Hoa Kỳ sắp bị uýnh hội đồng
#1
Nhân dịp nước Mỹ đang lo đối phó dịch bịnh, các nước trên thế giới như Bắc Hàn, Trung Quốc, Iran, Nga chuẩn bị đánh hội đồng Mỹ trên các mặt trận cách đồng bộ, phải làm cùng một lúc mới có phần thắng cao. Đây là cơ hội hiếm có nên các nước không bao giờ bỏ qua. Mỹ nghĩ mình đủ sức tiếp chiến với Bắc Hàn, Iran, Trung Quốc cùng lúc nhưng chỉ e dè có Nga nên Nga giờ có làm gì Mỹ cũng không dám lên tiếng. Chưa chắc Mỹ chống nổi 3 nước kia cùng lúc. Ông Trump coi bộ bị phiền phức rồi.
Reply
#2
“Tôi đã chỉ đạo Hải quân Mỹ bắn hạ và phá hủy bất kỳ và tất cả tàu chiến của Iran nếu chúng quấy rối các tàu của chúng ta trên biển”, Tổng thống Trump viết trên Twitter hôm nay 22/4.
Hải quân Mỹ từng nhiều lần cáo buộc các tàu Iran tiếp cận nguy hiểm các tàu khu trục và tàu sân bay của Mỹ tuần tra tại vịnh Ba Tư.
Theo thông báo của Hải quân Mỹ, 11 tàu thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã có hành vi áp sát thiếu an toàn, khi 6 tàu Hải quân Mỹ cùng máy bay trực thăng Lục quân Mỹ đang tiến hành “các hoạt động phối hợp hành động chung ủng hộ an ninh hàng hải” tại vùng biển quốc tế ở vịnh Ba Tư hôm 15/4.
Phía Mỹ nói rằng các tàu Iran di chuyển cắt mặt tàu chiến Mỹ, thậm chí có lúc áp sát tàu tuần duyên Mỹ ở khoảng cách chưa tới 10 mét.
Iran bác bỏ toàn bộ cáo buộc trên, mô tả cuộc tuần tra của Mỹ tại vịnh Ba Tư là “trò phiêu lưu”, đồng thời cáo buộc Washington không tuân thủ luật quốc tế cũng như quy tắc hàng hải về đi lại trên vịnh Ba Tư.
Mỹ cho rằng các cuộc tuần tra của nước này tại vịnh Ba Tư là cần thiết để bảo vệ các tuyến hàng hải và ngăn chặn hành vi mà Washington cho là “xấu xa” của Iran trong khu vực.
Trong khi đó, Iran coi hiện diện quân sự ngày càng tăng của Mỹ trong khu vực là hành động khiêu khích và đe dọa, đồng thời là cách để Washington thực hiện chiến dịch trừng phạt “gây sức ép tối đa” nhằm vào Tehran.
Reply
#3
Quote:Nhân dịp nước Mỹ đang lo đối phó dịch bịnh, các nước trên thế giới như Bắc Hàn, Trung Quốc, Iran, Nga chuẩn bị đánh hội đồng Mỹ trên các mặt trận cách đồng bộ, phải làm cùng một lúc mới có phần thắng cao. Đây là cơ hội hiếm có nên các nước không bao giờ bỏ qua. Mỹ nghĩ mình đủ sức tiếp chiến với Bắc Hàn, Iran, Trung Quốc cùng lúc nhưng chỉ e dè có Nga nên Nga giờ có làm gì Mỹ cũng không dám lên tiếng. Chưa chắc Mỹ chống nổi 3 nước kia cùng lúc. Ông Trump coi bộ bị phiền phức rồi.


Tao biết trước thiên cơ cục diện của thế giới ra sao rồi nhưng tao không nói ... ngu sao nói

tiết lộ một chút là nước Đông Lào sẽ nổi lên
Reply
#4
(2020-04-22, 08:42 PM)Tin tức Wrote: Nhân dịp nước Mỹ đang lo đối phó dịch bịnh, các nước trên thế giới như Bắc Hàn, Trung Quốc, Iran, Nga chuẩn bị đánh hội đồng Mỹ trên các mặt trận cách đồng bộ, phải làm cùng một lúc mới có phần thắng cao. Đây là cơ hội hiếm có nên các nước không bao giờ bỏ qua. Mỹ nghĩ mình đủ sức tiếp chiến với Bắc Hàn, Iran, Trung Quốc cùng lúc nhưng chỉ e dè có Nga nên Nga giờ có làm gì Mỹ cũng không dám lên tiếng. Chưa chắc Mỹ chống nổi 3 nước kia cùng lúc. Ông Trump coi bộ bị phiền phức rồi.

