ta sẽ có dịp mua giầy Nike rẻ hơn vì sản xuất tại Cuba? KFC sẽ nhào vô đầu tiên vì dân nghèo thường thích gà chiên rẻ hơn hăm-bơ-ghơ.
Đó có phải là ý nguyện của TT Obama không? Nếu phải thì việc chuyển trục về lại sân sau cứ coi như một thành quả lớn của TT Obama, sẽ đạt được ý nguyện.
▪ CUỘC CHIẾN CHỐNG KHỦNG BỐ
Đây là vấn đề lớn thứ ba ta nên mổ xẻ.
Trong bài diễn văn nhận lời ra tranh cử tổng thống lại tại Đại Hội Đảng Dân Chủ năm 2012, TT Obama lớn tiếng khoe đã chấm dứt êm đẹp được hai cuộc chiến kinh khủng tại Iraq và Afghanistan, rút quân về trao quyền lại cho hai quốc gia dân chủ, ổn định và vững bền. Đồng thời đã biến Al Qaeda thành một nhúm tàn quân đang vắt chân lên cổ trốn chui trốn nhủi, vì Bin Laden đã bị giết. Người nào nghe vậy mà không hai tay hai chân hoan nghênh thì người đó phải là người bị bệnh tâm thần. Cả nước hoan hô và đa số bầu lại cho TT Obama.
Hai năm sau, quân Taliban vào trung tâm thủ đô Afghanistan bắn giết 150 học sinh tiểu học. Cả nước đang lo qua năm 2015, Mỹ sẽ rút hết quân về, làm sao chính quyền đối phó với một Taliban hồi sinh. Nhìn ISIS chiếm một nửa Iraq thì thấy tương lai đáng ngại thế nào cho Afghanistan.
Tại Iraq, một nửa phiá bắc bị quân khủng bố ISIS chiếm cứ, trong đó có nguyên một vùng mỏ dầu, giúp cho quân khủng bố mỗi ngày bán được vài triệu đô tiền dầu, tha hồ mua súng ống bom đạn. Hàng ngàn thanh niên Hồi giáo Mỹ và Âu Châu chạy qua đầu quân. ISIS lên TV cắt đầu con tin. Không phải chỉ khủng bố bằng bom đạn nữa, mà bây giờ khủng bố tinh thần luôn. Mỹ lại phải gửi vài ngàn lính biệt kích trở qua lại trong khi máy bay Mỹ phải đi thả bom mỗi ngày.
Al Qaeda im hơi lặng tiếng thật, nhưng được thay thế bằng con đẻ ISIS mạnh mẽ và tàn bạo gấp trăm lần bố đẻ Bin Laden.
Cả ba ông cựu bộ trưởng Quốc Phòng của TT Obama (Robert Gates, Leon Panetta, và Chuck Hagel) và bà cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton đều lên tiếng chỉ trích chính sách đối ngoại tại Trung Đông của TT Obama. Một vấn đề mà chính TT Obama đã nhìn nhận “tôi không có chiến lược gì hết”.
▪ NHỮNG CHUYỆN KHÁC
Chuyện nổi bật nhất dĩ nhiên là Obamacare. Một bộ luật được thông qua bằng cửa sau. Một bộ luật mà ông “kiến trúc sư” luật đó –GS Gruber của MIT- đã công khai thú nhận được xây dựng trên lươn lẹo, lừa dối, với hy vọng được thông qua nhờ sự “ngu xuẩn” của cử tri Mỹ.
Chưa hết, tin mới nhất lại xì ra một buổi nói chuyện khác của GS Gruber. Theo ông thì cuối cùng dân Mỹ sẽ không cáng đáng nổi Obamacare, từ “affordable” sẽ trở thành “unaffordable”. Luật Cải Tổ Y Tế được gọi là “affordable care”, tức là chăm sóc y tế mà túi tiền thiên hạ có thể chịu nổi. Nhưng theo tiết lộ của GS Gruber, trong Obamacare, không có hàng rào nào được thiết lập để giới hạn chi phí. GS Gruber đưa ra một thí dụ. TV với màn hình lớn rất đẹp, ai cũng muốn nhưng dĩ nhiên sẽ đắt hơn TV màn hình nhỏ. Muốn có TV màn hình lớn thì sẽ phải trả giá cao hơn. Bảo hiểm y tế cũng không ra khỏi luật này. Chi phí bảo hiểm và cung cấp dịch vụ sẽ “tốt” hơn ở điểm nhận những người bị bệnh nan y, và trả tiền trợ cấp cho những người lợi tức thấp. Tốt hơn có nghiã là đắt hơn. Vì Obamacare không có rào cản nào, chi phí sẽ gia tăng mà không có cách nào ngăn chặn được. Cuối cùng sẽ trở thành... unaffordable thôi !
GS Gruber tỏ ý tiếc là TT Obama đã không nói sự thật cho dân biết, mà trái lại, lại đi hứa là chi phí sẽ giảm 2.500 đô cho mỗi gia đình mỗi năm. Ông không biết TT Obama lấy đâu ra con số này.
Hơn một năm sau Obamacare được áp dụng sau những “trục trặc kỹ thuật”, tỷ lệ chống đối leo lên mức cao nhất, từ 50%-55% năm ngoái, tới 58% năm nay.
Chuyện nổi bật thứ nhì là di dân bất hợp pháp. TT Obama đóng vai Hoàng Đế La Mã, ký luật không trục xuất gần năm triệu người. Với những hậu quả lớn lao về kinh tế, xã hội, y tế, văn hóa, chính trị, an ninh, và cả hiến pháp, khó ai ước đoán được chính xác. Có lẽ bị bó tay từ năm 2010 đến nay, lại bị vố thất bại nặng trong kỳ bầu cử vừa qua, nên nhất định phải làm một cái gì vừa để lại dấu ấn, vừa chứng tỏ mình chưa đến nỗi là “lame duck” (vịt què) đang cố lết đến mức cuối năm 2016.
Chuyện thứ ba là xung đột trắng đen năm qua đã bộc phát mạnh nhất kể từ năm 1992 dưới TT Clinton khi anh đen Rodney King bị cảnh sát hành hung ở Los Angeles, đưa đến nổi loạn của dân da đen. Trước đó là cuộc nổi loạn ở Miami năm 1980 dưới TT Carter khi anh đen Arthur McDuffie bị cảnh sát đánh chết.
Chuyện này đã bàn quá nhiều. Chỉ cần nói thêm về một miả mai đáng chú ý. Những vụ nổi loạn bạo động lớn của dân da màu luôn luôn xẩy ra dưới các triều đại Dân Chủ như dưới các TT Kennedy, Johnson, Carter, Clinton, và Obama. Không xảy ra dưới thời Cộng Hoà của các TT Nixon, Ford, Reagan, Bush cha và con. Có phải tại vì các chính quyền Dân Chủ luôn luôn dùng lá bài kỳ thị da màu làm căn bản cho các chính sách xã hội, khích động khối da màu, biến cả nước thành lò thuốc súng có thể nổ bất cứ lúc nào vì bất cứ lý do gì? Cố ý khuấy động dân da đen làm công cụ để đạt được những mục đích chính trị của đảng Dân Chủ, cũng như thu phiếu của khối dân da màu?
