Cập nhật và thông tin về Coronavirus
#16
Virus corona: Hơn 50 ngàn tử vong, Trump đổ lỗi cho TQ, còn trách nhiệm của ông?




Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Donald Trump
Nước Mỹ đã có hơn 50.000 tử vong vì Covid-19. Lỗi từ ai? Do TQ bưng bít thông tin gây nguy hại cho Mỹ và thế giới? Do yếu kém của chính phủ Mỹ? Do cả hai?
Đại dịch đến Mỹ trễ hơn nhiều nơi khác, nhưng đây đã nhanh chóng trở thành quốc gia với số người bị nhiễm cũng như tử vong cao nhất thế giới.
Phản ứng của chính phủ Mỹ thay đổi theo đà tăng của đại dịch. Trong khoảng hai tháng, Tổng thống Trump tỏ ra lạc quan và không cho đây là nguy cơ. Đột nhiên, khi dịch đã gia tăng đến mức không chối cãi được nữa, chính phủ vội vã phản ứng. Người ta khám phá là nước Mỹ khắp nơi bị thiếu thốn trầm trọng phương tiện để chống dịch, và số người chết tăng vọt.
Lỗi từ ai? Do TQ giấu giếm, bưng bít thông tin gây ra nguy hại cho Mỹ và thế giới? Do yếu kém của chính phủ Mỹ? Do cả hai?
Đây là những câu hỏi chúng ta cần đặt ra nhất là khi con số tử vong đã lên đến mức này, và sẽ còn tăng nhiều nữa. Quy trách nhiệm không thay đổi được quá khứ, nhưng hiểu nguyên do sẽ giúp chúng ta tìm ra phương cách đối phó hữu hiệu hơn.
Đại dịch đã tiến triển như thế nào, và các chính phủ đã có phản ứng gì? Chúng tôi xin liệt kê lại diễn biến chính, bắt đầu từ tháng 12 năm 2019.
Tháng 12, 2019
Theo chính phủ TQ, người đầu tiên bị nhiễm vi-rút này từ một ngôi chợ hải sản tại Vũ Hán vào đầu tháng. Sang tuần thứ hai, các bác sĩ địa phương nghi ngờ rằng căn bệnh này truyền từ người này sang người khác, chứ không chỉ từ động vật đến người. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, vì truyền nhiễm từ người sang người có nghĩa là bệnh có khả năng lây lan lớn.
Ngày Giáng sinh, một số nhân viên y tế TQ bị nhiễm dịch. Bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) lên tiếng cảnh báo về một bệnh dịch mới tương tự như dịch SARS. Tuy nhiên, Ủy Ban Y Tế Thành Phố Vũ Hán tuyên bố rằng không có nhân viên y tế nào bị nhiễm, và phủ nhận rằng bệnh này có thể truyền từ người sang người.
TQ chính thức thông báo cho WHO về bệnh dịch này 3 tuần sau khi các bác sĩ phát hiện các ca bệnh ngày cuối năm. Có đến mười mấy chuyên gia Mỹ, nhiều người là nhân viên của Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC), làm việc tại trụ sở của WHO tại Geneva, đã chuyển thông tin về bệnh dịch này đến chính phủ Mỹ ở Washington DC. Một số quan chức cao cấp của chính phủ Mỹ trao đổi thường xuyên về dịch với cấp lãnh đạo của WHO.
Vào thời điểm đó, không mấy ai bên ngoài TQ để ý nhiều đến bệnh dịch mới. Nhưng cũng không thể nói là chính phủ Trump đã không có thông tin từ TQ chuyển qua WHO.
Bản quyền hình ảnh Li Wenliang Image caption BS Lý Văn Lượng nhiễm virus khi làm việc tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán
Tháng Giêng, 2020
Bác sĩ Lý Văn Lượng bị công an Vũ Hán buộc phải ký vào tờ khai là ông đã phạm luật và đã loan tin sai trái. Ông phải nhập viện vào ngày 12 và có triệu chứng bệnh nặng. Thử nghiệm đầu tháng hai cho biết ông bị dương tính và qua đời gần một tuần sau đó.
Ủy Ban Sức Khỏe Quốc Gia TQ ra lệnh cho các cơ quan không được loan truyền thông tin về bệnh dịch.
Ngày 6, báo New York Times tường thuật có 59 người tại Vũ Hán bị một bệnh tựa như viêm phổi. Ngày 7, giới thẩm quyền TQ cho biết đã tìm ra một loại coronavirus mới, đặt tên là nCoV. Ngày 11 có ca tử vong đầu tiên do dịch tại TQ.
Ngày 13, một phụ nữ sống tại Thái Lan từng thăm viếng Vũ Hán là người đầu tiên bên ngoài TQ bị nhiễm dịch. WHO tuyên bố rằng theo thông tin từ chính phủ TQ, chưa thấy bằng chứng dịch có thể lây lan từ người sang người.
Ngày 19, Ủy Ban Sức Khỏe Quốc Gia của TQ tuyên bố là bệnh dịch vẫn có thể tránh và kiểm soát được. Hôm sau, người đứng đầu ủy ban này xác định đã có hai ca bị lây lan từ người.
Ngày 21, ca nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện tại Hoa Kỳ. Trump tuyên bố: "chúng tôi đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình." Ông trấn an lần nữa vài ngày sau: "mọi chuyện sẽ êm đẹp thôi."
Ngày 22, một phái đoàn của WHO thanh tra Vũ Hán và kết luận là dịch này đang lây lan từ người sang người. Hôm sau, chính phủ TQ ra lệnh cô lập thành phố Vũ Hán.
Ngày 27, Trump lại phát biểu: "chúng tôi đang trao đổi rất mật thiết với TQ về bệnh dịch. Rất ít ca ở Mỹ, nhưng chúng tôi đang theo dõi sát. Chúng tôi đã đề nghị với Tổng thống Tập để Mỹ giúp đỡ. Chuyên viên của chúng tôi rất tuyệt vời."
Ngày 30, WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp bệnh dịch toàn cầu.
Ngày 31, Trump ra lệnh cấm nhập cảnh từ TQ, trừ công dân Mỹ, có hiệu lực 3 ngày sau đó. Trump cho rằng lệnh này rất hữu hiệu để chặn dịch lây lan sang Mỹ, như rằng Covid-19 kiểm tra hộ chiếu hành khách để quyết định ai bị nhiễm.
Có hơn 40 ngàn người từ TQ vào Mỹ sau lệnh cấm nhập cảnh. Không ai biết được bao nhiêu trong số những người đó nhiễm bệnh, vì Mỹ đã không thử nghiệm những người đó.
Tháng Hai, 2020