Bac Han
Trung Quoc
IRAn
Nga

Sao VN khong co vay?
Reply
#5
[quote pid='232763' dateline='1587608836']


Tao biết trước thiên cơ cục diện của thế giới ra sao rồi nhưng tao không nói ... ngu sao nói

tiết lộ một chút là nước Đông Lào sẽ nổi lên
[/quote]



Có khó gì mà không đoán được. Mỗi nước sẽ gây chiến với Mỹ bằng một cách khác nhau. Trung Quốc chuẩn bị cho tàu chiến máy bay đi dẹp VN trước, sau đó tới Mã Lai, Phi luật Tân , Nhật . Mỹ bảo vệ các nước này thì Trung Quốc sẳn sàng đụng độ quân sự trên biển với Mỹ vì đã liên minh với Iran, Bắc Hàn và Nga từ trước. Ba nước này hứa với Trung Quốc là khi Trung Quốc đụng với Mỹ thì hai nước này cũng khởi phát gây sự với Mỹ để chia nhỏ sức mạnh của Mỹ. Bắc Hàn gây sự bằng cách phóng thử các loại hoả tiển tầm trung trước , rồi thử hoả tiển liên lục địa sau. Tới tình thế này Mỹ bị bắt buộc phải đụng thẳng Bắc Hàn nếu không muốn gặp nguy cơ lớn từ Bắc Hàn. Iran thì cho tàu chiến rượt tàu Mỹ khi Mỹ đi tuần tra thái bình dương. Cả ba nước Trung Quốc, Bắc Hàn và Iran đã bắt đầu gây sự với Mỹ như thế cách đây hai ngày, chỉ có Nga là đang nằm im vì Nga đã thương lượng với Mỹ trước về vụ này. Mỹ hứa với Nga là không gây gỗ với Nga trong thời gian này nên Nga sẽ thôn tính các vùng đất mà Nga muốn chiếm đoạt trong bấy lâu nay. Vậy thì Mỹ sẽ để khối NATO đụng với Nga mà không can thiệp vô giúp NATO. Nếu không có việc dịch bịnh, nước Mỹ thừa sức đối đầu cùng lúc 3 nước kia, nhưng dịch bịnh đang bùng phát mạnh, kỳ bầu cử Tổng Thống đầy rủi ro của Trump lại sắp đến nên nếu Trump tuyên chiến với Iran, Trung Quốc và Bắc Hàn cùng lúc thì chắc chắn Trump bị thất cử trong lần này vì Mỹ không đủ khả năng vừa chống dịch, vừa đánh cả 3 mặt trận cùng lúc như thế. Vì hể Mỹ đánh thua là Donald Trump thất cử liền. Kinh tế nước Mỹ đang chao đảo, nếu phải gánh gồng chi phí quân sự để đánh nhau với 3 quốc gia kia thì chịu gì thấu. Bắc Hàn, Trung Quốc, Iran nắm vững tình thế yếu này của Mỹ nên nhất định sẽ liều mạng với Hoa Kỳ. Vì bây giờ liều mạng đánh với Mỹ thì tỷ lệ chiến thắng Mỹ rất cao, nếu do dự để khi Mỹ hết dịch bịnh và qua kỳ bầu cử mới đánh thì tỷ lệ thắng Mỹ khá thấp. Nếu bạn ở trong cương vị của 3 nước đó thì bạn cũng hết đường chọn, tức là phải ăn thủa đủ với Mỹ ngay thời điểm này.
Reply
#6
Lợi dụng dịch Covid-19, Trung Quốc tiếp tục lấn lướt ở Biển Đông
April 22, 2020

[/url]