Những hứa hẹn rình ràng về chống hâm nóng địa cầu, kiểm soát súng,... trong năm qua vẫn không có tiến bộ nào hết. Dĩ nhiên, cũng vẫn tại lỗi Cộng Hoà phá đám. Đám nghị sĩ dân biểu Cộng Hòa ngồi yên vỗ tay như đồng nghiệp của họ ở Hà Nội thì hay biết mấy.
Nói chung cuối 2008, 75% dân Mỹ tin TT Obama có khả năng điều khiển chính quyền hữu hiệu. Năm 2014, gần một nửa số người đó đã mất niềm tin, con số tin tưởng tuột xuống còn 40% sau 6 năm xem TT Obama làm việc.
Tấc cả bình luận gia, chuyên gia chính trị, nhà báo, v.v… đều có thể đánh giá thành quả của TT Obama theo ý mình. Sẽ có khen, có chê. Nhưng vẫn chỉ mang ý nghiã đánh giá của một cá nhân. Điều quan trọng là nhìn vào việc đánh giá của tập thể, của hơn 300 triệu dân Mỹ. Đó là nền tảng của chế độ dân chủ.
Nhìn vào kết quả bầu cử tháng 11 vừa qua là sẽ biết dân Mỹ đã đánh giá thành quả của TT Obama như thế nào. Sau 6 năm cầm quyền, TT Obama đã làm đảng Dân Chủ mất 14 ghế thượng nghị sĩ, một kỷ lục chưa từng có trong lịch sử quốc hội Mỹ, trong khi tại Hạ Viện, Cộng Hoà chiếm 246 ghế, cao nhất trong lịch sử cận đại Mỹ luôn. (4-01-15)
Trần Tiên Long
Tôi vẫn thường có cơ hội đọc các bài viết của tác giả Vũ Linh (VL). Phải công nhận rằng những bài của tác giả thường trình bày đủ mọi dữ kiện. Điều đó chứng tỏ kiến thức phong phú của tác giả (xem bài đính kèm bên dưới). Tuy nhiên, từ những dữ kiện để luận ra phần kết luận mà tác giả chủ ý trưng ra trước công luận lại là một vấn đề khác, không đơn giản như người ta tưởng. Các bài viết của tác giả đều nhằm một mục đích chung là đề cao đảng Cộng Hòa bằng cách dèm pha đảng Dân Chủ.
Nếu tác giả chỉ dựa vào những nét tiêu cực của một chế độ để dèm pha thì không có gì để nói, bởi vì “người chê ta mà chê đúng thì xứng đáng là thày ta”. Nhưng khi tác giả bàn về những nét tích cực trong “Thành Quả Của TT Obama” mà vẫn tìm đủ mọi lý do để chê bai thì điều đó đang chứng minh những nhận định của tác giả đã đánh mất tính thuyết phục, đầy dẫy những thành kiến của phe phái. Và cái phe phái tác giả đang cố gắng bênh vực đó chính là đảng Cộng Hòa. Như vậy, dù vô tình hay cố ý, tác giả đang hành xử giống như một cái loa tuyên truyền rẻ tiền của đảng Cộng Hòa ở trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Ở bài viết này, để đơn giản hóa vấn đề, người viết chỉ muốn bàn về một lĩnh vực mà dân Mỹ cho là quan trọng nhất trong các kỳ bầu cử tổng thống, đó là vấn đề kinh tế.
Việc làm sao cho dân giầu nước mạnh là chuyện quốc gia đại sự, không phải dễ dàng như trở đôi bàn tay, một sớm một chiều là có thể thành công ngay. Ngay việc làm giầu cho một cá nhân gia đình chỉ gồm vài ba miệng ăn cũng đã là khó, huống hồ đây lại là chuyện liên quan đến hơn 320 triệu người dân.
Cũng cần nhắc lại là khi TT Obama tuyên thệ nhậm chức đầu năm 2009 thì toàn bộ nền kinh tế quốc gia Hoa Kỳ đang đi vào tận cùng của thế thoái trào lớn (Great Recession 2007-2009). Chỉ trong vòng 6 năm, chính quyền Obama với đảng Dân Chủ đã đưa đất nước ra khỏi tình trạng kinh tế thoái trào và còn hứa hẹn tiến xa hơn nữa ở những năm sắp tới, mặc dù cả thế giới hiện vẫn còn đang vật lộn với tình trạng kinh tế thoái trào này, và cho dù chính quyền Obama đã không nhận được sự cộng tác của các nghị sĩ và dân biểu thuộc đảng Cộng Hòa, cái đảng mà người dân mỉa mai gọi là “party of no”, nghĩa là chẳng làm gì cả ngoài việc làm rào cản, chống đối bất cứ một giải pháp nào được đưa ra bởi đảng Dân Chủ.
Sau đây, người viết sẽ lần lượt trình bày về tình trạng kính tế hiện nay mà chính quyền Obama đã đạt được để chứng minh tác giả VL đang dèm pha đảng Dân Chủ để tuyên truyền cho đảng Cộng Hòa như thế nào qua các tiểu mục sau:
▪ Thành quả kinh tế của chính quyền Obama
Khi thẩm định thành quả kinh tế của một quốc gia, người ta thường căn cứ trên các con số thống kê được thu thập hoàn toàn khách quan dựa theo phương pháp của khoa Thống Kê học. Sau đây, người viết sẽ lần lượt trưng ra các con số thống kê này.
FactCheck.org, một cơ quan độc lập, bất vụ lợi, đứng ngoài mọi tranh chấp của phe phái, cứ mỗi 3 tháng một lần, chuyên làm công việc kiểm tra lại tính trung thực của các dữ kiện, vào thứ 6 ngày 9 tháng giêng năm 2015, đã xác định rằng công ăn việc làm, tiền lương thu nhập hằng tuần, tiền lời của các công ty, và giá cổ phần, tất cả đã tăng nhanh kể từ báo cáo lần trước về những con số thống kê của chính quyền Obama. Một vài ghi nhận được tóm tắt như sau: [1]
▲ Về tăng công ăn việc làm: Năm 2014 là năm đã tạo công ăn việc làm cao nhất trong suốt 15 năm qua. Con số thống kê chính thức cho thấy, tính đến tháng 12 năm 2014, chính quyền Obama đã tạo thêm 6,371,000 công ăn việc làm mới cho người dân; trong khi chính quyền Bush chỉ tạo được dưới 1,3 triệu. Như vậy, chỉ trong vòng 6 năm ngắn ngủi, chính quyền Obama đã làm tăng thêm công việc gần gấp 5 lần tổng số công việc mà chính quyền George W. Bush đã tạo ra trong suốt thời gian 8 năm dài.
▲ Về tỉ lệ thất nghiệp: Hiện nay, tỉ lệ thất nghiệp chính thức là 5,6%. Đó là con số tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ kể từ năm 1948, nếu so sánh với con số tỉ lệ thất nghiệp trung bình hằng tháng là 5,8%. Không biết tác giả VL lấy từ đâu con số tỉ lệ thất nghiệp 5% mà ông gọi là “mức bình thường của kinh tế Mỹ”? Sự sai biệt 0,8% là một mức độ sai biệt quá lớn, khó có thể biện minh cho tâm ý ngay thẳng và lương thiện của tác giả..