Dịch bộc phát tại Hàn Quốc và một tuần sau nữa, tại Iran và Ý. Trump tiếp tục lạc quan khi phát biểu vào ngày 23: "trước chúng ta chỉ có 12 ca. Bây giờ khá hơn nhiều." Hôm sau lại tuýt: "Thật sự đã kiểm soát Coronavirus tại Hoa Kỳ."
Tuýt ngày 26: "Bọn tin giả (các cơ quan truyền thông) đang cố hết sức cho thấy caronavirus (đánh vần sai) thật tệ hại, kể cả làm cho thị trường chứng khoán hoảng loạn. Bọn Dân Chủ cũng vậy, chỉ biết nói, không biết làm. Tình trạng Hoa Kỳ cực tốt!"
Ngày 27, Trump đổ lỗi cho người di dân và gợi ý cần đóng cửa biên giới. Ngày 29, Mỹ có ca tử vong đầu tiên (khám nghiệm tử thi gần đây cho biết khác: người Mỹ đầu tiên chết tại quận hạt Santa Clara trước đó hơn 3 tuần).
Tháng Ba, 2020
Dịch bắt đầu bùng lên tại Tây Ban Nha, trong khi chính phủ Ý phong tỏa toàn quốc. Ngày 11, WHO công bố đại dịch toàn cầu và Trump ra lệnh cấm du khách từ 26 quốc gia Âu châu.
Tiểu bang Washington trở thành tâm điểm đầu tiên của đại dịch tại Mỹ. New York và California theo sau với số người nhiễm bệnh gia tăng nhanh chóng. Cấp lãnh đạo tại Washington và New York đưa ra những biện pháp hạn chế tụ tập, nhưng không đủ để ngăn ngừa lây lan.
California hành động sớm và quyết liệt nhất. Khi mới có vài ca tử vong, các quận hạt quanh San Jose đã ra lệnh cấm túc vào ngày 16. Ba ngày sau, Thống đốc Newsom cấm túc toàn tiểu bang.
Đại dịch rõ ràng hoành hành tại nước Mỹ, nhưng Trump tiếp tục tự khen là mình ăn khách: "chúng tôi được nhiều người xem nhất trên tivi vì cách chúng tôi đối phó với nạn dịch."
Trump ví Covid-19 với cúm thông thường. Các chuyên gia đều quan niệm ngược lại, tức là Covid-19 lây lan rất nhanh với khả năng gây tử vong cao; do đó nguy hiểm hơn cúm nhiều lần.
Trump nói Mỹ không thiếu phương tiện, và ai muốn cũng có thể được xét nghiệm. Nhưng tại các tuyến đầu, thực tế là Mỹ chỉ có khả năng xét nghiệm một số rất nhỏ trong những người tình nghi bị nhiễm. Nhiều dụng cụ xét nghiệm Chính phủ Liên bang cung cấp bị hư hỏng, không dùng được.
Ngày 16, Trump đổi giọng: "chúng ta gặp nguy cơ mà một tháng trước chẳng ai nghĩ đến." Từ cuối tháng Giêng, Peter Navarro, cố vấn tổng thống về ngoại thương, đã cảnh báo Trump là dịch Covid-19 từ TQ có khả năng tàn phá Hoa Kỳ. Trump khoe: "hồi nào tới giờ tôi vẫn biết đây là một đại dịch," tuy trước đó từng nói ngược lại nhiều lần…

Bản quyền hình ảnh EPA Image caption Thống Đốc Andrew Cuomo bày tỏ sự quan tâm với ý tưởng phong tỏa New York
Tháng Tư, năm 2020
Mỹ vượt qua tất cả các nước kể cả TQ về số người bị nhiễm và chết vì Covid-19. Trump đổ lỗi cho WHO (Tổ Chức Y Tế Thế Giới) đã cả tin TQ. Nên hiểu rằng WHO không có thẩm quyền để buộc bất cứ quốc gia nào phải cung cấp thông tin. Trump cắt hết tiền tài trợ của Mỹ cho WHO, tuy đây là lúc họ cần ngân khoản nhất để đối phó với đại dịch toàn cầu.
Bị báo chí và dư luận chỉ trích, Trump quy trách nhiệm cho bất cứ ai trừ mình, từ đảng Dân Chủ, Tổng thống Obama, giới truyền thông, thống đốc các tiểu bang, cho đến TQ. TQ là con ngáo ộp lý tưởng nhất. Chính sách bài Hoa và người da màu vẫn thuận tiện để tác động đến tinh thần kỳ thị vẫn âm ỉ trong xã hội.
'Cuộc chiến' giữa các tiểu bang và liên bang bắt đầu.
Bảy tiểu bang miền Đông thỏa thuận phối hợp cùng nhau cưỡng lệnh liên bang về thời điểm mở cửa. Tại miền Tây, 3 tiểu bang khác cũng hành động tương tự. Trump xúi các tiểu bang khác mở cửa trở lại, nhưng chỉ trích Thống đốc Kemp khi ông tuyên bố Georgia đi theo hướng này.
Các nhóm cực hữu, có người trang bị súng ống, biểu tình đòi hủy lệnh cấm túc. Đối diện họ là nhân viên y tế, khẩn khoản kêu gọi họ trở về nhà để bảo vệ tính mạng của tất cả.
Trump không kết án các nhóm biểu tình, thậm chí còn khuyến khích họ hãy "giải phóng" tiểu bang của mình khỏi đảng Dân Chủ. Hình ảnh của những cuộc biểu tình cho thấy nước Mỹ dường như đang có nội chiến: một phe tin vào thông tin từ chuyên gia để bảo vệ an nguy cộng đồng; phe kia chỉ nghe lời lãnh đạo và lấy tin từ đài Fox News.
Các vụ kỳ thị người Châu Á mỗi ngày một tăng từ khi Trump gọi Covid-19 là "Dịch TQ." Người Châu Á bị chửi rủi, đánh đập; các doanh nghiệp bị phá hoại. Nhiều người Mỹ ghê tởm dân gốc Châu Á, coi họ như những ổ dịch biết đi.
Bản quyền hình ảnh Sandy Huffaker/Getty Images
Tương lai…
Vẫn còn mờ mịt. Bao giờ mở cửa lại là đề tài tranh cãi: ưu tiên của các tiểu bang "đỏ" là khôi phục kinh tế ngay cả nếu số người chết gia tăng. Những tiểu bang đã bị dịch nặng đưa ra thông cáo thận trọng hơn. Người dân mất việc, mất nhà thê thảm, và nhu cầu xã hội như bữa ăn miễn phí cho trẻ em nghèo tăng vọt lên.
Người ta kêu gọi nhau sản xuất và cống hiến thiết bị cho nhân viên y tế, và cung cấp bữa ăn cho họ và những ai có nhu cầu. Nhưng một số bất chấp lệnh cấm và an nguy của toàn xã hội. Trong thiên tai, nét đẹp và xấu của một xã hội lộ ra rất rõ.
Nhìn lại những gì đã và đang xảy ra trong mấy tháng qua, câu trả lời cho tựa của bài đã rõ.
Có phải lỗi của TQ không, đối với cư dân Mỹ là một câu hỏi thừa thãi. Việc TQ thiếu minh bạch với thông tin của họ là điểu khả tín, nhưng họ không có trách nhiệm bảo vệ chúng ta.
Trách nhiệm đó là của giới lãnh đạo nước Mỹ. Trump, người lãnh đạo tối cao, rõ ràng đã thất bại trầm trọng: thay vì chuẩn bị khi được cảnh báo thì khinh thường; thay vì ủng hộ các chuyên gia thì tung tin sai lạc; thay vì nắm lấy trách nhiệm thì đẩy cho người khác; thay vì nhận lỗi thì đổ lỗi; thay vì huy động toàn dân đoàn kết trước nguy cơ thì chửi rủa; thay vì gây niềm tin cho dân thì phát biểu tiền hậu bất nhất.
Vài trò quan trọng nhất của một tổng thống là bảo vệ an ninh cho quốc gia và dân chúng. Nếu không làm được việc đó, giữ chức lãnh đạo để làm gì?
Lỗi tại ai, chắc ai cũng có thể trả lời.
Bài thể hiện quan điểm riêng của Thắng Đỗ, một kiến trúc sư sống ở San Jose, California, và là thành viên hội đồng quản trị của hội PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Ti
Reply
#17
Binh TQ, qua TQ ở đi, và nhớ đừng nhận tiên cứu trợ.
Reply
#18
Covid-19 : Mỹ có gần 1 triệu ca nhiễm bệnh, New York sẽ giảm phong tỏa từ 15/05
April 27, 2020