[url=https://pinterest.com/pin/create/button/?url=https://www.datviet.com/loi-dung-dich-covid-19-trung-quoc-tiep-tuc-lan-luot-o-bien-dong/&media=https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/04/t%E1%BA%A3i-xu%E1%BB%91ng-2-20.jpg&description=L%E1%BB%A3i+d%E1%BB%A5ng+d%E1%BB%8Bch+Covid-19%2C+Trung+Qu%E1%BB%91c+ti%E1%BA%BFp+t%E1%BB%A5c+l%E1%BA%A5n+l%C6%B0%E1%BB%9Bt+%E1%BB%9F+Bi%E1%BB%83n+%C4%90%C3%B4ng]
[Image: t%E1%BA%A3i-xu%E1%BB%91ng-2-20.jpg]
[Image: system7.jpg]
Đưa tàu khảo sát đến gần khu vực Malaysia thăm dò dầu khí, tuyên bố lập hai huyện đảo quản lý Hoàng Sa và Trường Sa, cho tàu cá với sự tháp tùng của tàu hải cảnh đánh cá ở vùng biển Natuna của Indonesia. Trong khi các nước Đông Nam Á nói riêng và cả thế giới tập trung mọi nguồn lực chống dịch Covid-19, Bắc Kinh tiếp tục có những hành động nhằm áp đặt chủ quyền của họ ở Biển Đông, khiến tình hình tại vùng biển đang tranh chấp này thêm căng thẳng.QUẢNG CÁO
Hành động thể hiện rõ nhất ý đồ này của Trung Quốc là thông báo ngày 18/04/2020 về việc thành lập hai quận thuộc “thành phố Tam Sa”, đó là “quận Tây Sa” ( tức quần đảo Hoàng Sa ) và “quận Nam Sa” ( tức quần đảo Trường Sa ), hai quần đảo mà Hà Nội khẳng định là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngay hôm sau, Việt Nam, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng, đã phản đối mạnh mẽ hành động đó của Trung Quốc.
Căng thẳng về Biển Đông giữa hai bên đang tiếp diễn. Theo hãng tin Reuters, hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết phía Trung Quốc vừa “giao thiệp nghiêm khắc” để đáp trả việc “Việt Nam tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp ở biển Hoa Nam ( Biển Đông )”. Cụ thể, đó là phản ứng của Bắc Kinh về việc vào cuối tháng 3, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gởi công hàm lên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc để phản đối lập trường của Trung Quốc về Biển Đông, được thể hiện qua công hàm ngày 23/03 của Trung Quốc gởi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Trước đó, vào đầu tháng 3, quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh cũng đã nóng lên do vụ tàu hải cảnh của Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm một tàu cá của Việt Nam đang hoạt động tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hà Nội cũng đã mạnh mẽ phản đối vụ này.
Năm ngoái, quan hệ giữa hai nước đã từng căng thẳng cao độ do vụ tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc xâm nhập và hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam suốt nhiều tháng trời. Vào tuần trước, cũng tàu này đã bị phát hiện đang tiến hành khảo sát gần khu vực mà tàu thăm dò của công ty dầu khí Nhà nước Malaysia Petronas đang hoạt động.
Dù đang bận chống dịch Covid-19, Hoa Kỳ cũng không thể để cho Trung Quốc một mình thao túng Biển Đông. Ngày 21/04/2020, Hải quân Mỹ thông báo đã điều tàu tấn công đổ bộ USS America và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đến gần khu vực mà Trung Quốc và Malaysia đang đối đầu. Hai chiến hạm này cùng với một chiến hạm thứ ba của Mỹ đã tập trận chung với một chiến hạm của Hải quân Úc.
Sau khi xảy ra vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã kêu gọi Bắc Kinh tập trung hỗ trợ cho các nỗ lực của quốc tế chống đại dịch toàn cầu và ngưng lợi dụng lúc các nước khác không quan tâm hoặc đang suy yếu, để mở rộng các đòi hỏi chủ quyền “phi pháp” ở Biển Đông.
Nhưng Bắc Kinh có vẻ phớt lờ những lời kêu gọi của Washington. Giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Úc Peter Jennings, được hãng tin Reuters trích dẫn, nhận định: “Rõ ràng Trung Quốc đang có một chiến lược lợi dụng tối đa lúc thế giới bớt chú ý và năng lực của Hoa Kỳ đang suy giảm để gây áp lực lên các nước láng giềng”.
Giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương, có cùng nhận định: “ Dường như là cho dù đang chiến đấu chống dịch, Trung Quốc vẫn không quên những mục tiêu chiến lược dài hạn. Bắc Kinh đang muốn tạo ra một tình trạng bình thường mới ở Biển Đông và để đạt được điều này, họ có những hành động ngày càng hung hăng”.
RFI
Reply
#7
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (ảnh tư liệu, tháng 3/2020)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21/4 nói rằng họ vừa “giao thiệp nghiêm khắc” để đáp trả điều mà họ gọi là “Việt Nam tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp ở biển Hoa Nam [tức Biển Đông]”, theo tin của Reuters và The Beijing News.
Tin cho hay ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói tại một cuộc họp báo hàng ngày rằng kể từ cuối tháng 3 vừa qua, Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi một số công hàm tới Tổng Thư ký LHQ, “liên tục tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp” tại Biển Đông, cũng như “cố phủ nhận” chủ quyền và các quyền của Trung Quốc ở vùng biển này.
“Trung Quốc kiên quyết phản đối điều đó và đã giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam”, ông Cảnh Sảng tuyên bố, vẫn theo tin của Reuters và The Beijing News.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp đến nhấn mạnh rằng bất kỳ nước nào cố phủ nhận chủ quyền và quyền chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông dưới bất kỳ hình thức nào đều là “vô hiệu” và “chắc chắn sẽ thất bại”, bản tin của Reuters và The Beijing News cho biết.
“Trung Quốc sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền, các quyền và lợi ích của mình ở Trung Hoa Nam Hải [tức Biển Đông]”, ông Cảnh Sảng nói.
Theo quan sát của VOA, cho đến khi bản tin này được đăng, phía Việt Nam chưa đưa ra phản ứng chính thức nào về tuyên bố mới nhất của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
[Image: F709D096-588D-45CE-B4FD-81771789D6F0_w650_r0_s.jpg]Các tàu cảnh sát biển VN và TQ vờn nhau ở Biển Đông hồi tháng 5/2014
Trước đó, như VOA đã đưa tin, Việt Nam đã phản đối những nỗ lực bành trướng của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp, bao gồm cả việc gửi tuyên bố chủ quyền đến LHQ.Rất có khả năng là lúc này, Trung Quốc có thể sẽ có hành động mạnh tay hơn ở khu vực Biển Đông.Nhà nghiên cứu Hoàng Việt