▲ Về lạm phát vật giá: Trong suốt 6 năm trời dưới chính quyền Obama, tình trạng lạm phát vật giá chỉ tăng có 11,8%. Đó là một con số rất thấp nếu sánh với tình trạng lạm phát của các quốc gia khác trên thế giới trong những năm gần đây. Giá trung bình một gallon xăng dầu hiện nay chỉ là 2,21 USD, và còn dưới 2 USD ở nhiều tiểu bang khác. Bộ Lao Động cũng vừa tuyên bố chỉ số giá cả tiêu thụ (consumer price index) tháng 12 năm 2014 đã giảm thêm 0,4% kể từ tháng trước. Đây là con số giảm lớn nhất chỉ trong vòng một tháng kể từ năm 2008. Nếu tính riêng năm 2014, giá lạm phát chỉ tăng có 0,8%, một mức tăng lạm phát thấp nhất trong suốt 6 năm qua. [2] .
▲ Về tiền lương hằng tuần (Real Weekly Earnings): Tiền lương hằng tuần làm tăng khả năng mua bán, sau khi khấu trừ lạm phát, cũng đã tăng 1,4% kể từ tháng 6 năm 2014, và còn tăng tới 1,7% ở tháng 11 năm 2014. .
▲ Về tiền lời của các công ty (Corporate Profits): Tiền lời của các công ty cũng đã tăng phá kỷ lục dưới chính quyền Obama. Sau khi khấu trừ thuế, tổng số tiền lời của các công ty vừa được ghi nhận ở tam cá nguyệt thứ ba năm 2014 là gần 1,900 tỉ USD, một mức cao nhất kể từ xưa tới nay (the highest ever recorded)..
▲ Kể từ ngày Obama nhận chức, chỉ số trái phiếu của Standard & Poor’s 500-stock index, một chỉ số đo lường mức tăng trưởng của 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ, đã tăng 156%. Chỉ số Dow Jones Industrial Average cũng đã tăng 125%, và chỉ số NASDAQ Composite index cũng tăng 229%. .
▲ Ngày nay, sự thiếu hụt về ngân sách quốc gia đã trở lại trạng thái bình thường sau những năm phải chi phí rất cao để cứu vãn nền kinh tế. Văn phòng Ngân Sách Quốc Hội (Congressional Budget Office) cho biết sự thiếu hụt ngân sách quốc gia trong năm 2014 chỉ có 2,8% tổng sản lượng quốc gia (G.D.P). Đây là sự thiếu hụt thấp nhất trong vòng 40 năm qua nếu sánh với con số thiếu hụt trung bình là 3,1%. [3]
▪ Cái loa tuyên truyền của đảng Cộng Hòa
Nhưng những thành tích bất khả phủ bác vừa được trình bày ở trên thì vẫn cứ bị tác giả VL dèm pha bằng đủ mọi cách.
• Hai tiêu chuẩn phán xét
Tác giả VL đã đặt vấn đề về cách thức tính các con số thống kê để dèm pha về những thành quả của chính quyền Obama; nhưng tính ngụy biện trong lập luận của tác giả là ông đã áp dụng hai tiêu chuẩn cách tính khác nhau cho hai chính quyền khác nhau để cùng so sánh.
Những con số thống kê đều đã được trình bày bởi Văn Phòng Thống Kê Lao Động (Bureau of Labor Statistics), một cơ quan chuyên nghiệp về thống kê, đứng ngoài mọi tranh chấp của các đảng phái. Nếu đem những người không còn tìm kiếm việc làm vì đã thất nghiệp lâu ngày vào cách tính tỉ lệ người thất nghiệp thì chúng ta cũng phải làm như vậy đối với các chính quyền khác. Như vậy, tất cả các con số thống kê đều sẽ phải đổi khác.Và đó là điều hầu như vô phương, không dễ gì thực hiện. Con số người thất nghiệp lâu dài, không còn tìm việc nữa, chỉ là một sự ức đoán, không phải là những con số xác thực để có một giá trị thực dụng trong việc tính tỉ lệ người thất nghiệp. Chúng ta chỉ có thể làm chuyện so sánh giữa hai chính quyền nếu được phán đoán dựa trên cùng một tiêu chuẩn đồng nhất. Đó là điều tác giả VL đã không làm.
Tôi nhớ mấy năm trước, khi tỉ lệ thất nghiệp còn đang cao, khi những chính sách mới của nền kinh tế chưa tác động mạnh, thì tác giả VL lại viết bài chê bai, phàn nàn về tỉ lệ thất nghiệp quá cao. Nhưng ngày nay, khi tỉ lệ thất nghiệp xuống chỉ còn 5,6%, thấp hơn cả tỉ lệ trung bình hàng tháng là 5,8% trong lịch sử HK, thì tác giả VL lại gợi ý rằng phải tính cả những người thất nghiệp không còn tìm việc làm để nâng tỉ lệ lên 15%. Sao không thấy tác giả gợi ý làm như vậy đối với chính quyền Bush của đảng Cộng Hòa vào những năm cuối cùng? Thấp hay cao, đàng nào thì tác giả vẫn cứ dèm pha đảng Dân Chủ để chỉ ca ngợi đảng Cộng Hòa.
Cho dù tổng số người thất nghiệp lâu ngày dưới chính quyền Obama có cao hơn số người dưới chính quyền Bush, đưa đến tổng số người hưởng trợ cấp phiếu mua thực phẩm cũng cao hơn, nhưng theo FactCheck.org thì đó là do hệ quả tất yếu hay do các “vết thẹo”của một sự thoái trào kinh tế từ chính quyền Bush để lại (Some scars from the Great Recession of 2007-09 still linger). Đây chẳng phải là “than vãn và đổ thừa” để rồi đặt thắc mắc “Nhưng không hiểu dân Mỹ bầu ông Obama lên làm tổng thống có phải để chữa bệnh không?” Bởi lẽ, đó là những khó khăn không thể tránh khỏi của bất cứ một chính quyền nối tiếp nào để giải quyết những vấn nạn của một tình trạnh kinh tế thoái trào do chính quyền Bush của đảng Cộng Hòa để lại. Một căn bệnh trầm kha đương nhiên cần phải một thời gian lâu dài để chữa trị. Và dân Mỹ đã chọn đúng vị lương y để chữa trị khỏi cái căn bệnh trầm kha này.
• Vấn đề đổ thừa
Có một điều rất khôi hài là trong khi tác giả VL phàn nàn về cách “đổ thừa” như vừa trình bày ở trên, nhưng ông lại “đổ thừa” căn nguyên của cuộc khủng hoảng tài chánh là kết quả của cuộc khủng hoàng gia cư mà “thủ phạm” lớn nhất là TT Carter và TT Clinton, cả hai đều thuộc đảng Dân Chủ.
Tác giả VL viết:
“Cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2009 là tiếp nối trực tiếp của khủng hoảng gia cư năm 2008. Và khủng hoảng gia cư là một khủng hoảng tích lũy từ 6 đời tổng thống, với hai “thủ phạm” lớn nhất là TT Carter với chính sách cấm “redlining” tức là cấm kỳ thị dân da màu, bắt ép các ngân hàng phải cung cấp nợ dưới tiêu chuẩn cho dân da màu mua nhà, và TT Clinton khi ông hủy luật Glass-Steegal kiểm soát ngân hàng, để ngân hàng có dịp cho vay thả giàn cho khối gọi là “dân nghèo”. Các thủ phạm phụ là toàn thể hệ thống ngân hàng Mỹ và cả ngân hàng Âu Châu luôn, và nhất là cả dân Mỹ, tất cả những người đã đổ xô đi mua nhà lớn hơn gấp mấy lần túi tiền của mình vì lòng tham, muốn làm giàu theo đường tắt, thích nhà to cửa rộng, lại muốn nhà ở, nhà cho thuê, nhà đầu tư để bán lại,... cả nước tối tăm mắt mũi chạy đi mua nhà mặc dù không tiền. Cái nghề thông dụng nhất trong giới tỵ nạn Việt tại Cali là nghề môi giới mua bán nhà. Những người đổ lỗi cho Bush có lẽ cần nhìn lại xem mình đã làm gì trong những năm đó.” (Trích từ bài “Thành Quả Của TT Obama” VL).
