0 0 0 đề...
#1
Hãy sống thong thả bằng niềm vui tự tạo
Đừng sống bằng sự ỷ lại nương vào người ta.....


[Image: 96617965e1fac99c1bc99ea651fb2dad.png]
Reply
#2
Họ đã xa rồi khôn níu lại,
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa…
Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.


- Hàn Mặc Tử

Reply
#3
Mỗi ngày nếu chọn niềm vui
Thì xin hãy chọn nụ cười đầu tiên
Cười cho đời mãi thản nhiên
Ung dung tự tại bình yên nhẹ nhàng. 

ST.


[Image: images?q=tbn%3AANd9GcQFeGUc8OUP1NT7vtMeL...y&usqp=CAU]
Reply
#4
Thanks anh B.E.  Thumbs-up4

Người đã đi rồi nhưng muôn thuở
Người vẫn trong tim vẫn nhớ hoài
Duyên đã tận rồi không níu lại
Để lòng luôn mãi được nhe vơi....
Reply
#5
[Image: DHp37p-20171024-nhan-sinh-co-thuoc-lam-n...-duyen.jpg]
Làm việc nên có chút thong dong điềm tĩnh, dù ngẩng đầu hay cúi đầu cũng đều vui vẻ. 




Nhân sinh không phải là phép tính nhân mà quy định ai đó nhất định phải làm như thế này hay như thế khác. Mỗi người đều có con đường riêng của mình, dù là ai cũng không thể tác động đến được, vận mệnh là tự mỗi người nắm giữ.



Người sáng suốt sẽ biết khi nào nên nói khi nào cần im lặng, hiểu được lúc nào cần tiến, cần lui. Có một số người cho rằng, làm người chân thật thì lời nói ra phải thẳng thắn, bộc trực. Kỳ thực điều đó chưa hẳn đã phù hợp trong mọi hoàn cảnh.



Người mà có thể hiểu biết người khác thì người ấy là người có trí huệ. Người hiểu biết chính mình thì đúng là cao minh.



Lời nói không thể nói tận, cần phải có hạn độ, có điểm dừng. Nói nhiều, nói tận tất yếu sẽ nói lỡ, có mất mát. Khi nói chuyện cho dù lời nói tốt hay lời nói không tốt thì đều không thể nói đến cùng.


Tận nói lời tốt không chỉ có thể gây tổn hại cho mình mà còn gây bất lợi cho người khác. Người tận nói những lời hay thường thể hiện ra sự khoác lác, tâng bốc, nịnh bợ, a dua. Cũng có khi, tận nói lời hay còn thể hiện ra sự khúm núm và đánh mất khí chất của bản thân mình.


Nếu tận nói những lời xấu thì tác hại của nó có khi là khôn lường. Hơn nữa, người bình thường không ai muốn nghe lời khó nghe cả. Cổ nhân giảng: “Lời ác lạnh người sáu tháng ròng”, cho nên lời nói nên là thích hợp và vừa phải.


[i]Đôi khi bạn có thể do dự, nhưng nhất định cần quyết đoán trong thời điểm cần quyết đoán;[/i]



[i]Bạn có thể tranh cường háo thắng, nhưng thời điểm phải cúi đầu nhất định phải cúi đầu;[/i]

[i][i]Bạn có thể thỉnh thoảng kiêu ngạo, nhưng làm gì cũng phải có chừng mực, khiêm tốn vĩnh viễn sẽ là một mỹ đức [/i][/i]

[i]Vạn sự đều có giới hạn, nhất định cần phải nắm chắc. Lương thiện cũng là có giới hạn của nó, không thể làm mất đi lý trí…
[/i]


Cuộc sống phải biết đủ, làm việc cần có mức độ, làm người phải hiểu được thỏa mãn. Sinh dễ dàng, sống dễ dàng, nhưng sinh sống lại không dễ dàng. Rất nhiều sự tình chỉ cần cố gắng hết mình, còn lại hãy phó mặc cho số phận. 

Hết thảy cứ để tùy duyên, mất hay được đều có nguyên nhân của nó, quen biết, hiểu nhau, yêu nhau, hợp tan đều đã có an bài. Cuộc sống tuy có trăm cản ngàn trở, nhưng chủ yếu là để xem bạn đối mặt thế nào, nhân sinh có thước, làm người có độ.

Tuệ Tâm Biên Dịch - Tinh Hoa

Sưu tầm by Net.
Reply
#6
Bài học phép tính của người thầy

Ở một lớp học toán kia, người thầy Paul bắt đầu bài giảng tương tự như mọi ngày. Nhưng ngày hôm ấy, thầy lại làm một điều mà học trò của mình không thể ngờ tới. Thầy viết lên bảng 6 phép tính lần lượt:


[Image: b%E1%BA%A3n-l%C4%A9nh-1.png]


Thầy giáo bắt đầu viết lên bảng 6 phép tính.
9×1=7
9×2=18
9×3=27
9×4=36
 9×5=45 
9×6=54
Chúng ta dễ dàng nhận ra phép tính đầu đã có sự nhầm lẫn. Học trò của ông cũng nhanh chóng nhận ra và bắt đầu xì xào, chen lẫn những tiếng cười khúc khích. Paul liền bắt đầu hỏi: “Có chuyện gì thế các trò?”.
Một cậu bé tên Jason giơ tay, vừa ra vẻ hiển nhiên vừa nói: “Thưa thầy, phép tính đầu tiên sai hoàn toàn rồi ạ”.
Paul liền cười và đáp: “Đúng thế, thầy cố tình ghi nhầm phép tính ấy nhằm diễn tả một điều quan trọng đến các trò. Các trò thấy không, thầy ghi đến 5 phép tính đúng, nhưng không một ai trong các trò ghi nhận điều đó. Thay vào đó, các trò cười và chê trách thầy chỉ vì 1 phép tính sai. Đây là cách mà cuộc sống vận hành.”.


[Image: b%E1%BA%A3n-l%C4%A9nh-2.png]Thầy cố tình ghi nhầm phép tính ấy nhằm diễn tả một điều quan trọng đến các học trò.
Đến đây cả lớp đã nhận ra được ý nghĩa sâu xa từ phép tính sai sót mà người thầy cố tình viết ra. 
Người thầy chốt lại bài học ý nghĩa của ngày hôm đó: “Thế giới này không phải lúc nào cũng ghi nhận những gì đúng đắn và tốt đẹp mà các trò đã làm. Mặt khác, nó cũng sẵn sàng chê cười và chỉ trích các trò chỉ vì một sai sót mà các trò lỡ phạm phải. Không ai hoàn hảo, nhưng ít người nhớ được điều đó. Đừng vì thế mà nản chí, hãy vượt qua những lời chỉ trích đó và sống thật bản lĩnh nhé, các trò!”. 

Sưu Tầm.
Reply