Một số nhà phân tích và quan sát nhận định với VOA rằng cụm từ “mọi biện pháp cần thiết” trong tuyên bố hôm 21/4 của phía Trung Quốc là rất đáng lưu ý vì nó có hàm ý đe dọa, cũng như không loại trừ việc Trung Quốc tiến tới sử dụng biện pháp quân sự.
Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng 4 ngày, Trung Quốc nói bóng gió đến việc sử dụng vũ lực, theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu lâu năm về Biển Đông.
Ông Việt nhắc đến công hàm hôm 17/4 của Trung Quốc gửi đến Tổng Thư ký LHQ để phản đối Việt Nam, trong đó có đoạn: “Trung Quốc kiên quyết đòi Việt Nam phải rút mọi lực lượng và phương tiện khỏi các đảo và đá mà nước này đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp” ở quần đảo Trường Sa.
Nhà nghiên cứu Hoàng Việt nhận định với VOA về những tín hiệu liên tiếp phát đi từ Trung Quốc trong ít ngày qua:
“Rất có khả năng là lúc này, Trung Quốc có thể sẽ có hành động mạnh tay hơn ở khu vực Biển Đông”.
Đối sách của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, theo ông Hoàng Việt, là “phải giữ vững được thực địa” kết hợp với các biện pháp ngoại giao, hòa bình. Ông nói thêm với VOA:
“Việt Nam đang chiếm giữ, kiểm soát tất cả là 21 cấu trúc ở Trường Sa, cũng như các giàn ĐK, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, thì Việt Nam phải kiên quyết giữ vững được. Nếu không giữ vững được thì có thể bị đe dọa rất là lớn. Việt Nam cần tiếp tục gửi công hàm, và Việt Nam phải vận động các quốc gia trực tiếp liên quan như Malaysia, Philippines cũng phải gửi công hàm lên tiếng cho trường hợp này”.
[Image: 4550068C-7CD5-49CA-B0BD-C5CBAD738460_w650_r0_s.jpg]Một điểm trú đóng của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa (ảnh tư liệu, tháng 4/2010)
Trên bình diện rộng hơn, ông Việt, thành viên Ban Nghiên cứu luật Biển, thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đề xuất Việt Nam tận dụng vị thế chủ tịch đương nhiệm của khối các nước Đông Nam Á (ASEAN) để làm việc cùng các thành viên và đưa ra một tuyên bố chung. Thêm vào đó, Việt Nam cần kêu gọi sự lên tiếng của các nước khác trong cộng đồng quốc tế, vẫn theo lời thạc sĩ Hoàng Việt.Có những phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ bao vây, chặn các đường tiếp tế của phía Việt Nam đến các đảo ở khu vực Trường Sa hoặc các dàn ĐK. Đấy là những việc Việt Nam phải tính đến, làm sao vừa bảo vệ được mình mà không mắc bẫy của Trung Quốc.Thạc sĩ Hoàng Việt