Trong suốt 6 đời tổng thống, tác giả VL đã nêu ra cả 2 đời tổng thống thuộc đảng Dân Chủ để “đổ thừa”. Nhưng Jimmy Carter đã hết làm tổng thống kể từ năm 1981. Vị tổng thống kế tiếp là Ronald Reagan thuộc đảng Cộng Hòa với 8 năm cầm quyền. Rồi tiếp theo là George H. W. Bush 4 năm, cũng thuộc đảng Cộng Hòa. Sau Bush cha là Clinton của đảng Dân Chủ, rồi lại tới Bush con của đảng Cộng Hòa với hai nhiệm kỳ tổng cộng 8 năm. Như vậy, có cả 20 năm dài đảng Cộng Hòa đã nắm quyền sau TT Jimmy Carter của đảng Dân Chủ.
Cứ theo cách lý luận “đổ thừa” của tác giả VL, chúng ta cũng có thể thắc mắc được rằng: “Nhưng không hiểu dân Mỹ bầu các ông Reagan, Bush cha và Bush con lên làm tổng thống có phải để chữa bệnh không?” Và câu trả lời chắc chắn là không, vì trong suốt 20 năm đảng Cộng Hòa cầm quyền, không có bất cứ một đạo luật nào để sửa sai thì làm sao mà chữa bệnh. Con bệnh đã có những triệu chứng bộc phát từ lâu trước khi bắt đầu trở nên trầm trọng vào năm 2007. Một nhà lãnh đạo tài ba luôn luôn được kỳ vọng phải có dự đoán chính xác (vision) về tương lai của đất nước khi đã nhìn thấy các triệu chứng của con bệnh. Bởi lẽ, những triệu chứng của con bệnh đã từng được các chuyên viên kinh tế nhìn thấy và bàn cãi nhiều rồi, trước năm 2007, trong khi Bush con của đảng Cộng Hòa còn trị vì cho mãi tới năm 2009.
Tác giả làm như có vẻ đang bênh vực cho giới lao động nhưng lại phàn nàn về tình trạng mua nhà quá đông của giới dân nghèo. Nhưng trong suốt thời gian 20 năm đảng Cộng Hòa nắm quyền, tình trạng mua nhà ngoài khả năng này vẫn cứ tiếp diễn, chẳng có ông tổng thống Cộng Hòa nào chịu giải quyết, cho tới khi Obama của đảng Dân Chủ lên nắm chính quyền. Những đạo luật mới để sửa sai chỉ được thực hiện bởi chính quyền Obama. Do đó, hiện nay, mặc dù tiền lời mua nhà ở mức độ thấp nhất trong lịch sử để khích động nền kinh tế, nhưng tỉ lệ người có nhà đang ở mức thấp nhất trong 20 năm qua nhờ thủ tục cho vay tiền mua nhà hiện nay đang được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Theo thống kê của Văn Phòng Kiểm Tra Dân Số (U.S. Census Bureau), tỉ lệ người làm chủ căn nhà hiện nay là 64,3%. Đây là một con số thấp nhất được đưa ra hồi tam cá nguyệt thứ ba năm 2014. Tỉ lệ này lớn nhất là 69,4% vào đầu năm 2004 dưới thời TT Bush của đảng Cộng Hòa. Vậy dân Mỹ bầu mấy ông tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa để làm gì? Sao không thấy ông nào ra tay cứu chữa căn bệnh; ngoài chuyện chống đối, phàn nàn và đổ thừa?
• Về thị trường chứng khoán
Tác giả VL còn phàn nàn về thị trường chứng khoán đã tăng tới mức kỷ lục trong 6 năm Obama cầm quyền, nhưng có vẻ ông đang thất vọng vì cho rằng sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán chẳng lợi ích gì cho dân lao động. Tác giả viết:
“Nhiều người cũng sẽ không quên nêu thành tích chỉ số Dow Jones đã leo lên tới mức kỷ lục chưa bao giờ thấy là trên 18.000 điểm. Đúng là đáng mừng, nhưng không biết ai là người đang ăn mừng, các đại gia sở hữu cổ phần các công ty, hay dân lao động cả đời chưa nhìn thấy một cổ phiếu nào của bất cứ công ty nào?
Trong năm qua, Dow Jones tăng gần 10%. Ông Warren Buffett, nhà đầu tư giàu nhất nhì thế giới có gia tài ước lượng hơn 70 tỷ, hầu hết là cổ phiếu đủ loại công ty. Có nghiã là trong năm qua, ông Buffett đã giàu thêm 7 tỷ, hay là gần 600 triệu mỗi tháng. Năm vừa rồi, quý độc giả giàu thêm được bao nhiêu triệu? Chính sách kinh tế của TT Obama làm giàu khối 1% hay khối 99%?” (Trích từ bài “Thành Quả Của TT Obama” VL).
Viết như vậy chứng tỏ tác giả đã quên mất cái bản chất đích thực của tư bản chủ nghĩa. Có quốc gia nào theo tư bản chủ nghĩa mà khoảng cách giầu nghèo giữa người dân không tăng theo tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng của nền kinh tế? Tư bản chủ nghĩa càng phát triễn mạnh thì hệ quả đương nhiên của nó là tạo ra khoảng cách giầu nghèo càng lớn.
Nhưng chính vì lợi lộc nên những nhà đầu tư mới chịu bỏ tiền ra để đầu tư, tăng gia sản xuất, nhờ vậy mới tăng thêm công ăn việc làm cho người dân. Dân lao động có việc làm thì mới tăng tiêu thụ. Tiêu thụ tăng thì lại khích động nhu cầu tăng sản xuất. Định luật cung cầu là nguyên lý căn bản trong mọi hệ thống kinh tế theo mô hình tư bản chủ nghĩa.
Như vậy, thị trường chứng khoán tăng là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế quốc gia đang tăng. Chẳng có ông tổng thống nào kiểm soát được thị trường chứng khoán, ngoài những biện pháp hay chính sách nếu phù hợp thì sẽ làm phát triễn nền kinh tế quốc gia, đương nhiên kéo theo sự tăng giá của thị trường chứng khoán.
• Một nửa sự thật không phải là sự thật
Ở phần kết luận, tác giả VL đưa ra những sự kiện có thực, nhưng lại không trình bày đầy đủ về các sự kiện. Chẳng hạn thống kê cho biết dân Mỹ đang mất niềm tin nơi TT Obama, nhưng tác giả lại không cho biết là đối với các ông bà dân biểu và nghị sĩ Cộng Hòa, niềm tin của dân Mỹ còn xuống thấp ở mức thảm thiết, tệ hại hơn nữa.