[url=https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/04/t%E1%BA%A3i-xu%E1%BB%91ng-50.jpg][/url]Vào lúc toàn thế giới chuẩn bị vượt mốc 3 triệu ca nhiễm virus corona chủng mới vào hôm nay, 27/04/2020, Hoa Kỳ tiếp tục nắm giữ kỷ lục đáng buồn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, xét về cả số ca nhiễm và tử vong. Mỹ chuẩn bị vượt ngưỡng 1 triệu người bị lây nhiễm.
Theo thống kê của Đại học Mỹ Johns Hopkins công bố tối hôm qua 26/04, nước Mỹ đã ghi nhận thêm 1.330 trường hợp tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ, nâng số người chết lên thành tổng cộng 54.841 người. Số ca nhiễm được xác nhận cũng tăng hơn 27.000, lên thành tổng cộng 964.937 ca, không xa ngưỡng 1 triệu người.
[b]New York giảm phong tỏa từ 15/05[/b]
Tại Mỹ, bang New York tiếp tục là tâm dịch chủ yếu, với số tử vong đã lên đến 17.280 ca vào hôm qua, cho dù số người chết hàng ngày đã giảm xuống dưới mức 400 ca. Trong bối cảnh đó, thống đốc bang New York, Andrew Cuomo, hôm qua cho biết là một số hoạt động sản xuất và xây dựng có thể được khởi động trở lại trong bang sau ngày 15 tháng 5.
Ngày 15 tháng 5 chính là thời hạn kéo dài lệnh phong tỏa mà thống đốc New York từng quy định. Thế nhưng, ông Cuomo nói rõ rằng các biện pháp giảm nhẹ phong tỏa sẽ khởi sự ở miền bắc của tiểu bang, chứ chưa phải ở ngay khu vực thành phố New York, vốn nằm ở phia nam.
[b]Donald Trump hủy bỏ họp báo hàng ngày[/b]
Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, chính trường Mỹ phải chăng sắp có một “điểm mới”: tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không họp báo hàng ngày về đại dịch nữa ? Trong một tin nhắn Twitter gởi đi hôm 26/04/2020, tổng thống Mỹ cho rằng các buổi họp báo Nhà Trắng là “vô ích” trong bối cảnh giới truyền thông không hỏi gì khác ngoài các câu hỏi “đầy ác ý” và từ chối chấp nhận sự thật cũng như số liệu thực tế.
Tổng thống Mỹ đưa ra phản ứng trên sau cuộc họp báo ngày 23/04 trong đó ông đã khiến mọi người sững sờ khi nói rằng các bác sĩ có thể chữa trị bệnh nhân nhiễm virus corona bằng cách chiếu tia cực tím hoặc tiêm “thuốc khử trùng” vào người họ. Phát biểu của ông Trump đã khiến mọi giới – kể cả giới sản xuất thuốc sát trùng – phải đồng loạt lên tiếng cảnh báo người dân là không nên nghe theo ông. Bản thân tổng thống Trump sau đó đã cải chính rằng ông chỉ muốn tỏ ý châm biếm mà thôi.
Reply
#19
[Image: khoa-hoc-gia-trung-quoc-du-doan-khong-lo...-covid.jpg] Cư dân Bắc Kinh, Trung Quốc đeo khẩu trang đi tàu điện ngầm vào Thứ Tư, 29 Tháng Tư. (Hình: Lintao Zhang/Getty Images)
AddThis Sharing Buttons
Share to Facebook

Share to TwitterShare to EmailShare to Print
BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Các khoa học gia Trung Quốc nói họ tin rằng sẽ không diệt được virus corona gây bệnh COVID-19, và dự đoán căn bệnh có thể sẽ xảy ra theo mùa như cảm cúm, theo Bloomberg News.
Trong buổi họp báo tại Bắc Kinh hôm Thứ Hai, 27 Tháng Tư, một nhóm nhà nghiên cứu y khoa và virus Trung Quốc cho rằng COVID-19 sẽ không biến mất như SARS vì bệnh nhân đôi khi không có triệu chứng, do đó, người ta có thể làm lây lan virus dù không có triệu chứng như sốt, ho.
Nhóm nhà nghiên cứu cho hay giới chức y tế Trung Quốc mỗi ngày vẫn đang xác nhận hàng chục ca COVID-19 không triệu chứng.


“Bệnh này rất có thể trở thành dịch bệnh cùng tồn tại với con người trong thời gian dài, xảy ra theo mùa và nằm bên trong cơ thể con người,” ông Jin Qi, giám đốc Viện Sinh Học Mầm Bệnh, thuộc Viện Hàn Lâm Y Khoa Trung Quốc, cho hay.
Thời gian qua, giới chức y tế cũng như lãnh đạo khắp thế giới cũng dự đoán sẽ không thể loại bỏ được hoàn toàn COVID-19, bất chấp lệnh phong tỏa, ở nhà, cũng như một loạt biện pháp khác.
Hôm Thứ Hai, các khoa học gia Trung Quốc nói họ không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy căn bệnh sẽ bớt lây lan trong mùa Hè khi nhiệt độ ở Bắc bán cầu tăng lên.
“Virus này rất nhạy cảm với thời tiết nóng, nhưng đó là khi nó gặp phải nhiệt độ 56 độ C (132.8 độ F) suốt 30 phút, mà thời tiết thì sẽ không bao giờ nóng đến mức đó,” theo lời ông Wang Guiqiang, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Peking University First Hospital. “Cho nên, trên toàn cầu, thậm chí vào mùa Hè, vẫn có rất ít cơ hội số ca nhiễm giảm mạnh.”
Tuần trước, ông William Bryan, thứ trưởng đặc trách khoa học công nghệ tại Bộ Nội An Hoa Kỳ, cho hay virus corona yếu đi rất nhanh khi gặp độ ẩm và nhiệt độ cao hơn. Tuy nhiên, ông cảnh báo: “Cho rằng mùa Hè sẽ diệt sạch virus là vô trách nhiệm.”
Trong tháng này, Bác Sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Quốc Gia Bệnh Truyền Nhiễm và Dị Ứng, thừa nhận COVID-19 sẽ trở thành mối đe dọa mà tới mùa lại lên, vì căn bệnh này sẽ không thể bị kiềm chế khắp thế giới trong năm nay. (Th.Long) (đ.d.)
Reply
#20
Các tiểu bang Mỹ mở cửa trở lại bất chấp cảnh báo về sức khoẻ
April 27, 2020

[/url]