Biện pháp thứ tư trong số các đối sách là Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, nếu cần thiết, ông Hoàng Việt nói với VOA.
Trong bối cảnh tình hình mỗi lúc một căng thẳng thêm, nhà nghiên cứu này cảnh báo rằng Việt Nam cần giữ bình tĩnh trước các hành vi khiêu khích, hay còn gọi là “dưới ngưỡng chiến tranh”, của Trung Quốc:
“Có những phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ bao vây, chặn các đường tiếp tế của phía Việt Nam đến các đảo ở khu vực Trường Sa hoặc các dàn ĐK. Đấy là những việc Việt Nam phải tính đến, làm sao vừa bảo vệ được mình mà không mắc bẫy của Trung Quốc vào chuyện nổ súng trước hoặc khiêu khích Trung Quốc, để Trung Quốc tạo cớ”.
Về nguyên nhân Trung Quốc trở nên hung hăng hơn trong giai đoạn hiện nay, ông Hoàng Việt, thành viên Ban Nghiên cứu luật Biển, thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nhận định với VOA rằng nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, có thể đã và đang gặp những thách thức chính trị nội bộ trong bối cảnh kinh tế năm qua sụt giảm vì thương chiến với Mỹ, nên ông Tập muốn hướng sự chú ý ra bên ngoài, đặc biệt nhắm đến Biển Đông.
Bên cạnh đó, vẫn theo thạc sĩ Hoàng Việt, tình hình quốc tế hiện cũng đang có thuận lợi cho Trung Quốc theo đuổi các mục đích của họ ở Biển Đông, khi các nước bận rộn đối phó với dịch Covid-19, trong đó, Hải quân Mỹ đang tạm thời suy giảm sức mạnh vì hai tàu sân bay có nhiều thủy thủ bị nhiễm bệnh, phải dừng hoạt động.
VOA
Reply
#8
Giải mã lý do Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa giữa thời dịch Covid-19

Quan tâm 4
18/04/2020    06:00 GMT+7
Triều Tiên liên tục tiến hành các vụ thử tên lửa đạn đạo trong thời gian vừa qua, trong lúc cả thế giới đang chật vật đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra (Covid-19).
Em gái Kim Jong Un được chọn vào vị trí quyền lực trong Bộ Chính trị
Kim Jong Un giám sát tập trận giữa lúc Triều Tiên dốc sức chống Covid-19
Ông Trump đề nghị giúp Kim Jong Un chống Covid-19
Vậy Triều Tiên đang nhắm đến điều gì?
Dư luận thế giới đã đặt ra nhiều giả thuyết và có ý kiến cho rằng, những khó khăn về kinh tế mà Triều Tiên đang đối mặt đã khiến nước này viện đến quân sự để thể hiện sức mạnh cả ở trong và ngoài nước.
[Image: chuyen-gia-giai-ma-ly-do-trieu-tien-lien...vid-19.jpg]
Một tên lửa được bắn đi ở Triều Tiên trong bức ảnh KCNA đăng tải ngày 22/3/2020.
Trong một bài viết đăng trên RT, Darius Shahtahmasebi, một chuyên gia phân tích chính trị và pháp luật ở New Zealand, nêu ra thực tế một loạt vụ thử vũ khí của Triều Tiên hồi tháng 3 đều hướng ra Biển Nhật Bản, nơi có hàng chục nghìn lính Mỹ đang đồn trú. Điều đó có thể là bởi Triều Tiên muốn phát đi một thông điệp trực tiếp tới giới chức ở Washington. 
Bên cạnh đó, Triều Tiên còn tiến hành thử máy phóng tối tân có thể bắn cùng lúc nhiều tên lửa. Trong vụ phóng ngày 20/3, các tên lửa dường như giống với các thành phần thuộc hệ thống tên lửa chiến thuật của Mỹ, có thể bay thấp và không dễ phát hiện khiến đối phương rất khó đánh chặn.
Đáng chú ý nhất, các vụ thử chứng tỏ trong khoảng thời gian tạm dừng thử nghiệm trước đó, Bình Nhưỡng vẫn không ngừng nỗ lực phát triển công nghệ tên lửa hiệu quả hơn.