Theo rasmussenreports.com, một cơ quan chuyên làm những con số thống kê, thì Quốc Hội (Congress) do đảng Cộng Hòa nắm đa số từ hơn 4 năm qua đã nhận được một sự định giá rất tồi tệ như sau: [4]
Hoặc tác giả VL vui mừng rêu rao đảng Cộng Hòa đã thắng lớn trong kỳ bầu cử năm 2014. Nhưng theo nhà nghiên cứu Nathan Nicholson thì 54 thượng nghị sĩ Cộng Hòa chỉ nhận có 47,1 triệu phiếu cử tri; trong khi 46 thượng nghị sĩ Dân Chủ đã nhận được tổng số là 67,8 triệu phiếu cử tri, nghĩa là hơn cả 20,7 triệu phiếu. [5] Vậy đảng nào mới thực sự đang được lòng dân?
Một nửa cái bánh mì thì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không còn là sự thật nữa.
▪ Những tiểu bang theo đảng Cộng Hòa là những tiểu bang nghèo nhất nước Mỹ
Cho dù tác giả VL có dèm pha đảng Dân Chủ thế nào nhưng có một sự thật không thể chối cãi, đó là những tiểu bang màu đỏ, có truyền thống bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa, lại là những tiểu bang nghèo nhất nước Mỹ. Nhận định này đã được kiểm chứng là trung thực nếu định nghĩa thế nào là nghèo dựa trên những tiêu chuẩn lợi tức đầu người thấp nhất (lowest per-person income levels), lợi tức những người ở chung nhà thấp nhất (lowest median household income), và lợi tức gia đình thấp nhất (lowest median family income). [6]
Thú thực người viết không hiểu sự khác biệt giữa lợi tức những người ở chung nhà (household income) khác với lợi tức gia đình (family income) như thế nào, nhưng cũng xin ghi ra đây như sau:
Lợi tức đầu người thấp nhất: Theo Văn Phòng Kiểm Tra Dân Số thì 9 trong 10 tiểu bang có mức lợi tức đầu người thấp nhất là những tiểu bang màu đỏ, đã bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa trong dịp bầu cử tổng thống năm 2012, bao gồm Mississippi, Arkansas, Idaho, West Virginia, Kentucky, Utah, Alabama, South Carolina và Oklahoma.
Lợi tức những người ở chung nhà thấp nhất: Cũng theo Văn Phòng Kiểm Tra Dân Số thì 9 trong 10 tiểu bang có mức lợi tức những người ở chung nhà thấp nhất là những tiểu bang đã bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa, bao gồm Mississippi, Arkansas, West Virginia, Kentucky, Alabama, Tennessee, Louisiana, South Carolina và Oklahoma.
Lợi tức gia đình thấp nhất: Cũng theo Văn Phòng Kiểm Tra Dân Số thì 9 trong 10 tiểu bang có mức lợi tức gia đình thấp nhất là những tiểu bang đã bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa, bao gồm Mississippi, Arkansas, West Virginia, Kentucky, Alabama, Tennessee, Oklahoma, Louisiana và South Carolina.
Chỉ duy nhất tiểu bang New Mexico là 1 trong 10 tiểu bang nghèo nhất này đã bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ trong dịp bầu cử tổng thống năm 2012.
Vậy nếu chính sách kinh tế của đảng Cộng Hòa là tốt đẹp cho quốc gia Hoa Kỳ thì tại sao có tới 9 trong 10 tiểu bang nghèo nhất nước Mỹ là những tiểu bang màu đỏ, có truyền thống bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa?
▪ [b]Tạm kết[/b]
Ở trong bất cứ một xã hội nào cũng luôn luôn có hai khuynh hướng đối nghịch nhau. Một khuynh hướng là bảo thủ, chỉ muốn ôm ấp cái hay của quá khứ để từ chối mọi sự thay đổi. Còn khuynh hướng đối nghịch khác là tự do, là tiến bộ, luôn luôn tìm cách thay đổi sao cho xã hội tốt đẹp hơn nữa; bởi lẽ, sự tiến bộ không có giới hạn, và thay đổi chính là bản chất của sự tiến bộ. Có tiến bộ nào mà không cần thay đổi?
Ở Hoa Kỳ, đảng Cộng Hòa là đảng theo khuynh hướng bảo thủ, đại diện cho giới tư bản giầu có trong xã hội; trong khi đảng Dân Chủ thì theo khuynh hướng tự do, tiến bộ, đại diện cho giới trung lưu và nghèo, muốn cải tổ xã hội để cho mọi từng lớp có cơ hội cùng vươn lên. Một đạo luật hay một chính sách kinh tế luôn luôn mang đến sự lợi ích cho một giai cấp này nhưng lại sự bất lợi cho một một giai cấp khác. Đó là cái thế tương tranh muôn đời trong xã hội, điển hình là giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ trong tất cả mọi sinh hoạt chính trị, kinh tế và xã hội. Xin đọc thêm bài “Dân Chủ Hay Cộng Hòa, Đảng Nào Chuyên Lo Bảo Vệ Giới Nghèo?” của cùng tác giả
Nhưng những vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội lại còn là những vấn đề chịu nhiều sự chi phối của các tình trạng biến động quốc tế. Những biến động xa xôi thường nằm ngoài khả năng quản trị của một nhà lãnh đạo địa phương. Nhìn những biến động thăng trầm ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới trong suốt thời gian 6 năm qua, chúng ta mới dễ dàng nhận ra tài năng lãnh đạo của chính quyền Obama của đảng Dân Chủ đã đưa đất nước Hoa Kỳ thoát khỏi tình trạng kinh tế thoái trào, hệ quả của một sự lãnh đạo tồi tệ do chính quyền Bush của đảng Cộng Hòa để lại.
Cho dù sự thành công của đảng Dân Chủ có ở mức độ nào thì vẫn luôn luôn còn chỗ cho một sự kỳ vọng lãnh đạo đất nước tốt đẹp hơn nữa. Và những khó khăn trước mắt đang chờ chúng ta giải quyết cũng vẫn cứ luôn luôn tăng thêm theo thời gian, không bao giờ ngừng.
Nếu thẩm định mọi vấn đề theo nghĩa tương đối thì chính quyền Obama có thể được xem là một chính quyền đã vượt qua được mọi thử thách gian nan trong thời gian qua để đưa đất nước Hoa Kỳ thoát khỏi mọi cơn sóng dữ mà các quốc gia khác trên thế giới hiện nay vẫn còn đang vật lộn. Những con số thống kê tích cực về tình trạng kinh tế của quốc gia Hoa Kỳ cho phép chúng ta tiếp tục hy vọng vào một viễn ảnh tốt đẹp hơn nữa trong những năm sắp tới.
Trần Tiên Long
Havelock, NC, Jan 2015
Ghi chú:
[1] FactCheck: Obama’s Numbers (January 2015 update). Nguồn: http://www.philly.com/philly/news/politics/...
FactCheck.org is a nonpartisan, nonprofit “consumer advocate” for voters that aims to reduce the level of deception and confusion in U.S. politics. Based in Philadelphia, FactCheck monitors the factual accuracy of what is said by major U.S. political players in the form of TV ads, debates, speeches, interviews and news releases. Its goal is to apply the best practices of both journalism and scholarship, and to increase public knowledge and understanding. Find a list of FactCheck.org funders here.
[2] US consumer prices drop 0.4 percent in December By MARTIN CRUTSINGER. Nguồn: http://news.yahoo.com/us-consumer...
[3] The Federal Budget Deficit Is Back to Normal OCT. 10, 2014
Nguồn: http://www.nytimes.com/2014/10/11/...
[4] Congressional Performance. Nguồn: http://www.rasmussenreports.com/public_content/...