[url=https://pinterest.com/pin/create/button/?url=https://www.datviet.com/cac-tieu-bang-my-mo-cua-tro-lai-bat-chap-canh-bao-ve-suc-khoe-2/&media=https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/04/058A97F2-9857-46BE-A971-1543EF03C2BB_cx3_cy0_cw81_w1023_r1_s1.jpg&description=C%C3%A1c+ti%E1%BB%83u+bang+M%E1%BB%B9+m%E1%BB%9F+c%E1%BB%ADa+tr%E1%BB%9F+l%E1%BA%A1i+b%E1%BA%A5t+ch%E1%BA%A5p+c%E1%BA%A3nh+b%C3%A1o+v%E1%BB%81+s%E1%BB%A9c+kho%E1%BA%BB]
[Image: 058A97F2-9857-46BE-A971-1543EF03C2BB_cx3..._r1_s1.jpg]
[Image: system12.jpg]
Một quang cảnh giao thông buổi sáng trên FDR Drive ở thành phố New York. Nhiều tiểu bang của mỹ đã và đang ở cửa trở lại nền kinh tế của họ dù có những cảnh báo an toàn sức khoẻ giữa đại dịch COVID-19
Các tiểu bang của Mỹ – từ Minnesota đến Mississippi – trong tuần này đã chuẩn bị theo gót các tiểu bang khác trong việc giảm bớt các hạn chế về đại dịch virus corona để tìm cách hồi phục nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, mặc dù một số chủ doanh nghiệp còn đang lưỡng lự trước các cảnh báo về sức khỏe.
Colorado, Montana và Tennessee cũng đã sẵn sàng để cho phép một số doanh nghiệp được coi là không thiết yếu mở cửa trở lại sau khi phải đóng cửa trong nhiều tuần, ngay cả khi các chuyên gia y tế ủng hộ việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh trên diện rộng hơn để đảm bảo an toàn.
Georgia, Oklahoma, Alaska và South Carolina trước đó đã khởi động lại nền kinh tế của họ sau nhiều tuần bị bắt buộc ‘bế quan toả cảng’ khiến hàng triệu công nhân Mỹ mất việc.
Số ca nhiễm virus corona được xác định cho đến nay tiếp tục tăng hôm 27/4, khiến Mỹ dẫn đầu thế giới với 970.000 ca dương tính và số người thiệt mạng vì căn bệnh hô hấp lây nhiễm cao do chủng virus mới gây ra, COVID-19, đã vượt qua con số 54.800.
Các quan chức y tế công cộng cảnh báo rằng việc tăng cường tương tác giữa người với người và hoạt động kinh tế có thể gây ra một làn sóng lây nhiễm mới trong khi các biện pháp giãn cách xã hội dường như đang kiểm soát sự bùng phát của virus corona.
Thống đốc bang New Jersey, Phil Murphy, cho biết trong một đăng tải trên Twitter vào cuối ngày 26/4 rằng ông sẽ công bố lộ trình cho việc “mở cửa lại (nền kinh tế) một cách có trách nhiệm” của tiểu bang này tại một cuộc họp báo lúc 12 giờ trưa (1600 GMT) ngày 27/4.
Mặc dù các lệnh ở trong nhà chưa từng có tiền lệ trước đây đã khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào nguy hiểm, nhiều chủ sở hữu đã bày tỏ sự mơ hồ về việc hoạt động trở lại mà không có nhiều biện pháp bảo vệ hơn.
Việc đóng cửa kinh doanh đã dẫn đến việc 26,5 triệu người Mỹ phải nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, một con số kỷ lục, kể từ giữa tháng 3 và Nhà Trắng đã dự báo một bước nhảy vọt gây sửng sốt về tỷ lệ thất nghiệp hàng tháng trên toàn quốc.
Cố vấn kinh tế của Tổng thống Donald Trump, Kevin Hassett, nói với các phóng viên hôm 26/4 rằng tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ đạt 16% hoặc hơn thế trong tháng 4, và rằng “vài tháng tới sẽ có thể khủng khiếp.”
Reply
#21
Gần một triệu người Mỹ bị nhiễm virus corona, theo số liệu do trường đại học John Hopkins công bố ngày 27/04/2020. Trong vòng 24 giờ, có thêm 1.303 ca tử vong, trên toàn quốc có hơn 56.000 người chết vì Covid-19. 
Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và mức độ ảnh hưởng tới các bang cũng khác nhau. Do vậy, một số bang vẫn tiếp tục duy trì phong tỏa, trong khi một số nơi khác bắt đầu áp dụng các biện pháp giảm nhẹ.

Từ Washington, thông tín viên đài RFI Anne Corpet cho biết chi tiết :
« Theo Đại học Harvard, chỉ có 19 bang có đủ khả năng tầm soát, phát hiện người nhiễm bệnh để có thể dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa : Alaska và Oklahoma cho phép các cửa hàng mở cửa trở lại từ hôm thứ Sáu nằm trong số những bang nói trên, nhưng bang Georgia dù không đủ điều kiện vẫn nới lỏng các biện pháp phong tỏa và cho phép nhà hàng, rạp hát mở cửa trở lại từ hôm qua thứ Hai.

Vì lo lắng, một số dân biểu địa phương, chẳng hạn thị trưởng Atlanta, đã đề nghị dân chúng không nghe theo các quyết định của thống đốc bang và tiếp tục ở trong nhà. Minnesota, Kentucky, Colorado, Mississipi là những bang vùng nông thôn đã dỡ bỏ một số biện pháp phong tỏa. Một số bang khác thì vẫn giữ nguyên lệnh phong tỏa để phòng ngừa, chẳng hạn California, Illinois hay New York, tâm dịch bệnh tại Mỹ. Thống đốc bang New York thông báo lệnh phong tỏa sẽ kéo dài ít nhất là đến ngày 15/05. Biện pháp này được 87% dân chúng ủng hộ.

Theo Đại học Harvard, để có thể tái khởi động các hoạt động của đất nước mà không làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh, có lẽ nước Mỹ cần có khả năng thực hiện ít nhất 5 triệu xét nghiệm mỗi ngày. Nhưng còn lâu Hoa Kỳ mới đạt đến khả năng xét nghiệm nói trên : Hiện giờ mới có 150.000 người được xét nghiệm mỗi ngày ».
Trong khi đó, tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 27/04/2020 trấn an dân chúng là có đủ số bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona để có thể đưa đất nước ra khỏi tình trạng bị phong tỏa. Chủ nhân Nhà Trắng cũng khẳng định nước Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng khả năng xét nghiệm Covid-19.
Cùng ngày, Donald Trump nói tới khả năng yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho Mỹ nhiều tỷ đô la để khắc phục thiệt hại do virus corona chủng mới có xuất xứ từ Vũ Hán gây ra. Trả lời phỏng vấn của một nữ nhà báo của tạp chí Đức Bild, chủ nhân Nhà Trắng nói, Washington chưa xác định số tiền cụ thể nhưng dự báo số tiền đó sẽ là « rất nhiều ». Nguyên thủ Mỹ cũng nhấn mạnh có rất nhiều cách để buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc để lây lan dịch bệnh ra toàn thế giới và Mỹ đang tiến hành một cuộc điều tra nghiêm túc.
Tuy nhiên, việc Trump dọa trừng phạt Trung Quốc không khiến công chúng quên đi trách nhiệm của chính ông : Hồi tháng Giêng – Hai, tổng thống Mỹ đã nhiều lần được cơ quan tình báo cảnh báo về dịch bệnh nhưng ông đã thiếu hành động, thậm chí còn phủ nhận cuộc khủng hoảng y tế. Đây là chủ đề một cuộc điều tra mà báo Mỹ Washington Post công bố hôm qua.
Theo RFI
Reply
#22
“Chị muốn có một bé trai và một bé gái. Chị rất muốn sinh đôi, nhưng cũng phải tìm một anh nào đó phù hợp phong thủy để cho ra cặp đôi đó."