Chuyên gia Shahtahmasebi nêu thêm một yếu tố nữa, đó là yêu cầu của chính quyền Kim Jong Un về dỡ bỏ cấm vận.
Bình Nhưỡng gọi Covid-19 là mối đe dọa đối với "sự sinh tồn của quốc gia". Triều Tiên vốn phụ thuộc lớn vào Trung Quốc về thương mại, nhưng biên giới hai bên đã phải đóng cửa để ngăn chặn virus corona chủng mới lây lan. Trong khi Mỹ đã trừng phạt Triều Tiên nhiều thập niên qua và tình trạng này không được cải thiện trong thời kỳ dịch bệnh.
Đầu tháng 4, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về quyền thực phẩm đã ra một tuyên bố kêu gọi dỡ bỏ cấm vận đối với một số nền kinh tế, trong đó có Triều Tiên, viện dẫn đây là vấn đề "cấp bách về nhân đạo và thực tiễn". Tuy nhiên, tình hình vẫn không có gì thay đổi.
Theo ông Shahtahmasebi, nếu đúng Tổng thống Donald Trump mới đây viết thư cho Chủ tịch Kim Jong Un đề nghị hợp tác trong cuộc khủng hoảng Covid-19 thì có lẽ Triều Tiên đã không có những hành động quân sự như thời gian qua.
Chuyên gia này cho rằng, vấn đề mà Bình Nhưỡng thực sự quan tâm là Mỹ ngừng những hoạt động quân sự đe dọa biên giới Triều Tiên và dỡ bỏ cấm vận. Ông nhận định, Triều TIên sẽ sẵn sàng đưa vũ khí hạt nhân lên bàn thương lượng như một tấm thẻ mặc cả để đạt được mục đích của mình


[url=https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/do-doc-my-noi-ve-hoat-dong-ten-lua-trieu-tien-thoi-dai-dich-covid-19-625113.html][/url]
Reply
#9


Reply
#10
Súng máy hạng nặng trên xuồng cao tốc Iran khiến tàu chiến Mỹ phải dè chừng
April 26, 2020
Lãnh đạo lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết sẽ huỷ diệt những tàu chiến Mỹ ở Vùng Vịnh nếu chúng đe doạ nước cộng hoà Hồi giáo, sau lời cảnh cáo của Tổng thống Donald Trump.
“Tôi ra lệnh cho hải quân huỷ diệt bất cứ lực lượng khủng bố Mỹ nào ở Vịnh Ba Tư, nếu họ đe doạ an ninh với các tàu quân sự và phi quân sự của Iran”, ông Salami tuyên bố.
[Image: sung-may-hang-nang-tren-xuong-cao-toc-ir...Hinh-3.jpg]Phát biểu của ông Salami được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh cho hải quân Mỹ bắn hạ các xuồng cao tốc của Iran nếu chúng “quấy rối” các tàu chiến của nước này.
[Image: sung-may-hang-nang-tren-xuong-cao-toc-ir...Hinh-4.gif]
Được biết xuồng cao tốc Iran trang bị pháo phản lực và [b]súng máy hạng nặng[/b] cỡ nòng 12,7mm đã nhiều lần quần vòng xung quanh các chiến hạm Mỹ.
[Image: sung-may-hang-nang-tren-xuong-cao-toc-ir...Hinh-5.jpg]Loại súng máy hạng nặng xuồng cao tốc Iran trang bị chính là DShK cỡ nòng 12,7mm do Liên Xô phát Đây là mẫu súng máy hạng nặng huyền thoại của Liên Xô trong thế chiến thứ hai và chúng được sử dụng cho tới tậnDShK là một kiểu đại liên dùng trong tác chiến mặt đất và tác chiến phòng không do Liên Xô chế tạo, súng được biên chế trong Hồng quân Liên Xô từ năm 1938 và trở thành vũ khí phòng không chủ đạo tầm thấp cho Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ DShK có trọng lượng 34 kg, nòng súng dài 107 cm và sử dụng cỡ đạn. Đây là khẩu súng máy được các chiến binh tại khu vực Trung Đông rất ưa thích vì hỏa lực mạnh và dễ sử dụng.Tốc độ bắn của súng đạt 600 viên/phút trong khi tầm bắn hiệu quả 1.800m, xa nhất của DShK đạt tới 4.500m.
Reply