[5] The Senates 46 Democrats got 20 million more votes than its 54 Republicans
Updated by Dylan Matthews on January 3, 2015, 10:00 a.m. ET @dylanmatt dylan@vox.com
Nguồn: http://www.vox.com/2015/1/3/...
[6] Pro-Democrat group says 9 of the 10 poorest states are Republican - By C. Eugene Emery Jr. on Friday, March 28th, 2014 at 3:11 p.m.
http://www.politifact.com/rhode-island/.../
Phụ đính:
[b]Thành Quả Của TT Obama[/b]
06/01/201500:00:00(Xem: 1104)
- Tác giả : Vũ Linh
Bước qua năm mới là dịp nhìn lại xem năm cũ như thế nào. Ta thử kiểm điểm lại thành quả của TT Obama trong năm 2014 ra sao.
Ở đây, có ba vấn đề lớn cần nhìn kỹ, và vài chuyện nhỏ chỉ cần lướt qua vì khuôn khổ hạn hẹp của bài báo. Ba vấn đề then chốt cần xét kỹ là kinh tế dĩ nhiên, đối ngoại, và cuộc chiến chống khủng bố.
▪ KINH TẾ
Năm qua phải nhìn nhận đã là năm tốt đẹp nhất cho TT Obama trong 6 năm chấp chánh. Cuối cùng thì đã thấy ánh sáng cuối đường hầm?
Tỷ lệ thất nghiệp vất vưởng trên đỉnh 9%-10% cả mấy năm trời bây giờ đã tuột xuống dưới 6%. Xuống thêm chút nữa tới 5% là mức bình thường của kinh tế Mỹ.
Tăng trưởng kinh tế lẹt đẹt ở mức 1%-2% cả mấy năm trời, bất thình lình nhẩy vọt lên gần 5% trong tam cá nguyệt mới nhất. Hy vọng đây không phải là “tai nạn thống kê” sẽ bị điều chỉnh lại.
Nghe thì có vẻ rất đáng phấn khởi. Nhìn kỹ thì thấy bớt phấn khởi đi.
Tỷ lệ thất nghiệp có xuống thật, nhưng phần lớn lại nhờ cả triệu người thất nghiệp quá lâu, nên đã bị loại hay tự ý rút ra khỏi thống kê của thị trường lao động. Ta nên nhớ thống kê thị trường lao động chỉ ghi nhận những người thất nghiệp đang còn ăn lương thất nghiệp hay ghi danh tìm việc làm. Những người không còn được trợ cấp thất nghiệp vì thất nghiệp quá lâu, hay không ghi danh tìm việc nữa là không được kể. Nếu kể cả những người này vào thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế của Mỹ không còn là 6% mà là 15% theo Gallup.
Những người muốn bào chữa cho TT Obama sẽ nói cách tính thống kê này đã được áp dụng dưới tất cả các tổng thống trước Obama. Không sai. Do đó, một cách nhìn có ý nghiã hơn là nhìn vào khối người bị loại ra khỏi thống kê vì thất nghiệp quá lâu.
Theo nghiên cứu của tổ chức National Bureau of Economic Research, đầu năm 2009, lực lượng lao động chiếm 66% dân số Mỹ, qua năm 2014, chỉ còn 63% (mức của TT Carter). Dân số Mỹ tổng cộng 320 triệu, mất 3% là mất xấp xỉ 10 triệu người. Tức là 10 triệu người bị loại ra khỏi thống kê lao động vì thất nghiệp quá lâu trong 6 năm của TT Obama. Vẫn tại Bush dĩ nhiên. Nhưng không hiểu dân Mỹ bầu ông Obama lên làm tổng thống có phải để chữa bệnh không? Hay là để than vãn và đổ thừa?
Nhiều người cũng sẽ không quên nêu thành tích chỉ số Dow Jones đã leo lên tới mức kỷ lục chưa bao giờ thấy là trên 18.000 điểm. Đúng là đáng mừng, nhưng không biết ai là người đang ăn mừng, các đại gia sở hữu cổ phần các công ty, hay dân lao động cả đời chưa nhìn thấy một cổ phiếu nào của bất cứ công ty nào?
Trong năm qua, Dow Jones tăng gần 10%. Ông Warren Buffett, nhà đầu tư giàu nhất nhì thế giới có gia tài ước lượng hơn 70 tỷ, hầu hết là cổ phiếu đủ loại công ty. Có nghiã là trong năm qua, ông Buffett đã giàu thêm 7 tỷ, hay là gần 600 triệu mỗi tháng. Năm vừa rồi, quý độc giả giàu thêm được bao nhiêu triệu? Chính sách kinh tế của TT Obama làm giàu khối 1% hay khối 99%?
Dĩ nhiên, ta cũng không thể bỏ qua chuyện xăng dầu. Giá xăng hiện nay xuống thấp nhất từ cả chục năm qua, nhiều nơi dưới 2 đô một ga-lông. Điều thật đáng mừng cho tất cả mọi người, nhất là dân lao động đi xe cũ mèm uống xăng như nước lạnh. Cho dù giá xăng xuống chẳng phải là hậu quả của bất cứ quyết định nào của TT Obama mà chỉ là hậu quả của suy trầm kinh tế cả thế giới, việc gia tăng sản xuất xăng dầu của các đại công ty Mỹ, và cạnh tranh trực tiếp giữa các nước sản xuất dầu hỏa. Như Ả Rập Saudi, là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, đã không chịu cắt giảm số lượng dầu sản xuất để giữ giá, chỉ vì sợ cắt số lượng thì sẽ mất thị phần, sẽ bị các nước khác chiếm chỗ ngay.
Nhiều người vẫn “kiên định lập trường”, nhất định cho TT Bush là thủ phạm đã đưa kinh tế Mỹ xuống vực thẳm, may nhờ có TT Obama đã mang tăng trưởng kinh tế lên lại tới 5%.
Những thành kiến đơn giản luôn luôn rất khó giải toả khỏi những suy nghĩ giản đơn.
Cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2009 là tiếp nối trực tiếp của khủng hoảng gia cư năm 2008. Và khủng hoảng gia cư là một khủng hoảng tích lũy từ 6 đời tổng thống, với hai “thủ phạm” lớn nhất là TT Carter với chính sách cấm “redlining” tức là cấm kỳ thị dân da màu, bắt ép các ngân hàng phải cung cấp nợ dưới tiêu chuẩn cho dân da màu mua nhà, và TT Clinton khi ông hủy luật Glass-Steegal kiểm soát ngân hàng, để ngân hàng có dịp cho vay thả giàn cho khối gọi là “dân nghèo”. Các thủ phạm phụ là toàn thể hệ thống ngân hàng Mỹ và cả ngân hàng Âu Châu luôn, và nhất là cả dân Mỹ, tất cả những người đã đổ xô đi mua nhà lớn hơn gấp mấy lần túi tiền của mình vì lòng tham, muốn làm giàu theo đường tắt, thích nhà to cửa rộng, lại muốn nhà ở, nhà cho thuê, nhà đầu tư để bán lại,... cả nước tối tăm mắt mũi chạy đi mua nhà mặc dù không tiền. Cái nghề thông dụng nhất trong giới tỵ nạn Việt tại Cali là nghề môi giới mua bán nhà. Những người đổ lỗi cho Bush có lẽ cần nhìn lại xem mình đã làm gì trong những năm đó.