[Image: ngoc-trinh.jpg]
Reply
#23
Công chúng không nên nghe theo những người không có chuyên môn y khoa trong vấn đề phòng và trị bệnh COVID-19, một vị bác sĩ từ Florida nói với VOA sau khi Tổng thống Donald Trump ngỏ ý rằng nên tìm cách đưa chất tẩy trùng vào cơ thể như là một cách để chữa bệnh.
Ông Trump nói tại cuộc họp báo hàng ngày hôm 23/4 là các nhà khoa học nên tìm hiểu xem liệu việc đưa ánh sáng hay chất tẩy trùng vào cơ thể nạn nhân có thể giúp họ khỏi bệnh hay không sau khi nghiên cứu của chính phủ Mỹ cho thấy chất tẩy rửa có thể giết chết virus này trong nước bọt và dung dịch hô hấp chỉ trong vòng 5 phút.

Tuy nhiên, gợi ý của Tổng thống Trump đã gặp phải sự chỉ trích nặng nề từ giới chuyên môn và các y bác sĩ. Họ cho rằng ý tưởng này là ‘vô trách nhiệm và nguy hiểm’ vì những chất tẩy rửa là chất độc mà nếu đưa vào trong cơ thể ‘sẽ dẫn đến tử vong’.

Sau đó, Tổng thống Trump đã nói rằng ông nói như thế ‘với hàm ý mỉa mai’.
[b]‘Tiêm vào là chết’[/b]
Bác sĩ Đỗ Văn Hội, một bác sĩ đa khoa thâm niên đang hành nghề tại bang Florida, nơi ghi nhận nhiều ca nhiễm và tử vong vì COVID, nói với VOA rằng gợi ý của Tổng thống Trump không có giá trị về mặt chuyên môn và kêu gọi mọi người đừng làm theo.
“Thuốc sát trùng là không được uống vào, chúng ta chỉ hít thôi là có thể gây hại rồi,” ông nói.
“Tiêm chất sát trùng vào máu là chỉ có chết thôi.”
Ông kêu gọi công chúng ‘chỉ nghe theo lời khuyên của bác sĩ đúng chuyên ngành’.
“Giới bình thường cho dù có là gì đi nữa thì suy nghĩ không đầy đủ như giới chuyên môn,” ông giải thích. “Tổng thống dù sao cũng là người thường thôi.”

Tuy nhiên, bác sĩ Hội cho rằng khuyến nghị của ông Trump có thể dựa trên nguyên lý rằng nếu trong cơ thể có chất độc như virus corona thì ‘phải bằng cách nào đó tẩy độc – cũng có thể bằng cách chích thuốc hay thay máu’.
Nhưng theo vị bác sĩ này thì tẩy độc bằng gì, bằng cách nào thì ‘chỉ có giới chuyên môn mới biết’.
Cũng trong buổi họp báo ở Nhà Trắng hôm 23/4, một quan chức trong đội đặc nhiệm chống dịch của Nhà Trắng cũng công bố kết quả nghiên cứu cho thấy virus corona có thể bị suy yếu nhanh chóng nếu tiếp xúc với nhiệt hay ánh nắng mặt trời.

Về vấn đề này, bác sĩ Hội nói các loại virus cúm trước đây ‘đã được chứng minh chỉ phát tán được trong mùa lạnh’ và ‘virus corona cũng vậy’.
“Họ thấy là ánh nắng có tác dụng làm suy yếu virus nhưng chưa phải chắc chắn 100%,” ông nói và chưa biết hiện vẫn ‘chưa có khuyến nghị chính thức’.
[b]Cách điều trị ‘chỉ đang thử nghiệm’[/b]
Trước đó, Tổng thống Trump thường ca ngợi một loại thuốc dùng để trị sốt rét là hydroxycloroquine là ‘có thể là cách điều trị khả dĩ cho bệnh COVID-19’ nhưng gần đây ông không còn nhắc về loại thuốc này nữa.
Một nghiên cứu mới đây trên các bệnh nhân COVID trong một bệnh viện dành cho các cựu chiến binh của chính phủ Mỹ cho thấy những người được chữa bằng hydroxycloroquine tử vong nhiều hơn những người được chữa trị theo cách thông thường, BBC đưa tin.

Bác sĩ Hội cho biết các thuốc ký ninh (quinine) trị sốt rét đã ‘cho kết quả khả quan’ khi được thử nghiệm chữa trị cho các bệnh nhân COVID-19 ở cả Pháp và Trung Quốc nhưng kết quả này ‘chưa nói được điều gì’.
Ông giải thích sự quan tâm của ông Trump đối với thuốc trị sốt rét là vì ‘tâm lý trong dịch bệnh, ai cũng nóng ruột trước thiệt hại do virus gây ra nên muốn chóng tìm ra thuốc’.
“Nhưng khoa học không thể nào nhanh như thế.”
“Bên Pháp các bác sĩ đã chữa thành công cho 30 ca và nói rằng thuốc đó có tác dụng,” ông giải thích. “Người thường nghe có vẻ rất ấn tượng nhưng các nhà khoa học thì cho rằng bao nhiêu đó là chưa đủ.”
Theo bác sĩ Hội, có nghiên cứu cho thấy virus corona không thích hợp với môi trường mang tính kiềm nên ‘có một hướng mà các nhà khoa học đang nghiên cứu là đưa vào cơ thể môi trường kiềm có thể làm cho virus không phát triển được’, chẳng hạn như thuốc trị sốt rét có thể được dùng để ‘làm cho tế bào kiềm hóa đi’.

Tuy nhiên, vấn đề này cần phải được chứng minh thêm về khoa học, ông nói.
“Ký ninh có thể giúp chữa cho một số trường hợp nhưng về lâu dài có thể có tác dụng phụ,” bác sĩ Hội cho biết và nói thêm rằng mặc dù thuốc có thể có tác dụng cho vài chục ca nhưng ‘cả ngàn ca thì chưa biết như thế nào’.
“Khoa học yêu cầu phải chứng minh được là có hiệu quả và không có hại và phải thực nghiệm đúng khoa học.”
Đó là lý do mà Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) rất cẩn trọng trong việc khuyến cáo dùng thuốc trị sốt rét để chữa trị COVID-19.
Tuy nhiên, trong tình hình khẩn cấp của dịch bệnh ngày càng lan rộng và giết chết càng nhiều người, bác sĩ Hội nói bất cứ kết quả thử nghiệm khả quan nào cũng đáng quý và do đó Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã cho phép sử dụng thuốc sốt rét trong điều trị COVID-19 nhưng đó chỉ là ‘thử nghiệm lâm sàng’ mà thôi chứ chưa có kết luận cuối cùng.