Một năm trước khủng hoảng làm sập tiệm đại tổ hợp Lehman Brothers, TT Bush tỏ ý lo lắng Nhà Nước đã mất kiểm soát nợ dưới tiêu chuẩn, đề nghị ra luật giới hạn lại. Các dân biểu và nghị sĩ Dân Chủ, khi đó đang nắm đa số tại lưỡng viện đã nhao nhao phản đối. Dân biểu DC Barney Frank là người ồn ào nhất, lớn tiếng báo động TT Bush muốn ngăn cản không cho dân nghèo, dân da màu, dân lao động đi vay tiền mua nhà.
Bong bóng nợ mua nhà bùng nổ cuối năm 2008 khi TNS Obama còn đang tranh cử. Nếu không có những biện pháp khổng lồ 800 tỷ cứu nguy ngân hàng của TT Bush thì tài chánh cả thế giới đã xụp đổ toàn diện, chứ đừng nói tới suy trầm kinh tế.
Còn việc tăng trưởng kinh tế leo lên 5% thì tất cả quan sát viên hiểu biết đều thấy rõ với một chính sách khác, kinh tế sẽ ngóc đầu lên lại nhanh hơn và mạnh hơn gấp bội. Mất 6 năm mới leo lên tới 5% không phải là thành tích đáng khoe trước các kinh tế gia.
▪ ĐỐI NGOẠI
Trái với vấn đề kinh tế, năm qua đã là đại hoạ cho chính sách đối ngoại của TT Obama.
Nga đang gặp khó khăn thật lớn, tuy chưa gần kề bờ vực phá sản. Nhưng không phải do “bàn tay lông lá” của Mỹ đâu. Putin đã nổi cơn ngông cuồng chiếm Crimea, gây chiến với Ukraine rồi vô ý để bọn đàn em bắn rơi máy bay Mã Lai chở hành khách Âu Châu. Những chuyện này gây xúc động mạnh và nhất là đe dọa trực tiếp khối Tây Âu và nhất là khối Đông Âu cũ. Khiến họ nhẩy dựng lên, đoàn kết lại để ngăn cản mọi ý đồ của Putin bằng các biện pháp phong tỏa hay trừng phạt kinh tế. Ông tổng thống Nobel của Mỹ dù nhút nhát đến đâu cũng phải sát cánh cùng các đồng minh Âu Châu, áp đặt vài biện pháp trừng phạt kinh tế. Gọi là lãnh đạo từ sau lưng theo mô thức Libya.
Dù vậy, theo một nghiên cứu của đài phe ta CNN, những biện pháp trừng phạt có thể đã chỉ có tác động tới 30% lên tình trạng sa sút kinh tế của Nga. Phần còn lại là hai yếu tố khác. Thứ nhất là các đại gia Nga sợ Putin làm ẩu gây chiến tranh nên ào ào chuyển tiền ra ngoài nước, đặc biệt mua dinh thự ở Mỹ, Anh, Pháp, là những nơi họ nghĩ Putin sẽ với tay không tới. Thứ nhì là giá dầu xăng giảm cả 50%, gây thất thu ngân sách trầm trọng cho Nga là nước xuất cảng dầu. Hai yếu tố này đã khiến đồng Rúp Nga mất giá khoảng một nửa so với Mỹ kim, trong một năm qua. Như một con xoáy, lại khiến ngân sách lủng lỗ nặng thêm.
Việc “chuyển trục” qua Á Châu chẳng đi đến đâu. Chủ Tịch Tập đang lo chuyện đấu tranh sống chết nội bộ, chưa rảnh để nói chuyện gì khác với Mỹ.
Đúng ngày sinh nhật Đức Giáo Hoàng, cả hai chính quyền Mỹ và Cuba, long trọng thông báo chấm dứt bao vây kinh tế, tái lập bang giao, nhờ Toà Thánh làm trung gian. Phe ta tung hô tuyệt tác của diễn tiến hoà bình!
Thực tế chỉ là một thành tích sung rụng của TT Obama. Chỉ cần há miệng, sung rớt ngay tróc. Sau khi đàn anh Nga xụp đổ, đàn anh Tầu tập trung cố gắng vào chuyện nội bộ, Biển Đông, hay Phi Châu, thì Cuba thoi thóp nhờ Venezuela cõng. Nay, Hugo Chavez đã chết, đã vậy giá dầu rớt hơn một nửa khiến Venezuela tự lo lấy thân chưa biết có nổi không. Cuba không còn đường nào binh, nên phải quay qua ôm chân bác Sam. Dù vậy, Chủ Tịch Raul Castro vẫn cãi bướng theo đúng truyền thống ngoan cố cộng sản, khẳng định Cuba vẫn tuyệt đối kiên trì trong đường hướng cộng sản 100%.
Chuyện gì sẽ xẩy ra cho Cuba? Không cần phải đợi 5-10 năm nữa mới biết được. Nhìn vào VN là thấy ngay. Dân tỵ nạn Cuba sẽ ào ào về nước “tham quan” hay thăm gia đình sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm du lịch. Cũng sẽ gởi tiền về ào ào.
Cũng như tại VN, có thể nói là Mỹ sẽ đồng loã tiếp tay gây dựng lên một giai cấp thống trị bóc lột tàn tệ nhất: giai cấp tư bản đỏ vừa nắm quyền công an sinh sát thiên hạ, vừa nắm độc quyền kinh doanh kiếm tiền.
Dân quyền vẫn bị chà đạp, tự do chính trị, ngôn luận,... vẫn chỉ là ước mơ. Chỉ đợi một thời gian ngắn thì ta sẽ thấy kinh tế thị trường tại Havana sẽ chuyển qua... định hướng tư dinh ở Anaheim theo gương Phó Thủ Tướng Nguyển Xuân Phúc.
Tóm lại, dân Cuba có tự do dân chủ hơn không? Dĩ nhiên là không. Có giàu có hơn không? Sẽ có một thiểu số giàu sụ, trong khi cả nước vẫn nghèo mạt rệp. Tham nhũng tràn lan. Mỹ được lợi gì? Có bi-di-nét cho vài đại công ty Mỹ nhẩy vào khai thác lao động rẻ mạt. Có khi chúng ta sẽ có dịp mua giầy Nike rẻ hơn vì sản xuất tại Cuba? KFC sẽ nhào vô đầu tiên vì dân nghèo thường thích gà chiên rẻ hơn hăm-bơ-ghơ.
Đó có phải là ý nguyện của TT Obama không? Nếu phải thì việc chuyển trục về lại sân sau cứ coi như một thành quả lớn của TT Obama, sẽ đạt được ý nguyện.
▪ CUỘC CHIẾN CHỐNG KHỦNG BỐ
Đây là vấn đề lớn thứ ba ta nên mổ xẻ.
Trong bài diễn văn nhận lời ra tranh cử tổng thống lại tại Đại Hội Đảng Dân Chủ năm 2012, TT Obama lớn tiếng khoe đã chấm dứt êm đẹp được hai cuộc chiến kinh khủng tại Iraq và Afghanistan, rút quân về trao quyền lại cho hai quốc gia dân chủ, ổn định và vững bền. Đồng thời đã biến Al Qaeda thành một nhúm tàn quân đang vắt chân lên cổ trốn chui trốn nhủi, vì Bin Laden đã bị giết. Người nào nghe vậy mà không hai tay hai chân hoan nghênh thì người đó phải là người bị bệnh tâm thần. Cả nước hoan hô và đa số bầu lại cho TT Obama.