“Phải mất một thời gian mới biết được,” ông nói. “Ngay cả bác sĩ chúng tôi cũng không được phép kê toa thuốc này cho bệnh nhân COVID-19, nếu không là bị tước bằng hành nghề ngay.”
Đối với một phương cách điều trị khả dĩ khác là dùng huyết tương của bệnh nhân đã khỏi bệnh, bác sĩ Hội cho biết: “Về lý thuyết khi một người đã khỏi bệnh thì bên trong cơ thể họ có kháng thể có khả năng chống lại con siêu vi đó.”
Ông nói hiện giờ cũng có nước đã thử nghiệm sử dụng huyết tương để chữa trị nhưng ‘kết quả chưa biết được’.
“Không phải tất cả các bệnh truyền nhiễm đều có thể dùng huyết tương được,” ông lưu ý. “Có trường hợp bệnh nhân đã khỏi bệnh rồi sau một thời gian lại dương tính trở lại. Điều đó chứng tỏ sức đề kháng của họ đã mất đi.”
[b]Biện pháp dân gian[/b]
Về những cách làm mà mọi người kháo nhau trên mạng xã hội như là ‘súc miệng bằng nước muối’, ‘uống nước gừng’, ‘uống nước chanh’…, vị bác sĩ này nói khoa học vẫn chưa chứng minh là chúng có hiệu quả đối với COVID-19.
Tuy nhiên, ông cho rằng những cách làm này ‘không có hại gì cả’ nên ‘nếu có dùng thì cũng tốt cho sức khỏe thôi’.
Một biện pháp nữa bác sĩ Hội cũng khuyến khích là nhà cửa nên mở cửa cho thoáng khí và ‘không nên để tù túng quá’.
“Không khí càng thông thoáng càng tốt. Không khí có trao đổi mới giúp chúng ta bớt bị lây nhiễm,” ông giải thích.
“Vaccine về lâu dài chắc chắn sẽ có. Nhưng nếu theo đúng phương pháp khoa học thì mất không dưới một năm có nhiều khi phải vài năm,” ông nói và cho biết hiện giờ có nhiều nước trên thế giới đang chạy đua thử nghiệm vaccine.
Ông nói rằng quá trình tìm kiếm vaccine ‘không thể rút gọn quá nhiều được’. “Phải có được 5-10 ngàn người tình nguyện. Phải kéo dài trong vòng 6 tháng, 1 năm sau khi tiêm vaccine để xem họ có mắc bệnh hay không, có thực sự sinh ra kháng thể hay không, có biến chứng gì không.”
Hiện giờ khi chưa có thuốc chủng ngừa cũng như thuốc điều trị virus corona chủng mới, bác sĩ Hội cho rằng cách tốt nhất là ‘tránh dịch’, tức là đừng để bị mắc bệnh.
“Khuyến cáo về giãn cách xã hội là phải tuân theo,” ông nhấn mạnh.
Theo VOA
Reply
#24
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang phá đám các cơ quan tình báo của chính mình bằng cách tuyên bố ông đã thấy bằng chứng virus corona có nguồn gốc trong một phòng thí nghiệm Trung Quốc.
Trước đó, văn phòng của giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Hoa Kỳ cho biết họ vẫn đang điều tra nguồn gốc của virus.
Nhưng văn phòng này cho biết họ đã xác định Covid-19 “không phải là do nhân tạo hay biến đổi gen”.
Trung Quốc đã bác bỏ giả thuyết virus xuất phát từ phòng thí nghiệm và chỉ trích phản ứng của Mỹ đối với Covid-19.
Kể từ khi xuất hiện lần đầu ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm ngoái, virus corona được xác nhận đã lây nhiễm 3,2 triệu người và giết chết hơn 230.000 người.
Tổng thống Trump nói gì?
Tại Nhà Trắng hôm thứ Năm, ông Trump được một phóng viên hỏi: “Ông có thấy bất cứ điều gì vào thời điểm này khiến ông thực sự tin rằng Viện Virus học Vũ Hán là nguồn gốc của virus này?”
“Vâng, tôi có. Vâng, tôi có,” tổng thống nói, mà không nói chi tiết. “Và tôi nghĩ Tổ chức Y tế Thế giới nên xấu hổ vì bản thân họ giống như một cơ quan quan hệ công chúng cho Trung Quốc.”
Sau đó, khi được đề nghị làm rõ nhận định của mình, ông nói: “Tôi không thể nói với quý vị điều đó. Tôi không được phép nói với qúy vị điều đó.”
Ông cũng nói với các phóng viên: “Liệu họ [Trung Quốc] đã phạm sai lầm, hay liệu việc này đã bắt đầu như một sai lầm và sau đó họ đã phạm phải một sau lầm khác, hay ai đó đã cố tình làm gì đó?
“Tôi không hiểu vì sao mà mọi người không được phép vào phần còn lại của Trung Quốc, nhưng họ được phép vào phần còn lại của thế giới. Điều đó thật tồi tệ, đó là một câu hỏi khó để họ có thể trả lời.”
Tờ New York Times đưa tin hôm thứ Năm rằng các quan chức cấp cao của Nhà Trắng đã yêu cầu cộng đồng tình báo Hoa Kỳ điều tra xem virus có xuất phát từ phòng thí nghiệmủa Vũ Hán hay không.
Các cơ quan tình báo cũng đã được giao nhiệm vụ xác định xem Trung Quốc và WHO có giấu thông tin về virus từ ban đầu hay không, các quan chức giấu tên nói với NBC News hôm thứ Tư.
Giám đốc tình báo nói gì?
Trong một tuyên bố công khai hiếm hoi, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, nơi giám sát các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, cho biết hôm thứ Năm, họ đồng tình với “sự đồng thuận khoa học rộng rãi” về nguồn gốc tự nhiên của Covid-19.
“[Cộng đồng tình báo] sẽ tiếp tục kiểm tra nghiêm ngặt các thông tin để xác định xem liệu dịch bệnh bắt đầu do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hay đó là kết quả của một vụ tai nạn tại phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.”
Đó là phản ứng rõ ràng đầu tiên từ tình báo Mỹ lật tẩy các thuyết âm mưu – cả từ Mỹ và Trung Quốc – rằng virus corona là vũ khí sinh học.
Nhưng khả năng virus corona có thể vô tình bị rò rỉ từ một cơ sở nghiên cứu vẫn chưa được chứng minh.
Bối cảnh
Ông Trump gần đây đã leo thang cuộc chiến ngôn từ với Trung Quốc về đại dịch sau những gì các quan chức trong chính quyền của ông mô tả là một thỏa thuận ngừng bắn với Bắc Kinh.
Hôm thứ Tư, ông nói Trung Quốc muốn ông thất bại khi tái tranh cử vào tháng 11.
Ông Trump trước đây đã cáo buộc các quan chức Trung Quốc che giấu virus từ sớm và nói rằng họ có thể đã ngăn chặn căn bệnh này lây lan.
Ông đã có các chỉ trích tương tự với WHO và rút tiền tài trợ của Hoa Kỳ cho cơ quan này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong khi đó, đã cáo buộc chính quyền Trump cố gắng đánh lạc hướng khỏi các vấn đề của chính họ trong giải quyết cuộc khủng hoảng.
Một phát ngôn viên của Bộ này cũng đã nhiều lần thúc đẩy ý tưởng – không có bằng chứng – rằng Covid-19 có thể có nguồn gốc từ Mỹ.
Theo Washington Post, chính quyền Trump đang tìm cách trừng phạt tài chính Trung Quốc. Các cuộc thảo luận bao gồm cho phép chính phủ Hoa Kỳ kiện đòi Trung Quốc bồi thường thiệt hại hoặc hủy bỏ nghĩa vụ nợ.
Chiến tranh tuyên truyền Mỹ-Trung
Phân tích của Barbara Plett-Usher
Đây là tuyên bố dứt khoát đầu tiên về vấn đề này từ các cơ quan tình báo Hoa Kỳ. Nó bác bỏ những lý thuyết âm mưu cực đoan nhất về nguồn gốc của đại dịch – rằng người Trung Quốc đã phát triển và thả virus corona ra như một vũ khí sinh học.
Reply
#25
72.000 người chết vì Covid-19, ông Trump chuyển hướng sang mở cửa kinh tế
May 5, 2020


[Image: trump-1588720049126.jpg]
[Image: system17.jpg]
Theo số liệu trên trang web Worldometers, tính đến chiều 5/5, Mỹ ghi nhận thêm 2.133 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh này tại đây lên 72.054. Trong vòng 24h qua, Mỹ cũng ghi nhận thêm gần 22.000 ca mắc mới, nâng tổng số người nhiễm bệnh tại nước này lên hơn 1,23 triệu ca.
Phát biểu với phóng viên ngày 5/5, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, người đứng đầu ban chỉ đạo ứng phó Covid-19 của chính phủ Mỹ, cho biết Tổng thống Trump muốn bàn giao vai trò ứng phó đại dịch của Nhà Trắng cho một cơ quan liên bang. “Chúng tôi đã bắt đầu trao đổi kế hoạch bàn giao với Cơ quan quản lý khẩn cấp liên bang FEMA”, Phó Tổng thống Pence nói.

Ông Pence cho biết thêm, Nhà Trắng đang thảo luận lập ra các ban chuyên trách mới với quy mô nhỏ hơn tập trung vào vấn đề phát triển vắc xin và phương pháp điều trị. Chính quyền Tổng thống Trump đang thúc đẩy nghiên cứu vắc xin với mục tiêu sản xuất 100 triệu liều vào mùa thu tới và 300 triệu liều vào cuối năm nay.

Ông Pence được Tổng thống Trump chỉ định làm trưởng ban ứng phó đại dịch của chính quyền kể từ khi ban này được lập ra hồi tháng 3. Ông Pence cho rằng, nỗ lực ứng phó dịch Covid-19 đang tiến triển tích cực và tình hình sẽ tiến triển đáng kể vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.

Nhận định này của ông Pence dường như mâu thuẫn với cảnh báo vừa đưa ra của các chuyên gia. Theo mô hình phân tích của Viện Đánh giá và Đo lường Y tế thuộc Đại học Washington đưa ra hôm 4/5, số người chết vì Covid-19 tại Mỹ có thể lên gần 135.000 người vào đầu tháng 8 khi các bang nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội.
Hãng tin New York Times dẫn một văn bản lưu hành nội bộ chính phủ cũng dự đoán, số người chết vì Covid-19 tại Mỹ có thể tăng mạnh lên khoảng 3.000 ca/ngày trong khi số ca nhiễm mới tăng 200.000 ca/ngày trong tháng 5, đầu tháng 6 do nới lỏng các lệnh hạn chế.
Kế hoạch bàn giao nhiệm vụ ứng phó đại dịch của chính phủ Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Trump được cho là chuyển hướng tập trung sang mở cửa nền kinh tế. Nhiều nghị sĩ đã chỉ trích Tổng thống Trump coi nhẹ mối đe dọa của Covid-19 khi khuyến khích các bang sớm mở cửa trở lại. Giới chức cấp cao của chính phủ cho biết, hiện họ đã nhận được kế hoạch mở cửa của 41 trong tổng số 50 bang.
Reply
#26
(2020-04-28, 10:06 PM)Ngọc Trinh Wrote: “Chị muốn có một bé trai và một bé gái. Chị rất muốn sinh đôi, nhưng cũng phải tìm một anh nào đó phù hợp phong thủy để cho ra cặp đôi đó."

[Image: ngoc-trinh.jpg]

Tấm hình này thấy she đẹp quá .

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#27
Covid-19: Dịch chưa dứt, TT Trump giải tán nhóm cố vấn, kêu gọi tái thiết kinh tế
May 6, 2020


[Image: t%E1%BA%A3i-xu%E1%BB%91ng-19.jpg]
[Image: system37.jpg]
Ngày 05/05/2020, tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giải thể “nhóm chuyên trách” chống dịch của Nhà Trắng, trong khi số ca tử vong hàng ngày vẫn cao, thêm 2.333 người, theo số liệu của tối 05/05 của đại học Johns Hopkins. Hiện Hoa Kỳ có 71.022 người chết và hơn 1,2 triệu người bị nhiễm virus corona tính từ đầu mùa dịch.
Nhóm chuyên trách chống dịch Covid-19 của Nhà Trắng do phó tổng thống Mike Pence đứng đầu. Theo Reuters, tổng thống Donald Trump thông báo quyết định trên trong chuyến thăm một nhà máy sản xuất khẩu trang ở bang Arizona ngày 05/05, vì “(phó tổng thống) Mike Pence và nhóm công tác đã làm việc tuyệt vời. Nhưng chúng tôi muốn chuyển sang một hướng hơi khác một chút, có nghĩa là chú ý tới an toàn và mở cửa và có thể chúng tôi sẽ có một nhóm khác chuyên trách về vấn đề này”. Hai chuyên gia y tế, Anthony Fauci và Deborah Birx, sẽ tiếp tục làm cố vấn và tham gia họp báo hàng ngày với tổng thống Donald Trump.

Chỉ vài tháng trước cuộc bầu cử tổng thống, ông Donald Trump không giấu bất bình vì không thể tổ chức vận động tranh cử, đặc biệt là kinh tế bị tác động nặng nề do dịch Covid-19 gây ra. Trả lời báo giới, chủ nhân Nhà Trắng khẳng định nhiệm vụ chống dịch Covid-19 chưa hoàn thành nhưng không thể “duy trì tình trạng đất nước đóng cửa suốt 5 năm tới”.

Trước đó, phó tổng thống Mike Pence thông báo các ca nhiễm mới có chiều hướng giảm và tình hình ở Mỹ có thể “sẽ rất khác từ giờ đến cuối tháng Năm hoặc đầu tháng Sáu”. Tuy nhiên, thống đốc bang New York cho rằng con số khả quan mà Nhà Trắng nêu lên là nhờ tình hình dịch ở bang New York đã lắng xuống, nhưng số ca nhiễm mới và tử vong ở những bang khác vẫn có chiều hướng tăng. Bản thân tổng thống Mỹ cũng thừa nhận có khả năng xảy ra làn sóng thứ hai.
[b]Trump : Kinh tế Mỹ sẵn sàng tái khởi động[/b]
Chuyến thăm nhà máy sản xuất khẩu trang ở bang Arizona cũng là cơ hội để tổng thống Trump vận động tranh cử. Theo thông tín viên RFI Anne Corpet tại Washington, bài diễn văn của tổng thống Mỹ đọc trước nhân viên nhà máy và đại diện chính quyền địa phương mang đậm thông điệp : nền kinh tế Mỹ sẵn sàng tái khởi động.
Đến hoan nghênh đội ngũ công nhân sản xuất khẩu trang, tổng thống Mỹ lại đưa mầu sắc tranh cử vào bài diễn văn. Ông Donald Trump để hai người làm nhà hàng ca ngợi thành công của ông, rồi mời một nhân viên lên bày tỏ, tận hưởng những tràng pháo tay và tuyên bố chắc như đinh đóng cột : giai đoạn tồi tệ nhất của dịch bệnh đã qua, kinh tế Mỹ sẽ tái khởi động.
Reply
#28
Tòa Bạch Ốc ngăn chặn bác sĩ Anthony Fauci điều trần trước Quốc Hội
May 2, 2020


[Image: 1588368429465.jpg]
[Image: bmb-csv-900.jpg]
Tòa Bạch Ốc đã chặn bác sĩ Anthony Fauci, viên chức y tế hàng đầu của chính quyền Tổng Thống Trump, ra làm chứng tại phiên điều trần của Hạ Viện về phản ứng của chính quyền đối với coronavirus dự kiến diễn ra vào tuần sau.
Một phân ban thuộc Ủy Ban Phân Bổ Ngân Sách hạ Viện yêu cầu bác sĩ Fauci, một những tiếng nói đáng tin cậy nhất về đại dịch tại Hoa Kỳ, xuất hiện tại phiên điều trần nói trên dự kiến sẽ diễn ra vào sáng thứ tư tuần sau (ngày 6 tháng 5). Tuy nhiên, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Judd Deere đã xác nhận việc Tòa Bạch Ốc ngăn bác sĩ Fauci xuất hiện trước Hạ Viện, lập luận rằng “việc kêu gọi một viên chức quan trọng như bác sĩ Fauci tham gia điều trần trước Quốc Hội trong lúc chính quyền Tổng Thống Trump đối phó với đại dịch là không hợp lý trong thời điểm hiện tại.”