Hai năm sau, quân Taliban vào trung tâm thủ đô Afghanistan bắn giết 150 học sinh tiểu học. Cả nước đang lo qua năm 2015, Mỹ sẽ rút hết quân về, làm sao chính quyền đối phó với một Taliban hồi sinh. Nhìn ISIS chiếm một nửa Iraq thì thấy tương lai đáng ngại thế nào cho Afghanistan.
Tại Iraq, một nửa phiá bắc bị quân khủng bố ISIS chiếm cứ, trong đó có nguyên một vùng mỏ dầu, giúp cho quân khủng bố mỗi ngày bán được vài triệu đô tiền dầu, tha hồ mua súng ống bom đạn. Hàng ngàn thanh niên Hồi giáo Mỹ và Âu Châu chạy qua đầu quân. ISIS lên TV cắt đầu con tin. Không phải chỉ khủng bố bằng bom đạn nữa, mà bây giờ khủng bố tinh thần luôn. Mỹ lại phải gửi vài ngàn lính biệt kích trở qua lại trong khi máy bay Mỹ phải đi thả bom mỗi ngày.
Al Qaeda im hơi lặng tiếng thật, nhưng được thay thế bằng con đẻ ISIS mạnh mẽ và tàn bạo gấp trăm lần bố đẻ Bin Laden.
Cả ba ông cựu bộ trưởng Quốc Phòng của TT Obama (Robert Gates, Leon Panetta, và Chuck Hagel) và bà cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton đều lên tiếng chỉ trích chính sách đối ngoại tại Trung Đông của TT Obama. Một vấn đề mà chính TT Obama đã nhìn nhận “tôi không có chiến lược gì hết”.
▪ NHỮNG CHUYỆN KHÁC
Chuyện nổi bật nhất dĩ nhiên là Obamacare. Một bộ luật được thông qua bằng cửa sau. Một bộ luật mà ông “kiến trúc sư” luật đó –GS Gruber của MIT- đã công khai thú nhận được xây dựng trên lươn lẹo, lừa dối, với hy vọng được thông qua nhờ sự “ngu xuẩn” của cử tri Mỹ.
Chưa hết, tin mới nhất lại xì ra một buổi nói chuyện khác của GS Gruber. Theo ông thì cuối cùng dân Mỹ sẽ không cáng đáng nổi Obamacare, từ “affordable” sẽ trở thành “unaffordable”. Luật Cải Tổ Y Tế được gọi là “affordable care”, tức là chăm sóc y tế mà túi tiền thiên hạ có thể chịu nổi. Nhưng theo tiết lộ của GS Gruber, trong Obamacare, không có hàng rào nào được thiết lập để giới hạn chi phí. GS Gruber đưa ra một thí dụ. TV với màn hình lớn rất đẹp, ai cũng muốn nhưng dĩ nhiên sẽ đắt hơn TV màn hình nhỏ. Muốn có TV màn hình lớn thì sẽ phải trả giá cao hơn. Bảo hiểm y tế cũng không ra khỏi luật này. Chi phí bảo hiểm và cung cấp dịch vụ sẽ “tốt” hơn ở điểm nhận những người bị bệnh nan y, và trả tiền trợ cấp cho những người lợi tức thấp. Tốt hơn có nghiã là đắt hơn. Vì Obamacare không có rào cản nào, chi phí sẽ gia tăng mà không có cách nào ngăn chặn được. Cuối cùng sẽ trở thành... unaffordable thôi !
GS Gruber tỏ ý tiếc là TT Obama đã không nói sự thật cho dân biết, mà trái lại, lại đi hứa là chi phí sẽ giảm 2.500 đô cho mỗi gia đình mỗi năm. Ông không biết TT Obama lấy đâu ra con số này.
Hơn một năm sau Obamacare được áp dụng sau những “trục trặc kỹ thuật”, tỷ lệ chống đối leo lên mức cao nhất, từ 50%-55% năm ngoái, tới 58% năm nay.
Chuyện nổi bật thứ nhì là di dân bất hợp pháp. TT Obama đóng vai Hoàng Đế La Mã, ký luật không trục xuất gần năm triệu người. Với những hậu quả lớn lao về kinh tế, xã hội, y tế, văn hóa, chính trị, an ninh, và cả hiến pháp, khó ai ước đoán được chính xác. Có lẽ bị bó tay từ năm 2010 đến nay, lại bị vố thất bại nặng trong kỳ bầu cử vừa qua, nên nhất định phải làm một cái gì vừa để lại dấu ấn, vừa chứng tỏ mình chưa đến nỗi là “lame duck” (vịt què) đang cố lết đến mức cuối năm 2016.
Chuyện thứ ba là xung đột trắng đen năm qua đã bộc phát mạnh nhất kể từ năm 1992 dưới TT Clinton khi anh đen Rodney King bị cảnh sát hành hung ở Los Angeles, đưa đến nổi loạn của dân da đen. Trước đó là cuộc nổi loạn ở Miami năm 1980 dưới TT Carter khi anh đen Arthur McDuffie bị cảnh sát đánh chết.
Chuyện này đã bàn quá nhiều. Chỉ cần nói thêm về một miả mai đáng chú ý. Những vụ nổi loạn bạo động lớn của dân da màu luôn luôn xẩy ra dưới các triều đại Dân Chủ như dưới các TT Kennedy, Johnson, Carter, Clinton, và Obama. Không xảy ra dưới thời Cộng Hoà của các TT Nixon, Ford, Reagan, Bush cha và con. Có phải tại vì các chính quyền Dân Chủ luôn luôn dùng lá bài kỳ thị da màu làm căn bản cho các chính sách xã hội, khích động khối da màu, biến cả nước thành lò thuốc súng có thể nổ bất cứ lúc nào vì bất cứ lý do gì? Cố ý khuấy động dân da đen làm công cụ để đạt được những mục đích chính trị của đảng Dân Chủ, cũng như thu phiếu của khối dân da màu?
Những hứa hẹn rình ràng về chống hâm nóng địa cầu, kiểm soát súng,... trong năm qua vẫn không có tiến bộ nào hết. Dĩ nhiên, cũng vẫn tại lỗi Cộng Hoà phá đám. Đám nghị sĩ dân biểu Cộng Hòa ngồi yên vỗ tay như đồng nghiệp của họ ở Hà Nội thì hay biết mấy.
Nói chung cuối 2008, 75% dân Mỹ tin TT Obama có khả năng điều khiển chính quyền hữu hiệu. Năm 2014, gần một nửa số người đó đã mất niềm tin, con số tin tưởng tuột xuống còn 40% sau 6 năm xem TT Obama làm việc.
Tấc cả bình luận gia, chuyên gia chính trị, nhà báo, v.v… đều có thể đánh giá thành quả của TT Obama theo ý mình. Sẽ có khen, có chê. Nhưng vẫn chỉ mang ý nghiã đánh giá của một cá nhân. Điều quan trọng là nhìn vào việc đánh giá của tập thể, của hơn 300 triệu dân Mỹ. Đó là nền tảng của chế độ dân chủ.
Nhìn vào kết quả bầu cử tháng 11 vừa qua là sẽ biết dân Mỹ đã đánh giá thành quả của TT Obama như thế nào. Sau 6 năm cầm quyền, TT Obama đã làm đảng Dân Chủ mất 14 ghế thượng nghị sĩ, một kỷ lục chưa từng có trong lịch sử quốc hội Mỹ, trong khi tại Hạ Viện, Cộng Hoà chiếm 246 ghế, cao nhất trong lịch sử cận đại Mỹ luôn. (4-01-15)