Đồng thời, ông Deere cho biết “Tòa Bạch Ốc cam kết đưa ra lời khai vào thời điểm thích hợp hơn.” Hạ Viện đã chỉ trích Tòa Bạch Ốc vì phản ứng chậm chạp của họ tại thời điểm ban đầu của dịch bệnh, nhưng các nỗ lực giám sát hành động của các viên chức chính quyền Tổng Thống Trump đều bị gạt đi.
Reply
#29
72.000 người chết vì Covid-19, ông Trump chuyển hướng sang mở cửa kinh tế
May 5, 2020


[Image: trump-1588720049126.jpg]
[Image: system37.jpg]
Theo số liệu trên trang web Worldometers, tính đến chiều 5/5, Mỹ ghi nhận thêm 2.133 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh này tại đây lên 72.054. Trong vòng 24h qua, Mỹ cũng ghi nhận thêm gần 22.000 ca mắc mới, nâng tổng số người nhiễm bệnh tại nước này lên hơn 1,23 triệu ca.
Phát biểu với phóng viên ngày 5/5, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, người đứng đầu ban chỉ đạo ứng phó Covid-19 của chính phủ Mỹ, cho biết Tổng thống Trump muốn bàn giao vai trò ứng phó đại dịch của Nhà Trắng cho một cơ quan liên bang. “Chúng tôi đã bắt đầu trao đổi kế hoạch bàn giao với Cơ quan quản lý khẩn cấp liên bang FEMA”, Phó Tổng thống Pence nói.

Ông Pence cho biết thêm, Nhà Trắng đang thảo luận lập ra các ban chuyên trách mới với quy mô nhỏ hơn tập trung vào vấn đề phát triển vắc xin và phương pháp điều trị. Chính quyền Tổng thống Trump đang thúc đẩy nghiên cứu vắc xin với mục tiêu sản xuất 100 triệu liều vào mùa thu tới và 300 triệu liều vào cuối năm nay.

Ông Pence được Tổng thống Trump chỉ định làm trưởng ban ứng phó đại dịch của chính quyền kể từ khi ban này được lập ra hồi tháng 3. Ông Pence cho rằng, nỗ lực ứng phó dịch Covid-19 đang tiến triển tích cực và tình hình sẽ tiến triển đáng kể vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.

Nhận định này của ông Pence dường như mâu thuẫn với cảnh báo vừa đưa ra của các chuyên gia. Theo mô hình phân tích của Viện Đánh giá và Đo lường Y tế thuộc Đại học Washington đưa ra hôm 4/5, số người chết vì Covid-19 tại Mỹ có thể lên gần 135.000 người vào đầu tháng 8 khi các bang nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội.
Hãng tin New York Times dẫn một văn bản lưu hành nội bộ chính phủ cũng dự đoán, số người chết vì Covid-19 tại Mỹ có thể tăng mạnh lên khoảng 3.000 ca/ngày trong khi số ca nhiễm mới tăng 200.000 ca/ngày trong tháng 5, đầu tháng 6 do nới lỏng các lệnh hạn chế.
Kế hoạch bàn giao nhiệm vụ ứng phó đại dịch của chính phủ Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Trump được cho là chuyển hướng tập trung sang mở cửa nền kinh tế. Nhiều nghị sĩ đã chỉ trích Tổng thống Trump coi nhẹ mối đe dọa của Covid-19 khi khuyến khích các bang sớm mở cửa trở lại. Giới chức cấp cao của chính phủ cho biết, hiện họ đã nhận được kế hoạch mở cửa của 41 trong tổng số 50 bang.
Reply
#30
Gần 79.000 người chết vì Covid-19, Mỹ sẽ không đóng cửa kinh tế lần thứ hai
May 8, 2020

[/url]


[url=https://pinterest.com/pin/create/button/?url=https://www.datviet.com/gan-79-000-nguoi-chet-vi-covid-19-my-se-khong-dong-cua-kinh-te-lan-thu-hai/&media=https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/05/mydongcuakinhte-1588980419927.jpg&description=G%E1%BA%A7n+79.000+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+ch%E1%BA%BFt+v%C3%AC+Covid-19%2C+M%E1%BB%B9+s%E1%BA%BD+kh%C3%B4ng+%C4%91%C3%B3ng+c%E1%BB%ADa+kinh+t%E1%BA%BF+l%E1%BA%A7n+th%E1%BB%A9+hai]
[Image: mydongcuakinhte-1588980419927.jpg]
[Image: system7.jpg]
Theo số liệu trên trang web Worldometers, tính đến chiều 8/5 theo giờ địa phương, số người chết vì Covid-19 tại Mỹ tăng hơn 1.600 ca so với một ngày trước đó, nâng tổng số người chết vì đại dịch này tại đây lên hơn 78.500 ca. Số ca mắc Covid-19 tại Mỹ cũng tăng trên 27.400 ca, nâng tổng số người nhiễm bệnh tại quốc gia này lên hơn 1,32 triệu ca.
Bất chấp việc số ca mắc Covid-19 tiếp tục tăng mạnh, các bang tại Mỹ bắt đầu mở cửa trở lại nhằm khôi phục nền kinh tế trong bối cảnh hàng chục triệu người mất việc làm. Tổng thống Mỹ Donald Trump đầu tuần này cho biết, nước Mỹ cần nhanh chóng mở cửa trở lại và điều này là cần thiết dù ông thừa nhận rằng việc nới lỏng các lệnh hạn chế sẽ khiến có thêm nhiều người mắc và tử vong vì Covid-19.
Trả lời phỏng vấn Bloomberg ngày 8/5, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ Larry Kudlow nói, nước Mỹ sẽ không đóng cửa kinh tế lần thứ hai kể cả khi dịch bùng phát trở lại.
“Tôi đã hỏi một trong số các quan chức cấp cao trong nhóm chuyên trách ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng về tình hình hiện nay. Người đó nói rằng đường cong dịch tễ đã được kéo thẳng. Đó thực sự là điều tốt. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể mở cửa kinh tế trở lại. Tôi hỏi “Liệu chuyện gì xảy ra nếu số người mắc Covid-19 tăng mạnh trở lại”. Và câu trả lời rất đơn giản “Chúng ta sẽ không đóng cửa một lần nữa bởi trước hết chúng ta đã hiểu biết hơn về dịch bệnh, chúng ta đã có kinh nghiệm hơn, thứ hai là tất cả chúng ta đã được trang bị tốt hơn”, ông Kudlow nói.
Giới quan sát cho rằng, chính quyền của Tổng thống Trump dường như đang chuyển hướng trọng tâm sang mở cửa kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 8/5, 20,5 triệu người ở Mỹ đã mất việc làm trong tháng 4, khiến tỷ lệ thất nghiệp ở nước này lên 14,7% so với 4,4% tháng trước đó. Đây là tỷ lệ thất nghiệp cao nhất tại Mỹ kể từ thời kỳ Đại suy thoái những năm 1930. Đại dịch Covid-19 đã làm tiêu tan toàn bộ thành quả về tạo công ăn việc làm ở Mỹ trong vòng 1 thập niên qua.
Reply